Xem mẫu

  1. PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG THEO MẪU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Lê Thị Hải Ngọc Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Duy Phương Tóm tắt: Hợp đồng theo mẫu trƣớc hết là một hợp đồng, nhƣng có điểm khác biệt là trong hợp đồng này, một bên (Tổ chức,cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ) chủ động soạn thảo sẵn các nội dung để giao dịch; còn một bên (Người tiêu dùng) chỉ có thể thể hiện sự đồng ý hoặc không đồng ý với giao kết đó mà không có cơ hội thỏa thuận về nội dung hợp đồng. Điều này thể hiện sự “bất cân xứng” về vị thế giữa các bên tham gia hợp đồng dẫn đến những rủi ro nhất định của ngƣời tiêu dùng khi giao kết dƣới dạng Hợp đồng theo mẫu. Nhằm bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng trong quan hệ này, Nhà nƣớc Việt Nam đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi, quyền lợi ngƣời tiêu dùng vẫn bị xâm phạm dƣới nhiều hình thức khác nhau. Việc xâm phạm này thể hiện qua việc các tổ chức, cá nhân kinh doanh chƣa tuân thủ đầy đủ pháp luật về hình thức hợp đồng theo mẫu, về nội dung, về việc thực hiện hợp đồng hoặc còn đƣa ra các điều khoản nhằm hạn chế hoặc loại bỏ quyền của ngƣời tiêu dùng trong Hợp đồng theo mẫu. Những hạn chế này dẫn đến công tác bảo vệ ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao và cần phải nghiên cứu để khắc phục. Bài viết phân tích một số nội dung về Hợp đồng theo mẫu, bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, vai trò ý nghĩa của Hợp đồng theo mẫu, các qui định của pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng Việt Nam về Hợp đồng theo mẫu; Đƣa ra một số nhận xét cũng nhƣ những vấn đề còn hạn chế trong quá trình thực thi pháp luật về Hợp đồng theo mẫu. Từ khóa: Hợp đồng theo mẫu; Bảo vệ ngƣời tiêu dùng; Pháp luật Việt Nam. Résumé: Le contrat d’adhésion est avant tout un contrat dans lequel une partie (personne morale ou physique ayant une activité commerciale) rédige d‟avance le contenu du contrat, l‟autre partie (le consommateur) n‟a que le choix d‟adhérer ou non , privé  TS., Giảng viên Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế 220
  2. ainsi de négociation sur les clauses du contrats. Il en résulte un « déséquilibre » entre les deux parties au contrat et des risques certains pour le consommateur. Ce type de relation contractuelle est réglementé dans l‟objectif de protéger les intérêts du consommateur. Dans la pratique, les différentes atteintes au droit du consommateur sont courantes, notamment à travers l‟usage des contrats d‟adhésion. Ainsi, les commerçants ne respectent pas toujours les règles concernant la forme, le contenu, l‟exécution du contrat et impose des clauses qui limitent ou qui excluent les intérêts du consommateur. L‟inefficacité de la mise en œuvre de la protection du consommateur nécessite une étude pour y remédier. L‟article analyse les différents aspects du contrat d‟adhésion : la définition, les qualités, les fonctions, la réglementation du droit de la consommation, soulève les problèmes de la pratique du contrat d‟adhésion. Mots clés: Contrat d‟adhésion, protection du consommateur, droit vietnamien 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng (BVQLNTD) về Hợp đồng theo mẫu (HĐTM) ra đời đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng cao của ngƣời tiêu dùng (NTD), cũng nhƣ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh (TC,CNKD), nhất là các TC,CNKD có số lƣợng khách hàng lớn, kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho xã hội. Điều này có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là nhiều TC,CNKD đã không tuân thủ các quy định của pháp luật về HĐTM; có hành vi lạm dụng các điều khoản trong hợp đồng để đƣa ra các quy định gây bất lợi cho NTD. Vậy, pháp luật Việt Nam đã quy định nhƣ thế nào để BVQLNTD và trên thực tế, việc áp dụng đã hiệu quả hay chƣa? Đó là những vấn đề cần nghiên cứu trong bài viết này. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái quát về Hợp đồng theo mẫu 2.1.1 Khái niệm Hợp đồng theo mẫu: Hợp đồng theo mẫu là sự giao kết giữa một bên là TC,CNKD và một bên là NTD. Nhƣng trong quan hệ giữa này, NTD luôn ở vị trí thế yếu khi giao kết HĐTM, họ không đƣợc tham gia đàm phán soạn thảo nên hợp đồng mà chỉ có thể chấp nhận ký kết bản hợp đồng đã đƣợc TC, CNKD soạn sẵn. Do vậy, NTD dễ gặp những rủi ro khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ của TC, CNKD. Xác 221
  3. định đƣợc tầm quan trọng trong việc BVQLNTD khi giao kết HĐTM với TC, CNKD, pháp luật Việt Nam đã có những quy định khá cụ thể về nội dung này. Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS) quy định: "Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đƣa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; Nếu bên đƣợc đề nghị trả lời chấp nhận thì coi nhƣ chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đƣa ra"275. Luật Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng 2010 (Luật BVQLNTD) quy định: Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng do TC,CNKD hàng hoá, dịch vụ soạn thảo để giao dịch với NTD276. Nhƣ vậy, khái niệm HĐTM đƣợc đề cập ở hai văn bản BLDS và Luật BVQLNTD. Cả hai văn bản đều xác định HĐTM là một lời đề nghị giao kết hợp đồng do một bên đƣa ra bao gồm những điều khoản đƣợc đặt ra theo những thỏa thuận mẫu có trƣớc. Từ khái niệm về HĐTM nêu trên, có thể thấy, HĐTM có những đặc điểm sau: - HĐTM là hợp đồng do TC, CNKD soạn thảo sẵn để giao kết với NTD. - HĐTM là hợp đồng do TC, CNKD ban hành và mang ý chí của TC, CNKD; - HĐTM đƣợc áp dụng cho nhiều ngƣời và đƣợc sử dụng nhiều lần; - Trong HĐTM, các bên trong quan hệ hợp đồng có vị thế không ngang bằng nhau. Qua đó,có thể thấy HĐTM trƣớc hết là một hợp đồng nhƣng có những điểm khác biệt cơ bản, HĐTM là hợp đồng đã đƣợc TC, CNKD soạn sẵn và đƣa ra giao kết, NTD chỉ có thể quyết định đồng ý hay không đồng ý. Nếu NTD đồng ý mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ thì họ phải chấp nhận toàn bộ nội dung của hợp đồng, không có quyền yêu cầu thƣơng lƣợng hay sửa đổi bất cứ điều khoản nào. 2.1.2. Vai trò, ý nghĩa của hợp đồng theo mẫu: HĐTM có vai trò và ý nghĩa sau: - HĐTM đáp ứng được nhu cầu giao kết của đông đảo NTD. Kinh tế càng phát triển, nhu cầu của NTD tăng cao dẫn đến việc gia tăng số lƣợng NTD nhanh chóng. .Nhằm đáp ứng nhu cầu của NTD, cũng nhƣ thuận tiện, tiết kiệm thời gian cho mình, TC, CNKD xây dựng nên HĐTM. áp dụng chung cho lƣợng NTD đông đảo, quyền và nghĩa vụ của họ theo 275 Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự, Khoản 1, Điều 405; 276 Quốc hội (2010), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,Khoản 5, Điều 3. 222
  4. đó cũng giống nhau,. Điều này giúp TC, CNKD thuận tiện hơn trong việc quản lý và giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan. - HĐTM được công bố công khai, vì vậy nó tăng tính cạnh tranh giữa các TC,CNKD. HĐTM đƣợc các TC,CNKD công khai khi giao kết với NTD. Một khi các điều khoản trong hợp đồng đƣợc công khai, NTD không chỉ nhìn nhận rõ hơn quyền lợi và nghĩa vụ của mình để xem xét có đồng ý hay không, mà bên cạnh đó, NTD còn có cơ hội so sánh với những TC, CNKD kinh doanh lĩnh vực tƣơng tự để từ đó có sự lựa chọn tốt hơn cho mình. Chính điều này sẽ giúp các TC, CNKD gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng. - HĐTM đáp ứng được sự phức tạp trong quan hệ giữa TC, CNKD và NTD. Sự phức tạp của hợp đồng thể hiện rõ nhất trong những hợp đồng nhƣ bảo hiểm hay tín dụng,...những hợp đồng này đòi hỏi NTD phải kê khai rất nhiều thông tin một cách chi tiết; Trong khi đó, NTD chƣa hẳn đã có đủ trình độ để tự mình nêu ra những thông tin đó. Trong khi, TC, CNKD với kinh nghiệm nghề nghiệp của mình cùng với quá trình hoạt động lâu dài sẽ dễ dàng nêu ra những yêu cầu cần thiết và có những phƣơng pháp để có thể xác định thông tin một cách chính xác cao nhất. Chính việc đƣa ra những điều khoản đó, NTD vừa đảm bảo đƣợc yêu cầu của TC, CNKD, và TC, CNKD cũng đảm bảo đƣợc mục đích của mình trong giao kết hợp đồng. - HĐTM giúp các cơ quan chức năng có điều kiện để giám sát việc tuân theo pháp luật của TC, CNKD. Pháp luật quy định, HĐTM phải tuân theo những hình thức nhất định và phải tiến hành đăng kí tại cơ quan có thẩm quyền. Chính quy định này giúp Nhà nƣớc quản lý tốt hơn các điều khoản mà TC, CNKD soạn thảo trong hợp đồng xem có đáp ứng yêu cầu của pháp luật hay không, đã bảo đảm lợi ích của NTD hay chƣa. Đồng thời, thông qua việc đăng kí, cũng góp phần hạn chế sự vi phạm của TC, CNKD trong giao kết hợp đồng với NTD. 2.2. Pháp luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam về Hợp đồng theo mẫu HĐTM đƣợc quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhƣ: Bộ luật Dân sự 2015, Luật BVQLNTD 2010, một số Luật chuyên ngành (Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010), Luật Viễn thông 2009, Luật Hàng không dân dụng 2006 (sửa đổi, bổ sung 2014), Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi, bổ sung 223
  5. 2017)..., và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Các quy định của pháp luật Việt Nam về HĐTM đã góp phần hệ thống hoá các quy định của pháp luật về HĐTM từ khái niệm, chủ thể, hình thức của hợp đồng đến các quy định về việc giải thích hợp đồng, các điều khoản không có hiệu lực cũng nhƣ việc thực hiện và kiểm soát HĐTM; bƣớc đầu đã tạo đƣợc hành lang pháp lý nhằm BVQLNTD, hạn chế tình trạng “bất cân xứng” về thông tin, về khả năng tham gia đàm phán của NTD trong quan hệ với TC,CNKD; Nội dung cơ bản của HĐTM đƣợc qui định nhƣ sau: Thứ nhất, về chủ thể giao kết: HĐTM đƣợc sử dụng trong giao dịch giữa hai chủ thể là TC,CNKD và NTD. Theo pháp luật Việt Nam, “Tổ chức, cá nhân kinh doanh” đƣợc quy định là “Tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tƣ, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trƣờng nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: Thƣơng nhân theo quy định của Luật thƣơng mại; Cá nhân hoạt động thƣơng mại độc lập, thƣờng xuyên, không phải đăng ký kinh doanh277. Theo quy định này, thì tất cả các TC,CNKD trên thị trƣờng không phân biệt quy mô, loại hình kinh doanh hay quốc tịch đều có thể là chủ thể soạn thảo HĐTM. Khái niệm “Ngƣời tiêu dùng” đƣợc qui định là “Ngƣời mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”278. Nhƣ vậy, “Người tiêu dùng” theo pháp luật Việt Nam có đối tƣợng rộng, bao gồm các đối tƣợng là cá nhân, gia đình và tổ chức. Thứ hai, về hình thức của HĐTM: HĐTM phải đƣợc lập thành văn bản và phải đáp ứng đủ các điều kiện: Ngôn ngữ sử dụng bằng tiếng Việt, nội dung phải rõ ràng, dễ hiểu; cỡ chữ ít nhất là 12; Nền giấy và màu mực thể hiện nội dung hợp đồng theo mẫu phải tƣơng phản nhau279. Ngôn từ của HĐTM phải đƣợc soạn thảo một cách rõ ràng và dễ hiểu. Pháp luật cũng căn cứ một phần vào ngôn từ để làm căn cứ giải thích hợp đồng và việc giải thích luôn bảo vệ tối ƣu lợi ích của NTD. Ví dụ: Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên đƣợc thể hiện trong toàn bộ quá trình trƣớc, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng280; Trƣờng hợp vi phạm về 277 Quốc hội (2010), Luât Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Khoản 2Điều 3; 278 Quốc hội (2010), Luât Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Khoản 1Điều 3; 279 Quốc hội (2010), Luât Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Điều 7; 280 Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự, Khoản 5 Điều 404. 224
  6. hình thức của HĐTM nhƣ: cỡ chữ nhỏ hơn quy định; Ngôn ngữ hợp đồng không phải là tiếng Việt sẽ bi phạt tiền từ từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng281. Thứ ba, qui định về nội dung của Hợp đồng theo mẫu: Nội dung HĐTM dựa vào sự thoả thuận của các bên. Đối với HĐTM thì hầu nhƣ không có quy định về nội dung hợp đồng trừ quy định chung nhất tại Điều 398 của BLDS 2015. Tuy nhiên, dù nội dung để các bên tự thoả thuận và thực tế nội dung của HĐTM chủ yếu do TC, CNKD soạn thảo, nhƣng pháp luật luôn bảo vệ quyền lợi cho NTD khi quy định việc giải thích hợp đồng. Cụ thể, pháp luật quy đinh: trƣờng hợp bên soạn thảo đƣa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hƣớng có lợi cho bên kia282 hoặc trƣờng hợp HĐTM có điều khoản không rõ ràng thì bên đƣa ra HĐTM phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó; Trƣờng hợp HĐTM có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đƣa ra HĐTM, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác283. Thứ tư, về các trường hợp HĐTM bị vô hiệu: HĐTM là một dạng của hợp đồng dân sự, nên nó sẽ bị vô hiệu khi rơi vào những trƣờng hợp làm cho hợp đồng vô hiệu đƣợc quy định trong BLDS284. Ngoài ra, HĐTM cũng sẽ vô hiệu một phần nếu có các điều khoản rơi vào trƣờng hợp sau285: (1) Loại trừ trách nhiệm của TC,CNKD hàng hóa, dịch vụ đối với NTD theo quy định của pháp luật; (2) Hạn chế, loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của NTD; (3) Cho phép TC,CNKD hàng hóa, dịch vụ đơn phƣơng thay đổi điều kiện của hợp đồng đã thỏa thuận trƣớc với NTD hoặc quy tắc, quy định bán hàng, cung ứng dịch vụ áp dụng đối với NTD khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ không đƣợc thể hiện cụ thể trong hợp đồng; (4) Cho phép TC,CNKD hàng hóa, dịch vụ đơn phƣơng xác định NTD không thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ; (5) Cho phép TC,CNKD hàng hóa, dịch vụ quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ; (6) Cho phép TC,CNKD hàng hóa, dịch vụ giải thích hợp đồng 281 Chính phủ (2013), Nghị định số 185/2013 (đƣợc sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP; sau đó hai Nghị định này đƣợc hợp nhất bởi văn bản số 14/2017/VBHN-BCT của Bộ Công Thƣơng ngày 25 tháng 9 năm 2017); Quy đ nh xử phạt vi pham hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Khoản 1 Điều 69 Nghị định số 185/2013; 282 Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự, Khoản 6 Điều 404; 283 Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự, Khoản 2,3 Điều 405; 284 Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự, Khoản 1 Điều 407. 285 Quốc hội (2010), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Khoản 1 Điều 16. 225
  7. trong trƣờng hợp điều khoản của hợp đồng đƣợc hiểu khác nhau; (7) Loại trừ trách nhiệm của TC,CNKD hàng hóa, dịch vụ trong trƣờng hợp TC,CNKD hàng hóa, dịch vụ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thông qua bên thứ ba; (8) Bắt buộc NTD phải tuân thủ các nghĩa vụ ngay cả khi TC,CNKD hàng hóa, dịch vụ không hoàn thành nghĩa vụ của mình; (9) Cho phép TC,CNKD hàng hóa, dịch vụ chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho bên thứ ba mà không NTD đồng ý. Nhƣ vậy, có thể thấy, pháp luật đã nêu ra khá đầy đủ các điều khoản bất công có thể có trong hợp đồng khi nó loại trừ trách nhiệm của TC, CNKD nhƣng lại hạn chế quyền lợi của NTD; Theo đó, dù NTD có chấp thuận ký kết hợp đồng này đi chăng nữa thì các điều khoản này vẫn đƣơng nhiên bị xem là vô hiệu, và khi đó NTD hoàn toàn không cần phải thực hiện những nghĩa vụ bất hợp lý mà TC, CNKD đã đƣa ra. Thứ năm, về thực hiện HĐTM: Tại Điều 17 của Luật BVQLNTD quy đinh, khi giao kết hợp đồng với NTD thì TC, CNKD phải dành một thời gian hợp lý để NTD nghiên cứu hợp đồng. Ngoài ra, bên đƣa ra hợp đồng phải lƣu giữ cho đến khi hợp đồng hết hiệu lực và phải cung cấp bản sao cho NTD trong trƣờng hợp hợp đồng của NTD bị mất hoặc hƣ hỏng. Trƣờng hợp TC, CNKD không lƣu giữ hợp đồng hay không cấp lại bản sao hợp đồng cho NTD sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng286. Thứ sáu, quy định về kiểm soát Hợp đồng theo mẫu: Nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của NTD, vấn đề kiểm soát HĐTM đƣợc quy định trong Luật BVQLNTD và Nghị định 99/2011/NĐ-CP287; Theo đó, kiểm soát HĐTM thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký và HĐTM không bắt buộc phải đăng ký. Đối với HĐTM bắt buộc phải đăng ký thì các hợp đồng đó phải nằm trong danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 35/20125/QĐ-TTg288, trong đó có 11 loại hàng hoá, dịch vụ bắt buộc phải đăng kí289. Đối với kiểm soát hợp đồng không thuộc phạm vi đăng ký thì việc sửa 286 Chính phủ (2013), Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (sửa đổi , bổ sung bởi Nghị định 124/2015) về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi NTD, Điều 70; 287 Chính phủ (2011), Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; 288 Thủ tƣớng Chính phủ (2015), Quyết định số 35/20125/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về viêc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao d ch chung . 289 Danh mục 11 loại hàng hoá, dịch vụ bắt buộc phải đăng kí, gồm: Cung cấp điện sinh hoạt; Cung cấp nước sinh hoạt; Truyền hình trả tiền; Dịch vụ điện thoại cố định mặt đất; Dịch vụ thông tin di động mặt đất (hình thức 226
  8. đổi hay huỷ bỏ nội dung hợp đồng do Bộ Công Thƣơng hoặc Sở Công Thƣơng xử lý. Tóm lại, dù là hợp đồng phải đăng ký hay không phải đăng ký, khi phát hiện HĐTM vi phạm quyền lợi NTD, cơ quan quản lý Nhà nƣớc có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của NTD để yêu cầu TC, CNKD huỷ bỏ hoặc sửa đổi HĐTM. Nếu TC, CNKD không tiến hành đăng ký HĐTM theo quy định sẽ bị xử phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục290. Nhƣ vậy, qua nghiên cứu, có thể thấy pháp luật Việt Nam đã đƣa ra đƣợc những quy định khá đầy đủ và chi tiết về HĐTM nhằm tạo ra một hành lang pháp lý, một công cụ hữu hiệu BVQLNTD trong giao kết HHĐTM với TC, CNKD. 2.3. Một số vấn đề đặt ra trong thực tiễn thi hành pháp luật về Hợp đồng theo mẫu - Về hình thức hợp đồng: Pháp luật quy định cỡ chữ tối thiểu là 12. Tuy nhiên, trên thực tế không khó để gặp các hợp đồng mà cỡ chữ rất nhỏ (khoảng 8 đến 10) và hợp đồng có thể kéo dài đến hàng chục trang. Theo Bộ Công Thƣơng, việc vi phạm về cỡ chữ xảy ra nhiều nhất ở Ngân hàng. Số lƣợng Ngân hàng có số lƣợng vi phạm quy định về cỡ chữ rất lớn, đặc biệt là đối với hồ sơ mở tài khoản và mở thẻ ghi nợ nội địa. Thông thƣờng, các Ngân hàng sử dụng cỡ chữ chỉ từ 8 đến10, với lý giải là “để thiết kế nhỏ gọn, thuận tiện cho khách hàng trong việc cất giữ tài liệu, hoàn thiện thủ tục nhanh gọn vì không phải ký nhiều vào các trang và cũng giúp tiết kiệm một chi phí không nhỏ cho Ngân hàng"291. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho khách hàng không đọc, không muốn đọc và thậm chí là không thể đọc những tài liệu do Ngân hàng đƣa ra. Bởi vì, họ không đủ kiên nhẫn để đọc và hiểu hết nội dung hợp đồng. Bên cạnh đó, thực tế trong giao kết với NTD, một số TC, CNKD còn sử dụng thuật ngữ chuyên môn và giải thích gây khó hiểu, dẫn đến NTD không thể hiểu đƣợc các thuật ngữ chuyên môn của hợp đồng. Ví dụ, trong hợp đồng của Ngân thanh toán: trả sau), Dịch vụ thông tin di động mặt đất (hình thức thanh toán: trả trước); Dịch vụ truy nhập internet; Vận chuyển hành khách đường hàng không; Vận chuyển hành khách đường sắt; Mua bán căn hộ chung cư, các dịch vụ sinh hoạt do đơn vị quản lý khu chung cư cung cấp; Phát hành thẻ ghi nợ nội địa, mở và sử dụng dịch vụ tài khoản thanh toán (áp dụng cho khách hàng cá nhân), vay vốn cá nhân (nhằm mục đích tiêu dùng); Bảo hiểm nhân thọ; 290 Chính phủ (2013), Nghị định số 185/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi NTD, Điểm a Khoản 2 Điều 68 (đƣợc sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 124/2015 ngày 19 tháng 11 năm 2015). 291 http://baophapluat.vn/thao-luan/bat-benh-loi-hop-dong-tin-dung-mau-nhieu-noi-dung-chua-tuan-thu-phap- luat-bao-ve-nguoi-tieu-dung-357051.html; 227
  9. hàng Sacombank có điều khoản:“Quyền chọn DBNT (Double-no-touch option) là một loại quyền chọn ngoại lai (exotic option), theo đó Sacombank sẽ trả cho nhà đầu tƣ một mức thu nhập là số tiền Payout vào ngày kết thúc nếu tỷ giá giao ngay của cặp tiền tệ hoặc vàng vẫn nằm trong phạm vi giá và chƣa chạm một trong hai mức giá chặn trên/chặn dƣới đã đƣợc khách hàng xác định trong suốt thời gian của quyền chọn (phạm vi giá chƣa bị phá vỡ); hay hợp đồng của Bảo hiểm sử dụng các từ ngữ rất khó hiểu, nhƣ: “Quyền bảo đảm thời giá theo giá USD”, “Bảo tức”, “Lãi bảo tức”, “Ngày kỷ niệm hợp đồng”…"Bảo đảm thời giá theo giá trị USD”...nhƣng cách giải thích thì lại gây hiểu lầm và bất lợi cho NTD292. NTD không thể nào hiểu đƣợc hết những từ ngữ quy định trong hợp đồng dẫn đến trong nhiều trƣờng hợp, khi có nhu cầu giao kết, họ cứ cầm bút và "nhắm mắt" kí vào hợp đồng và đƣơng nhiên, khi xảy ra tranh chấp, phần thiệt thòi thƣờng thuộc về NTD. - Về nội dung hợp đồng: Một số TC,CNKD đƣa những điều khoản bất lợi cho NTD buộc NTD phải gánh chịu những rủi ro bất hợp lý. Các quy định này thƣờng buộc NTD phải chịu những rủi ro, đồng thời loại trừ trách nhiệm mà TC, CNKD bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ đáng ra phải chịu. Ví dụ, trong một hợp đồng mở tài khoản của một Ngân hàng có những quy định rất bất lợi cho NTD nhƣ: "Trƣờng hợp thẻ bị lợi dụng trƣớc khi Ngân hàng có xác nhận bằng văn bản hoặc bằng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý về việc đã xử lý thông báo nhận đƣợc từ khách hàng và trƣớc thời điểm khoá thẻ, khách hàng phải hoàn toàn chịu thiệt hại và bồi thƣờng thiệt hại do việc để thẻ bị lợi dụng gây ra"293. Với quy định này, NTD sẽ gặp rất nhiều bất lợi nếu bị mất thẻ và Ngân hàng thì ngƣợc lại, bởi vì, chỉ khi Ngân hàng đã có xác nhận bằng văn bản hoặc bằng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý về việc đã xử lý thông báo (về việc thẻ bị lợi dụng) từ khách hàng và từ thời điểm Ngân hàng đã khoá thẻ thì Ngân hàng mới chịu trách nhiệm về thiệt hại có thể phát sinh sau đó. Hay là, việc đẩy rủi ro, bất lợi cho NTD. Cụ thể gần đây nhất là vụ một khách hàng ở thành phố Hồ Chí Minh - Bà Chu Thị Bình, chủ nhân số tiền 245 tỷ đồng gửi tại Ngân hàng Eximbank, chi nhánh TPHCM đã khởi kiện Ngân hàng Eximbank chi nhánh TPHCM vì bị ông Lê 292 http://www.sggp.org.vn/ngon-ngu-kho-hieu-trong-hop-dong-mau-239814.html (Truy cập thứ 7 ngày 27/4/2018); 293 Nguyễn Văn Thành (2009), Điều kiện thương mại chung - nhu cầu điều chỉnh pháp luật tuwfphuwowng diện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở nước ta hiện nay ; Hội thảo khoa học "Pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng - Kinh nghiệm quốc tế, thực trạng và triển vọng ở Việt Nam"; 228
  10. Nguyễn Hƣng, Phó Giám đốc Eximbank chi nhánh TPHCM làm giả giấy uỷ quyền, giả chữ ký để chiếm đoạt 245 tỷ đồng. Hiện nay, trong khi ông Lê Nguyễn Hƣng đã bỏ trốn, phía Ngân hàng đã đổ lỗi cho cá nhân cán bộ sai phạm và đề nghị hoàn trả tạm ứng cho bà Chu Thị Bình 14,8 tỉ đồng; Số tiền còn lại sẽ trả sau khi Tòa án có phán quyết Ngân hàng là bên bị thiệt hại. Bà Bình đã không chấp nhận yêu cầu này, vì "Bà gửi tiền cho Ngân hàng chứ không gửi cho ông Hƣng"294. Theo tác giả, về nguyên tắc, thì Ngân hàng phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng cho khách hàng. Tuy nhiên, thực tế những vụ việc tƣơng tự gần đây cho thấy các Ngân hàng thƣờng có xu hƣớng đẩy trách nhiệm cho cá nhân. Điều này tạo ra nguy cơ rủi ro thiệt hại rất lớn cho NTD. Tất nhiên là NTD không chấp nhận điều này, nên trở thành vụ tranh chấp; Nếu không thƣơng lƣợng đƣợc thì chỉ còn cách giải quyết đúng luật là nhờ vào sự phân xử của các cơ quan chức năng. - Về thực hiện hợp đồng: Trong một số trƣờng hợp, NTD đã bị TC,CNKD lợi dụng để yêu cầu kí nhanh hợp đồng dẫn đến việc thực hiện hợp đồng gây bất lợi cho NTD. Điều này đã xảy ra ở một số hợp đồng trong lĩnh vực Ngân hàng, Bảo hiểm...Tại Khoản 1 Điều 17 của LBVQLNTD chỉ quy định TC, CNKD phải dành thời gian hợp lý cho NTD nghiên cứu nhƣng không quy định rõ thời gian là bao nhiêu lâu và nhƣ vậy, nó không có ý nghĩa áp dụng. Chính vì quy định không rõ ràng nhƣ vậy nên NTD đã bị TC, CNKD lợi dụng, yêu cầu ký nhanh hợp đồng; Từ đó, NTD không có thời gian để đọc kỹ và khó nắm bắt đƣợc hết nội dung hợp đồng, đồng thời quyền lợi của họ bị vi phạm khi giao kết và thực hiện hợp đồng. - Về việc TC, CNKD hạn chế hoặc loại bỏ quyền của NTD trong HĐTM: Pháp luật Việt Nam có những quy định mở, cho phép các bên trong quan hệ hợp đồng có quyền tự do giao kết và tự do thoả thuận những điều khoản không trái với pháp luật; Lợi dụng điều này, TC, CNKD đã đƣa vào HĐTM những điều khoản bất lợi cho NTD nhƣ: không đƣợc đổi trả, khiếu nại về chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ sau khi đã hoàn thành giao dịch. Đơn cử là vụ việc công ty điện lực Gia Định cử nhân viên đến đề nghị thay điện kế điện tử, kèm theo đó là thƣ xin lỗi, thông báo thay điện kế và các quy định liên quan. Khi chƣa kịp giải thích rõ ràng, nhân viên ngành điện đã yêu cầu NTD 294 http://dantri.com.vn/su-kien/vu-mat-245-ty-tai-eximbank-co-doi-duoc-tien-neu-khong-bat-duoc-ong-le- nguyen-hung-20180308112539717.htm, (Truy cập thứ hai ngày 23/4/2018). 229
  11. điền vào biên bản xác nhận là “Cam kết không khiếu nại liên quan đến việc thoái hoàn từ khi lắp đặt điện kế điện tử"295. NTD một khi đã đồng ý ký vào hợp đồng thì đƣơng nhiên đƣợc xem là đã chấp nhận điều khoản này và phải tuân theo những gì đã thoả thuận trong hợp đồng. Trong khi đó, pháp luật lại cho phép NTD đƣợc khiếu nại nếu chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ không đảm bảo. Nhƣ vậy, TC, CNKD đã loại bỏ quyền của NTD và vô hình dung NTD cũng đã chấp nhận hạn chế quyền lợi của mình. Trên cơ sở những hạn chế trên, để nâng cao hiệu quả BVQLNTD, cần có những giải pháp cơ bản: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật. Trong đó, giải pháp hoàn thiện pháp luật cần hƣớng tới việc qui định cụ thể hơn về hình thức hợp đồng (nhƣ quy định phải sử dụng cỡ chữ 12 và trên khổ giấy A4); về thực hiện hợp đồng, cần quy định cụ thể thời gian nghiên cứu hợp đồng (có thể là 30 ngày nhƣ quy định của một số nƣớc Đài Loan296, Canada (Quebec))297. Đối với các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật về HĐTM, cần chú ý tới các nội dung sau: (1) Nâng cao năng lực quản lý và trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nƣớc; (2) Nâng cao nhận thức của NTD trong giao kết HĐTM với TC, CNKD;(3) Nâng cao trách nhiệm xã hội của TC, CNKD về vấn đề BVNTD trong HĐTM. 1. KẾT LUẬN Bảo vệ quyền lợi NTD trong giao kết HĐTM với TC,CNKD trên thực tế đang là vấn đề hết sức cần thiết hiện nay. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trƣờng, sự khốc liệt của cạnh tranh kinh tế, thì tình hình vi phạm quyền lợi NTD ngày càng có chiếu hƣớng gia tăng, trong đó có nội dung vi phạm về HĐTM. NTD luôn ở vị trí thế yếu và thụ động trong quan hệ với TC,CNKD. Do vậy, rất cần sự can thiệp của pháp luật để bảo vệ quyền lợi NTD. Qua nghiên cứu, có thể thấy, mặc dù đã có các quy định pháp lý tƣơng đối cụ thể về HĐTM. Tuy nhiên, trong thực tiễn thi hành, quyền lợi của NTD vẫn chƣa đƣợc bảo vệ một cách hữu hiệu. Điều đó cho thấy, cần thiết phải có cơ chế thực thi hiệu quả để pháp luật BVQLNTD Việt Nam thực sự là một công cụ pháp lý để NTD trong thời gian tới thực sự yên tâm khi giao kết, thực hiện HĐTM với các TC,CNKD. 295 Thu Trang (2012), Hợp đồng theo mẫu – Quy định đã có nhƣng khó thực thi. http://www.fdvn.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=767%3Ahp-ng-theo-mu-quy-nh-a-co- nhng-kho-thc-thi&catid=2%3Ax-phuc-thm-v-tan-hoang-phat-khong-hy-an-la-sai&Itemid=18&lang=en, truy cập Thứ hai 23/04/2018. 296 Luật Bảo vệ ngƣời tiêu dùng Đài Loan, Điều 11 297 Luật Bảo vệ ngƣời tiêu dùng Đài Loan, Điều 8 230
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ (2013), Nghị định số 185/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi NTD, Điểm a Khoản 2 Điều 68 (đƣợc sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 124/2015 ngày 19 tháng 11 năm 2015); 2. Nguyễn Nhƣ Phát (2010), Luật bảo vệ người tiêu dùng trong hệ thống Pháp luật ở Việt Nam, Hội thảo Pháp ngữ khu vực Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng từ hai góc nhìn Á-Âu, tr. 10-18, Hà Nội. 3. Trịnh Việt Trà My (2015), Hợp đồng theo mẫu theo pháp luật Bảo vệ quyền lọi người tiêu dùng, Khóa luận tốt nghiệp; 4. Nguyễn Văn Vân (2010), Hợp đồng theo mẫu và vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tạp chí khoa học pháp lý, (số 4), tr.36-40, Hồ Chí Minh; 5. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự, Nxb Chính trị, Hà Nội; 6. Quốc hội (2010), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nxb Chính trị, Hà Nội' 7. Thủ tƣớng Chính phủ (2015), Quyết định số 35/20125/QĐ-TTg "Về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về viêc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao d ch chung"; 8. Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13/01/2012 "Về Ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký theo mẫu, điều kiện giao dịch chung"; 9. Thu Trang (2012), Hợp đồng theo mẫu-Quy định đã có nhưng khó thực thi,http://www.fdvn.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=767%3Ahp -ng-theo-mu-quy-nh-a-co-nhng-kho-thc-thi&catid=2%3Ax-phuc-thm-v-tan-hoang- phat-khong-hy-an-la-sai&Itemid=18&lang=en, (Truy cập Thứ hai 22/02/2015); 10.http://dantri.com.vn/su-kien/vu-mat-245-ty-tai-eximbank-co-doi-duoc-tien- neu-khong-bat-duoc-ong-le-nguyen-hung-20180308112539717.htm, (Truy cập Thứ ba ngày 23/4/2018); 11.http://baophapluat.vn/thao-luan/bat-benh-loi-hop-dong-tin-dung-mau-nhieu- noi-dung-chua-tuan-thu-phap-luat-bao-ve-nguoi-tieu-dung-357051.html, (Truy cập Thứ sáu ngày 26/4/2018). 231
nguon tai.lieu . vn