Xem mẫu

  1. Nông thôn cần một chiến lược phát triển bền vững Hòn đất mà biết nói năng Về lý thuyết, có nhiều góc nhìn khác nhau để phân tích sự chuyển hóa ở nông thôn Việt Nam, nhưng dường như chưa có đánh giá cụ thể về số phận của người nông dân sau khi ruộng vườn, ao hồ phải nhường chỗ cho nhà máy, xí nghiệp. Mặc dù chiếm tỷ trọng cao nhất trong thành phần xã hội - những người nông dân vốn xem nông nghiệp là cái nghiệp ở đời lại ít được đào tạo nhất. Theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trên 83% lao động ở nông thôn chưa qua đào tạo bất kỳ chuyên môn gì, trong khi tỷ lệ này ở thành thị là 49%. Có tới 20% lao động ở nông thôn thất nghiệp, tương đương khoảng 4,8 triệu người, cộng thêm hàng triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động mỗi năm. Những con số này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong khung cảnh đất nông thôn càng ngày càng bị thu hẹp về diện tích. Một chi tiết thống kê rất đáng lưu tâm được nhiều báo trích dẫn: khi mỗi hecta đất nông nghiệp bị “xà xẻo” sẽ kéo theo 13 người rơi vào tình cảnh không có việc làm. Điển hình, mỗi năm, Hà Tây có 28 - 30 ngàn lao động đổ ra thành thị kiếm sống, trong khi con số này ở Quảng Nam là 46 ngàn người. Không khó để nhận ra những hậu quả tiêu cực: sức ép nhập cư, ùn đẩy của dân tứ xứ dồn về những trung tâm lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng để kiếm cơ hội “đổi đời”. Do hạn chế về khả năng và trình độ, khả năng “trụ l¬ại” ở thành phố của họ rất thấp.
  2. Luận điểm thứ hai quan trọng không kém là vai trò đất đai dưới góc nhìn của người đền bù và được đền bù, hay nói cách khác là giữa người dân và chính quyền sở tại. Bình luận về đề tài này, xin trích ý kiến của tiến sĩ Vũ Tuấn Anh (Viện Kinh tế Việt Nam) tại buổi tọa đàm theo chủ đề “Những vấn đề xã hội của nông dân và nông thôn Việt Nam hiện nay” do Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức gần đây tại Hà Nội. Tính từ 1945 trở lại đây, nông thôn Việt Nam đã trải qua bốn cuộc chuyển đổi chính về đất đai: cuộc cải cách ruộng đất hồi những năm 1950-1960, hợp tác hóa nông thôn, khoán 10 trong nông nghiệp và cuộc cách mạng công nghiệp mới ở thời kỳ đổi mới. Những thay đổi này đã làm đảo lộn lớn cuộc sống của người dân. Hiện tại, trong vòng năm năm 2000-2005, đã có hai triệu hộ gia đình bị thu hồi đất. Nhận xét rằng chúng ta vẫn còn thụ động trước những đổi thay này và chỉ chập chững chuẩn bị đối phó là chính, ông Vũ Tuấn Anh cho rằng vai trò của chính quyền địa phương trong việc giao đất quá lớn, trong khi chính quyền Trung ương lại buông lỏng quản lý. Chính vì được tiến hành một cách tự phát, người dân gần như không có quyền đàm phán, buộc phải phục tùng, chấp nhận. Hậu quả lâu dài là những mâu thuẫn về quyền lợi đã thúc đẩy hàng đoàn người dân xếp hàng khiếu kiện vì mất đất đai mà không được đền bù thỏa đáng. Khó có thể hình dung về môi trường sống của người nông dân trong tương lai không xa, khi đánh đổi tài nguyên thiên nhiên, môi trường, phong tục, bản sắc văn hóa để được cái lợi vật chất ngắn hạn. Người nông dân - chủ thể của nông thôn Việt Nam sẽ nói gì nếu màu xanh của làng quê biến thành màu xám của nhà máy và thôn quê, làng xã mất dần đi tính cộng đồng được truyền từ bao thế hệ. Có thể mọi thứ đều đang xảy ra như con tàu chạy trên đường ray định mệnh nếu muốn cập nhà ga “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
  3. Cái khó là làm sao giảm thiểu được đến mức thấp nhất những nhóm bị thiệt hại đang đồng hành. Một cuộc tranh luận nghiêm túc về đề tài này mà trong đó, người nông dân giữ vai trò đối tượng nghiên cứu chủ đạo, đang là một nhu cầu bức thiết. Rất cần một chiến lược phát triển sáng suốt, đảm bảo tăng trưởng kinh tế song song với những biện pháp bền vững lâu dài cho nông thôn và nông dân.
nguon tai.lieu . vn