Xem mẫu

  1. NỘI DUNG THẢO LUẬN I. NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN: 1. Nhà nước pháp quyền là gì? Chúng ta có thể hiểu nhà nước pháp quyền theo cách đơn giản, đó là một nhà nước quản lý kinh tế - xã hội bằng pháp luật và nhà nước hoạt động tuân theo pháp luật. Nhà nước pháp quyền là nhà nước phục tùng pháp luật mà chủ thể phục tùng pháp luật trước hết là các cơ quan nhà nước và công chức nhà nước 2. Nhà nước pháp quyền XHCH tại Việt Nam Tư tưởng và học thuyết pháp quyền hiện đại của phương Tây được truyền bá vào Việt Nam kể từ khi Nguyễn Ái Quốc, người sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, tiến hành cuộc đấu tranh nhằm vạch trần và lên án chế độ cai trị hà khắc, tàn bạo, phi nhân tính, phi pháp quyền của Chính ph ủ Pháp t ại thuộc địa Việt Nam. Sau 5 năm thực hiện chính sách đổi mới, tại Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII ngày 29 tháng 11 năm 1991, khái ni ệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lần đầu tiên được đề cập tới như một mục tiêu cần hướng tới của một xã hội văn minh. Sau một thời gian dài của quá trình nhận thức, tìm tòi, thể nghiệm, đến năm 2002, yêu cầu xây d ựng “Nhà n ước pháp quyền XHCN” mới chính thức trở thành một nguyên t ắc hiến đ ịnh đ ịnh hướng cho quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước Việt Nam.
  2. 3. Những đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Một là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đây là đặc trưng cơ bản, được ghi nhận trong Hiến pháp của nước ta và được thể hiện trong các quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hai là, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây vừa là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta, vừa là quan điểm chỉ đạo quá trình tiếp tục thực hiện việc cải cách bộ máy nhà nước. Ba là, Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thư ợng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hệ thống pháp luật thể hiện đầy đủ, đúng đắn ý chí của nhân dân, phù hợp với hiện thực khách quan, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật là của tất cả công dân, không loại trừ đối với bất cứ ai. Bốn là, Nhà nước ta tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật. Mục tiêu cao cả của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh về bảo đảm quyền con người, quyền công dân được thể chế hoá thành luật và được Nhà nước ta tổ chức thực hiện có kết quả.
  3. Năm là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và thực hiện đầy đủ các điều ư ớc quốc tế mà Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Sáu là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là đặc trưng cơ bản để phân biệt nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền tư sản chủ nghĩa. II QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ GIAI ĐOẠN 1996 – 2011: Đại hội VIII (6-1996) đã bổ sung, phát triển, hoàn thiện đường lối đổi mới, làm rõ hơn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn của công cuộc đổi mới và xây d ựng CNXH ở Việt Nam. Có thể thấy rõ những nội dung đổi mới quan trọng và chủ yếu cả về nhận thức, tư duy lý luận và cả về lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn suốt 15 năm qua. Trước hết, Đó là đổi mới tư duy lý luận mà thực chất là n ắm vững và • vận dụng đúng đắn quy luật khách quan, khắc ph ục căn b ệnh nóng vội, chủ quan, duy ý chí. Ngay từ Đại hội VI, “Thời kỳ quá độ ở nước ta, do ti ến th ẳng lên ch ủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ, bỏ qua giai đoạn phát tri ển tư b ản ch ủ nghĩa, đương nhiên phải lâu dài và rất khó khăn” Đại hội IX (4-2001) tổng kết 15 năm đổi mới, khẳng định: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã h ội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải trải
  4. qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình th ức t ổ ch ức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ” Thứ hai, từ nhận thức đúng đắn về thời kỳ quá độ, Đảng quyết định • đổi mới cơ cấu kinh tế, coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Đại hội VI khẳng định nước ta có các thành phần: kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm khu vực quốc doanh và khu vực tập thể; kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế tự nhiên, t ự túc tự c ấp. Đại hội IX bổ sung thêm một thành phần nữa là kinh tế 100% vốn nước ngoài. Trong quá trình đổi mới, 15 năm qua, Đảng và Nhà nước ta ch ủ tr ương th ực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh t ế hàng hóa nhi ều thành phần. Thực tiễn đổi mới cũng cho thấy nhiều thành phần kinh tế đương nhiên là có nhiều hình thức sở hữu, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc. Thứ ba, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng và vai trò, • chức năng quản lý điều hành của Nhà nước. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước theo hướng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Củng cố sức mạnh của hệ thống chính trị. Đại hội VI của Đảng đặt ra yêu cầu xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một Đảng cầm quyền, tăng cường sức chiến đấu, năng lực lãnh đ ạo và năng lực tổ chức thực tiễn, đổi mới phong cách làm việc, đi sâu, đi sát th ực t ế,
  5. sát cơ sở, gắn bó với nhân dân . Nâng cao trình độ trí tuệ, nắm bắt và vận dụng đúng đắn quy luật khách quan, hiểu biết sâu sắc những vấn đề kinh tế, xã hội. Từ sau Đại hội VII, đặc biệt là HNTW8 khoá VII (1-1995), HNTW3 khoá VIII (6- 1997) đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Từ Quốc hội khoá X (1997) và khoá XI (2002) hoạt động của Quốc hội ngày càng đổi mới và thực hiện có hi ệu qu ả các ch ức năng lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và quyền giám sát tối cao. Từng bước đẩy mạnh công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước cả về chức năng, cơ chế vận hành, quản lý, tổ ch ức bộ máy và đội ngũ công ch ức. Bộ máy và hoạt động tư pháp được củng cố và tăng cường. Cùng với việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhiệm vụ xây dựng hoàn thiện Nhà nước là những nội dung quan trọng về đổi mới hệ thống chính trị và có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ tiến trình của sự nghiệp đổi mới. Thứ tư, thật sự phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện “dân • biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tăng cường và đổi mới công tác vận động quần chúng nhân dân và thực hiện nền dân chủ xã h ội ch ủ nghĩa. Đại hội VI của Đảng đã rút ra bài học là trong toàn bộ ho ạt đ ộng, Đ ảng ph ải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm ch ủ của nhân dân lao động. Chính lợi ích sáng kiến của nhân dân là nguồn g ốc hình thành đường lối đổi mới... Thứ năm, đổi mới chính sách đối ngoại, thực hi ện đa ph ương hóa, đa • dạng hoá, Việt Nam muốn là bạn và là đối tác tin cậy c ủa các n ước
  6. trên thế giới trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền, bình đ ẳng và cùng có lợi. Xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ quốc phù hợp với tình hình mới. Đảng ta đã nêu rõ chủ trương: khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước ta dưới nhiều hình thức, nhất là đối với các ngành và cơ sở đòi hỏi kỹ thuật cao . Đi đôi với công bố luật đầu tư, cần có các chính sách và biện pháp t ạo đi ều ki ện thu ận l ợi cho người nước ngoài và Việt kiều vào nước ta để hợp tác kinh doanh. Luật đầu tư nước ngoài là luật sớm nhất của thời kỳ đổi mới. Đại hội VII của Đảng tuyên bố chính sách đối ngoại rộng mở, Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển . Đại hội VIII của Đảng nhấn mạnh sự hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và các tổ chức quốc tế. Tích cực đóng góp cho hoạt động ở các diễn đàn quốc tế, tham gia giải quyết các vấn đề toàn c ầu. M ở r ộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ. Đại hội IX của Đảng tiếp tục chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế. Đảng ta luôn luôn xác định, nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, t ạo các đi ều ki ện qu ốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát tri ển kinh t ế - xã h ội, công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KẾT LUẬN: 1. VỀ THỰC TIỄN:
  7. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội từ 1996, kinh t ế ti ếp t ục • tăng trưởng khá nhanh (GDP bình quân 1996-2000 là 7% và 2001-2005 là 7,5%), nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu được xây dựng, công nghiệp hoá, hiện đại hóa được đẩy mạnh, cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội tăng lên đáng kể. 2. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết dân t ộc mà n ền t ảng là liên minh công nhân - nông dân - trí thức do Đảng lãnh đạo ngày càng được tăng cường và củng cố. Nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được giữ vững. Chính trị - xã hội ổn định. Quan hệ đối ngoại được mở rộng . Vì thế nước ta trên thế giới được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp từ nguồn nội lực của đất nước tăng lên nhiều. Nhân dân tin tưởng ở đường lối đổi mới và sự lãnh đ ạo, qu ản lý của Đảng và Nhà nước, tin tưởng ở tương lai phát triển của đất nước. ( đăc biêt ̣ ̣ trong thời kỳ nay nước ta đã vượt qua cuôc khung hoang kinh tế 1997 ở châu a). ̀ ̣ ̉ ̉ ́ 3. VỀ LÝ LUẬN: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên ch ủ nghĩa xã h ội ở • Việt Nam ngày càng rõ hơn, “hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên ch ủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã bước đầu hình thành trên nh ững nét c ơ bản” (Văn kiện trình Đại hội X trang 11). KẾT LUẬN Qua những nội dung trình bày trên đây, chúng ta thấy rằng, trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng ta đã tiếp thu được những tinh hoa, những giá trị toàn nhân loại. Đó là các chế định pháp lý, như tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, sự tôn trọng và bảo
  8. vệ các quyền và tự do của con người như những giá trị xã hội cao quý nhất, sự ngự trị của pháp luật trong các lĩnh vực sinh hoạt của xã hội, tính tối cao của pháp luật trong các lĩnh vực hoạt động của nhà nước và trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
nguon tai.lieu . vn