Xem mẫu

  1. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA MẶT HÀNG THỜI TRANG TRÊN CÁC TRANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA THẾ HỆ Z TẠI ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH Trần Đại Lân, Nguyễn Quốc Hưng, Nguyễn Huy Lâm Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Dương Linh TÓM TẮT Nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua mặt hàng thời trang trên các trang thương mại điện tử của thế hệ Z tại Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh” được thực hiện với mục đích tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua mặt mặt hàng thời trang trực tuyến của thế hệ Z. Với phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhóm tác giả đã tìm ra được năm nhân tố có ảnh hưởng đến ý định mua mặt hàng thời trang trực tuyến của thế hệ Z là: (1) Nhận thức về thương hiệu thời trang, (2) Nhận thức về giá cả, (3) Sự tiện lợi, (4) Sự đổi mới trong thời trang, (5) Nhận thức dễ sử dụng. Với kết quả thu thập được, nhóm tác giả đề xuất ra các các hàm ý quản trị giúp doanh nghiệp hay thậm chí những người đang kinh doanh mặt hàng thời trang trực tuyến tìm ra được các chiến lược hợp lý thúc đẩy ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng. Từ khóa: thế hệ Z, thời trang, thương mại điện tử, trực tuyến, ý định mua hàng. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sự xuất hiện của internet đã làm thay đổi cuộc sống của con người rất nhiều, internet cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ như cho chúng ta và tạo nên một mô hình mua sắm mới - Thương mại điện tử đã làm thay đổi cách thức vận hành của nhiều doanh nghiệp và ý định mua sắm của người tiêu dùng. Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) khảo sát hàng nghìn doanh nghiệp, tổng hợp các nguồn thông tin và đánh giá năm 2020 thương mại điện tử nước ta tăng trưởng khoảng 15%, đạt quy mô khoảng 13,2 tỷ USD và tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong năm 2021 cũng như cả giai đoạn tiếp theo tới năm 2025. Mua hàng trực tuyến ngày càng phổ biến và gần gũi, đặc biệt là những mặt hàng liên quan đến thời trang, thời trang luôn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của tất cả mọi người, đặc biệt đối với thế hệ Z được xem là thế hệ tương lai với mong muốn thể hiện mình. Hàng loạt trang web được hình thành và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Do vậy, việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua mặt hàng thời trang trực tuyến có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong một thị trường đầy tiềm năng như Việt Nam. Với mong muốn có thể tìm hiểu suy nghĩ của thế hệ Z trước khi quyết định mua sắm 2630
  2. mặt hàng thời trang trực tuyến và đưa ra các đề xuất nhằm thúc đẩy ý định mua, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài: “Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua mặt hàng thời trang trên các trang thương mại điện tử của thế hệ Z tại Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh”. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết Thế hệ Z là nhóm người xuất hiện sau thế hệ Millennials (những người sinh ra từ năm 1995 đến năm 2012), đây là thế hệ đầu tiên sinh ra và lớn lên trong sự bùng nổ công nghệ (MarketingAI, 2018). Là thế hệ người tiêu dùng tương lai khi chiếm đến 1/5 lực lượng lao động trong nước với khoảng 15 triệu người vào năm 2025. Sức ảnh hưởng của thế hệ Z đến thị trường rất lớn. Mua sắm trực tuyến là một trong các dạng hình thức của thương mại điện tử, ở đó khách hàng được phép trực tiếp mua sắm hàng hóa cũng như dịch vụ từ người cung cấp thông qua internet. Một số mô hình lý thuyết liên quan đến mua sắm trực tuyến có thể kể đến như: lý tuyết về hành vi tiêu dùng (Kotler và Keller 2012), Thuyết nhận thức rủi ro TPR (Theory of Perceived Risk), Theo Bauer (1960), Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action), Ajzen và FishBein (1980), Thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behavior), Ajzen (1991), Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model), Davis và cộng sự (1989), Mô hình chấp nhận thương mại điện tử e – CAM (E- commere Adoption Model), Joongho Ahn, Jinsoo Park, và Dongwon Lee (2001). Nhận thức về thương hiệu thời trang là một thời gian người tiêu dùng định hướng về thương hiệu hoặc xu hướng thời trang. Theo Seock và Bailey (2008) nhận thấy rằng nhận thức về thương hiệu thời trang có liên quan tích cực đến cả việc tìm kiếm thông tin và mua hàng trực tuyến. Nhận thức về giá cả là xu hướng của người tiêu dùng được định hướng về giá khi mua sắm quần áo. Việc so sánh và xem xét giá cả giữa các sản phẩm tương đồng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn khi thực hiện mua sắm trực tuyến. Trong nghiên cứu maketing, giá cả thường sẽ được khái niệm hóa cùng với chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nhằm xác định giá trị cảm nhận của sản phẩm dịch vụ hay hàng hóa (Venkatesh & cộng sự, 2012). Sự tiện lợi là một trong những yêu cầu mà người tiêu dùng hướng đến khi mua sắm quần áo. Người tiêu dùng rất quan tâm đến việc tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình mua sắm của nên họ luôn tìm kiếm một phương tiện để đẩy nhanh và đơn giản hóa quy trình mua hàng, đặc biệt là những cá nhân không có nhiều thời gian, họ luôn muốn mua hàng với nỗ lực và thời gian tối thiểu. Sự đổi mới trong thời trang trang là khả năng mua một sản phẩm, dịch vụ mới của người tiêu dùng bị ảnh hưởng rất lớn từ sự đổi mới. Hiểu biết về sự phát triển trong thời trang sẽ tạo ra sự thích thú cho người tiêu dùng (Tomás Escobar-Rodríguez1 Rocío Bonsón- Fernández1, 2016). Nhận thức dễ sử dụng là mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống thương mại điện tử B2C (việc tương tác với các trang web bán hàng trực tuyến) sẽ không cần nhiều nỗ lực. Họ không cần nhiều thời gian và công sức để làm quen và sử dụng nó. 2631
  3. Ý định mua mặt hàng thời trang trực tuyến là đề cập đến trạng thái tinh thần phản ánh quyết định của người tiêu dùng để có được một sản phẩm hoặc dịch vụ trong tương lai ngay lập tức (Howard, trong Alcañiz et al. 2008). Từ những cơ sở lý thuyết trên và mối quan hệ trong các khái niệm nghiên cứu, nhóm tác giả đã đưa ra 5 giả thuyết nghiên cứu lần lượt là: H1: nhận thức về thương hiệu thời trang có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định mua hàng trực tuyến của khách hàng. H2: nhận thức về giá cả có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định mua hàng trực tuyến của khách hàng. H3: sự tiện lợi có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định mua hàng trực tuyến của khách hàng. H4: sự đổi mới trong thời trang có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định mua hàng trực tuyến của khách hàng. H5: nhận thức dễ sử dụng có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định mua hàng trực tuyến của khách hàng. Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính: bắt đầu từ việc kế thừa các lý thuyết đã được công bố, tham khảo các mô hình nghiên cứu trước để đưa ra mô hình đề xuất thông qua thảo luận nhóm. Từ đó xây dựng bảng câu hỏi phục vụ cho giai đoạn nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng: được thực hiện bằng việc tiến hành phỏng vấn sinh viên trực tiếp. Dữ liệu thu thập thông qua bảng câu hỏi được xây dựng kế thừa từ những nghiên cứu trước 2632
  4. và đã được điều chỉnh dựa trên kết quả nghiên cứu định tính. Mẫu được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện, các thang đo được đánh giá độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá. Để kiểm định các giả thuyết, tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội trong phân tích với sự hỗ trợ phân tích dữ liệu của phần mềm SPSS. 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo cho thấy nhân tố Ý định mua mặt hàng thời trang trực tuyến có hệ số Cronbach's Alpha đạt 0,768, Nhận thức về thương hiệu thời trang đạt 0,775, Nhận thức về giá cả đạt 0,794 (Sau khi loại bỏ GC6 do hệ số tương quan biến-tổng < 0,3), Sự tiện lợi đạt 0,691 (Sau khi loại bỏ TL5 do hệ số tương quan biến-tổng < 0,3), Sự đổi mới trong thời trang đạt 0,788, Nhận thức dễ sử dụng đạt 0,791 và tất cả các biến quan sát có hệ số tương quan biến > 0,3. Vậy tất cả 05 nhân tố đều đủ điều kiện để thực hiện phân tích nhân tố khám phá. Khi xem xét tương quan trong tổng thể của từng biến quan sát có 23 biến có thể tiến hành trong phân tích nhân tố khám phá. 4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA Ở lần chạy EFA đầu tiên, kết quả kiểm định Barlett cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig. = 0,000 < 0,05), hệ số KMO (lần 1) = 0,853 > 0,5 chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp phân tích nhân tố. Tổng phương sai trích cho thấy, 05 nhân tố đều có giá trị Eigenvalue >1, tổng phương sai trích là 62.331% > 50% đạt yêu cầu. Với phương pháp rút trích Principal Components Analysis và phép quay Varimax, có 05 nhân tố được rút trích ra và 05 nhân tố này giải thích được 62.331% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể. Tất cả các biến của các thành phần thang đo đều có giá trị hội tụ lớn hơn 0,50. Riêng biến GC1 có giá trị phân biệt < 0,3 nên sẽ loại biến GC1 ở lần phân tích thứ nhất. Nhóm tác giả tiến hành chạy lại EFA sau khi loại biến GC1 và tiến hành kiểm định lại các điều kiện tương tự. Kết quả loại thêm biến TL4 ở lần chạy thứ 2 (do biến TL4 có giá trị phân biệt < 0,3). Nhóm tác giả chạy lại lần cuối, các biến đều đạt điều kiện về giá trị hội tụ > 0,5, giá trị phân biệt > 0,3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần cuối như sau: Kết quả kiểm định Barlett cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig. = 0,000 < 0,05). Đồng thời, hệ số KMO = 0,848  [0,5; 1] chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp với việc phân tích nhân tố. Từ bảng tổng phương sai trích lần cuối, 5 nhân tố đều có giá trị Eigenvalue > 1, tổng phương sai trích là 59.788% > 50% là đạt yêu cầu. Với phương pháp rút trích Principal Components Analysis và phép quay Varimax, có 05 nhân tố được rút trích ra và 05 nhân tố này giải thích được 59.788% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể. 2633
  5. Bảng 1. Tổng phương sai trích Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Component % of Cumulative % of Total Total Cumulative % Variance % Variance 1 6.280 29.904 29.904 6.280 29.904 29.904 2 1.987 9.460 39.364 1.987 9.460 39.364 3 1.588 7.562 46.926 1.588 7.562 46.926 4 1.504 7.162 54.087 1.504 7.162 54.087 5 1.197 5.701 59.788 1.197 5.701 59.788 Sau khi phân tích EFA lần cuối các nhân tố được gom thành 05 nhóm. Trong đó: 1. Nhóm 1: nhận thức về thương hiệu thời trang gồm 05 biến: TH1, TH2, TH3, TH4, TH5. 2. Nhóm 2: nhận thức về giá cả gồm 04 biến: GC2, GC3, GC4, GC5. 3. Nhóm 3: sự tiện lợi gồm 03 biến: TL1, TL2, TL3. 4. Nhóm 4: sự đổi mới trong thời trang gồm 04 biến: SDM1, SDM2, SDM3, SDM4. 5. Nhóm 5: nhận thức dễ sử dụng gồm 05 biến: DSD1, DSD2, DSD3, DSD4, DSD5. Sau khi phân tích EFA cho biến nguyên nhân, nhóm tác giả tiến hành phân tích EFA cho biến kết quả YD và thu được kết quả: giá trị Eigenvalues > 1, tổng phương sai trích là 52.434% > 50% là đạt yêu cầu. Hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều lớn hơn bằng 0,5. Như vậy, Nhân tố Ý định sử dụng gồm .5 biến quan sát là YD1, YD2, YD3, YD4, YD5. 4.3 Phân tích hồi qui tuyến tính bội Bảng 2. Thông số mô hình hồi quy Hệ số R2 – Sai số chuẩn Hệ số Durbin- Mô hình Hệ số R Hệ số R2 Hiệu chỉnh của ước lượng Watson 1 0,865a 0,748 0,744 0,26884 1,897 Kết quả trên cho thấy, giá trị hệ số tương quan là 0,865 >0,5, mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc ý định mua mặt hàng thời trang trực tuyến và các biến độc lập. Ngoài ra giá trị của hệ số R2 - Hiệu chỉnh là 0,744 có nghĩa là 74,4% sự thay đổi trong ý định mua mặt hàng thời trang trực tuyến được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình. 2634
  6. Bảng 3. Các thông số thống kê của bảng Coefficientsa Hệ số chưa Hệ số Thống kê đa cộng tuyến chuẩn hóa chuẩn hóa Mô t Sig. hình Sai số Hệ số Hệ số phóng đại B Beta chuẩn Tolerance phương sai Hằng 0,375 0,101 3.704 0,000 số TH 0,079 0,022 0,111 3.648 0,000 0,805 1.243 GC 0,113 0,023 0,158 4.939 0,000 0,719 1.392 TL 0,380 0,025 0,494 15.029 0,000 0,685 1.459 SDM 0,090 0,025 0,116 3.680 0,000 0,740 1.351 DSD 0,229 0,030 0,265 7.619 0,000 0,610 1.639 Các giá trị Sig. tương ứng với các biến TH, GC, TL, SDM, DSD, đều nhỏ hơn 0,05 nên các biến này có ý nghĩa trong mô hình. Mô hình hồi qui tuyến tính: YD = 0,375 + 0,079  TH + 0,113  GC + 0,38  TL + 0,09  SDM + 0,229  DSD Cả 05 nhân tố: nhận thức về thương hiệu thời trang, Nhận thức về giá cả, Sự tiện lợi, Sự đổi mới trong thời trang, Nhận thức dễ sử dụng đều có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định mua mặt hàng trực tuyến của thế hệ Z tại Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, nhân tố Sự tiện lợi có mức ảnh hưởng cao nhất (β = 0,494), tiếp đến là nhân tố Nhận thức dễ sử dụng (β = 0,265), yếu tố Nhận thức về giá cả đứng vị trí thứ 3 về mức độ tác động (β = 0,158), yếu tố Sự đổi mới trong thời trang xếp vị trí thứ 4 (β = 0,116), yếu tố Nhận thức về thương hiệu thời trang xếp vị trí cuối cùng (β = 0,111). 5 KẾT LUẬN HÀM Ý QUẢN TRỊ Nghiên cứu đã góp phần vào việc lượng hoá đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua mặt hàng thời trang trực tuyến của thế hệ Z tại trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời, qua mô hình và kết quả nghiên cứu, có thể giúp các doanh nghiệp, nhà quản lý thấy được vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua mặt hàng thời trang trực tuyến của thế hệ Z. Từ đó tạo bước đệm tốt cho việc thúc đẩy ý định mua của khách hàng. Đồng thời, các doanh nghiệp cần tập trung cải thiện yếu tố Sự tiện lợi (0,494), đây là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định mua mặt hàng thời trang trực tuyến. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng cần xem xét các yếu tố khác như là Nhận thức dễ sử dụng (0,265), Nhận thức về giá cả (0,158), Sự đổi mới trong thời trang (0,116), Nhận thức về thương hiệu thời trang (0,111) để có thể thúc đẩy ý định mua mặt hàng thời trang trực tuyến. 2635
  7. 5.1 Đối với thành phần Sự tiện lợi Đây là yếu tố có sự ảnh hưởng cao nhất và tác động mạnh mẽ nhất đến ý định mua hàng trực tuyến. Biến TL2 (Tôi thường mua sắm mặt hàng thời trang trực tuyến tại các kênh mà ở đó giúp tôi tiết kiệm thời gian) gần 60% người tiêu dùng đồng tình với việc này. Sự phát triển của công nghệ đã cho việc mua hàng thời trang trực tuyến trở nên nhanh chóng, dễ dàng và tiết kiệm thời gian. Cần phải tăng cường các tính năng của kênh mua hàng trực tuyến, học hỏi và nghiên cứu để áp dụng nhiều phần mềm công nghệ mới,… nhằm tạo thuận tiện khi mua hàng và thanh toán, từ đó việc mua hàng trực tuyến sẽ được rút ngắn thời gian. 5.2 Đối với thành phần nhận thức dễ sử dụng Theo thống kê nghiên cứu kết quả này cho thấy yếu tố Nhận thức dễ sử dụng tác động khá lớn đến ý định mua hàng trực tuyến (0,265). Biến DSD1 (Tôi thấy mua sắm trực tuyến và giao dịch trực tuyến thật dễ dàng) chiếm tỷ lệ ở mức tương đối (49,3% tỷ lệ đồng ý và hoàn toàn đồng ý). Việc mua sắm và giao dịch trực tuyến trở nên dễ dàng hơn khi công nghệ ngày càng phát triển, nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho khách hàng khi giao dịch. Tích hợp nhiều phương pháp thanh toán khi thực hiện giao dịch như Momo, Airpay,… Đồng thời cần quan tâm đến việc thiết kế trang web để khách hàng dễ dàng so sánh các đặc tính của sản phẩm. Từ đó tạo cho khách hàng cảm thấy việc mua hàng trực tuyến dễ dàng, hơn thế nữa là thu hút được nhiều trong tương lai 5.3 Đối với Nhận thức về giá cả Dựa vào kết quả nghiên cứu của thang đo, thì tác động của Nhận thức về giá cả đứng thứ ba (0,158) ảnh hưởng đến ý định mua hàng thời trang trực tuyến. Nhưng vẫn tác động lớn đến việc đưa ra ý định mua hàng sau đó, thực tế cho thấy người tiêu dùng vẫn còn e ngại về giá cả. Biến GC5 (Giá cả mua trực tuyến rẻ hơn cửa hàng) trên 62% người tiêu dùng đều đồng ý hoặc rất đồng ý, từ đó việc tạo cho khách hàng trải nghiệm về giá cả là đáng quan tâm. Những doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến cần đưa ra nhiều chương trình giảm giá khi mua trực tuyến, các phần quà tặng kèm,… để lôi kéo khách hàng trực mua hàng thời trang trực tuyến. 5.4 Đối với Sự đổi mới trong thời trang Qua kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố này ảnh hưởng đến ý định mua hàng thời trang trực tuyến không lớn (0,116). Tuy vậy, tác động của nó đến ý định mua hàng trực tuyến của thế hệ Z vẫn mạnh mẽ. Riêng biến SDM4 (Mua sắm thời trang là phần thưởng dành cho tôi) chiếm gần 60% mức tán đồng ý kiến này, có thể thấy được thời trang đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến khách hàng đặc biệt là thế hệ Z. Họ rất quan tâm đến thời trang, nắm bắt điều đó các doanh nghiệp đưa ra nhiều chiến lược đầu tư vào sản phẩm của mình, tạo được sự thu hút mạnh mẽ đối với khách hàng, từ đó tạo cho khách hàng thấy được mặt hàng thời trang này là thật sự cần thiết và quan trọng. 5.5 Đối với Nhận thức về thương hiệu thời trang Từ nghiên cứu cho thấy được tác động của yếu tố này tác động trực tiếp cùng chiều đối với ý định mua hàng trực tuyến của thế hệ Z (0,111). Trong đó với biến TH1 (Sản phẩm có thương hiệu được tôi quan tâm chú ý hơn) được sự đánh giá khá cao (73,7% người tiêu dùng thế hệ Z đồng ý và hoàn toàn đồng ý). Do đó các sản phẩm thời trang có 2636
  8. thương hiệu được quan tâm và giành được sự ưa chuộng từ người tiêu dùng. Các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến cần giành nhiều thời gian tập trung phát triển thương hiệu của cá nhân, đồng thời đẩy mạnh việc truyền thông để thu hút nhiều khách hàng ở hiện tại và trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ajzen & Fishbein, 1980. Understanding the attitudes and predicting social behavior's Englewood Cliffs New Jersey; Pretice-Hall Inc. [2] Ajzen 1, 1991. The theory of planned behaviour. Organizational behavior and human decision processes, 50(2): 179-211. [3] Bauer, R.A., 1960. Comsumer Behaviour as Risk Taking. In D.F.Cox (Ed.). Risk Taking as Information Handing in Consumer Behaviour (23-32). Boston: Graduate School of Business Administration, Harvard University. [4] Bauer, R.A., 1960. Comsumer Behaviour as Risk Taking. In D.F.Cox (Ed.). RiskTaking as Information Handing in Consumer Behaviour (23-32). Boston: Graduate School of Business Administration, Harvard University [5] Bucko et al., 2018. Online shopping: Factors that affect consumer purchasingbehavior. Cogent Business & Management (2018). [6] Childers, T.L.; Carr, C.L.; Peck, J.; Carson, S. “Hedonic and utilitarian motivations for online retail shopping behavior”. J. Retail. 2001, 77, 511–535 [7] Davis, F.D., Bagozzi, R. P., & Warshaw, P. R, 1989. User acceptance of computer technology: A comparison of two theoretical models. Management Science. [8] He 2011. Understanding the sources and impacts of trust in e-commerce" a meta- analysis, Association for Information Systems. [9] Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam VECOM, 2021. Báo cáo Chỉ số Thương mại Điện tử Việt Nam 2021. [10] Joongho Ahn, Jinsoo Park, Dongwoo Lee, 2001. Risk Focused e-Commerceradoption model Across Country Study. Carlson School of Management, University of Minnesota,. [11] Lim Yi Jim & đồng sự (2015) "The Mediating Effect of Consumers"Purchase Intention: A Perspective of Online Shopping Behavior among Generation Y", Journal of Marketing and Consumer Research, ISSN 24228457 An International Peer-reviewed Journal Vol.18.p.101-112. [12] Pavlou, P. A., & Fygenson, M, 2006. Understanding and predictingelectronic commerce adoption: An extension of the theory of planned behavior.MIS Quarterly, 30(1), 115-143. [13] Philip Kotler and Sidney J.Levy, 1969. Broadening the Concept of Marketing. Journal of Marketing, Vol.33, 10 - 15. [14] R. Nirmala, Ike Janita Dewi, 2011. The Effects of Shopping Orientations, Consumer Innovativeness, Purchase Experience, and Gender on Intention to Shop for Fashion Products Online; Semantics Scholar. 2637
  9. [15] Sirkka L. Jarvenpaa. et al., 1999. Consumer trust in an Internet storeInformation Technology and Management, 1, 45-71. [16] Toma's Escobar-Rodrı guez1 • Rocı o Bonso'n-Ferna'ndez1, 2016. Analysing online purchase intention in Spain: fashion e-commerce; Springer. [17] Vietnam Bussiness Index, 2021. Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2021 . Ngày truy cập 08/05/2021. [18] Vietnambiz, 2020. Thế hệ Z (Generation Z - Gen Z) là ai? Tiêu dùng của thế hệ Z và tác động tới doanh nghiệp . Ngày truy cập 08/05/2021. [19] Yi Jin & đồng sự (2016). “ actors Influencing Online ShoppingBehavior. The Mediating Role of Purchase Intention”. Procedia Economics and Finance Vol 35 p.401-410. 2638
nguon tai.lieu . vn