Xem mẫu

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NIỀM TIN VÀO MUA SẮM ONLINE FACTORS INFLUENCING TRUST IN ONLINE SHOPPING Ngô Nhã Tú, Vũ Thị Tường Vi, Trần Ngọc Thuỷ Tiên GVHD: ThS. Đỗ Khắc Xuân Diễm Trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh 1354010385tu@ou.edu.vn TÓM TẮT Niềm tin trong mua sắm online hiện nay đang là một vấn đề được các công ty đang có định hướng phát triển mô hình kinh doanh trực tuyến quan tâm. Niềm tin được nhìn nhận là một trong những yếu tố quan trọng trong mua sắm online bởi thiếu sự liên hệ trực tiếp và người tiêu dùng phải cung cấp những thông tin cá nhân để hoàn thành giao dịch, vì vậy mua sắm online được xem là một quá trình mạo hiểm (Reichheld và Schefter, 2000). Nghiên cứu được tiến hành để tìm hiểu rõ hơn mối quan hệ của các yếu tố tác động đến niềm tin của khách hàng trong mua sắm online bao gồm chất lượng dịch vụ, cụ thể là: sự chính trực, sự phản hồi, sự bảo mật và riêng tư; thông tin truyền miệng, danh tiếng của người bán; công nghệ, cụ thể là: sự dễ dàng sử dụng của một website, sự tiện ích của website, chất lượng và thiết kế website. Nghiên cứu này cũng nhằm khẳng định mối quan hệ mạnh mẽ giữa niềm tin vào quyết định mua sắm online. Phương pháp nghiên cứu được kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy niềm tin vào mua sắm online sẽ tác động mạnh mẽ đến việc quyết định mua sắm online nơi khách hàng. Các yếu tố được đề nghị ban đầu đều có ảnh hưởng tích cực đến niềm tin vào mua sắm online, ngoại trừ yếu tố bảo mật và riêng tư. Lý do có thể là người dùng Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến các vấn đề bảo mật thông tin cá nhân và sự riêng tư của họ trong mua sắm online. Từ khóa: niềm tin mua sắm online, mua sắm online, quyết định mua sắm online. ABSTRACT Trust in online shopping is currently an issue which is cared about by companies that are planning to develop e- commerce model. Trust is considered as one of the important factors in online shopping due to the lack of direct communication and customers need to give their personal information to complete transactions, therefore, online shopping is considered a risky process (Reichheld and Schefter, 2000). The research was carried out to clearly understand the relationship between influencing factors and customers’ trust in online shopping, including service quality, such as: perceived integrity, responsiveness, security and privacy; word-of-mouth, vendor reputation, technology, such as: perceived ease of use, perceived usefulness, website design and quality. This research also intended to affirm the relationship between trust and online purchasing decision of customers. The research method was the combination of qualitative and quantitative methods. Findings indicated that trust strongly influenced customers’ decision to purchase online. All recommended factors had positive effects on trust in online shopping, except security and privacy. Reason could be that Vietnamese customers have not cared much about personal information security and their privacy in online shopping. Keywords: Online shopping trust; online shopping; online purchasing decision. 1. Giới thiệu Thương mại điện tử hay còn được gọi là E-commerce, là sự mua bán sản phẩm trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Những ảnh hưởng tích cực của Internet trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề là không thể phủ nhận. Bên cạnh tất cả những tiện ích của mạng Internet, vẫn còn tồn tại rất nhiều rủi ro như về an ninh mạng và bảo mật thông tin, nghi ngờ về chất lượng sản phẩm… làm người tiêu dùng e ngại khi sử dụng hình thức mua sắm online. Sự thiếu niềm tin của khách hàng trong mua sắm online là cản trở chính của sự tham gia vào thương mại điện tử của khách hàng (Rexha, John & Shang, 2003) và đã được phát hiện là trở ngại chính đến sự phổ biến của giao dịch trên Internet (Ribbink, Riel, Liljander & Streukens, 2005). Niềm tin được nhìn nhận là một trong 282
  2. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD những nhân tố quan trọng trong mua sắm online bởi thiếu sự liên hệ trực tiếp và người tiêu dùng phải cung cấp những thông tin cá nhân để hoàn thành giao dịch, vì vậy mua sắm online được xem là mạo hiểm (Reichheld và Schefter, 2000). Song tại Việt Nam, mặc dù đã có những nghiên cứu về niềm tin trong mua sắm online, nhưng các nghiên cứu chỉ mới đề cập đến các yếu tố như sự hiện diện, chứng nhận nguồn gốc, sự đáp ứng, chính sách, thiết kế website (Trần Huy Anh Đức, 2012) hay bảo mật, riêng tư, rủi ro, lợi ích nhìn nhận (Trần Minh, 2012) chứ chưa nghiên cứu tách riêng các yếu tố trong chất lượng dịch vụ, công nghệ có ảnh hưởng đến niềm tin mua sắm online như sự dễ sử dụng, sự hữu ích, sự phản hồi, sự chính trực (Gefen et al, 2003; Davis, 1989; Selnes, 1998; Connolly và Bannister, 2008). Việc nghiên cứu tách riêng những yếu tố này rất quan trọng vì các doanh nghiệp ngày nay cần phải hiểu rõ hơn những yếu tố thuộc chất lượng dịch vụ, công nghệ ảnh hưởng đến niềm tin mua sắm online của khách hàng mà họ có thể cải thiện để giúp phát triển mua sắm online thật hiệu quả. Ngoài các yếu tố trên, bảo mật và riêng tư, thông tin truyền miệng và danh tiếng người bán cũng được tìm hiểu vì chúng luôn có mối quan hệ tích cực với niềm tin trong mua sắm online trong các nghiên cứu trước (Siverman, 2011; Jarvenpaa et al, 2000; Shalhoub, 2006). Đề tài nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin vào mua hàng online” được thực hiện với mục tiêu chính là xác định các yếu tố tạo dựng và ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng vào mua sắm online và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đối với niềm tin. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng sẽ phân tích mối quan hệ giữa niềm tin của khách hàng và quyết định mua sắm online và khám phá sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng về các yếu tố liên quan đến niềm tin của khách hàng đối với việc mua hàng online, cụ thể là khách hàng thuộc các nhóm tuổi khác nhau. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Chất lượng dịch vụ Trong môi trường mua sắm online, chất lượng dịch vụ được định nghĩa là quy mô của hiệu suất cơ sở hạ tầng website, mua sắm hiệu quả, giao hàng và những dịch vụ đi kèm (Zeithaml et al., 2001). Các nghiên cứu trước đây đã đề ra nhiều tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch vụ online như sự có sẵn của thông tin và nội dung, sự dễ sử dụng, bảo mật và riêng tư (Chang, 2007; Chiu et al., 2005). Trong bài nghiên cứu này, chất lượng dịch vụ sẽ bao gồm các nhân tố đã được phát hiện là có ảnh hưởng nhiều đến sự đánh giá chất lượng dịch vụ của khách hàng: sự chính trực, sự phản hồi, bảo mật và riêng tư (Connolly và Bannister, 2008; Selnes, 1998; Shalhoub, 2006). Nói về mố i quan hê ̣ giữa sự chính trực và niềm tin thì Connolly và Bannister (2008) đã tìm ra mối quan hệ mạnh mẽ giữa sự chính trực và niềm tin vào mua hàng online. Ngoài ra, Mayer et al (1995) khẳng định rằng sự chính trực là tiền đề của niềm tin. Giả thuyết được đề nghị: H1a. Sự chính trực trong chất lượng dịch vụ được khách hàng đánh giá càng cao thì niềm tin vào mua sắm online đối với doanh nghiệp đó càng lớn. Sự phản hồ i hay sự giao tiếp giữa người bán và khách hàng là một nguồn quan trọng cho sự thỏa mãn trong mua sắm online vì sự giao tiếp có thể dẫn đến sự hiểu biết về sản phẩm và ảnh hưởng đến mức độ kỳ vọng của khách hàng (Selnes, 1998). Do bản chất của mua sắm online, sự phản hồi đóng vai trò quan trọng hơn trong online hơn là trong offline (Hu, Rabinovich & Hou, 2015). Giả thuyết được đề nghị: 283
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng H1b. Sự phản hồi của người bán trong việc giúp đỡ khách hàng là một trong những yếu tố chất lượng dịch vụ nếu được khách hàng đánh giá càng cao thì niềm tin vào mua sắm online đối với doanh nghiệp đó càng lớn. Nói về mố i quan hê ̣ giữa Sự bảo mâ ̣t và riêng tư trong chấ t lươ ̣ng dich ̣ vu ̣ với niề m tin vào mua hàng online thì sự bảo mật và riêng tư là những tác động chính yếu lên niềm tin của người tiêu dùng với tỉ lệ cao (Shalhoub, 2006). Nhiều nghiên cứu khác nhau đã đưa ra rằng sự bảo mật và riêng tư là những nhân tố quan trọng trong sự chấp nhận những dịch vụ online của người tiêu dùng (Hoffman et al., 1999; Collier et al., 2006, Featherman, et al., 2010). Giả thuyết được đề nghị: H1c. Sự bảo mật và riêng tư trong chất lượng dịch vụ được khách hàng đánh giá càng cao thì niềm tin vào mua sắm online đối với doanh nghiệp đó càng lớn. 2.1.2. Thông tin truyền miệng Thông tin truyền miệng là một hình thức truyền tin bằng lời giữa những người tiêu dùng về những kinh nghiệm cá nhân của họ đối với một tổ chức hay sản phẩm (Datta & cộng sự, 2005). Đánh giá tác động cũng như sức mạnh của thông tin truyền miệng sẽ giúp các công ty tận dụng tốt hơn tin đồn vì khác với truyền thông đại chúng qua phương tiện, người nhận thông tin và người truyền thông tin đều không có dự định thương mại hóa thông tin này (Siverman, 2011). Giả thuyết kế tiếp được đề nghị là: H2. Thông tin truyền miệng về tổ chức mà doanh nghiệp nhận được càng tích cực thì niềm tin vào mua sắm online của khách hàng đối với doanh nghiệp đó càng lớn. 2.1.3. Danh tiếng người bán Yoon (2002) nghiên cứu những tiền đề của niềm tin trong online và nhận ra rằng danh tiếng của công ty có sự ảnh hưởng đáng chú ý đến niềm tin trong online. Giả thuyết kế tiếp được đề nghị: H3. Danh tiếng của doanh nghiệp càng cao thì niềm tin vào mua sắm online của khách hàng đối với doanh nghiệp đó càng lớn. 2.1.4. Công nghệ Ngày nay việc ứng dụng công nghệ trong kinh doanh online đã không còn xa lạ đối với mọi người. Sự dễ dàng sử dụng và hữu ích của nó đã gắn kết khách hàng với doanh nghiệp hơn, tạo cho khách hàng tin tưởng hơn đối với mua sắm online. Một nghiên cứu của Gefen et al (2003) kết luận rằng sự dễ sử dụng là yếu tố quyết định then chốt đến sự chấp nhận của người tiêu dùng và dẫn đến niềm tin được gia tăng. Theo Davis (1989), sự hữu ích nhận thức được như là một nhân tố chính thu hút khách hàng online nằm trong sự hữu dụng của công nghệ. Sự hữu ích của việc ứng dụng công nghệ trong kinh doanh online cũng ảnh hưởng không kém đến niềm tin mua sắm của khách hàng. Mua sắm online cần nhận thức là hữu ích (Ericksson et al, 2005, Luarn và Lin, 2003). Ngoài ra, Sultan et al (2002), tìm ra rằng thiết kế website có ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng trong mua sắm online. Corritore et al (2003) chỉ ra rằng website là một đối tượng để tin tưởng và khẳng định rằng những yếu tố về thiết kế ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin. Giả thuyết được đề nghị: H4a. Sự dễ dàng sử dụng của một website càng cao tạo nên niềm tin vào mua sắm online càng lớn. H4b. Sự tiện ích của website được khách hàng đánh giá càng cao thì niềm tin vào mua sắm online càng lớn. 284
  4. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD H4c. Thiết kế website được khách hàng đánh giá càng cao thì niềm tin vào mua sắm online càng lớn. 2.1.5. Niềm tin mua sắm và quyết định online Theo Sandra Forsythe et al. (2006) thì mua sắm trực tuyến có những thuận tiện như: không cần rời khỏi nhà khi mua sắm, không tốn thời gian đi lại và tham quan cửa hàng, dễ dàng tìm được sản phẩm mình cần, có thể mua sắm ở bất kỳ đâu. Khi một doanh nghiệp hay một công ty mong muốn sản phẩm của mình chiếm lĩnh được thị trường mục tiêu thì họ phải hiểu biết về những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng tại thị trường đó. Có nhiều yếu tố quyết định đến quyết định mua sắm online của khách hàng, nhưng yếu tố quyết định quan trọng nhất để tạo nên quyết định mua sắm online đó là niềm tin của họ. Niềm tin được nhìn nhận là một trong những yếu tố quan trọng trong mua sắm online bởi thiếu sự liên hệ trực tiếp và người tiêu dùng phải cung cấp những thông tin cá nhân để hoàn thành giao dịch, vì vậy mua sắm online đã được xem là mạo hiểm (Reichheld và Schefter, 2000, Ciptono và Chandra, 2005). Giả thuyết được đề nghị là: H5. Niềm tin mua sắm của khách hàng càng cao thì quyết định mua sắm online càng lớn. ( ( +) +) ( +) ( +) ( +) ( ( +) +) ( ( +) +) Hình 1. Mô hình nghiên cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Xây dựng thang đo lường Thang đo trong nghiên cứu này dựa trên cơ sở lý thuyết về công nghệ của website, chất lượng dịch vụ, danh tiếng người bán/công ty kinh doanh online, thông tin truyền miệng, niềm tin của khách hàng đối với việc mua online và quyết định mua hàng online (Al-Nasser et al., 2014; Jarvenpaa & Tractinsky, 1999; Kim & Park, 2012; Man, 2006). Một tập biến quan sát (các phát biểu) được xây dựng để đo lường các biến tiềm ẩn (khái niệm nghiên cứu). Sau những cân nhắc và chọn lọc từ ngữ, nhóm tác giả đã xây dựng các phát biểu trong thang đo theo ngữ cảnh Việt Nam. 2.2.2. Xây dựng bảng câu hỏi Bảng câu hỏi định lượng được thiết kế gồm hai phần lớn. Phần một gồm các phát biểu liên quan đến các khái niệm nghiên cứu. Niềm tin của khách hàng trong kinh doanh online là một khái niệm đa hướng thể hiện qua bốn yếu tố: công nghệ của website (14 biến quan sát), chất lượng dịch vụ (12 biến quan sát), danh tiếng công ty kinh doanh online (04 biến quan sát) và thông tin truyền miệng (03 biến 285
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng quan sát). Ngoài ra, khái niệm quyết định mua sắm online thể hiện qua yếu tố niềm tin của khách hàng. Phần hai chứa đựng các thông tin cá nhân của người trả lời như giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập và trình độ học vấn. 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu Được dựa trên bảng câu hỏi tự trả lời và trả lời theo hình thức khảo sát trực tuyến. Cuộc phỏng vấn thử đã được thực hiện với 20 đáp viên để kiểm tra nội dung và hình thức bảng câu hỏi. Kết quả là bảng câu hỏi đạt yêu cầu. Cuộc phỏng vấn chính thức được tiến hành ngay sau đó. Các đáp viên được phỏng vấn viên tiếp xúc nơi công sở, các trường đại học, quán xá. Hình thức khảo sát online diễn ra nhiều nhất vì những người mua hàng online chắc chắn sẽ biết dùng Internet để trả lời khảo sát. 2.2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS Phần mềm SPSS được sử dụng để xử lý các số liệu. Các phân tích được thực hiện để kiểm định các hệ số thống kê Kaiser-Myer-Olkin, Cronbach’s alpha nhằm đánh giá sự nhất quán nội tại của các khái niệm nghiên cứu. Các hệ số VIF và chỉ số điều kiện dùng để kiểm định sự vi phạm các giả định của mô hình hồi quy bội. 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả 3.1.1. Mô tả thống kê và đánh giá độ tin cậy thang đo Độ tin cậy của thang đo được định nghĩa là mức độ một thang đo cho ra kết quả ổn định trong những lần khảo sát khác nhau (Carmines và Zeller, 1979). Hệ số Cronbach alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp, với tiêu chuẩn đánh giá là các biến có hệ số tương quan biến tổng (item total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để chọn thang đo là khi giá trị Cronbach alpha  0,6 (Nunally & Burstein, 1994). Kết quả phân tích thang đo của các khái niệm nghiên cứu cho thấy tất cả các biến quan sát của thang đo đều thoả tiêu chuẩn có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và Cronbach alpha lớn hơn 0,6, vì vậy không có biến nào bị loại và thang đo được thành lập của nghiên cứu là đáng tin cậy. 3.1.2. Phân tích nhân tố Trong phân tích EFA, chỉ số Factor Loading có giá trị lớn hơn 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tế, hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1 thì phân tích nhân tố được coi là phù hợp. (Hair & ctv, 1998). kết quả phân tích EFA của thang đo Chất lượng dịch vụ và Công nghệ dừng lại ở lần ba, sau khi đã gộp hai thang đo Công nghệ và Chất lượng dịch vụ, loại ba biến quan sát PU6 (tìm kiếm thông tin trong mua hàng online dễ dàng hơn so với mua hàng truyền thống), RP1 (website X có đường dây nóng qua điện thoại hoặc email cho khách hàng phản hồi), PU5 (mua hàng online giúp việc ra quyết định mua hàng nhanh hơn so với mua hàng truyền thống) do có trọng số nhân tố nhỏ hơn 0,5; gộp hai thành phần Sự dễ sử dụng và Thiết kế website. Kết quả EFA có hệ số KMO = 0,918, giá trị kiểm định Barlett có ý nghĩa (sig < 0,05), hệ số tải nhân tố có giá trị từ 0,540 đến 0,936, tổng phương sai trích là 58,364%. Với kết quả này, thang đo khi gộp 2 thang đo Công nghệ và Chất lương dịch vụ đã đạt yêu cầu về giá trị hội tụ. Có sự xáo trộn về nhóm thành phần khi các thành phần về Thiết kế website đã được gộp chung vào nhóm Sự dễ sử dụng. Điều này cũng hợp lý khi phần thiết kế website càng tốt, thân thiện thì người dùng càng cảm thấy việc mua sắm trên website này dễ dàng. Thang đo Công nghệ được gộp chung với thang đo Chất lượng dịch vụ có thể được giải thích là công nghệ của một website góp phần làm tăng chất lượng dịch vụ của 286
  6. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD mua sắm online, ví dụ như tốc độ của website cao thì sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể phản hồi nhanh chóng cho khách hàng. Vì vậy, thang đo này sẽ được gọi là Chất lượng dịch vụ. Kết quả chạy EFA sau khi gộp hai thang đo Danh tiếng người bán và Thông tin truyền miệng: hệ số KMO = 0,869, kiểm định Barlett có ý nghĩa với sig < 0,05, hệ số nhân tố có giá trị từ 0,560 đến 0,882. Với kết quả này thang đo khi gộp Danh tiếng người bán và Thông tin truyền miệng đạt yêu cầu về giá trị hội tụ và không có biến quan sát nào bị loại. Kết quả phân tích nhân tố của khái niệm nghiên cứu Niềm tin vào mua sắm online, một thang đo đơn hướng gồm 4 biến quan sát đo lường sự tin tưởng vào phương thức mua hàng hoá trên mạng, có hệ số KMO = 0,766, kiểm định Barlett có ý nghĩa với sig < 0,05, hệ số nhân tố dao động từ 0,694 đến 0,886. Phương sai trích là 62,625%. Giá trị Eigenvalue là 2,505. Kết quả cho thấy, thang đo Niềm tin vào mua sắm online đạt yêu cầu và không có biến quan sát nào bị loại. Kết quả phân tích nhân tố của khái niệm Quyết định mua sắm online có hệ số KMO = 0,782, kiểm định Barlett có ý nghĩa (sig < 0,05), các hệ số tải nhân tố từ 0,784 đến 0,883. Phương sai trích là 71,197% và giá trị Eigenvalue là 2,848. Thang đo quyết định mua sắm online vì thế đạt yêu cầu về giá trị hội tụ và không có biến quan sát nào bị loại. 3.1.3. Thiết lập lại thang đo Với kết quả phân tích EFA, ta tiến hành thiết lập lại thang đo như sau: Chất lượng dịch vụ là một thang đo đa hướng gồm năm yếu tố: sự dễ sử dụng (8 biến quan sát), sự phản hồi (4 biến quan sát), sự hữu ích (4 biến quan sát), bảo mật và riêng tư (3 biến quan sát), sự chính trực (4 biến quan sát). Danh tiếng người bán là một thang đo đơn hướng với 8 biến quan sát. Niềm tin vào mua sắm online là một thang đo đơn hướng với 4 biến quan sát. Quyết định mua sắm online là một thang đo đơn hường với 4 biến quan sát. 3.1.4. Phân tích tương quan Để kiểm nghiệm giá trị phân biệt giữa các biến độc lập với nhau và với biến phụ thuộc, ta xét hệ số tương quan giữa các biến. Nếu kết quả hệ số tương quan nhỏ hơn 0,85 thì giá trị phân biệt có khả năng tồn tại giữa hai biến (John & Benet-Martinez, 2000). Kết quả cho thấy tất cả hệ số tương quan giữa các biến có giá trị từ 0,427 đến 0,808, thoả điều kiện không vượt quá 0,85. Vì vậy, các thang đo trong nghiên cứu đã đo lường được các khái niệm nghiên cứu khác nhau. Hệ số tương quan giữa các biến độc lập (chất lượng dịch vụ, danh tiếng người bán) và các biến phụ thuộc (niềm tin trong mua sắm online, quyết định mua sắm online) đều có ý nghĩa thống kê p < 0,01, vì thế các biến độc lập có thể được đưa vào mô hình để giái thích cho biến phụ thuộc. 3.1.5. Phân tích hồi quy tuyến tính Để kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu trong mô hình, hai mô hình hồi quy tuyến tính được hình thành và thể hiện trong Bảng 4. Bảng 4. Mô hình hồi quy tuyến tính bội và đơn Loại Công thức Mô hình Một NTMO = 0 + 1SDS + 2SHI +  3SCT + 4SPH + 5BMRT + 6DTNB + ei Mô hình Hai QĐMO = 0 + 1NTMO + ei 287
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng a) Xem xét giải định đa cộng tuyến của các biến trong mô hình Với giá trị VIF đều nhỏ hơn 10 (từ 1,537 đến 2,618), các giá trị dung sai đều xấp xỉ bằng hoặc lớn hơn 0,4, ta kết luận hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra là thấp. Trong mô hình Một, chỉ số điều kiện có giá trị từ 1,000 đến 27,399 và nhỏ hơn 30 nên hiện tượng đa cộng truyến không là vấn đề trong dự báo. Mô hình Hai chỉ có một biến độc lập nên ta không xét hiện tượng đa cộng tuyến. b) Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Sau khi chạy phân tích nhân tố EFA, các nhóm nhân tố và các biến quan sát đã có sự xáo trộn nên các giả thuyết sẽ được đặt lại. Cụ thể: Với chất lượng dịch vụ và niềm tin vào mua sắm online, ta có các giả thuyết: H1a. Sự dễ sử dụng trong chất lượng dịch vụ được khách hàng đánh giá càng cao thì niềm tin mua sắm online đối với doanh nghiệp đó càng lớn. H1b. Sự hữu ích trong chất lượng dịch vụ được khách hàng đánh giá càng cao thì niềm tin vào mua sắm online càng lớn. H1c. Sự chính trực trong chất lượng dịch vụ được khách hàng đánh giá càng cao thì niềm tin mua sắm online đối với doanh nghiệp đó càng lớn. H1d. Sự phản hồi của người bán trong việc giúp đỡ khách hàng và trả lời nhanh chóng là một trong những yếu tố chất lượng dịch vụ nếu được khách hàng đánh giá càng cao thì niềm tin vào mua sắm online đối với doanh nghiệp đó càng lớn. H1e. Sự bảo mật và riêng tư trong chất lượng dịch vụ được khách hàng đánh giá càng cao thì niềm tin vào mua sắm online đối với doanh nghiệp đó càng lớn. Với kết quả dự báo mô hình hồi quy tuyến tính bội bằng phương pháp loại trừ dần backward, mô hình Một có giá trị thống kê ở mức p < 0,001, F = 91,629. Giá trị F và mức ý nghĩa thống kê cho thấy mô hình hồi quy là phù hợp với dữ liệu đã thu thập. Hệ số beta chuẩn hoá có giá trị từ 0,119 đến 0,284. Trong đó, biến sự hữu ích có hệ số beta cao nhất ( = 0,284; p < 0,05), biến bảo mật và riêng tư đã bị loại ( = -0,027; t = -0,531; p > 0,10). Với năm biến còn lại trong mô hình, hệ số xác định điều chỉnh cho thấy độ tương thích vủa mô hình là 60,2%, có nghĩa là khoảng 60% sự biến thiên của biến phụ thuộc niềm tin vào mua sắm online (NTMO) được giải thích bởi năm biến độc lập là sự dễ sử dụng (SDS), sự hữu ích (SHI), sự chính trực (SCT), sự phản hồi (SPH), danh tiếng người bán (DTNB). Bảo mật và riêng tư có tác động không đáng kể đến niềm tin vào mua sắm online. Các giả thuyết H1a, H1b, H1c, H1d được chấp nhận. Giả thuyết H1e bị bác bỏ, điều này có thể được giải thích là người dùng Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến các vấn đề bảo mật thông tin và sự riêng tư trong mua sắm online. Với danh tiếng người bán và niềm tin vào mua sắm online, ta có giả thuyết: H2. Danh tiếng người bán càng cao thì niềm tin vào mua sắm online của khách hàng đối với doanh nghiệp đó càng lớn. Để kiểm định giả thuyết H2, ta thực hiện phép phân tích hồi quy tiếp theo với một biến độc lập là danh tiếng người bán và biến phụ thuộc là niềm tin vào mua sắm online. Kết quả là F = 215,901; Sig = 0,000; R2 điều chỉnh = 0,417,  = 0,647. Kết quả cho thấy khi không đưa năm biến chất lượng dịch vụ cùng lúc với danh tiếng người bán vào mô hình hồi quy thì yếu tố danh tiếng người bán có ảnh hưởng đáng kể đối với niềm tin vào mua sắm online. Như vậy, giả thuyết H2 được chấp nhận. Với quyết định mua sắm online và niềm tin vào mua sắm online, ta có giả thuyết: 288
  8. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD H3: Niềm tin vào mua sắm online của khách hàng càng cao thì quyết định mua sắm online càng lớn Kết quả hồi quy mô hình Hai xác định sự ảnh hưởng của niềm tin vào mua sắm online đến quyết định mua sắm online (F = 561, 011; Sig = 0,000; R2 điều chỉnh = 0,652). Đặc biệt, niềm tin vào mua sắm online có tác động mạnh mẽ đến việc quyết định mua sắm online nơi khách hàng ( = 0,808). Giả thuyết H3 vì vậy được chấp nhận c) Phương trình hồi quy Với các kết quả hồi quy mô hình Một và mô hình Hai, ta có hai phương trình hồi quy chuẩn hoá như sau: NTMO = 0,120SDS + 0,284SHI + 0,119SCT + 0,188SPH + 0,254DTNB QĐMO = 0,762 + 0,808NTMO 3.1.6. Phân tích sự khác nhau giữa các nhóm khách hàng ở độ tuổi khác nhau Phép thống kê ANOVA so sánh giá trị Mean để tìm những khác biệt giữa các khách hàng thuộc các nhóm độ tuổi khác nhau có cảm nhận và mức độ tin tưởng khác nhau về niềm tin trong mua sắm online. Nếu nhóm nào có giá trị Mean cao hơn nhóm đó có tác động nhiều hơn tới biến định lượng. Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt giữa các khách hàng thuộc các nhóm độ tuổi khác nhau đến mức độ tin tưởng về niềm tin trong mua sắm online. 3.2. Đánh giá Kết quả nghiên cứu đã đáp ứng mục tiêu nghiên cứu và sáu giả thuyết đề nghị đã được ủng hộ. Nghiên cứu đã khẳng định niềm tin trong mua sắm online bị ảnh hưởng bởi năm yếu tố: sự dễ sử dụng, sự hữu ích, sự chính trực, sự phản hồi và danh tiếng người bán. Trong đó, sự hữu ích là yếu tố có tác động mạnh nhất vào niềm tin mua sắm online nơi người dùng, kế đến là danh tiếng người bán gồm cả thông tin truyền miệng. Về lý thuyết, nghiên cứu đã góp phần ủng hộ các lý thuyết về niềm tin trong mua sắm online càng cao dẫn đến quyết định mua sắm online càng cao (Verhagen et al, 2006; McKnight et al, 2002), chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng nổi bật lên niềm tin mua sắm online (Al- Nasser, Yusoff, Islam & Al-nasser, 2014) và danh tiếng tốt là một tiền đề quan trọng trong mua sắm online (Chen và Stuart, 2007). Về thực tiễn, nghiên cứu đã đóng góp những kết quả hữu ích cho việc phát triển mua sắm online tại Việt Nam. Nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng sự bảo mật và riêng tư là những nhân tố quan trọng trong sự chấp nhận những dịch vụ online của người tiêu dùng (Hoffman et al, 1999). Tuy nhiên, tại Việt Nam, yếu tố này lại bị bác bỏ và thay vào đó là sự hữu ích, sự phản hồi lại có ảnh hưởng cao hơn đến niềm tin mua sắm online. Điều này cho thấy, người dùng Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến việc bảo mật, thay vào đó, họ cần hơn những lợi ích có được từ mua sắm online so với mua hàng truyền thống, các chính sách đổi trả hàng và hỗ trợ khách hàng tốt. 4. Kết luận Trong thời đại bùng nổ công nghệ, thương mại điện tử là một lĩnh vực đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, do bản chất thiếu sự liên hệ trực tiếp của môi trường mua sắm trực tuyến, khách hàng vẫn còn dè dặt với hình thức này. Để giúp thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển, điều cần thiết là đạt được niềm tin nơi khách hàng bằng việc cung cấp chất lượng dịch vụ tốt như tạo ra môi trường thân thiện, dễ sử dụng; cung cấp các chính sách hấp dẫn, thông tin liên lạc rõ ràng, phản hồi kịp thời; và tích cực xây dựng danh tiếng, hình ảnh tốt cho doanh nghiệp. 289
  9. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập hầu hết là từ sinh viên vì đó là đối tượng nhóm nghiên cứu có thể tiếp cận dễ dàng hơn so với các đối tượng khác. Thời gian thực hiện nghiên cứu là vào lúc thương mại điện tử mới bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam, vì vậy, có thể người được khảo sát chưa thật sự trải nghiệm nhiều và hiểu sâu về mua sắm online, dẫn đến câu trả lời ít nhiều có sự sai lệch, ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Ví dụ, người dùng Việt Nam chưa nhận thức nhiều về sự nguy hiểm đến từ sự không đảm bảo về bảo mật và riêng tư trong môi trường Internet, nên nhân tố này bị bác bỏ. Nếu có các nghiên cứu tiếp theo về niềm tin mua sắm online, nó nên được thực hiện trên các nhóm đối tượng đa dạng và quy mô hơn và thời gian nghiên cứu nên là khi thương mại điện tử đã trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Al-Nasser, R.Z. Yusoff, R. Islam and Abdullah Al-Nasser (2014), “Effects of consumers’ trust and attitude toward online shopping”, American Journal of Economics and Business Admistration, Vol. 6 No. 2, pp. 58-71. [2] Boyer & G. T. M. Hult (2005), “Customer Behavior in an online ordering application: a decision scoring model”, Decision Sciences, Vol. 36 No. 4, pp. 569-598. [3] Chang, H.H. (2007), “Critical factors and benefits in the implementation of customer relationship management”, Total Quality Management & Business Excellence, Vol. 18 No. 5, pp. 483-508. [4] Chen, Y. H. and Stuart B. (2007), “Initial Trust and Online Buyer Behavior”, Industrial Management and Data Systems, Vol. 107 No. 1, pp. 21-36. [5] Chiu, H.C., Hsieh, Y.C., & Kao, C.Y. (2005), “Website quality and customer’s behavioral intention: An exploratory study of the role of information asymmetry”, Total Quality Manangement & Business Excellence, Vol. 16 No. 2, pp. 185-198. [6] Ciptono and G. Chandra (2005), “Service quality and satisfaction”, Andi Offset Publisher, Yogyakarta, Indonesia. [7] Clow, K., E. (1993), “Building a competitive advantage for service firms”, International Journal of Service Marketing, Vol. 7 No. 1, pp. 22-32. [8] Collier, J. E., and Bienstock, C. C. (2006), “Measuring service quality in e-retailing”, Journal of Service Research, Vol. 8 No. 3, pp. 260-275. [9] Corritore, C.L., B. Kracher and S. Wiedenbeck (2003), “Online trust: Concepts, evolving themes, a model”, Int J. Human Comput, Vol. 58, pp. 737-758. [10] Datta, P, Chowdhurry, D and Chakraborty, B. (2005), “Viral marketing: new word-of- mouth through internet”, The Business Review, Vol. 3 No. 2, pp. 69- 75. [11] Davis, F.D., R.P. Bagozzi and R.R Warshaw (1989), “User acceptance of computer technology: A comparision of two theoretical models”, Manage. Sci., Vol. 35, pp. 982-1003. [12] Eriksson, K., Keren, K. and Nilsson, D. (2005), “Consumer acceptance of internet banking in Estonia”, Internation Journal of Bank Marketing, Vol. 23 No. 2, pp. 200-216. [13] Featherman, S. M., Miyazaki, D. A., and Sprott, E. D. (2010), “Reducing online privacy risk to faciliate e-service adoption: The influence of perceived ease of use and corporate credibility, Journal of Service Marketing, No. 24 Vol. 3, pp. 219-229. [14] Gefen, D., E. Karahanna, and D. W. Straub (2003), “Trust and TAM in Online Shopping: An Integrated Model”, MIS Quarterly, Vol. 27 No.1, pp. 51-90. 290
  10. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD [15] Hair, J.F. Jr., Anderson, R.E., Tatham, R.L., & Black, W.C. (1998). Multivariate Data Analysis, 5th edition, Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall. [16] Hoffman, D.L., Novak, T.P., Peralta, M., (1999), “Building consumer trust online”. Communications of the ACM, Vol. 42 No.4, pp. 80–85. [17] Hsu, Y. J (2003), “The relationship between service quality and customer trust: a study in different relationship phase”, Master’s degree thesis, Institute of Department of Graduate Program in International Business, Ming Chuan University, Taipei. [18] Hu, Rabinovich & Hou (2015), “Customers complaints in online shopping: The role of signal credibility”, Journal of Electronic Commerce Research, Vol. 16 No. 2, pp.95-108. [19] James F. Engel, Roger D. Blackwell, Paul W. Miniard (1993), Consumer Behavior, Dryden Press Series in Marketing, USA. [20] Jarvenpaa, S.L. and Tractinsky, N. (1999), “Consumer trust in an internet store: a cross-cultural validation”, Journal of Computer Mediated Communication, Vol. 5 No. 2, pp. 1-35. [21] Jarvenpaa, S.L. (2000), “Consumer trust in an Internet store”, Inform. Manage. Technol., Vol. 1, pp. 45-71. [22] John, O. P., & Benet-Martinez, V. (2000), “Measurement: reliability, construct validation, and scale construction”, in H. T. Reis & C. M. Judd (Eds.), Handbook of Research Methods in Psychology, pp. 39-369, New York: Cambridge University Press. [23] Kim, J. and H. Park (2012), “Fast nonegative tensor factorization with an active-set-like method”, High Performance Sci. Comput., Springer London. [24] Luarn and H. H. Lin (2003), “A customer loyalty model for e-service context”, Journal of Electronic Commerce Research, Vol. 4, No. 94, pp. 156– 16. [25] Man, Y.K. (2006), “Factors affecting comsumer’s trust in online banking”, Hong Kong Baptist University, Degree of Bachelor of Business Administration. [26] Mayer, R.C., J.H. Davis and F.D. Schoorman (1995), “An integrative model of organizational trust, Acad. Manage. Rev., Vol. 20, pp. 709-734. [27] McKnight, D.H., and N. L. Chervany (2002), “What trust means in E- Commerce customer relationships: An interdisciplinary conceptual typology”, International Journal of Electronic Commerce, Vol. 6 No.2, pp. 35-60. [28] Nunnally, J. C., & Bernstein, I. H. (1994). Psychometric theory, 3rd edition, New York: McGraw- Hill. [29] Peeler, G. H. (1996), “Selling in the quality era”, Blackwell Business, USA. [30] Reichheld, F. F., and P. Schefter (2000), “E-Loyalty: Your secret weapon on the web”, Harvard Business Review, Vol. 78 No.4, pp. 105-113. 291
nguon tai.lieu . vn