Xem mẫu

  1. Những cách khiến doanh nghiệp "sụp" sớm
  2. Bạn tôi là một doanh nhân và có một công ty tư nhân kinh doanh các thiết bị điện tử, nó đ ã đi vào hoạt động trên năm năm rồi, nhưng hơn một năm nay hầu như nó không phát triển, không sinh lời, tiền lãi hầu như không đủ trả lương cho nhân viên. Sau khi thảo luận và nghiên cứu tôi đã rút ra một số vấn đề còn tồn tại sau: Vì sao công ty đang trên bờ vực phá sản? 1. Ngay từ khi mới thành lập, các thành viên đã không nỗ lực để xây dựng và phát triển công ty, không nghĩ đến lợi ích lâu dài, đặc biệt là khi có những lợi ích trước mắt thường thì “xem mặt mà bắt hình dong” với đa số khách hàng, nhiều khi bắt “chẹt” được thì họ cứ làm, vì vậy có những khách hàng giao dịch với giá rất cao. Quá coi trọng lợi nhuận, bất kể một công việc gì đều phải tính có lợi cho mình thì công ty mới làm (là một doanh nghiệp đôi khi phải hiểu rằng có khi mình phải làm nhiều việc không công cho khách hàng và bạn hàng). 2. Công ty phân phối các sản phẩm điện tử, sửa chữa và bảo hành cho khách. Thường không chịu giải thích một chút về các chế độ bảo hành của các hãng mà mình phân phối, không giữ uy tín với khách về thời gian trả hàng bảo hành, nhiều khi kéo dài cả tháng trời, để khách đi lại nhiều lần, vì toàn thể
  3. nhân viên đều có ý nghĩ rằng khách hàng cần mình… Khi khách đến để sửa chữa, kỹ thuật viên thấy họ không hiểu gì ho ặc có những câu hỏi không đúng thì sẵn sàng trả lời với thái độ khinh miệt. Nhân viên công ty đâu biết rằng nếu khách hàng cũng biết về kỹ thuật thì cần gì đến họ nữa, thì làm sao có lợi nhuận, có tiền lương thưởng. 3. Vấn đề nguy hiểm nhất là các bộ phận của công ty từ kế toán, kỹ thuật, nhân viên thực tập… Không chịu hợp tác với nhau, nhân viên có kinh nghiệm không chịu chỉ bảo giúp đỡ nhân viên mới, để họ tự mày mò học hỏi, không trao đổi học hỏi với nhau, nên sự tiến bộ của các thành viên hầu như không có. 4. Đùa quá trớn, nhiều khi khách hàng ở đó, các nhân viên và giám đốc vẫn có thể kéo tai túm tóc nhau, với những hành động rất phản cảm (Người Á đông rất nhậy cảm với vấn đề giới tính). Bộ phận bán hàng, khi khách vào thì không chịu đứng dậy tươi cười chào hỏi khách, nhiều khi khách yêu cầu mới uể oải đứng dậy để lấy hàng cho khách xem, nếu khách hỏi không mua thì họ cũng tỏ thái độ. 5. Vấn đề nghiêm trọng là quản lý lỏng lẻo, nhân viên chuộc lợi bất chính từ tài sản công ty, ăn trộm đồ (Ăn trộm của nhau thì chưa thấy - vì công ty chưa đến chục người), nếu giám đốc và kế toán không để ý họ đút luôn tiền sửa máy vào túi riêng (Vì không có hóa đơn hoặc phiếu thu, mà có thì họ cũng ỉm đi). Họ làm thêm ngoài giờ, lấy danh nghĩa công ty để đưa các sản phẩm công ty khác vào để ăn hoa hồng. 6. Giám đốc là người không quyết đoán, không quyết định được những
  4. việc lớn của công ty, nhiều khi cả nể vì nghĩ là anh em, nghĩ là một gia đình rồi, vì vậy quyền lực bị phân tán, nếu không có giám đốc nhiều khi kỹ thuật và kế toán bán hàng cãi nhau tay đôi. 7. Tầng lớp kế cận không có, những khi có nhân viên nghỉ việc thì công ty rối vô cùng, không tìm được người thay thế ngay, đôi khi phải thương lượng với những nhân viên đó để có thời gian tìm người, gây lên thái độ khó xử cho tất cả các b ên: Giám đốc, nhân viên đang làm và nhân viên dự định nghỉ, gây mâu thuẫn. 8. Chế độ tuyển người không phù hợp, không có kế hoạch rõ ràng, nhiều khi tuyển rất nhiều nhưng chẳng biết để làm gì, mà công ty luôn trong tình trạng thiếu nhân viên. Chẳng biết tuyển vào để họ học việc hay là tuyển nhân viên cho công ty. 9. Không chú ý nhiều đến sức mạnh của truyền thông, có rất nhiều kênh có thể quảng cáo và quảng bá thương hiệu của công ty (Như internet, web...) Không tập trung vào việc giữ chân khách hàng và tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Đây cũng là các vấn đề chủ yếu còn tồn tại của các doanh nghiệp Việt Nam, tôi rất mong các cô, các chú, các bác góp ý kiến để bạn tôi có thể khác phục những tồn tại và yếu kém đó, để có thể ổn định và và giúp công ty sinh lời.
nguon tai.lieu . vn