Xem mẫu

  1. "Nhận diện" một số rủi ro Trên thực tế, một số doanh nghiệp Việt Nam từng phải trả giá đắt do không lường trước được những rủi ro. Người xưa có câu “mất bò mới lo làm chuồng”. Trong rất nhiều trường hợp, ý thức phòng ngừa rủi ro chỉ có được sau khi doanh nghiệp đã gặp phải sự cố với những hậu quả nặng nề. Ngoài giải pháp mua bảo hiểm, quy trình quản trị rủi ro ngày nay cần được triển khai thành một hệ thống đồng bộ, thông qua sự nhận diện một số rủi ro th ường gặp trong quá trình kinh doanh. Rủi ro về tài chính Thị trường luôn biến động một cách bất khả kháng. Chính vì vậy, rủi ro về tài chính được xếp ở hàng đầu trong “danh mục rủi ro” mà doanh nghiệp phải quan tâm. Loại rủi ro này luôn gắn liền với tình trạng lạm phát của nền kinh tế. Sự mất cân đối về dòng tiền (chi nhiều hơn thu) luôn tiềm ẩn những rủi ro lớn đối với hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn, do thiếu tiền nên việc mua nguyên liệu không đáp ứng kịp thời cho sản xuất, lương công nhân không trả đúng kỳ hạn có thể dẫn đến đình công, các khoản vay không được thanh toán như cam kết sẽ gây ảnh hưởng tới uy tín doanh nghiệp... Sự mất cân đối dòng tiền một cách tạm thời rất có thể sẽ chuyển thành mất cân đối dài hạn kèm theo nguy cơ doanh nghiệp bị phá sản. Ngoài vốn chủ sở hữu, để phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh, hầunhư doanh nghiệp nào cũng phải sử dụng vốn vay, và đương nhiên phải gánh thêm phần lãi suất tiền vay.
  2. Thông thường, khi lập kế hoạch kinh doanh, lãi suất tiền vay đã được dự tính, nhưng thị trường luôn biến động, và khi lạm phát xảy ra thì lãi suất tiền vay cũng “nhảy múa” theo, dẫn đến mọi tính toán, dự phòng của doanh nghiệp bị đảo lộn. Lượng tiền vay càng lớn thì khi lãi suất tăng đột biến, độ rủi ro càng cao, có thể dẫn đến mất khả năng chi trả. Khi lạm phát xảy ra, giá cả hàng hóa trên thị trường cũng tăng cao, trong khi thu nhập của người dân không tăng hoặc có tăng nhưng không đủ bù lại. Để ứng phó, người tiêu dùng sẽ thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, và sức mua sẽ giảm. Khi ấy, số lượng hàng hóa được tiêu thụ cũng giảm, giá bán không đủ bù đắp chi phí sản xuất. Loại rủi ro này, trong quản trị tài chính, được gọi là rủi ro về sức mua của thị trường. Thực tế cho thấy, một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì quá trình sản xuất - kinh doanh phải diễn ra liên tục và phải có sự tái đầu tư. Khi lạm phát xảy ra, nguồn vốn để tái đầu tư thường bị cắt giảm, thậm chí bị “bỏ qua” luôn. Do vậy, doanh nghiệp sẽ đối diện với việc buộc phải thu hẹp sản xuất hay nh ượng lại cổ phần cho đối tác để duy trì hoạt động. Ngoài ra, với các doanh nghiệp sử dụng nhiều ngoại tệ thì còn đối diện với một rủi ro bất khả kháng nữa là tỷ giá hối đoái, khi hối đoái biến động theo chiều làm cho đồng nội tệ mất giá. Rủi ro về tài chính thường có tác động dây chuyền và cộng hưởng, do đó doanh nghiệp phải chủ động xây dựng quy trình đánh giá và quản trị rủi ro tài chính phù hợp, để có thể tự bảo vệ mình trước sự biến động của thị trường. Như đã phân tích ở trên, những rủi ro về tài chính thường liên quan trực tiếp đến vấn đề mua bán, đầu t ư, vay nợ... Hơn nữa, thị trường không đứng yên, nên việc quản lý rủi ro tài chính cũng phải linh hoạt dựa trên dự báo về mức độ biến động
  3. của giá cả, môi trường kinh doanh, điều kiện chính trị - kinh tế trong nước và quốc tế. Rủi ro về pháp lý Bước vào sân chơi toàn cầu, không ít doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn đi làm ăn xa, thay vì chỉ quanh quẩn “sân nhà”. Hàng loạt hợp đồng với đối tác nước ngoài đã được ký kết, thu về cho đất nước nguồn ngoại tệ đáng kể. Không ít doanh nghiệp đã xây dựng nhà máy ở một số nước trong khu vực như Campuchia, Lào, Malaysia... Nhìn một cách tổng thể, đây là những tín hiệu vui, chứng tỏ vị thế của Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng đi lên. Song, bên cạnh đó, chúng ta cũng phải đối diện với nhiều cạm bẫy khi “mang chuông đi đánh xứ người”. Có thể kể
  4. đến một số trường hợp điển hình như vụ thua kiện của Công ty Vinafood II, của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam, của Công ty Centrimex... Mổ xẻ nguyên nhân thì thấy, hầu hết đều do lãnh đạo doanh nghiệp ch ưa nắm chắc hệ thống pháp luật của các nước mà mình quan hệ làm ăn cũng như thông lệ quốc tế. Điều này dẫn đến hậu quả là “đụng chạm” tới các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu, bản quyền, sáng chế, bí quyết kỹ thuật, chuyển giao công nghệ... Đây thực sự là những bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn với nước ngoài. Ngoài ra, do trình độ ngoại ngữ cũng như mối quan hệ còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp trong nước không đủ khả năng thẩm định tư cách pháp nhân cũng như tiềm lực tài chính của đối tác nước ngoài. Mặt khác, cũng vì tiết giảm chi phí nên đa phần doanh nghiệp Việt Nam ch ưa có thói quen sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý, dẫn tới việc bị thua thiệt đủ bề. Rủi ro về bảo mật thông tin Thông thường, các công cụ phục vụ cho việc kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: điện thoại, email, website, bộ máy nhân sự...Tất cả các công cụ n ày đều có lỗ hổng, nếu doanh nghiệp không biết cách phòng ngừa thì rủi ro là không tránh khỏi. Thử tưởng tượng, một ngày “xấu trời” nào đó, trên website của doanh nghiệp A xuất hiện thông tin của doanh nghiệp B (vốn l à đối thủ cạnh tranh). Hay kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp A lại “có chân” chạy sang doanh nghiệp B. Với giả thiết thứ nhất, hậu quả là doanh nghiệp A mất uy tín. Còn với giả thiết thứ hai, hậu quả chính là mất tiền. Cả hai hậu quả này đều liên quan mật thiết đến sự sống còn của doanh nghiệp
  5. Để tránh rủi ro vì bị lộ bí mật kinh doanh, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách bảo mật thông tin cho từng bộ phận, và lãnh đạo phải là người đầu tiên thấu hiểu nguyên tắc này, để từ đó quán triệt tới từng nhân viên. Thực tế cho thấy, việc để lộ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp có tới 70% l à do lỗi từ con người. Nói cách khác, con người chính là khâu yếu nhất trong toàn bộ cơ chế đảm bảo an toàn thông tin của doanh nghiệp. Muốn khắc phục điều này, doanh nghiệp cần đề ra quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm cho từng bộ phận, từng cá nhân (bộ phận nào/ai được làm gì và không được làm gì, mỗi phòng ban chỉ được biết thông tin của phòng ban mình, hạn chế tối đa khả năng rò rỉ thông tin đến các phòng ban khác không liên quan...). Điều cần lưu ý là nên tránh hiện tượng chồng chéo giữa các bộ phận, để khi có sự cố còn biết rõ ai hay bộ phận nào chịu trách nhiệm. Riêng với các công cụ hỗ trợ kinh doanh nh ư email, website, điện thoại, doanh nghiệp cần xây dựng các quy tắc sử dụng theo nguyên tắc cấm tất cả những gì không cần cho công việc... Không có sự an toàn nào là tuyệt đối. Vì thế, cách tốt nhất để doanh nghiệp có thể đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh là phải tiên liệu được các tổn thất có thể xảy ra khi kinh doanh bị gián đoạn, cũng nh ư dự trù biện pháp xử lý thông tin giữa các hệ thống của công ty trong trường hợp có sự cố.
nguon tai.lieu . vn