Xem mẫu

  1. Nhà sáng chế tạo nên sự phồn thịnh Thời cận đại, châu Âu vươn được lên đỉnh cao một phần là nhờ công lao của những nhà sáng chế, phát minh, những người nhiều khi bị coi là lập dị nhưng lại dám nghĩ, dám làm, tạo ra cái mới thay vì bắt chước, dập khuôn, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chiến tranh là cha đẻ của mọi vật và là mẹ đẻ của phần lớn sáng chế phát minh. Trong những trận đánh lớn của lịch sử thế giới, đội quân được trang bị công nghệ chiến tranh theo kiểu dập khuôn, bắt chước đơn thuần không thể giành thắng lợi trước kẻ thù cũng có trang bị tương tự. Muốn chiếm được các thành phố hay thôn tính các quốc gia, những người chỉ huy tối cao của quân đội luôn đòi phải có các loại vũ khí có độ chính xác cao hơn, xe cộ có tốc độ lớn hơn và thiết bị chiến tranh phải tối tân hơn. Vì vậy các sáng chế phát minh thường trước hết nhằm phục vụ mục đích quân sự sau đó mới áp dụng vào lĩnh vực dân sự. Điều này có thể chứng minh qua máy hơi nước, công nghệ computer cho tới Internet ngày nay. Sự tiến bộ của nền kinh tế là do các nhà sáng chế phát minh tạo dựng chứ không phải nhờ những kẻ dập khuôn, bắt chước. Điều này có thể gây ngạc nhiên. Vì đáng ra bắt chước, dập khuôn thường rẻ hơn, đơn giản hơn so với việc suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo ra cái mới. Kẻ bắt chước tiết kiệm được chi phí, tránh được các sai phạm và rủi ro, đây là những yếu tố luôn gắn liền với sự đổi mới. Kẻ bắt chước, tức những kẻ đi theo bầy đàn, đáng ra có nhiều cơ may tồn tại hơn so với những người đi
  2. tiên phong, những người dám mày mò tìm kiếm trên những lĩnh vực còn mới mẻ và lạ lẫm, luôn phải đối mặt với nhiều điều bất an và nguy hại. Bỏ lối mòn để theo đường mới Tuy nhiên kẻ nào không dám đương đầu với thử thách, kẻ đó sẽ không thể đạt được thành công mỹ mãn, mãi mãi là kẻ chạy theo và không bao giờ có thể vươn lên vị trí hàng đầu. Kẻ đó không bao giờ giành được chiến công trong chiến trận hay gặt hái thành công trong lĩnh vực kinh tế. Niềm hy vọng giành chiến công quân sự, quyền lực chính trị, lợi nhuận kinh tế hoặc sự tôn trọng của xã hội trong lịch sử thế giới luôn là động cơ mạnh mẽ đối với những kẻ đi chinh phục và với các nhà thám hiểm, sáng chế, phát minh. Họ bị thôi thúc trong cuộc đấu tranh để tồn tại, vì sự say mê mạo hiểm, sẵn sàng chịu rủi ro và luôn phấn đấu để có thành tựu. Họ không chịu đi theo lối mòn thông thường và luôn vươn tới những con đường mới mẻ. Vô vàn cải tiến và đổi mới đã đưa nhân loại từng bước đi lên về kinh tế - từ một nền kinh tế nông nghiệp đơn giản kéo dài hàng nghìn năm tiến lên thời đại công nghiệp - và cuối cùng trong những thập niên gần đây bước vào xã hội dịch vụ vô cùng phức tạp, xã hội tri thức hay còn gọi là xã hội công nghệ. Song song với đổi mới kỹ thuật là sự đổi mới về thể chế. Ở đây có vấn đề vẫn chưa rõ ràng, đó là: "con gà có trước hay quả trứng có trước", tiến bộ kỹ thuật đã thúc đẩy tiến bộ về thể chế hay ngược lại. Máy hơi nước, động cơ, năng lượng điện, hệ thống vận tải và hệ thống truyền thông có độ bao phủ ngày càng rộng lớn giúp tiến hành mạnh mẽ hơn sự phân công lao động và chuyên môn hóa ở thời kỳ đầu thời đại công
  3. nghiệp. Từ một xã hội với nền kinh tế hàng đổi hàng trở thành một nền kinh tế tiền tệ. Nền kinh tế tiền tệ đòi hỏi phải có những giải pháp mới, sự sáng tạo của ngành tài chính và tín dụng. Từ đó ra đời các ngân hàng, các hãng bảo hiểm. Kéo theo nó là sự ra đời của những điều luật mới nhằm bảo đảm quyền lợi của người mua hàng và kẻ bán hàng. Các hệ thống chính trị về phân chia quyền lực phải làm sao để luật pháp phát huy được chức năng của nó. Qua đó có thể thấy tác động mang tính dây chuyền của các sự kiện và những đổi mới về kỹ thuật và thể chế đã dẫn đến sự phát triển vượt bậc về kinh tế có một không hai trong lịch sử trong vòng hai trăm năm qua.
nguon tai.lieu . vn