Xem mẫu

  1. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Phân loại nhà đầu tư chứng khoán Quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của các nhà đầu tư
  2. NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN |2 A. KHÁI NIỆM NHÀ ĐẦU TƯ 1. Khái niệm đầu tư (investment): Đầu tư thực chất là thuật ngữ có nguồn gốc từ kinh tế chứ không phải thuật ngữ pháp lý. Do vậy khi tìm hiểu về khái niệm này, chủ yều là các khái niệm của kinh tế học nhiều hơn. Thuật ngữ này được hiểu và giải thích còn rất khác nhau, chưa có sự nhất quán ngau trong sách báo kinh tế ở nước ta. Theo từ điển Bách khoa việt nam (1995), đầu tư là “hành động bỏ vốn vào 1 doanh nghiệp, 1 công trình hay 1 sự nghiệp bằng nhiều biện pháp như cấp phát ngân sách, vốn tự có, liên doanh hoặc vay dài hạn để mua sắm thiết bị mới, hoặc thực hiện việc hiện đại hoá, mở rộng xí nghiệp nhằm thu doanh lợi hay phát triển phúc lợi công cộng”. Cách định nghĩa này nhằm nhấn mạnh vào đầu tư phát triển, vào hình thái biểu hiện và động lực của đầu tư, nhưng không làm rõ được bản chất của đầu tư cũng như chưa phản ánh được nội dung của đầu tư. Trong giáo trình “kinh tế đầu tư” của Trường đại hcọ Kinh tế quốc dân, do PGS.TS Nguyễn Ngọc Mai chủ biên thì:” Đầu tư là sự bỏ ra, sự hy sinh những cái gì đó ở hiện tại ( tiền, sức lao động, của cải vật chất, trí tuệ ) nhằm đạt được những kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai” . Định nghĩa này nêu được dặc tính khái quát của đầu tư là hành vi bỏ vốn trong hiện tại nhằm đạt lợi ích trong tương lai. Tuy nhiên cách tiếp cận này có thể gây nhầm lẫn với hành vi lao động bình thường (bỏ sức lao động) với hành vi đầu tư của nhà đầu tư. Theo Luật đầu tư 2005 thì “ Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành các hoạt động đầu tư”. Cách định nghĩa này chưa rõ ràng khi sử dụng thuật ngữ “ hoạt động đầu tư” để giải thích thuật ngữ Đầu tư. Trong cuốn sách “ Về chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt Nam” do PGS.TS Trần Thị Minh Châu chủ biên có nêu ra các nội dung cơ bản của hành vi đầu tư, đó là:
  3. NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN |3 • Đâu tư là hành động mang tính tích luỹ, có nghĩa răng để đầu tư nhà đầu tư phải có vốn và họ phải hy sinh 1 phần tiêu dùng sinh hoạt. • Mục đích của đầu tư luôn là giá trị lớn hơn trong tương lai. Bất cứ khoản vốn đầu tư nào cũng chỉ được bỏ ra khi nhà đầu tư kỳ vọng sẽ thu hồi được vốn và có lãi trong tương lai. • Quyết định đầu tư phụ thuộc và tính toán toán của các nhà đầu tư. Qua các quan điểm ở trên dù phần lớn là những quan điểm dưới tư duy kinh tế nhưng nó giúp chúng ta dần nắm được bản chất và nội dung của đầu tư. Với tư cách là những người tìm hiểu đầu tư dưới giác độ pháp lý chúng tôi xin đưua ra cách hiểu của mình về đầu tư như sau: trước hết, đó là 1 hành vi pháp lý mà 1 người sử dụng tài sản trong hiện tại của mình nhằm mục đích tạo ra giá trị tài sản lớn hơn trong tương lai và các hành vi đầu tư đều phải tuân theo những thủ tục nhất định của pháp luật. Quay trở lại với đề tài nghiên cứu của nhóm, là chúng ta đang đề cập đến vấn đề quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư chứng khoán. Múôn vậy chúng ta phải hiểu đầu tư chứng khoán là gì? Đầu tư chứng khoán là 1 dạng của đầu tư tài chính, đó là một hình thức đầu tư chủ yếu thông qua hình thức mua chứng khoán, trái phiếu hoặc các công cụ tài chính khác. Như chúng ta đã biết, chứng khoán là 1 chứng chỉ quyền, là 1 giấy tờ có giá xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu. Được nhìn nhận như 1 loại Tài sản có giá trị lợi nhuận rất cao, việc đầu tư vào chứng khoán đã trở thành 1 hình thức không thể thiếu của bất kỳ nên kinh tế đang phát triển và phát triền nào. Vận dụng vào cách hiểu về đầu tư ở trên, chúng ta có thế hiểu rằng: đầu tư chứng khoán là việc bỏ tiền ra để mua các loại chứng khoán trên thị trường nhằm thu về những lợi nhuận nhất định từ giá trị của chứng khoán. 2. Khái niệm nhà đầu tư (investor): Trong cuốn sách của UBCKNN-SSC, do TS. Đào Lê Minh chủ biên, có đưa ra 1 khái niệm về Nhà đầu tư chứng khoán như sau: Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. “Thực sự” mua và bán ở đây tức là . hành vi mua và bán chứng khoán phải là ý chí thực của nhà đầu tư, muốn vậy trước khi mua và bán chứng khoán họ đến công ty chứng khoán để làm thủ tục mở tài khoản giao dịch chứng khoán, sau
  4. NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN |4 đó sẽ ký hợp đồng mở tài khoản với công ty chứng khoán. Để mua chứng khoán nhà đầu tư phải có tiền hoặc để bán chứng khoán phải có chứng khoán trong tài khoản này. Trong Luật chứng khoán 2006, tại khoản 10 Điều 6 có đưa ra khái niệm như sau:”Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức,cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán”. Nhưng khái niệm này cũng chỉ là 1 khái niệm chung chung, mới chỉ ra được các đối tượng có thể trở thành nhà đầu tư mà chưa chỉ ra được bản chất thực sự của 1 nhà đầu tư. Trong cuộc sống chúng ta thương nghe nói đến các “nhà sinh vật học”, “nhà bác học”, “ các nhà làm luật”… chúng ta cũng thường hiểu đso là những người có chuyên môn tức là có kiến thức,có sự hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực sinh học,nghiên cứu khoa học, pháp luật; hay nói 1 cách khác họ là các chuyên gia trong những lĩnh vực đó. Khái niệm nhà đầu tư có nằm ngoài tư duy này? Phải chăng tất cả những người có hành vi đầu tư đều được gọi là nhà đầu tư? Hiện nay chúng ta hay nghe nói đến 1 thuật ngữ “ người chơi chứng khoán”, có lẽ đó là 1 ví dụ rõ ràng để phân biệt với những người được gọi là “ nhà đầu tư”- những người đã có nhiều kinh nghiệm,kiến thức và sự hiểu biết về đầu tư chứng khoán, có hành vi mua bán chứng khoán trong 1 thời gian nhất định( thường là 3-5 năm, hoặc lâu hơn). Một thuật ngữ nữa chúng ta cũng cần phải phân biệt với nhà đầu tư, đó là “ các nhà kinh doanh chứng khoán”, thuật ngữ này gần giống với ngơươì chơi chứng khoán nhưng khác ở bản chất và mục đích mua hay bán chứng khoán. Các nhà kinh doanh chứng khoán thường là những người mua và bán chứng khoán trong thời gian ngắn từ vài ngày đến vài tháng hay cao hơn là 1 - 2 năm. Đôi khi, họ bị gọi là nhà đầu cơ hay “lướt sóng” chứng khoán. B. PHÂN LOẠI NHÀ ĐẦU TƯ 1. Căn cứ vào số lượng nhà đầu tư: Nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức 1.1.Nhà đầu tư cá nhân:
  5. NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN |5 Là những người thực hiện các hoạt động đầu tư chứng khoán 1 cách đơn lẻ,vốn đầu tư có thể là vốn tự có, vốn đi vay (mà thường là ngắn hạn dưới 1 năm) hoặc cả hai. Các nhà đầu tư cá nhân tự mình thực hiện các hoạt động mua bán chứng khoán hoặc có thể thông qua các nhà môi giới và họ có toàn quyền sở hữu với những phần lợi nhuận thu được từ việc mua bán chứng khoán. Tuy nhiên, trong đàu tư thì lợi nhuận và rủi ro tương quan tỉ lệ thuận với nhau, chính vì vậy các nhà đầu tư cá nhân luôn phải lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp với khả năng cũng như chấp nhận rủi ro của mình mà không thể san sẻ cho bất cứ ai. 1.2.Nhà đầu tư có tổ chức Nhà đầu tư có tổ chức hay còn gọi là các định chế đầu tư, thuờng xuyên mua bán chứng khoán với số luợng lớn.Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp chính trên thị trường chững khoán là các công ty đầu tư, các công ty bảo hiểm, các quỹ lương hưu và các quỹ bảo hiểm xã hội khác. Ngúôn vốn chủ yếu của nhà đầu tư có tổ chức là vốn huy động từ nhiều cổ đông với mục đích kinh doanh chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 5 năm) để thu về lợi nhuận. Đầu tư thông qua tổ chức đầu tư có ưu điểm nổi bật là có thể đa dạng hoá danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm. Một bộ phận quan trọng của các tổ chức đầu tư là các công ty tài chính.Các công ty này được phép kinh doanh chứng khoán, có thể sử dụng nguồn vốn của mình để đầu tư vào chứng khoán với mục đích sinh lời.Bên cạnh đó có các công ty chứng khoán, các Ngân hàng Thương mại cũng có thể trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp khi họ mua chứng khoán cho chính mình. 2. Căn cứ vào trình độ của các nhà đầu tư: Nhà đầu tư chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp. 2.1. Nhà đầu tư không chuyên nghiệp ( nhà đầu tư nghiệp dư)
  6. NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN |6 Là những nhà đầu tư không có quy mô tổ chức và chuyên môn cao trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, nắm số lượng cổ phiếu ít và khả năng tíêp cận thông tin thấp hơn so với các nhà đầu tư chuyên nghiệp. 2.2. Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp: Theo quy định tại khoản 10 Điều 6 Luật chứng khoán thì nhà đầu tư chuyên nghiệp là các ngân hàng thuơng mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm và các tổ chức kinh doanh chứng khoán.Sở dĩ gọi đây là các nhà đầu tư chuyên nghiệp bởi lẽ các tỏ chức này có khả năng tiếp cận những thông tin về chứng khoán nhanh nhạy, có mạng lưới rộng khắp và có khả năng phân tích thông tin tốt hơn các nhà đầu tư không chuyên khác.Các quyết định đầu tư ở đây đều được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm. 3. Căn cứ vào quốc tịch: Nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài: Căn cứ vào quốc tịch của nhà đầu tư, có thể chia thành 2 nhóm là nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài với những quy phạm pháp luật, chế độ pháp lý riêng biệt điều chỉnh, phù hợp với từng nhóm. 3.1. Nhà đầu tư nước ngoài: Theo Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg ngày 15 tháng 04 năm 2009 về tỉ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các tổ chức, cá nhân sau đây: • Tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài và chi nhánh của tổ chức này tại nước ngoài và tại Việt Nam. • Tổ chức thành lập và hoạt động ở Việt Nam có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49%. • Quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49%. • Cá nhân nước ngoài là người không mang quốc tịch Việt Nam, cứ trú tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam.
  7. NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN |7 Theo Quy chế hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 121/2008/QĐ-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2008, nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: • Cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài, cư trú tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam, bao gồm cả người gốc Việt Nam có quốc tịch nước ngoài. • Tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài và chi nhánh của tổ chức này, bao gồm cả chi nhành hoạt động tại Việt Nam. • Tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam có 100% vốn góp nước ngoài và các chi nhánh của tổ chức này. • Quỹ đầu tư thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài và các quỹ đầu tư thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam có 100% vốn góp nước ngoài. • Các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Theo quy định tại Khoản 5, Khoản 12, Khoản 13 Luật Đầu tư 2005, nhà đầu tư nước ngoài được quy định là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam bao gồm các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư. Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư. 3.2. Nhà đầu tư trong nước: Là tổ chức, cá nhân trong nước bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Đầu tư trong nước là việc nhà đầu tư trong nước bỏ vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu C. QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CƠ BẢN CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ
  8. NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN |8 1. Quyền và lợi ích chung: 1.1. Quyền tham gia tiếp cận thị trường Đầu tư chứng khoán luôn là phương thức đầu tư hiệu quả với những khoản lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán cũng là nơi chứa đựng rất nhiều rủi ro. Nhà đầu tư chứng khoán phải tỉnh táo và tận dụng tối đa quyền lợi của mình để thu được lợi nhuận như mong muốn Quyền tham gia tiếp cận thị trường thể hiện ở việc các nhà đầu tư có quyền tìm hiểu về thị trường chứng khoán mà họ muốn đầu tư (vào việc mở tài khoản kinh doanh chứng khoán, chuyển tiền vào tài khoản, giao tiếp với nhân viên công ty chứng khoán, tiêu chuẩn niêm yết… để giao dịch được thực hiện) Khi tham gia thị trường chứng khoản, các nhà đầu tư cần biết rõ về đối tượng trung gian tài chính hỗ trợ công việc của các nhà đầu tư, thường quen thuộc nhất là các công ty chứng khoán. Tìm hiểu về kỹ về công ty tài chính trung gian mà mình định sử dụng dịch vụ là một cách thức tốt để yên tâm đầu tư. Các yếu tố tìm hiểu chẳng hạn như: công ty đó có được đánh giá tốt về uy tín không, nhân viên phục vụ khách hàng tận tình không, khi có tranh chấp hoặc phàn nàn chất lượng thì nhận được phản hồi ra sao. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trung gian tài chính đông đảo nhất và cũng là đối tượng được các nhà đầu tư quan tâm nhất đó chính là các công ty chứng khoán mà trong đó nhân viên môi giới là những người sẽ tiếp xúc trực tiếp với các nhà đầu tư. Việc Ủy bàn chứng khoán nhà nước ban hành quy định mới về mẫu đơn đăng ký mở tài khoản giao dịch trong đó có thêm một số đề mục như: Người tư vấn chỉ định, Mục đích đầu tư, Mức thu nhập, Mức độ chấp nhận rủi ro kèm theo kế hoạch định hướng về việc quy định số lượng tài khoản khách hàng mà một nhân viên môi giới được phép quản lý đã tăng cường sự linh hoạt của nhà đầu tư trong việc lựa chọn sử dụng các dịch vụ tư vấn tài chính. Điều đó cũng đòi hỏi các nhà đầu tư phải có một sự đánh giá tương đối đầy đủ và chính xác về đối tượng cung cấp dịch vụ tài chính. Như vậy, Việc tìm hiểu kỹ lưỡng về thị trường chứng khoán có tác dụng giúp các nhà đầu tư sáng suốt trong việc lựa chọn hướng đầu tư, tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc khi chưa thực sự có những kiến thức cơ bản khi tham gia vao thị trường đầy rủi ro này
  9. NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN |9 1.2. Quuyền tiếp cận thông tin: Thị trường chứng khoán hình thành thì tất yếu thị trường thông tin phải xuất hiện, gần nhất là các thông tin về chủ thể phát hành chứng khoán với khả năng tài chính, năng lực kinh doanh, tiềm năng phát triển trong tương lai…hay về giá chào mua,chào bán, số lượng lệnh, khối lượng của mỗi lệnh.Thông tin có sự ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên thị trường chứng khoán.Có thông tin, các nhà đầu tư mới có thể phân tích tình hình, diễn biến của thị trường chứng khoán, từ đó nắm bắt được các xu hương về giá của chứng khoán và cuối cùng là đưa ra các quyết định mua hay bán chứng khoán vào thời điểm hợp lý. Chình vì sự quan trọng như thế của thông tin đối với nhà đầu tư cho nên được tiếp cận thông tin là 1 quyền cơ bản của các nhà đầu tư. Nếu không có quyền năng này, nhà đầu tư sẽ không còn niềm tin vào chứng khoán vì 1 lẽ dĩ nhiên không ai muốn đầu tư vào 1 thứ mình không biết rõ, rủi ro sẽ vô cùng lớn; cũng như sẽ không tạo ra sự thu hút đối với nhà đầu tư và cũng không thể có 1 thị trường chứng khoán phát triển. Một khi tiếp cận thông tin trở thành quyền đối với nhà đầu tư, thì nó sẽ là nghĩa vụ đối với các chủ thể phát hành chứng khoán, của các công ty chứng khoán, các sở giao dịch chứng khoán và của cơ quan quản lý thị trường chưng khoán. Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư được biểu hiện như thế nào? • Quyền được tiếp cận với các báo cáo tài chính hàng năm và các thông tin bất thường của các công ty phát hành chứng khoán.Theo khoản 2 Điều 101 LCK 2006 các công ty phát hành chứng khoán( cụ thể là các công ty đại chúng) phải thông báo các sự kiện bất thường trong vòng 24h, kể từ khi xảy ra các sự kiện. • Quyền được tiếp cận các thông tin về báo các tài chính quý, về tổn thất tài sản có giá trị từ 10% vốn chủ sở hũư trở lên, các thông tin theo quy chế của sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán của các tổ chức niêm yết. • Quyền được tiếp cận các thông tin về báo cáo tài chính năm, về các sự kiện bất thường theo khoản 2 Đ104 của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Theo khoản 4 điều này, các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải công bố thông tin theo yêu cầu của UBCKNN khi có thông tin liên quan đến công ty có ảnh hưởng nghiêm trọng đếb lợi ích hợp pháp của Nhà đầu tư. • Quyền được tiếp cận với các thông tin về báo cáo tài sàn hàng năm cũng như các sự kiện bất thường được quy định tại khoản 3 điêfu 105LCK của các quỹ đại chúng. Theo khoản 4 điều này khhi có tin đồn ảnh hưởng đến việc chào bán, giá chứng chỉ
  10. N H À Đ Ầ U T Ư C H Ứ N G K H O Á N | 10 quỹ đại chúng hay cso sự thay đổi bất thường về giá và khối lượng giao dịch chứng chỉ quỹ đại chúng thì quỹ đại chúng phải công bố thông tin theo yêu cầu của UBCKNN. • Sở giao dịch chứng khoán và trung tâm giao dịch chứng khoán là những cơ quan có chức năng quan trọng đối với các hoạt động chứng khoán. Do đó những thông tin từ các cơ quan này cũng cso ảnh hưởng lớn và mạnh tới quyết điịnh đầu tư của các nhà đầu tư. Vì vậy sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán cũng có nghĩa vụ phải công bố các thông tin về giao dichj chứng khoán tại SGDCK và TTGDCK; các thông tin về tổ chức niêm yết tại SGDCK,TTGDCK; các thông tin về công ty chứng khoán, công ty quản lỹ quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán; và các thông tin về giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán. Tiếp cận thị trường bằng những phương tiện gì? Điều này tuỳ thuộc vào các nhà đầu tư. Khi công nghệ số đã phát triển với những kỹ thuật vượt bậc, các nhà dầu tư có thể tìm kiếm thông tin bằng rất nhiều phương tiện: đài báo;truyền hình,; các kênh thông tin, phân tích,dự báo; internet…Trong thời gian 8 năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam, một cách tổng thể và khách quan thì nhà đầu tư Việt Nam đã trưởng thành hơn rất nhiều so với buổi sơ khai. Nhà đầu tư đã tiếp cận thị trường chứng khoán một cách khoa học hơn; cố gắng tích lũy kiến thức cho mình, có thể bằng cách tự tìm hiểu, có thể bằng kinh nghiệm... Nhưng để thị trường chứng khoán VIệt Nam hướng tới sự phát triển bền vững, bên cạnh việc nhà đầu tư phải trang bị đầy đủ hành trang cần thiết thì đòi hỏi các định chế tài chính trung gian cũng phải hoàn thiện hơn chất lượng hoạt động, Nhà nước phải tạo ra các công cụ cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch và công khai hơn nữa để xoá bỏ tình trnạg bất cân xứng về thông tin và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các nhà đầu tư. 1.3. Quyền được bảo vệ của nhà đầu tư chứng khoán 1.3.1. Tại sao lại đặt ra vấn đề về quyền được bảo vệ của nhà đầu tư? “Nhà đầu tư là thành viên quan trọng nhất của thị trường. Năng lực tài chính, quyền lợi, kiến thức và cả đạo đức của họ quyết định chất lượng phát triển thị trường chứng khoán của một quốc gia. Bảo vệ nhà đầu tư được xem là bảo vệ thị trường từ gốc”. Quan điểm đề cao vai trò của nhà đầu tư nói trên ít được đề cập đến ở Việt Nam trong thời gian qua và khá mới mẻ với nhiều đại biểu tham dự hội thảo “Đào tạo nhà đầu tư và phát triển thị trường chứng
  11. N H À Đ Ầ U T Ư C H Ứ N G K H O Á N | 11 khoán Việt Nam”, do Trung tâm Doanh nghiệp tư nhân Quốc tế (CIPE) thuộc Phòng Thương mại Hoa Kỳ tổ chức ngày 3/7. • Vị trí quan trọng số 1 của nhà đầu tư trên thị trường được thừa nhận ở Việt Nam, dù ít được đề cập tới. Nhưng yêu cầu bảo vệ họ lại trở nên cấp thiết, được đặt ra trong suốt thời gian qua, đặc biệt là ở một thị trường mới nổi, khi chứng khoán còn khá mới mẻ, kiến thức nhà đầu tư phần lớn còn hạn chế và hệ thống pháp lý đang hoàn thiện như ở Việt Nam. • Bảo vệ nhà đầu tư là bảo vệ thị trường. Đó cũng là yêu cầu đặt ra đối với cơ quan quản lý và phát triển thị trường. Bảo đảm được công bằng cho nhà đầu tư, tạo được sự tin cậy ở họ là cơ sở để tạo dựng một môi trường đầu tư minh bạch và phát triển bền vững. Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Hoa Kỳ (NASD) Robert R.Glauber có cách nói khá đơn giản nhưng sâu sắc như sau “Họ đặt những đồng tiền khó nhọc tích cóp vào thị trường chứng khoán để mong tìm kiếm lợi nhuận khi hưu trí, để mong mua được nhà hay có thể nuôi con cái ăn học; vậy thì họ đáng được tham gia vào một hệ thống công bằng và tin cậy”, ông Robert R.Glauber nói. 1.3.2. Nhà đầu tư được bảo vệ bằng những hình thức nào? Tại Mỹ, thay vì được bảo vệ bằng các cơ quan quản lý, nhà đầu tư được bảo vệ bằng 1 cơ quan ngôn luận- 1 một cơ quan độc lập và chuyên biệt với kinh phí hoạt động lấy chính từ nguồn xử phạt các hành vi vi phạm quyền lợi của nhà đầu tư. Đó là một biện pháp, một vấn đề thực sự mới mẻ chưa từng được đặt ra tại Việt Nam. Trong khi đó các Cơ quan quản lý có thể bảo vệ nhà đầu tư bằng các công cụ chính sách, bằng các điều kiện hoạt động hay các chế tài xử phạt. Tại Việt Nam, đó cũng là những công cụ chủ yếu nhất. Ngoài ra còn có 1 công cụ bảo vệ nhà đầu tư phổ biến khác là:Quyền được chọn chứng khoán. Quyền này cho phép người nắm giữ hợp đồng cơ hội (nhưng không bắt buộc thực hiện) mua hoặc bán chứng khoán với giá được thỏa thuận trước. Người mua quyền chọn trả cho người bán quyền chọn một số tiền gọi là phí quyền chọn. Người bán hoặc người phát hành quyền chọn bắt buộc phải thực hiện hợp đồng nếu như người mua quyền chọn yêu cầu. Một hợp đồng quyền chọn được thực hiện tại bất cứ thời điểm nào trước khi đáo hạn được gọi là quyền chọn theo kiểu Mỹ và chỉ
  12. N H À Đ Ầ U T Ư C H Ứ N G K H O Á N | 12 có thể thực hiện được vào ngày đáo hạn thì được gọi là quyền chọn theo kiểu Châu Âu. Khi nhà đầu tư có dự định mua chứng khoán và kỳ vọng giá của chứng khoán đó sẽ tăng lên trong tương lai thì họ sẽ phòng ngừa rủi ro bằng cách mua một quyền chọn mua. Đến thời điểm đáo hạn của hợp đồng quyền chọn, nếu giá chứng khoán lên cao như dự đoán thì người sở hữu quyền chọn sẽ thực hiện hợp đồng và mua chứng khoán theo giá đã thoả thuận tại thời điểm ký hợp đồng. Điều này sẽ có lợi hơn so với phải mua theo giá hiện tại trên thị trường, khoản lãi này là không giới hạn tuỳ thuộc vào chênh lệch giữa giá chứng khoán hiện tại và giá chốt trên hợp đồng.Trong trường hợp này, nếu giá chứng khoán diễn biến ngược lại so với dự đoán thì người sở hữu quyền chọn sẽ không thực hiện hợp đồng và chỉ chịu một khoản lỗ giới hạn bằng với khoản phí mua quyền chọn.Ngược lại khi nhà đầu tư đang sở hữu chứng khoán và họ dự đoán trong tương lai giá chứng khoán sẽ giảm thì sự lựa chọn cho nỗi lo về giá của họ đối với chứng khoán đang sở hữu là mua một quyền chọn bán. Nếu có công cụ quyền chọn chứng khoán thì nhà đầu tư sẽ không bị hoảng loạn khi thị trường đảo chiều vì họ đã mua “bảo hiểm” về giá. 1.4. Các quyền của 1 chủ sở hữu đối với chứng khoán: 1.4.1. Đối với cổ phiếu: 1.4.1.1. Đối với CP ưu đãi: Nhà đầu tư nắm giữ cổ phần ưu đãi có các quyền sau: Cổ phiếu ưu đãi cổ tức ấn định một tỷ lệ cổ tức tối đa so với mệnh giá, hay một mức cổ tức tuyệt đối tối đa. Trong điều kiện công ty hoạt động bình thường, cố đông ưu đãi sẽ được hưởng cổ tức này, vì thế, thu nhập từ cổ tức của cổ phiếu ưu đãi so với cổ phiếu phổ thông khá ổn định. Đổi lại, cổ đông ưu đãi không được tham gia bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của công ty. Trong trường hợp công ty không đủ lợi nhuận để trả theo tỷ lệ đó, công ty sẽ trả theo khả năng có thể, đặc biệt khi thua lỗ, công ty có thể không trả cổ tức ưu đĩa, những một khi cổ đông ưu đãi chưa được trả cổ tức thì cố đông phổ thông cũng chưa được trả.
  13. N H À Đ Ầ U T Ư C H Ứ N G K H O Á N | 13 Trong trường hợp công ty thanh lý tài sản, cổ đông ưu đãi được ưu tiên nhận lại vốn trước cổ đông phổ thông những sau người có trái phiếu. Cổ phiếu ưu đãi cũng có thể kèm theo những điều khoản để tăng thêm tính hấp dẫn của nó. Cổ phiếu ưu đãi cộng dồn quy định nếu chưa trả cổ tức cho cổ đông ưu đãi thì xem như công ty còn mắc nợ, cho đến khi nào có đủ lợi nhuận để trả, và tất nhiên cho đến khi đó, cổ đông phổ thông mới được nhận cổ tức. Cổ phiếu ưu đãi tham dự cho phép cổ đông ưu đãi được chia sẻ thành quả hoạt động sẽ được nhận lượng cổ tức cao hơn mức tối đa đã quy định nếu cổ tức trả cho cổ đông thường vượt quá một mức nhất định. Cổ tức ưu đãi có thể chuyển đổi cho phép cổ đông, trong những điều kiện cụ thể có thể chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi thành cổ phiếu thường, thường là trong điều kiện công ty làm ăn phát đạt. Ngoài cổ phiếu ưu đãi về cổ tức, còn có thể có cổ phiếu ưu đãi về quyền bỏ phiếu ( được nhiều phiếu bầu hơn) hay được quyền đòi lại vốn góp ( theo luật Doanh Nghiệp Việt Nam). 1.4.1.2. Người sở hữu cổ phiếu thường thông thường được hưởng một số quyền lợi nhất định như sau: • Quyền nhận cổ tức theo công bố của HĐQT là việc hưởng phần lợi nhuận của công ty dành để trả cho những nhà đầu tư. Cổ tức có thể được trả bằng tiền ( dạng phổ biến nhất ), cũng có thể được trả bằng cổ phiếu mới. Việc có trả cở tức hay không, tỷ lệ và hình thức chi trả cổ tức cho cổ đôgn là tùy thuộc vào kết quả hoạt động và vào chính sách của công ty, và do hội đồng quản trị quyết định. Vì thế, thu nhập mà cổ phiếu phổ thông mang lại cho cổ đông là thu nhập không cố định. • Quyền mua cổ phiếu mới: Khi công ty phát hành một đợt cổ phiếu mới để tăng vốn, các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu phổ thông có quyền được mua trước cổ phiếu mới; trước khi đọt phát hành được chào bán ra công chúng, trong một thời hạn nhất định. Lượng cổ phiếu mới được phép mua theo quyền này tương ứng với tỷ lệ cổ phiếu đang nắm giữ. Như vậy, quyền này cho phép cổ đông hiện hữu duy trì tỷ lệ sở hữu của mình trong công ty sau khi công ty đã tăng thêm vốn.
  14. N H À Đ Ầ U T Ư C H Ứ N G K H O Á N | 14 • Quyền tự do chuyển nhượng cổ phần đã được thanh toán đầy đủ và được ghi trong sổ cổ đông của công ty, trừ một số trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty • Quyền bỏ phiếu cho các vấn đề có ảnh hưởng đến toàn bộ công ty. Nếu không tham dự được, cổ đông thường có thể ủy quyền cho người khác thay mặt họ biểu quyết, theo chỉ thị của họ hoặc tùy ý người được ủy quyền. • Quyền kiểm tra sổ sách của công ty. • Quyền tặng cho, thừa kế • Quyền cầm cố để vay vốn ngân hàng hoặc tại công ty chứng khoán có cổ phiếu đã mua. • Quyền góp vồn vào công ty: Các loại chứng khoán cũng được coi là 1 loịa tài sản, do vậy nó cũng có thể mang đi góp vốn để thành lập công ty. Tuy nhiên để trở thành tài sản góp vốn nó phải được định giá. 1.4.2. Đối với trái phiếu: • Quyền hưởng tiền lãi định kỳ • Quyền chuyển nhượng trái phiếu • Quyền chuỷen đổi trái phiếu thành cổ phiếu nếu đó là trài phiếu chuyển đổi. 1.4.3. Đối với các loại chứng chỉ quỹ: • Quyền được chia tài sản khi công ty thanh lý hay giải thể • Quyền được chuyển nhượng . • Quyền mua chứng khoán của các nhà đầu tư nước ngoài: 1.4.3.1. Các hình thức đầu tư: Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới các hình thức sau: • Trực tiếp thực hiện đầu tư thông qua việc:
  15. N H À Đ Ầ U T Ư C H Ứ N G K H O Á N | 15 • Mua, bán cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán niêm yết khác trên Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch tại các công ty chứng khoán. • Mua, bán cổ phần và các loại chứng khoán chưa niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch tại các công ty chứng khoán. • Tham gia đấu giá mua chứng khoán, đấu giá mua cổ phần tại các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá. • Tham gia góp vốn thành lập quỹ đầu tư chứng khoán với tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. • Tham gia góp vốn tại các doanh nghiệp Việt Nam với tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. • Thực hiện đầu tư thông qua việc uỷ thác quản lý vốn đầu tư cho công ty quản lý quỹ trên cơ sở Hợp đồng quản lý đầu tư ký với công ty quản lý quỹ 1.4.3.2. Các quyền năng cụ thể: Nhà đầu tư nước ngoài mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ: • Đối với cổ phiếu: tối đa 49% tổng số cổ phiếu của công ty cổ phần đại chúng. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên ngành.. Trường hợp tỷ lệ sở hữu bên nước ngoài được phân loại theo danh mục các ngành nghề cụ thể thì áp dụng theo danh mục phân loại. • Đối với chứng chỉ quỹ đầu tư đại chúng: tối đa 49% tổng số chứng chỉ quỹ đầu tư của một quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng. • Đối với công ty đầu tư chứng khoán đại chúng: tối đa 49% vốn điều lệ của một công ty đầu tư chứng khoán đại chúng. • Đối với trái phiếu: tổ chức phát hành có thể quy định giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu lưu hành của tổ chức phát hành. Về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam, theo Nghị định số 69/2007/NĐ-CP, quyền của nhà đầu tư nước ngoài bao gồm
  16. N H À Đ Ầ U T Ư C H Ứ N G K H O Á N | 16 • Được hưởng các quyền như cổ đông khác theo quy định tại Điều lệ của ngân hàng Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần. • Được chuyển đổi ra ngoại tệ các khoản thu nhập từ đầu tư mua cổ phần, các khoản thu từ chuyển nhượng cổ phần để chuyển ra nước ngoài sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam. • Được quyền tham gia Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành của ngân hàng Việt Nam theo quy định của pháp luật và Điều lệ của ngân hàng Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần. • Được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. 1.4.3.3. Ngoài việc được sử dụng cổ phiếu để cầm cố trong quan hệ tín dụng và trong việc đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam nhà đầu tư nước ngoài được chuyển sở hữu cổ phiếu, tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán khi công ty cổ phần đã niêm yết; chuyển nhượng phần vốn góp, điều chỉnh vốn đầu tư trong quá trình họat động kinh doanh; chuyển đổi ra ngoại tệ của khoản vốn đầu tư (cả gốc và lãi) và các khoản thu về tiền bán cổ phần, tiền chuyển nhượng vốn góp, các khoản tiền và tài sản hợp pháp khác có được thông qua hoạt động đầu tư tại Việt Nam để chuyển ra nước ngoài, sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam và các bên có liên quan. Nhà đầu tư nước ngoài được hưởng các quyền lợi như các nhà đầu tư trong nước khi tham gia đầu tư trong công ty CP, công ty TNHH và công ty hợp danh và được tham gia quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp và điều lê của doanh nghiệp 2. Quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán OTC(phi tập trung) 2.1 . Khái niệm thị trường OTC Thị trường OTC hay còn gọi là thị trường phi tập trung, là thị trường được tổ chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định như thị trường sàn giao dịch (thị trường giao dịch tập
  17. N H À Đ Ầ U T Ư C H Ứ N G K H O Á N | 17 trung), mà dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào giá cạnh tranh và thương lượng thông qua sự trợ giúp của các phương tiện thông tin. Thị trường OTC không có một không gian giao dịch tập trung. Thị trường này thường được các CTCK cùng nhau duy trì, việc giao dịch và thông tin được dựa vào hệ thống điện thoại và Internet với sự trợ giúp của các thiết bị đầu cuối. 2.2 . Đặc trưng cơ bản của thị trường OTC NĐT và tổ chức của các NĐT: việc tham gia thị trường OTC rất đơn giản. Tuy nhiên, hoạt động của các NĐT trên thị trường không phải là độc lập, mà thường lập thành các nhóm, hội, diễn đàn để trao đổi thông tin với nhau. Hàng hoá của thị trường: là các loại cổ phiếu của các DN cổ phần, có triển vọng phát triển, chuẩn bị niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung hoặc có những lợi thế thương mại riêng biệt. Việc mua bán cổ phiếu trên thị trường OTC được thực hiện theo phương thức “thuận mua, vừa bán” mà không bị bất cứ một lực bên ngoài nào (giới hạn giá, lượng cổ phiếu…) tác động. Nói chung, cơ chế mua - bán các loại chứng khoán trên thị trường OTC theo cơ chế thị trường. Phương thức mua bán, giao dịch: • Bên mua và bên bán trực tiếp gặp nhau để thương lượng, quyết định việc mua - bán chứng khoán. Đây là phương thức phổ biến hiện nay tại Việt Nam. • Bên mua và bên bán có thể giao dịch thông qua các nhà môi giới chứng khoán. Hiện nay, phương thức này ít phổ biến hơn, nhưng xu hướng phát triển của thị trường thì trong tương lai, phương thức này sẽ chiếm ưu thế hơn so với phương thức trực tiếp mua - bán. Thu thập thông tin của các loại cổ phiếu: để mua chứng khoán trên thị trường OTC, NĐT thường tìm kiếm thông tin từ các nguồn như: • Thông tin từ các báo cáo tài chính (BCTC): nhìn chung, các CTCP chưa niêm yết không có BCTC được kiểm toán. Do những mục đích khác nhau mà DN có nhiều hệ thống sổ sách kế toán, BCTC. Mặt khác, việc có được một bản BCTC của DN đối với một người bình thường là điều không hề đơn giản, nhất là trong điều kiện mà ngay bản thân DN không biết thông tin nào nên công bố, thông tin nào không nên. Do đó, việc thu
  18. N H À Đ Ầ U T Ư C H Ứ N G K H O Á N | 18 thập thông tin từ DN qua con đường chính thức khá khó khăn, nếu NĐT không có những mối liên hệ nhất định với công ty đó. • + Thu thập thông tin qua các cơ quan chức năng: Theo quy định, DN phải báo cáo tình hình hoạt động cho cơ quan đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư). Tuy nhiên, việc tuân thủ quy định này của các DN không thực sự nghiêm túc hoặc các thông tin cũng rất chung chung. Và các cơ quan chức năng cũng không có tránh nhiệm và nghĩa vụ công bố các thông tin của DN. Vì vậy, việc có được thông tin từ các cơ quan này gần như là bất khả thi đối với NĐT. Ngoài ra, còn có một tổ chức lưu trữ thông tin về các DN, đó là Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) thuộc Ngân hàng Nhà nước. Trung tâm này lưu trữ thông tin cơ bản của các DN có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tính cập nhật của các thông tin này không cao. • + Thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng: khi không thể thu thập thông tin về DN từ các đầu mối thông tin nêu trên, NĐT có thể thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, nhược điểm của nguồn dữ liệu này là rời rạc, độ tin cậy không cao. • + Thu thập thông tin từ các nguồn khác: thông tin từ những hội, nhóm kinh doanh chứng khoán, thông tin không chính thức từ bên trong DN… Nhìn chung, các nguồn thông tin nêu trên không đủ căn cứ vững chắc và không chính xác để NĐT ra quyết định. Nhưng trong thực tế, các chứng khoán vẫn được mua bán, chuyển nhượng, thậm chí, tại những thời điểm cao trào, nhiều loại chứng khoán được mua bán, chuyển nhượng rất sôi động. 2.3. Quyền ,lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trên thị trường OTC Bao gồm các quyền và lợi ích cơ bản chung của các nhà đầu tư ,bao gồm • Quyền tham gia tiếp cận thị trường • Quyền tiếp cận thông tin • Quyền được bảo vệ • Quyền của 1 chủ sở hữu các loại chứng khoán.
  19. N H À Đ Ầ U T Ư C H Ứ N G K H O Á N | 19 • Quyền mua CP của các nhà đầu tư nước ngoài Tuy nhiên,xuất phát từ những đặc tính cơ bản của thị trường phi tập trung mà các nhà đầu tư trên thị trường này còn có 1 số quyền lợi như sau: Một là, quyền được thương lượng, thoả thuận trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các nhà môi giới với người bán chứng khoán về giá . Đây là 1 nét rất khác biệt so với thị trường tập trung nơi phương thức thoả thuận chủ yếu là khớp lệnh. Hai là, quyền lựa chọn địa điểm thoả thuận, bất cứ nơi đâu thuận lợi cho các nhà đầu tư có thể thương lượng Đây cũng là sự khác biệt lớn tạo nên thị trường OTC- phi tập trung, không cố định tại 1 địa điểm nào; trong khi đó ở thị trường tập trung mọi giao dịch đều phải dễin ra tại 1 địa điểm tập trung là sở giao dịch. Khi tham gia thị trường OTC, các nhà đầu tư có rất nhiều lợi ích hấp dẫn ví dụ như: có nhiều hàng hóa để lựa chọn, giá cả rẻ hơn, cơ hội được mua cổ phiếu với mức giá ưu đãi, cổ phiếu thưởng… Thậm chí, khi công ty tiến hành tăng vốn, phuơng thức thanh toán rất đa dạng, từ thanh toán bằng tiền mặt, bằng ngoại tệ cho tới cả vàng hay thậm chí là đổi đất… miễn là tuân theo thỏa thuận. Thời gian, địa điểm giao dịch là bất cứ đâu bất cứ khi nào, một quán cafe hay tại một quán trà đá… cũng có thể là nơi giao dịch. 3. Quyền và lợi ích cơ bản của nhà đầu tư trên thị trường tập trung 3.1. Khái niệm thị trường tập trung: Khác với thị trường OTC là thị trường chứng khoán nằm ngoài sở giao dịch, không có địa điểm tập trung những nhà môi giới, những người kinh doanh chứng khoán như tại sở giao dịch, các giao dịch chủ yếu dựa vào sự thoả thuận giữa người mua và người bán, không có sự kiểm soát từ Hội đồng Chứng khoán, Thị trường chứng khoán tập trung: là thị trường hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật, là nơi mua bán các loại chứng khoán đã được đăng biểu hay đặc biệt được biệt lệ. Chứng khoán đăng biểu là chứng khoán đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép bảo đảm, phân phối và mua bán qua trung gian các kinh kỷ và công ty kinh kỷ, tứ là đã hội đủ tiêu chuẩn quy định.
  20. N H À Đ Ầ U T Ư C H Ứ N G K H O Á N | 20 Chứng khoán biệt lệ là chứng khoán do chính phủ hoặc các cơ quan công quyền phát hành và bảo đảm. Loại chứng khoánnày được miễn giấp phép của cơ quan có thẩm quyền. Để có thể gia nhập vào thị trường chứng khoán tập trung, một công ty phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Việc đạt được những tiêu chuẩn này giúp cho công ty đó có thể được giao dịch xuyên trên thị trường chứng khoán và việc tìm kiếm những thông tin về công ty này cũng trở nên dễ dàng hơn đối với các nhà đầu tư. Hiên tai chỉ có cac loai chứng khoan được ̣ ̣ ́ ̣ ́ niêm yêt tai TTGDCK TP.HCM mới được giao dich tai thị trường giao dich tâp trung. ́ ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ Tại sở giao dịch chứng khoán, các giao dịch được tập trung tại một điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch. Cấu trúc thị trường thứ cấp dựa trên cơ sở đấu giá và đấu lệnh. Theo đó - Trong thị trường đấu giá: các nhà đầu tư giao dịch những chứng khoán đã được đặt giá ẩn định bởi các nhà thị trường. Giá được xác định thông qua cạnh tranh giữa các nhà tạo thị trường. - Trong thị trường đấu lệnh: Lệnh của các nhà đầu tư được ghép với nhau không có sự tham gia của các nhà tạo thị trường. Lệnh được ghép tại mức giá thỏa mãn cả bên mua và bán. Giá được xác định thông qua cạnh tranh giữa các nhà đầu tư. 3.2. Các quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên TTTT. Các nhà đầu tư trên TTTT là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTTT, là những chứng khoán đủ điều kiện niêm yết trên sở, bao gồm nhà đầu tư các nhân và nhà đầu tư tổ chức. Quyền lợi của các nhà đầu tư trên TTTT so với nhà đầu tư trên thị trường OTC là chịu sự chi phối của các quy định pháp luật bắt buộc đối với cổ phiếu niêm yết, có nghĩa là nhà đầu tư này chỉ mua loại cổ phiếu trên TTTT khi đáp ứng đủ các điều kiện về niêm yết cổ phiếu quy định tại Nghị định số 14/2007/NÐ-CP ngày 19-1-2007 của Chính phủ quy định về các điều kiện niêm yết chứng khoán tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán quy định: • Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán • Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước
nguon tai.lieu . vn