Xem mẫu

  1. Người Việt từng quy hoạch đô thị chẳng kém ai Vài chấm phá về vốn liếng đô thị của người Việt Trước khi người Pháp thôn tính nước ta, người Việt dường như đã từng xây dựng trên đất nước mình, cho nhân dân mình một hệ thống đô thị không kém phần đàng hoàng, to đẹp. Một dải giang sơn từ Lạng Sơn đến Cà Mau, mất gần 100 năm chúng ta mới có được hệ thống đô thị như được mô tả trong con mắt săm soi của những giáo sỹ phương Tây trên đường truyền giao đã qua lại nước ta: không một địa phương nào không có "thành" và "thị". Những dấu tích còn sót lại của hệ thống đô thị nguyên bản ấy như Huế, Hội An, sau ngày nước nhà thống nhất - trong thực trạng còn ngổn ngang dấu tích đổ nát của chiến tranh - đã nhanh chóng được Tổ chức Văn hoá - Giáo dục và Khoa học của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận và ghi tên vào danh mục "di sản văn hoá thế giới để được bảo vệ vì lợi ích của toàn nhân loại". "... Có sóng sông Hương ru vỗ du dương, bao bọc bởi những vườn cây xanh tốt, được trang trí thêm bởi vườn tược xum xuê, có những dòng kênh như thêu ren, chạm khắc, thành phố Huế là một kiệt tác về thơ kiến trúc đô thị...".
  2. Những nhận xét trên của Amadou Mahta M'bow, nguyên Tổng giám đốc UNESCO, rất có thể không chỉ nói riêng về Huế. Cách thức ấy đã là nguyên lý trong xây dựng đô thị Việt nam, "tiền án, hậu chẩm, tả phù, hữu bật", một dòng nước chảy qua trước mặt được chọn làm minh đường. Tri thức khoa học cơ bản của người Việt khi tiến hành xây dựng một công trình, một đô thị dựa vào thuật phong thủy, vào bố cục sẵn có từ núi sông, căn cứ nơi âm dương, ngũ hành mà thêm bớt, dựng đặt. Vì vậy người Việt chúng ta rất coi trọng thiên nhiên, tựa lưng vào núi, ngoảnh mặt ra sông, cùng với núi sông tồn tại và phát triển. Trên toàn cõi Việt Nam, những đô thị giàu chất thơ, "... có những dòng kênh như thêu ren, chạm khắc...", chắc chắn không chỉ có Huế. Tiếc là khi Tiến sỹ Amadou Mahta M'bow đến Việt Nam, những thành phố ấy đã không còn! Chiếu dời đô của vị vua khởi đầu nhà Lý khi chọn đất để định đô Thăng Long chẳng đã chỉ rõ: "... Ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau tr ước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời..." (Đại Việt sử ký toàn thư - Chiếu dời đô - Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - NXB KHXH, Hà Nội - 1993). Khi nhà Nguyễn chọn Phú Xuân làm nơi định đô cũng dựa vào hình sông thế núi: "...Kinh sư là nơi miền biển miền núi đều họp về, đứng giữa miền nam, miền bắc, đất đai cao ráo, non sông phẳng lặng; đường thủy thì có cửa
  3. Thuận An cửa Tư Hiền sâu hiểm, đường bộ thì có Hoành Sơn, Hải Vân ngăn chặn; sông lớn giăng phía trước, núi cao giữ phía sau, rồng cuốn, hổ ngồi, hình thế vững chãi..." (Đại nam Nhất thống chí - Quốc sử quán - Bản dịch Viện Sử học - Hà Nội 1969). Trên khắp đất nước, từ Bắc vào Nam, những công trình thuần Việt một thời xưa cũ - không bị người Pháp triệt hạ, còn sót lại đến nay - trong hệ thống đền chùa như chùa Keo ở Thái Bình với tháp chuông ba tầng bằng gỗ được chế tác tinh xảo; như Đình Bảng ở Từ Sơn, Bắc Ninh, chùa Thầy, chùa Tây Phương ở Hà Tây (nay là Hà Nội), chùa Thiên Mụ ở Huế, chùa Yên Tử ở Quảng Ninh, hội tụ triết lý tư duy Việt chắt lọc trải đã nhiều đời,... và nhiều công trình khác nữa, đều trở thành danh thắng, đều cùng với cảnh quan thiên nhiên tạo nên một tiểu vũ trụ quyến rũ. Thử hình dung, nếu những kiệt tác kiến trúc ấy cùng tồn tại trong một không gian đô thị hoàn chỉnh vốn có của kinh thành Thăng Long xưa, với hệ thống những công trình đã bị chiến tranh và thời gian hủy hoại như chùa và tháp Báo Thiên, chùa Chân Giáo, Chân Tiên, chùa Châu Lâm, Châu Long... cùng các phủ đệ thời Lê - Trịnh bên bờ hồ Thủy Quân kéo dài từ hồ Tây qua hồ Gươm đến Đồn Thủy, và các đô thị cổ của người Việt từng xây dựng trong nhiều thế kỷ, chắc chắn rằng bộ mặt hệ thống đô thị Việt Nam không thua kém bất cứ một hệ thống đô thị nào đồng thời trên thế giới, ít nhất vì tính đặc sắc và vẻ quyến rũ riêng. Cảnh quan hồ giữa trung tâm, nhà xinh, phố xinh soi mình bóng nước, những hàng lộc vừng cổ thụ trải thảm, thêu hoa trên từng bước chân chính là nét đẹp còn giữ được của Hà Nội nghìn năm làm say đắm lòng người.
  4. Rõ ràng cảnh vật Thăng Long xưa đã gợi thi hứng cho không ít thế hệ thi nhân, để lại cho đời sau nhiều tác phẩm thi ca bất hủ. Thăng Long không đẹp, không có "nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang" thì văn học Việt không thể có Bích câu kỳ ngộ.
nguon tai.lieu . vn