Xem mẫu

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI KHÓA XIII HỘI THẢO “QUỐC HỘI VIỆT NAM: 70 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN” (Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2015) NGOẠI GIAO NGHỊ VIỆN GÓP PHẦN THỰC HIỆN THẮNG LỢI ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TS. Ngô Đức Mạnh Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Gần 70 năm qua, hoạt động đối ngoại của Quốc hội đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước, hỗ trợ tích cực cho ngoại giao Nhà nước và bổ sung cho ngoại giao nhân dân, góp phần quan trọng vào việc thực thi hiệu quả chính sách đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt trong công cuộc Đổi mới toàn diện và tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước. I. Ngoại giao nghị viện – kênh đối ngoại quan trọng Ngoại giao nghị viện là hình thức hoạt động đối ngoại của nghị viện (Quốc hội) hay nghị sỹ (đại biểu Quốc hội) nhằm hỗ trợ hoạt động ngoại giao nhà nước và các hoạt động ngoại giao khác góp phần thực hiện mục tiêu đường lối, chính sách đối ngoại của quốc gia. Khi tham gia các quan hệ quốc tế, các nghị sỹ, những người được nhân dân trực tiếp bầu ra, thể hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân, đồng thời đóng vai trò cầu nối giữa cử tri nước mình với thế giới. Bên cạnh đó, nghị sỹ có những đóng góp hiệu quả vào việc hình thành, phát triển các tổ chức liên nghị viện quốc tế và khu vực, góp phần vào việc dân chủ hóa quan hệ quốc tế, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới thông qua các hoạt động ngoại giao song phương và đa phương. Hoạt động ngoại giao song phương giúp cho các nghị viện có những mối liên hệ ban đầu thông qua việc trao đổi đoàn các cấp từ cấp chủ tịch nghị viện, chủ tịch hạ viện, thượng viện, cấp phó chủ tịch đến các cấp lãnh đạo ủy ban thường trực, nhằm trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm về các vấn đề cùng quan tâm, hoạt động của các nhóm nghị sỹ hữu nghị… Bên cạnh các hoạt động ngoại giao song phương, hoạt động ngoại giao đa phương của các nghị viện thông qua việc tham dự các diễn đàn, tổ chức liên nghị viện, các nghị viện để chia sẻ kinh nghiệm công tác lập pháp, cập nhật thông tin, đóng góp vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực, gia tăng việc trao đổi, giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới1. Đặc thù của ngoại giao nghị viện so với các kênh đối ngoại khác như đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân thể hiện ở chính bản chất PGS, TS Vũ Dương Huân, Bàn về ngoại giao nghị viện và thực tiễn tại Việt Nam , Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 1 (72), tháng 3 - 2008, Học viện Ngoại giao 1 171 của nghị viện (quốc hội). Với tư cách đại diện cho cộng đồng cử tri của các nghị sĩ, khi nghị sĩ nước này lên tiếng, truyền thông điệp tới nghị sĩ các nước khác lúc đó cũng chính là nhân dân các nước lên tiếng giao lưu với nhau. Đặc thù này là thế mạnh với dư địa hoạt động rộng mở, linh hoạt và có thể nói "ít vùng cấm" mà các hình thức ngoại giao khác không "đóng thế"2. Sự tham gia của nghị viện vào quan hệ đối ngoại của quốc gia gắn liền với việc thực hiện các chức năng của nghị viện: lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Ngoại giao nghị viện vừa mang tính chính thức nhà nước lại vừa thể hiện ý chí của người dân. Từ đó, ngoại giao nghị viện có tính linh hoạt, ít “cầu kỳ”, mềm mỏng hơn, có thể đi vào những nơi, những vấn đề gai góc mà ngoại giao Nhà nước, ngoại giao chính thức khó phát huy hiệu quả 3. Về mặt hình thức, các hoạt động đối ngoại của Quốc hội có thể được tiến hành một cách chính thức” với các nghi lễ, thủ tục ngoại giao nhà nước hoặc không chính thức với sự giảm thiểu hoặc không có các nghi lễ, thủ tục này. Với đặc điểm vừa mang tính chính thức của Nhà nước, vừa mang tính nhân dân, ít bị ràng buộc theo các nghi lễ ngoại giao, do những người đại diện cho cử tri tiến hành, ngoại giao nghị viện có những lợi thế nhất định qua đó mở rộng các kênh đối thoại, có ý nghĩa “mở đường”, “khai thông” và thúc đẩy xử lý các vấn đề đối ngoại khó, phức tạp. Với vai trò là cơ quan lập pháp và giám sát tối cao, Quốc hội đóng vai trò quyết định trong việc tạo môi trường pháp lý để triển khai các chính sách đối ngoại của Nhà nước. Trong nhiều trường hợp, Quốc hội quyết định các chủ trương, chính sách lớn về đối ngoại như tham gia các tổ chức quốc tế, phê chuẩn các điều ước quốc tế đặc biệt quan trọng. Đồng thời, Quốc hội giám sát Chính phủ trong việc thực hiện các chính sách đối ngoại và quyết định phân bổ ngân sách cho toàn bộ công tác đối ngoại. Do vậy có thể nói đối ngoại của Quốc hội tham gia vào mọi khâu của đối ngoại quốc gia. Bên cạnh đó, hoạt động đối ngoại của Quốc hội góp phần thúc đẩy quan hệ của Việt Nam với các nước trên tất cả các mặt: tăng cường sự hiểu biết, xây dựng lòng tin, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, du lịch, an ninh, quốc phòng… Trong chương trình hội đàm của lãnh đạo Quốc hội ta với lãnh đạo Quốc hội các nước, bên cạnh hợp tác nghị viện luôn có nội dung trao đổi về hợp tác song phương trong các lĩnh vực cụ thể. Các nghị viện, nghị sỹ nhiều nước đóng vai trò tích cực trong việc phê chuẩn và thúc đẩy thực hiện các chính sách của Chính phủ, thông qua nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ODA cho Việt Nam, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ về giáo dục đào tạo, tạo thuận lợi tăng hạn ngạch trao đổi một số mặt hàng thiết yếu đối với sự phát triển của ta như dệt may, thủy sản, nông sản...; Cùng với các hoạt động song phương, 2 http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/NgoaiGiao/2013/12/BADE47DD256F7FEB/ Bùi Ngọc Thanh, Quốc hội Việt Nam gia nhập AIPO: “Điểm gặp nhau giữa yêu cầu hội nhập với xu thế khu vực hóa ý nguyện nhân dân”, Báo Nhân dân, ngày 18/11/2007. 3 172 công tác đối ngoại đa phương của Quốc hội ngày càng rộng mở, góp phần hiệu quả vào việc thực hiện đường lối đối ngoại chung và nâng cao vị thế của đất nước. Hoạt động đối ngoại của Quốc hội cũng đã góp phần đấu tranh với thái độ thù địch, hoặc nhận thức sai lệch của một số thế lực về các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo. Quốc hội ta đã kiên trì chủ trương vừa tích cực vận động hợp tác, vừa kiên quyết đấu tranh có hiệu quả nhằm bác bỏ và ngăn cản những dự luật và nghị quyết sai trái liên quan đến dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. II. Dấu ấn đối ngoại Quốc hội Lịch sử hoạt động đối ngoại của Quốc hội Việt Nam bắt nguồn từ những ngày đầu và gắn liền với công cuộc bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng của nước Việt Nam mới. Chỉ mấy tháng sau khi giành được độc lập, nhân dân cả nước đã bầu ra một Quốc hội đại diện cho toàn dân vào ngày 6 tháng 1 năm 1946 và phái đoàn đầu tiên của Quốc hội gồm 10 đại biểu do ông Phạm Văn Đồng, Phó trưởng ban thường trực Quốc hội, dẫn đầu đã sang thăm Pháp gần từ 25-4 đến 165-1946 để vận động các chính giới, nhân dân Pháp có thiện cảm hơn với Việt Nam, hiểu rõ cuộc đấu tranh vì độc lập của nhân dân Việt Nam. Tiếp đó, năm 1950, sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu, Ban Thường trực Quốc hội đã có quan hệ với nhiều nước đó. Sau đó, quan hệ với Quốc hội các nước trên thế giới dần dần được mở rộng. Quốc hội chưa có điều kiện cử các phái đoàn đi thăm các nước, song đã cử đại biểu tham gia các đoàn đại biểu của Chính phủ đi thăm các nước xã hội chủ nghĩa, đặt quan hệ trao đổi thư từ, tài liệu với Quốc hội Triều Tiên, Anbani, Trung Quốc, Rumani, Bungari, Tiệp Khắc. Quốc hội đã đón đoàn đại biểu Liên Xô, Inđônêxia, Miến Điện đến thăm Việt Nam, có các cuộc tiếp xúc với một số hạ nghị sĩ Anh… Các hoạt động đối ngoại của Ban Thường trực Quốc hội thời kỳ này đã góp phần nâng cao địa vị quốc tế của Việt Nam, xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác với Quốc hội và nhân dân các nước nói trên có lợi cho công cuộc xây dựng miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà4. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Quốc hội Việt Nam không ngừng mở rộng quan hệ đối ngoại, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ quốc tế về cả tinh thần và vật chất. Nhiều đoàn đại biểu Quốc hội nước ta đã lần lượt đi tham các nước trên thế giới. Năm 1965, đoàn đại biểu Quốc hội do Phó Chủ tịch Hoàng Văn hoan dẫn đầu đã đi thăm hữu nghị Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên, Cộng hòa nhân dân Mông Cổ, Liên Xô nhằm củng cố và phát triển tình hữu nghị và tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ của các nước đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Từ năm 1967 đến năm 1970, đoàn đại biểu Quốc hội nước ta đã đi dự lễ quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, dự hội nghị quốc tế các nghị sĩ về cuộc khủng hoảng ở Trung Đông họp ở Cai rô, Ai Cập; thăm các nước Cộng hòa nhân dân Bungari, Cộng hòa dân chủ Đức, Cộng hòa nhân dân Anbani, Hungari. Có thể nói hoạt 4 Tr. 182 Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946-1960 173 động đối ngoại của Quốc hội ta trong giai đoạn này có ý nghĩa chiến lược quan trọng đã phối hợp với mặt trận quân sự và mặt trận chính trị tạo thành một sức mạnh tổng hợp để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Sau khi nhân dân ta giành được thắng lợi hoàn toàn và thống nhất Tổ quốc, Quốc hội ta luôn chú trọng tăng cường quan hệ về mọi mặt với các nước XHCN anh em. Nhiều đoàn đại biểu cấp cao của Quốc hội đã thăm hữu nghị chính thức các nước và tham gia các diễn đàn Liên minh nghị viện thế giới. Năm 1976, Đoàn đại biểu Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sang thăm và dự lễ thành lập Quốc hội Cộng hòa Cu ba, năm 1977, đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã thăm chính thức Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết, Quốc hội Cộng hòa nhân dân Bungari, Mông Cổ. Năm 1979, tại khóa họp mùa xuân của Liên minh Quốc hội các nước tổ chức ở Praha, Liên minh Quốc hội các nước đã nhất trí chấp nhận Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam là thành viên của Liên minh Quốc hội. Từ năm 1981 -1987, Quốc hội nước ta đã tăng cường quan hệ quốc tế, đẩy mạnh hợp tác hữu nghị song phương và đa phương với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngoài việc đón tiếp và tổ chức các đoàn đại biểu đi thăm hữu nghị chính thức các nước, nhằm tăng cường tình đoàn kết với các lực lượng cách mạng tiến bộ trên thế giới, Quốc hội cũng đã thực hiện tốt quan hệ hợp tác trong khuôn khổ những hiệp ước và hiệp định; đồng thời phê chuẩn nhiều hiệp ước quốc tế nhằm thúc đẩy các quan hệ hợp tác ngày càng phát triển trong quá trình phối hợp kế hoạch và chính sách giữa các nước, bổ nhiệm các đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại một số nước. Hoạt động đối ngoại của Quốc hội đã góp phần củng cố tình đoàn kết, tăng cường sự ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng và Nhà nước, trong nhiệm kỳ khóa VIII, Quốc hội và Hội đồng Nhà nước đã chủ động và tích cực triển khai có hiệu quả hoạt động đối ngoại trên nhiều hướng, từng bước cải thiện mối quan hệ với các nước láng giềng và nhiều nước khác trên thế giới, góp phần từng bước tạo ra điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhằm nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Các chuyến viếng thăm của Chủ tịch Hội đồng nhà nước, Chủ tịch Quốc hội và các ủy ban của Quốc hội đến các nước và các đoàn cấp cao các nước đến thăm Việt Nam đã có tác dụng tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, mở rộng giao lưu và hợp tác về các vấn đề đối nội, đối ngoại, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Hoạt động đối ngoại của Quốc hội trong các nhiệm kỳ tiếp theo tiếp tục được đẩy mạnh, củng cố và mở rộng, góp phần phát huy được vai trò, vị thế của Quốc hội Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần quan trọng vào việc thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế và đưa hoạt động ngoại giao nghị viện đi vào chiều sâu. Với phương châm chủ động hội nhập quốc tế và khu vực, tăng cường hiệu quả hoạt động ngoại giao nghị viện, Quốc hội khóa XI đã tiến hành nhiều hoạt 174 động song phương, tạo sự chuyển biến tích cực trong quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với các nước trong khu vực và thế giới các nước ASEAN và Đông Bắc Á, Hoa Kỳ, nghị viện châu Âu, nghị viện nhiều nước thuộc liên minh châu Âu, khai thông và phát triển quan hệ với nghị viện các nước thuộc khu vực châu Phi và các nước Trung, Nam Mỹ; củng cố và từng bước đẩy mạnh quan hệ truyền thống với các nước Trung Đông Âu. Hoạt động đối ngoại đa phương tiếp tục được tăng cường trên các diễn đàn khu vực và thế giới; có sự phối hợp giữa ngoại giao song phương với đa phương và với các cơ chế hợp tác đa phương của Chính phủ, góp phần quan trọng vào việc mở rộng sự hợp tác nhiều mặt với các tổ chức khu vực và quốc tế. Là thành viên của IPU, AIPO, APF, APPF, ASEP, AAPP và nhiều tổ chức liên nghị viện khác. Quốc hội Việt Nam không chỉ tham gia đóng góp tích cực vào hoạt động của các diễn đàn này, mà còn chủ động đề xuất các sáng kiến, đưa ra những khuyến nghị mang tính xây dựng nhằm thúc đẩy sự hợp tác có hiệu quả của các tổ chức này. Trong nhiệm kỳ khóa XII, Quốc hội đã chủ trì tổ chức thành công nhiều hội nghị quan trọng tại Việt Nam: Đại hội đồng AIPO lần thứ 23 tại Hà Nội (9/2002) tạo nên dấu ấn Việt Nam cả về nội dung và cách tổ chức; Hội nghị đối tác Nghị viện Á-Âu (ASEP-3) lần thứ 3; Hội nghị Ban chấp hành liên minh nghị viện cộng đồng pháp ngữ (APF)(1/2005); Hội nghị lần thứ 13 Diễn đàn nghị viện Châu ÁThái Bình Dương (APPF-13) (2/2005); Hội nghị liên minh nghị viện thế giới về quyền trẻ em tại Hà Nội (2/2006)… Việc tổ chức thành công các Hội nghị này đã đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của ngoại giao nghị viện Việt Nam, góp phần thiết thực vào tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta. Ngoài ra, hoạt động đối ngoại đã phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế trên cả bình diện song phương và đa phương, tích cực vận động các đối tác kết thúc đàm phán song phương, hoàn tất các vòng đàm phán đa phương để Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới; xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, góp phần đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết về lộ trình hội nhập kinh tế khu vực và phát triển các quan hệ kinh tế song phương. Cùng với sự phát triển của Ngành ngoại giao Việt Nam, hoạt động đối ngoại của Quốc hội nước ta ngày càng mở rộng, hiệu quả và thực chất hơn. Trước hết, với đặc điểm vừa mang tính chính thức của Nhà nước vừa mang tính nhân dân, đối ngoại của Quốc hội là nhằm thúc đẩy, mở rộng, tăng cường hợp tác nghị viện giữa nước ta với các nước và các tổ chức hợp tác liên nghị viện, nhất là với Quốc hội các nước láng giềng, khu vực, các nước lớn và đối tác quan trọng, củng cố quan hệ với các bạn bè truyền thống và mở quan hệ với các đối tác khác trên các châu lục. Nội dung hoạt động đối ngoại của Quốc hội rất đa dạng, không chỉ tập trung vào việc thông tin về tình hình tổ chức, hoạt động của Quốc hội, mà còn trao đổi về sự hợp tác nhiều mặt giữa Quốc hội nước ta với nghị viện các nước, đến bày tỏ quan điểm, chính kiến về các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm. Hình thức hoạt động đối ngoại Quốc hội cũng hết sức đa dạng, từ các chuyến thăm 175

nguon tai.lieu . vn