Xem mẫu

Nghiên cứu xu thế liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp

16

NGHIÊN CỨU XU THẾ LIÊN KẾT
GIỮA CỘNG ĐỒNG KHOA HỌC VÀ DOANH NGHIỆP
ThS. Nguyễn Việt Hòa
Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ
Tóm tắt:
Hiện nay, rất nhiều công trình nghiên cứu đề cao vai trò của khoa học và công nghệ
(KH&CN) nhưng ít có sự chú ý, quan tâm đến vai trò của cộng đồng khoa học (CĐKH),
nơi sản xuất ra tri thức khoa học và cộng đồng doanh nghiệp, nơi kết quả KH&CN được áp
dụng, được đưa vào sản xuất và trở lại phục vụ đời sống kinh tế - xã hội. Liên quan đến vấn
đề này có nhiều nội dung cần được nghiên cứu, trong bài viết này xin giới thiệu hai nội
dung chính: (1) Lý luận về liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp; (2) Xu thế
liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp.
Từ khóa: Liên kết khoa học và công nghệ; Xu thế; Cộng đồng khoa học; Doanh nghiệp
khoa học công nghệ.
Mã số: 13071401

1. Lý luận về liên kết gıữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp
1.1. Đặt vấn đề
Thế kỷ XXI được đánh dấu bởi cuộc cách mạng KH&CN với sự bùng nổ
các ngành, lĩnh vực công nghệ cao (vật liệu, sinh học, năng lượng, thông tin
truyền thông). Các công nghệ này có tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến sự
phát triển kinh tế - xã hội, làm xuất hiện nền kinh tế mới và xã hội mới đó là
nền kinh tế dựa vào tri thức và xã hội phát triển dựa trên tri thức, tạo ra liên
kết rộng rãi giữa CĐKH và doanh nghiệp (DN). Giá trị và hiệu quả của liên
kết giữa CĐKH và DN là rất lớn, do đó các nhà hoạch định chính sách luôn
quan tâm đến xu thế liên kết giữa CĐKH và DN để xây dựng chính sách
KH&CN có hiệu quả.
1.2. Khái niệm và nội dung liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh
nghiệp
1.2.1. Khái niệm cộng đồng khoa học
CĐKH tồn tại và phát triển trong các tổ chức khoa học (bộ môn, trung tâm,
phòng thí nghiệm, một nhóm làm dự án ở trong các viện, trường đại học,

JSTPM Tập 2, Số 3, 2013

17

trong đơn vị nghiên cứu và triển khai của doanh nghiệp), có nhiều khái niệm
về CĐKH:
-

Khái niệm chung: “CĐKH chỉ tổng thể các nhà nghiên cứu với trình độ
đào tạo khoa học ban đầu và đã được chuyên môn hóa, luôn có sự nhất
trí trong cách quan niệm về các mục đích của khoa học và mối quan hệ
của nó với môi trường xã hội” [18]; “Khái niệm CĐKH ghi nhận tính
chất tập thể của việc sản xuất ra tri thức, tính tất yếu của sự giao tiếp
giữa các nhà khoa học, sự đạt tới cách đánh giá thống nhất về tri thức
của CĐKH nhất định, việc đánh giá thành viên của nó thông qua những
chuẩn mực và những lý tưởng về hoạt động nhận thức, trong số đó có
cả những đặc tính của khoa học” [18].

-

Khái niệm cụ thể: “CĐKH là một nhóm xã hội đặc biệt, gồm các nhà trí
thức khoa học nói chung, và cụ thể hơn là các trường phái khoa học, các
ngành khoa học, hoặc các tổ chức khoa học” [19].

Đặc điểm cơ bản của CĐKH có thể nhận thấy là tổ chức khoa học với nhiều
loại hình khác nhau, tuy nhiên, có điểm chung các nhà khoa học là những
người có trình độ đào tạo ban đầu, được chuyên môn hóa, sản xuất tri thức và
có sự thống nhất trong đánh giá. Nghiên cứu khoa học là linh hồn của CĐKH,
chính những chức năng cơ bản, đặc điểm của nghiên cứu khoa học và tính đa
dạng của các loại hình nghiên cứu khoa học đã mang đến sự hình thành, tồn
tại của CĐKH, đồng thời thiết lập vị trí và vai trò nhất định của CĐKH trong
hệ thống xã hội. CĐKH có thiết chế xã hội đặc thù từ sự tập hợp vị trí và vai
trò của các nhà khoa học, xây dựng các chuẩn mực khoa học đến việc đảm
nhận nhiệm vụ vô cùng to lớn đó là sản xuất ra tri thức khoa học mới nhằm
thoả mãn nhu cầu của xã hội, nâng cao nhận thức và cải tạo thế giới.
1.2.2. Khái niệm doanh nghiệp
Doanh nghiệp có nhiều loại hình, qui mô và ở nhiều khu vực khác nhau như
Chính phủ, phi Chính phủ, tư nhân, trong nghiên cứu này đưa ra cách hiểu
DN dựa trên các khái niệm sau:
-

DN liên quan đến kinh doanh, đổi mới và sáng tạo: Theo Gordon
Marhall “DN là nhà đổi mới đầy sáng tạo trong khu vực kinh doanh,
trái ngược với những người chủ kinh doanh, nhà tư bản hoặc người
quản lý chuyên nghiệp, họ là người tuân theo nhiều các thủ tục trong
kinh doanh và các mục tiêu đã được thiết lập” [19, tr.195], khái niệm
này dựa trên nội dung ban đầu trong “Lý thuyết kinh tế của sự phát
triển” của Schumpeter đã định nghĩa “DN là người độc đáo biết phối
hợp sự phát triển và các công cụ mới của phương tiện sản xuất, một
chức năng được xem là nguyên tắc cơ bản của sự phát triển kinh tế”.

18

Nghiên cứu xu thế liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp

-

DN là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn
định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục
đích thực hiện các hoạt động kinh doanh [1].

-

DN là những người điển hình có liên quan đến một hành động, một quá
trình, hoặc phạm vi hoạt động của những người sáng tạo, đóng một vai
trò rất quan trọng trong phạm vi hoạt động mạo hiểm và đổi mới” [16].

Các khái niệm trên cho thấy, không chỉ riêng các nhà khoa học là người
sáng tạo, mạo hiểm và đổi mới, cách tiếp cận mới cho thấy DN có thể tham
gia vào một số hoạt động có liên quan đặc biệt đến sự sáng tạo, mạo hiểm và
đổi mới, tuân theo nhiều các thủ tục, quy định trong kinh doanh và các mục
tiêu đã được thiết lập.
1.2.3. Liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp
Liên kết được hiểu là: Sự tồn tại hoặc sự định hình của các kết nối đang xảy
ra giữa các bên hoặc quyết định thay đổi điều khác xảy ra, là sự truyền
tiếp/nối tiếp các quan hệ và kết nối [20]. Cho đến nay, có nhiều quan điểm
về liên kết nói chung, liên kết giữa CĐKH và DN nói riêng, trong nghiên
cứu này giới thiệu một số quan điểm sau:
-

Quan điểm 1: Liên kết giữa CĐKH và DN là liên kết kinh tế “Liên kết
kinh tế là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các hoạt động do
các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng đề ra và thực hiện các
chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất, kinh doanh
của các bên tham gia nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển
theo hướng có lợi nhất. Được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tự
nguyện, bình đẳng, cùng có lợi thông qua hợp đồng kinh tế ký kết giữa
các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của các nhà nước” [12].

-

Quan điểm 2: Liên kết giữa các CĐKH và DN là liên kết có mục đích
rõ ràng:
 Liên kết để đổi mới hoạt động sản xuất: Hoạt động của các DN có
nhiều, nhưng có hai hoạt động quan trọng DN cần liên kết với
CĐKH là hoạt động đổi mới sản phẩm và quy trình công nghệ. Đổi
mới sản phẩm và quy trình công nghệ được thực hiện nếu nó được
đưa ra thị trường (đổi mới sản phẩm) hoặc được sử dụng trong qui
trình sản xuất (đổi mới qui trình). Hoạt động sản xuất, kinh doanh
của bất kỳ DN nào đều phải tiến hành đổi mới sản phẩm và quy trình
công nghệ để phát triển, tồn tại và cạnh tranh. Để tiến hành được
điều này, phần lớn DN phải đầu tư nhiều vào NC&PT, đào tạo và sử
dụng dịch vụ KH&CN “Dịch vụ dựa trên tri thức là động lực thúc
đẩy DN tiến hành hoạt động liên minh và liên kết chặt chẽ” [16].

JSTPM Tập 2, Số 3, 2013

19

 Liên kết để tăng cường tri thức: Để tiến hành đổi mới hoạt động sản
xuất, DN phải dựa vào kết quả của hoạt động NC&PT từ đó tiến
hành cải tiến hoặc đổi mới sản phẩm hoặc kỹ thuật sản xuất mới.
Theo Robert Boyer, DN muốn tăng cường hoạt động đổi mới thì nhất thiết
phải liên kết với các tổ chức khoa học vì “Nghiên cứu cơ bản là công việc
của các nhà khoa học, còn đổi mới là công việc của các nhà DN. Hoạt động
đổi mới còn đi xa hơn hoạt động nghiên cứu cơ bản, có qui luật riêng, đặc
thù riêng gắn bó với thị trường và với cả phòng thí nghiệm” [5].
Từ các quan điểm trên cho thấy liên kết được thực hiện dựa trên cơ sở quan
hệ và tương tác xã hội, có thống nhất, được hoạch định rõ ràng trong khuôn
khổ pháp luật, dưới góc độ nghiên cứu xã hội, kinh tế có thể hiểu: Liên kết
CĐKH và DN là liên kết xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế
- xã hội. Thực tế cho thấy, bất cứ liên kết nào cũng đều mang tính mục đích,
theo GS Micheal Porter, liên kết để tăng sức cạnh tranh, trước hết là trong
khuôn khổ DN. Nhiều công trình đã chỉ rõ liên kết là để rút ngắn thời gian
và khoảng cách từ nghiên cứu đến tạo ra công nghệ, ứng dụng vào hoạt
động sản xuất và tạo ra sản phẩm, “Khoảng thời gian này ở thế kỷ XIX phải
mất 60 - 70 năm, nửa đầu thế kỷ XX là 30 năm và đến thập niên 1990 chỉ
còn 3 năm” [9].
2. Xu thế liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp
2.1. Khái niệm xu thế, xu thế liên kết
Có nhiều cách hiểu, quan niệm về xu thế (trend), tùy thuộc vào từng đối
tượng, phạm vi nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, tiếp cận với các khái
niệm sau:
Xu thế là một sự phát triển chung hoặc thay đổi trong một tình huống hoặc
theo cách mà mọi người đang cư xử [20], một số ví dụ điển hình: Khảo sát
cho thấy xu thế rời bỏ việc sở hữu nhà và theo xu thế thuê nhà; xu thế
giảm/tăng doanh số bán hàng trong vài năm qua; sự phát triển mới thời
trang, make-up… xu thế thời trang mới nhất, bạn có thể chắc chắn sẽ có
người mặc, hay xu thế hiện nay là nhiều người cần vẻ đẹp tự nhiên hơn và ít
trang điểm [20].
Xu thế là chiều hướng chủ đạo trong một thời gian nào đó (Từ điển mở
Wiktionary) với hai dạng hòa hoãn và phát triển. Quan điểm của xã hội học,
xu thế xã hội là một sự đáng chú ý của sự thay đổi mô hình/kiểu hiển thị
bằng chỉ số hoặc chỉ báo xã hội [19, tr. 622].
Xu thế liên kết giữa CĐKH và DN được hiểu là chiều hướng chủ đạo/sự
phát triển chung từ những liên kết đã có, có thể tiếp tục phát triển, có thể

20

Nghiên cứu xu thế liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp

thay đổi khác hoàn toàn, có thể quay trở lại các liên kết đã có, có thể đi
chệch định hướng, theo chuỗi thời gian có lúc lên, xuống, gián đoạn do
nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong nghiên cứu này, đề cập đến
một số các nhân tố khách quan và chủ quan.
2.2. Phân tích các nhân tố, yếu tố tạo ra xu thế liên kết giữa cộng đồng
khoa học và doanh nghiệp
2.2.1. Các nhân tố, yếu tố khách quan
- Cuộc cách mạng KH&CN đương đại
Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, với sự ra đời của cuộc Cách mạng
KH&CN đương đại là bước phát triển nhảy vọt về chất so với hai cuộc Cách
mạng khoa học và kỹ thuật trước đó1 khi những tri thức khoa học và yếu tố
kỹ thuật chuyển biến nhanh chóng và trở thành một bộ phận khăng khít của
công nghệ, thống nhất hữu cơ ngay bên trong quy trình tạo ra vật chất hoặc
phi vật chất. Cách mạng KH&CN tạo lập nền kinh tế mới - kinh tế tri thức
trên cơ sở xã hội tri thức và lực lượng sản xuất mới, KH&CN trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã
hội: Làm tăng sức mạnh của lực lượng sản xuất; Làm xuất hiện nhiều ngành
kinh tế mới có hàm lượng kỹ thuật cao; Làm thay đổi cơ cấu lao động; Làm
phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư của nước ngoài trên phạm
vi toàn cầu. Chính sự thay đổi mạnh mẽ này đã mang lại nhiều mô hình liên
kết giữa CĐKH và DN vì khi lực lượng sản xuất thay đổi sẽ kéo theo sự
thay đổi của quan hệ sản xuất.
- Hội nhập quốc tế và cạnh tranh kinh tế
Theo Béla Balassa, hội nhập kinh tế, hiểu theo một cách chặt chẽ hơn, là
việc gắn kết mang tính thể chế giữa các nền kinh tế lại với nhau. Hội nhập
kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: gắn nền kinh tế
và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ
lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; gia nhập
và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu [10].
Theo TS. Phạm Quốc Trụ2, Hội nhập quốc tế là quá trình các nước tiến hành
các hoạt động tăng cường sự gắn kết với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích,
mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và
tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức
quốc tế. Hội nhập quốc tế có thể diễn ra trên từng lĩnh vực của đời sống xã
1

Cách mạng khoa học và kỹ thuật lần thứ nhất cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX; Cách mạng khoa học và kỹ
thuật lần thứ hai cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

2

Phạm Quốc Trụ. (2011) Hội nhập quốc tế: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu Biến Đông.

nguon tai.lieu . vn