Xem mẫu

  1. Thông tin khoa học công nghệ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ CHỈ HUY TÁC CHIẾN Phạm Trung Kiên* Tóm tắt: Khả năng thông tin là một phần thiết yếu của chiến tranh hiện đại và ngày càng trở nên cực kỳ quan trọng cùng với sự phát triển của chiến tranh. Để đạt tới ưu thế thông tin, những hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến ra đời đã trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc tự động hóa chỉ huy tác chiến. Bài báo này tập trung nghiên cứu để xây dựng một hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến, dựa trên phương pháp phân tích và mô phỏng. Từ khóa: Công nghệ thông tin; Hệ thống truyền thông và máy tính; Hệ thống chỉ huy tác chiến. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc áp dụng một cách mạnh mẽ công nghệ thông tin vào lĩnh vực quân sự đã dẫn đến sự hình thành và phát triển của những khái niệm quân sự hoàn toàn mới. Hơn lúc nào hết, thông tin trở thành mặt hàng có giá trị nhất. Ai chiếm được ưu thế thông tin, người đó nắm được thế chủ động trên chiến trường. Tốc độ chỉ huy tác chiến là việc rút ngắn thời gian cần thiết để đưa ra quyết định, lập kế hoạch và phối hợp tác chiến. Để đạt tới ưu thế thông tin, những hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến ra đời đã trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc tự động hóa chỉ huy tác chiến. Hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến là một hệ thống tích hợp đa chức năng bao gồm chỉ huy, quản lý, truyền thông, máy tính, trinh sát, quan sát, nhận thức cho các đơn vị tác chiến, giúp họ có thể hành động một cách nhanh chóng chính xác và đồng bộ, tạo ra ưu thế thông tin trước kẻ thù. Nó cung cấp cho các đơn vị quân đội từ những người lính đến người chỉ huy những thông tin đầy đủ, kịp thời cũng như những công cụ hữu ích cho việc lập kế hoạch và thực thi các nhiệm vụ mà họ được giao. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu xây dựng các hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến được quân đội rất nhiều nước đặc biệt quan tâm. Những năm cuối thập niên 90, ở Mỹ xuất hiện thuật ngữ “Chiến tranh mạng trung tâm” – “Network –centric warface” [1]. Đến năm 2003 chương trình phát triển “Hệ thống tác chiến tương lai” – “Future Combat Systems” được khởi động [2]. Tiếp nối những thành quả đạt được từ chương trình này, hiện nay Quân đội Mỹ đang phát triển chương trình “Army Brigade Combat Team Modernization Program”, đây là chương trình đầu tiên của quân đội Mỹ được xây dựng phù hợp với học thuyết Tác chiến Mạng trung tâm [3]. Khái niệm Chiến tranh Mạng trung tâm được chấp nhận ở các nước thành viên NATO dưới cái tên “NATO Network Enable Capabilities” [4]. Ở Nga, ngay từ những năm 1980, Quân đội Liên Xô mà sau này là Quân đội Nga đã xác định ưu thế của quân đội Nga trong cuộc cách mạng các vấn đề quân sự sẽ dựa trên việc xây dựng các hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến. Còn ở Trung Quốc, ngay từ những năm 2000, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã xác định các hệ thống “tự động hóa chỉ huy tác chiến” là thước đo quan trọng để đánh giá năng lực tác chiến của các lực lượng vũ trang. Một trong những thành quả quan trọng nhất mà quân đội Trung Quốc đạt được là đã phát triển thành công một hệ thống kết nối dữ liệu, được gọi là Mạng phân phối dữ liệu chiến thuật - TIS. Hệ thống này cũng tương tự như hệ thống JTIDS của Mỹ. TIS có thể làm việc trong tầm nhìn thẳng lên tới 500 dặm ở dải tần 960-1.215 MHz. Giống như JTIDS, TIS sử dụng các biện pháp nhảy tần và trải phổ trực tiếp để tránh nhiễu [5]. Trong bài viết này chúng ta sẽ xem xét kỹ cấu trúc của một hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến và khả năng xây dựng hệ thống phục vụ cho việc hỗ trợ chỉ huy tác chiến cho quân đội ta . 190 Phạm Trung Kiên, “Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến.”
  2. Thông tin khoa học công nghệ 2. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT 2.1. Xây dựng hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến của quân đội Hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến là một hệ thống phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cơ cấu tổ chức của quân đội là yếu tố liên quan trực tiếp. Tổ chức Bộ Quốc phòng bao gồm Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, các Tổng cục, Quân khu, Quân đoàn, Binh chủng, Quân chủng và các cơ quan tổ, chức trực thuộc Bộ. Dưới các cơ quan, tổ chức quân sự chiến lược là các đơn vị quân sự chiến dịch, bao gồm các sư đoàn, trung đoàn, lữ đoàn và các cấp độ tương đương. Dưới các tổ chức quân sự chiến dịch là cấp chiến thuật từ tiểu đoàn, đại đội, trung đội, tiểu đội và từng người. Hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến sẽ phân chia thành 3 cấp độ: Chiến lược, chiến dịch và chiến thuật. Tùy thuộc vào đơn vị đó thuộc cấp độ nào mà hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến sẽ cung cấp cho họ những dịch vụ tương ứng: - Ở cấp độ từng người, tiểu đội: Có khả năng truyền giọng nói, dữ liệu và thông tin về vị trí địa lý. - Ở cấp độ trung đội, đại đội: Có khả năng truyền giọng nói, dữ liệu, thông tin về vị trí địa lý và bức tranh về địa điểm tác chiến. - Ở cấp độ tiểu đoàn và trên tiểu đoàn: Có khả năng truyền các giọng nói rõ ràng, đã được mã hóa, các dữ liệu, tin nhắn, video, trong thời gian thực (hoặc cận thực), không phụ thuộc vào không gian thời gian, thời tiết, khí hậu, địa hình. Tính hiệu quả của hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến sẽ được đánh giá qua công thức sau: E(t) = K1.A + K2.B + K3.C (1) Trong đó: - E (t) – Hệ số hiệu quả trung bình của hệ thống - K1, K2, K3 - lần lượt là giá trị trọng số của các chỉ số A, B và C - A chỉ số “phạm vi” - B chỉ số “độ trễ” - C là “hệ số tự động hóa trong hoạt động quản lý”. Chỉ số “phạm vi” là chỉ số đóng vai trò chính yếu ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống. Nó đặc trưng cho khả năng chia sẻ thông tin giữa tất cả các thành phần của mạng. Chỉ số “phạm vi” có trọng số lớn nhất trong cả 3 chỉ số trên. Chỉ số “độ trễ” được đặc trưng bởi ba thành phần: Tính kịp thời, độ tin cậy và khả năng bảo mật. Các chỉ số này phụ thuộc lẫn nhau, trong đó chỉ số tính kịp thời là quan trọng nhất. Các hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến phải đảm bảo được yếu tố truyền thông tin “thời gian thực” trong khi tiến hành các hoạt động quân sự. Chỉ số “hệ số tự động hóa trong các hoạt động quản lý” đặc trưng cho sự tự động hóa trong các hoạt động quản lý, được thực hiện trong quá trình chỉ huy, tham mưu của các đơn vị quân sự trong khi lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động quân sự. Sự tự động hóa càng cao thì thời gian cần thiết để lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động quân sự càng được rút ngắn. Giá trị của các trọng số Ki được xác định theo công thức: 2(n  i  1) Ki  (2) n(n  1) Trong đó: - n - là số lượng các chỉ số về chất lượng - i - giá trị hiện thời của chỉ số Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 59, 02 - 2019 191
  3. Thông tin khoa học công nghệ Qua tính toán thu được: - K1 = 0.5 là trọng số của chỉ số “phạm vi”; - K2 = 0.33 là trọng số của chỉ số “độ trễ”; - K3 = 0.17 là trọng số của chỉ số “hệ số tự động hóa các hoạt động quản lý” . Do đó hệ số hiệu quả trung bình của hệ thống sẽ được tính theo công thức: E(t) = 0,5.A + 0,33.B + 0,17.C (3) Để xây dựng hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến hiệu quả, yêu cầu phải xây dựng một hệ thống cáp quang trải rộng trên cả nước. Tuy nhiên địa hình nước ta ¾ là đồi núi do đó ở một số nơi việc triển khai cáp quang sẽ gặp khó khăn. Những nơi đó việc xây dựng các trạm vô tuyến chuyển tiếp sẽ là lựa chọn thay thế. Bảng 1. Dòng thông tin giữa các thành phần mạng trong hệ thống. Mô tả dòng thông tin Stt Hệ thống Giao thức Môi trường truyền dẫn 1 Giọng nói UDP/IP, CNR, SIP Cáp quang, vô tuyến, VHF, HF, vệ tinh 2 Video UDP/IP Cáp quang, vô tuyến 3 Fax TCP/IP Cáp quang, vô tuyến, vệ tinh 4 Email SMTP, POP-3, IMAP-4 Cáp quang, vô tuyến, vệ tinh 5 Quản lý mạng TCP/IP, SNMP Cáp quang, vô tuyến, vệ tinh 6 Truyền tin nhắn TCP/IP, ADatP-3 Cáp quang, vô tuyến, vệ tinh 7 Truyền dữ liệu FTP Cáp quang, vô tuyến, vệ tinh 8 Thông tin từ các hệ TCP/IP Cáp quang, vô tuyến, vệ tinh thống trực ban 9 Trực ban phòng TCP/IP, UDP/IP, NFFI Cáp quang, vô tuyến, vệ tinh không 10 Hệ thống cảm biến TCP/IP Cáp quang, vô tuyến, VHF, HF, vệ tinh Một hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến hiện đại phải đảm bảo: - Sử dụng tối đa các sản phẩm thương mại sẵn có, qua đó dễ dàng thay thế, sửa chữa, bảo hành. - Sử dụng các công nghệ hiện đại, đặc biệt là điện toán đám mây. - Khả năng tương thích cao với các hệ thống quân sự sẵn có cũng như các hệ thống thông tin ngoài quân đội nhờ vào sử dụng công nghệ IP với cấu hình linh hoạt. - Thông tin được bảo mật và giới hạn truy cập. 2.2. Cấu trúc thông tin truyền thông của hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến Hệ thống mạng được xây dựng theo cấu trúc phân cấp 3 lớp, trong đó tất cả các thiết bị mạng và các đường truyền dẫn sẽ được nhóm thành ba lớp: Lớp Core, lớp Distribution, và lớp Access. Mỗi lớp có thể chứa các thiết bị định tuyến, chuyển mạch, các đường truyền thông, hoặc kết hợp những thiết bị trên. Trong đó thiết bị định tuyến là: “dual stack”. Quá trình trao đổi thông tin trong mạng sẽ được thực hiện ở tầng thứ hai và thứ ba của mô hình OSI. Môi trường truyền dẫn của mạng là cáp quang, cáp đồng và vô tuyến (vô tuyến chuyển tiếp, vệ tinh, VHF, HF và các chuẩn không dây như WiFi, WiMax). Toàn bộ hệ thống sẽ làm việc dựa trên giao thức IP (EoIP). 192 Phạm Trung Kiên, “Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến.”
  4. Thông tin khoa học công nghệ Hình 1. Cấu trúc mạng hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến. Lớp thứ nhất Core: Lớp Core là xương sống của mạng. Ở lớp này, tốc độ vận chuyển dữ liệu rất nhanh. Lớp này còn được coi là đại lộ liên kết các đường nhỏ với nhau. Nếu có một sự hư hỏng xảy ra ở lớp lõi, hầu hết các người dùng trong mạng đều bị ảnh hưởng. Vì vậy, việc xây dựng các phương án dự phòng ở lớp này là rất cần thiết. Tại lớp này sẽ xây dựng các trung tâm dữ liệu (sở chỉ huy) của các tổ chức quân sự chiến lược, bao gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Tình báo, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Quân khu 1,2,3,4,5,7,9, Bộ tư lệnh thủ đô Hà Nội, Quân đoàn 1, 2, 3, 4, Binh chủng Pháo binh, Đặc Công, Tăng Thiết Giáp, Công Binh, Hóa học, Thông tin, Quân chủng Phòng Không Không Quân, Quân chủng Hải Quân, Bộ đội Biên phòng, các cơ quan tổ chức trực thuộc Bộ. Để tăng mức độ bảo vệ có thể xây dựng 2-3 trung tâm dữ liệu, 1 chính và 1 dự phòng thống nhất nhau về cấu trúc, cấu tạo và rải đều khắp đất nước, mỗi trung tâm dự liệu có các server sau: - FTP server: Để truyền nhận tập tin - VPN server: Để tạo liên kết ảo với người dung - Web server: Để làm việc với các ứng dụng trên nền web - E-mail server: Hộp thư điện tử - Data base server: Cơ sở dữ liệu - File server: Lưu trữ tập tin - GIS server: Hệ thống thông tin địa lý - SiA server: Nhận thức tình huống - Domain control server: Xác định thứ tự phân cấp quyền người dùng. Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 59, 02 - 2019 193
  5. Thông tin khoa học công nghệ Tất cả các máy chủ làm việc với công nghệ dự phòng RAID. Hình 2. Cấu trúc trung tâm dữ liệu Core. Ở lớp này không thực hiện kiểm soát quyền truy cập và không có bất kỳ sự chậm trễ nào. Tuy nhiên người dùng Access không có quyền truy cập trực tiếp vào Core, các gói tin từ người dùng chỉ có thể đạt tới Core khi đã đi qua các quá trình kiểm tra quyền truy cập. Bộ định tuyến của Core có tốc độ định tuyến rất lớn và giao diện tương thích với các môi trường truyền dẫn khác nhau. Độ tin cậy của Core đạt được nhờ vào các thiết bị và kết nối dự phòng. Đường truyền dẫn chủ yếu sử dụng cáp quang nhưng các trạm radio chuyển tiếp cũng có thể được sử dụng. Lớp thứ hai Distribution: Distribution nằm giữa Core và Access. Phân chia Core với phần còn lại của mạng, mục đích là đảm bảo kết nối trơn tru trong mạng và giới hạn quyền truy cập thông qua việc định nghĩa các cấp độ phân cấp quyền truy cập. Bao gồm việc xây dựng các trung tâm dữ liệu các tổ chức đơn vị cấp chiến dịch, các sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn và tương đương. Nó xác định các chính sách của mạng mà thông qua các chính sách này an ninh mạng được duy trì ở cấp độ cao và các nguồn tài nguyên thông lượng cần thiết được bảo vệ. Distribution bao gồm các server sau: - SCE server: Quản lý quyền dùng dịch vụ. - Domain server: Quản lý domain về an ninh và quyền của người dùng. - TACACS+ server: Xác thực ủy quyền các quyền quản trị hệ thống. Giao thức được sử dụng tại Distribution là HSRP, GLBD, OSPF, VPN, TCP/IP, UDP/IP, HTTPS, SLIP, 802.1x Hình 3. Trung tâm dữ liệu lớp Distribution. 194 Phạm Trung Kiên, “Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến.”
  6. Thông tin khoa học công nghệ Mỗi Trung tâm dữ liệu ở lớp Distribution (cấp sư đoàn xuống trung đoàn và tương đương) có các server SCE, domain và TACACS+. Các giao diện người dùng gồm giao diện nhận thức tình huống 10/100Base-T, thiết bị đầu cuối tại bàn làm việc các cơ quan quản lý hành chính, hậu cần, kỹ thuật, tham mưu, tài chính, trực ban tác chiến, trực ban phòng không, trực ban hệ thống tổng đài điện thoại, trực ban quản lý mạng, trực ban quản lý huấn luyện chiến đấu,... giao diện 10/100Base-T qua jack RJ45, điện thoại IP, máy Fax, máy in, máy chiếu, IP Videocamera giao diện 10/100Base-T được kết nối với các server qua các thiết bị chuyển mạch giao diện 1000Mbps tạo thành một hệ thống mạng LAN, trung tâm dữ liệu liên kết với lớp Core qua trạm radio hoặc đường truyền dẫn cáp quang, một trạm vô tuyến vệ tinh VINASAT, và các trạm vô tuyến chuyển tiếp tạo các đường truyền dẫn xuống Access và đến các đơn vị cần thiết. Các điểm chỉ huy di động, chuyển tiếp di động chứa các máy thông tin sóng ngắn và sóng cực ngắn, có nhiệm vụ thu nhận tín hiệu giọng nói, dữ liệu, tin nhắn. Distribution kết nối các liên kết thông tin của các cấp độ chiến dịch, chiến thuật với Core. Ở cấp độ chiến dịch môi trường truyền dẫn chủ yếu sử dụng cáp quang, còn đường truyền dẫn tới các đơn vị chiến thuật chủ yếu sử dụng các trạm vô tuyến chuyển tiếp. Lớp thứ ba Access: Duy trì kết nối mạng tránh truy cập người dùng bất hợp pháp tới Distribution. Đây là thành phần chìa khóa ngăn chặn người dùng không được phép truy cập dịch vụ mạng. Access cho các đơn vị thấp nhất như tiểu đội, trung đội, đại đội được thực hiện thông qua chuẩn 802.16 (WiMax) và các trạm vô tuyến UHF, trong đó lựa chọn chính là WiMax, dự phòng là UHF. Ở cấp độ tiểu đoàn triển khải các trạm gốc WiMax, các thiết bị đầu cuối được triển khai cho các các đơn vị cấp nhỏ hơn. Kỹ thuật điện toán đám mây có thể sử dụng để tối ưu hóa việc xử lý, lưu trữ và tính toán. Các thiết bị thông tin có nhiệm vụ thu thập dữ liệu và chuyển nó lên đám mây, các hoạt động đòi hỏi công suất tính toán cao và lưu trữ thông tin lớn như lọc, tập hợp, phân tích, chiết xuất các sản phẩm thông tin được thực hiện ngay trên đám mây, do đó các thiết bị đầu cuối người dùng sẽ tiêu tốn ít năng lượng hơn. Người dùng ở cấp độ chiến dịch, chiến thuật có thể sử dụng các thiết bị dạng: “thin client” có dây hoặc không dây chuẩn 802.16, 802.3, 802.11b, g, n, ac, ad và USB. Các lực lượng làm việc với các công việc khẩn cấp có thể sử dụng PDA, các điểm quản lý máy móc dùng laptop, trên các terminal cài các phần mềm quản lý thông tin. Hình 4. Trung tâm dữ liệu Access. Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 59, 02 - 2019 195
  7. Thông tin khoa học công nghệ Trung tâm dữ liệu Access (cấp tiểu đoàn và tương đương) được trang bị một sở chỉ huy với các giao diện nhận thức tình hình 10/100Base-T, bàn làm việc của các cơ quan quản lý hành chính, hậu cần, tham mưu, lập kế hoạch, tài chính, trực ban hệ thống phòng không, hệ thống quản lý đơn vị hậu cần…, IP telephone, máy Fax, máy in, máy chiếu, IP Videocamera giao diện 10/100Base-T, kết nối với switch 1000Mbps, tạo thành mạng LAN, các trạm vô tuyến chuyển tiếp, máy thông tin sóng UHF, trạm vô tuyến vệ tinh VINASAT, và một trạm vô tuyến WiMax cung cấp truy cập WiMax cho các thiết bị đầu cuối của các đơn vị cấp thấp hơn, hệ thống có các xe chỉ huy và các thiết bị truy cập vô tuyến di động với các máy thông tin sóng ngắn và sóng cực ngắn truyền nhận dữ liệu giọng nói, tin nhắn. 2.3. Cấu trúc di động trong hệ thống chỉ huy tác chiến Trong hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến có các điểm chỉ huy di động (MCP), các điểm truy cập vô tuyến di động (RAV), thiết bị chuyển tiếp truy cập (TAV), thiết bị truy cập (AV). Đặc điểm chung của các thiết bị này là khả năng cơ động và nhanh chóng triển khai trên thực địa. Sử dụng công nghệ vô tuyến trunking tạo ra các kết nối vô tuyến cơ động. Hình 5. Kết nối vô tuyến trunking trong hệ thống thông tin truyền thông dã chiến cơ động. Thiết bị chuyển tiếp truy cập (TAV) có nhiệm vụ chuyển tiếp các kết nối thông tin đến các điểm chỉ huy di động. Các điểm truy cập vô tuyến di động (RAP) có nhiệm vụ thực hiện các kết nối vô tuyến từ các điểm cung cấp di động tới các thuê bao trong hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến di động. Nó còn có nhiệm vụ tăng khoảng cách truyền nhận dữ liệu giọng nói của các kết nối sóng cực ngắn giữa cấp độ sư đoàn và tiểu đoàn. Thiết bị truy cập (AV) thực hiện các kết nối từ các điểm truy cập vô tuyến đến các xe chỉ huy di động. Điểm chỉ huy di động là các điểm chỉ huy được đặt trên các phương tiện di động. Điểm truy cập vô tuyến di động: Các thiết bị này thực hiện chức năng tạo các kết nối từ các tổ chức cung cấp di động đến các thuê bao ở các nút mạng của hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến di động. Nó bao gồm hai thành phần. Thành phần thứ nhất là thành phần kết nối với mạng WAN, thành phần thứ hai kết nối với mạng tác chiến di động. Thiết bị này còn được sử dụng để tăng khoảng cách truyền nhận dữ liệu giọng nói của các kết nối sóng cực ngắn giữa các điểm chỉ huy tiểu đoàn đến các điểm chỉ huy cấp cao hơn như trung đoàn, sư đoàn, lữ đoàn. Trong trường hợp này các điểm chỉ huy di động đóng vai trò như người dùng di động của RAP. Các điểm truy cập vô tuyến di động bao gồm các thiết bị chính sau: Thiết bị chuyển mạch số, máy thông tin UHF để kết nối với các xe thông tin và các máy móc khác trong mạng, một thiết bị đầu cuối, một thiết bị mã hóa, các máy thông tin sóng ngắn và sóng cực ngắn. 196 Phạm Trung Kiên, “Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến.”
  8. Thông tin khoa học công nghệ 3. KẾT LUẬN Việc xây dựng các hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến nhằm số hóa các hệ thống thông tin truyền thông quân sự và tự động hóa trong chỉ huy tác chiến là xu hướng mà quân đội rất nhiều nước hiện đang tập trung nghiên cứu và phát triển. Chiến tranh trong kỷ nguyên thông tin đòi hỏi thông tin phải được thu thập, xử lý và sử dụng một cách nhanh nhất và chính xác nhất nhằm mục đích chiếm thế chủ động trên chiến trường. Hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến là một hệ thống đồ sộ, nó được coi là một metasystem “hệ thống của hệ thống”, do đó việc nghiên cứu xây dựng các hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến hiện đại là một công việc rất phức tạp và khó khăn, tuy nhiên vì tính cấp thiết của nó trong môi trường chiến tranh thông tin, do đó bản thân tôi nhận thấy việc xây dựng các hệ thống hỗ trợ chỉ huy tác chiến cho quân đội ta là xu hướng tất yếu để đáp ứng những đòi hỏi của chiến tranh hiện đại và bảo vệ vững chắc nền độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. D. S. Alberts, “Information Age Transformation: Getting to a 21st Century Military,” DoD Command and Control Research Program, 2002. [2]. D. B. Marron, “The Army’s Future Combat SystemsProgram and Alternatives,” The Congress of the United StatesOCongressional Budget Office, 2009. [3]. G. J. Kanis, “Best Practices for Command and Control in a Network Enabled Environment,” Director Command and Control, 2010. [4]. Ж. Х. Проданов, “Изследване възможностите за усъвършенстване на организацията на полевите комуникационни и информационни системи в оперативните и тактическите формирования при преминаване към цифрови комуникации, ” 2014. [5]. Ф. Т. Киен, “Процес на изграждане на C4ISR системи на народна освободителна армия,” сп. "Българска Наука", брой 91, 2014, ISSN 1314-1031, pp. 96-99. ABSTRACT BUILDING THE SYSTEM FOR SUPPORTING COMMAND COMBAT The ability of information is an essential part of modern warfare and becoming more and more extremely important along with the development of the war. In order to reach the information superiority, the introduction of C4ISR systems has become efficient supporting tools for the automation in command and combat. Keywords: Information technology; Communication Information System; Command and Combat System. Nhận bài ngày 10 tháng 10 năm 2018 Hoàn thiện ngày 20 tháng 3 năm 2019 Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 4 năm 2019 Địa chỉ: Viện Công nghệ thông tin/ Viện Khoa học & Công nghệ quân sự. * Email : phamtrungkien999@gmail.com. Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 59, 02 - 2019 197
nguon tai.lieu . vn