Xem mẫu

  1. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC QUẦN CƯ KHU VỰC NÔNG THÔN Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA VŨ THU PHƯƠNG Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Khánh Hòa Tóm tắt: Bài báo trình bày thực trạng tổ chức quần cư khu vực nông thôn ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Từ đó rút ra xu hướng thay đổi quần cư của khu vực này. Trên cơ sở thực trạng và các căn cứ pháp lí, tác giả đưa ra các định hướng tổ chức quần cư khu vực nông thôn ở thành phố Nha Trang phù hợp với xu thế đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội. Từ khóa: Tổ chức quần cư khu vực nông thôn, thành phố Nha Trang 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nha Trang là thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Đô thị hóa diễn ra nhanh chóng tại khu vực trung tâm thành phố. Ngược lại, tám xã ngoại thành tuy đang ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa nhưng vẫn là khu vực chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Hiện trạng phân bố dân cư ở khu vực nông thôn của thành phố Nha Trang làm tồn tại nhiều vấn đề không hợp lý so với yêu cầu đô thị hóa: các điểm dân cư quy mô nhỏ, phân bố rải rác, tùy tiện, gây khó khăn cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như công tác quản lý xã hội. Xu thế gia tăng dân số và các công trình dân sinh, kinh tế,... của khu vực này làm cho việc giải quyết bất hợp lý ngày càng khó khăn hơn. 2. KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC NÔNG THÔN Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG Khu vực (KV) nông thôn ở TP Nha Trang bao gồm 8 xã ngoại thành: Vĩnh Phương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thái, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Lương và Phước Đồng. Khu vực này có diện tích 172,9 m2, dân số 101.138 người, mật độ trung bình 585 người/km2, chiếm 68,4% diện tích tự nhiên và 24,9% dân số của thành phố. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa và đặc thù là vùng “nửa đô thị, nửa nông thôn”, khu vực này tất yếu cũng thay đổi về mặt chức năng, cấu trúc, quy mô và lối sống một cách khá rõ rệt. 3. HIỆN TRẠNG QUẦN CƯ KHU VỰC NÔNG THÔN Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG 3.1. Mạng lưới quần cư khu vực nông thôn ở thành phố Nha Trang - Cấu trúc phân bố không gian mạng lưới quần cư: Dân số trung bình của mỗi điểm dân cư cũng có sự không đồng đều giữa các xã: Vĩnh Thạnh và Vĩnh Hiệp có quy mô dân số lớn trên 2.500 người/ĐDC, các xã còn lại đều có quy mô dân số dưới 2.000 người/ĐDC. Diện tích đất thổ cư trung bình của các điểm dân cư khá lớn, trung bình chung của cả 8 xã là 15,46ha/ĐDC. Tuy nhiên, diện tích này có sự chênh lệch lớn giữa các xã, cao nhất là xã Vĩnh Hiệp (32,71ha/ĐDC), thấp nhất là xã Vĩnh Trung (6,26ha/ĐDC). Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 563-568
  2. 564 VŨ THU PHƯƠNG Bảng 1. Một số đặc trưng của các điểm dân cư nông thôn ở thành phố Nha Trang năm 2012 Diện tích Mật độ Dân số TB của Diện tích đất Số Hoạt động Tên xã tự nhiên ĐDC/10 mỗi ĐDC thổ cư TB/ ĐDC kinh tế chủ yếu (Km2) km2 (Người/ĐDC) ĐDC (ha) Du lịch, nông Vĩnh Ngọc 8 8,78 0,91 1.526 22,65 nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Vĩnh Dịch vụ - 4 3,50 1,14 2.759 13,46 Thạnh thương mại Vĩnh Nông – lâm 11 32,50 0,34 1.127 16,07 Phương nghiệp Vĩnh 5 7,93 0,63 1.637 6,26 Nông nghiệp Trung Dịch vụ - Vĩnh Hiệp 3 2,62 1,15 2.660 32,71 thương mại Nông – lâm – Vĩnh Thái 5 14,41 0,35 1.935 30,39 ngư nghiệp Vĩnh Nông – lâm – 10 46,17 0,22 1.468 11,05 Lương ngư nghiệp Phước Dịch vụ - du lịch 14 56,96 0,25 1.486 8,86 Đồng – thương mại Toàn KV 60 172,87 0,35 1.616 15,46 nông thôn Hình 1. Bản đồ mạng lưới quần cư khu vực nông thôn ở thành phố Nha Trang
  3. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC QUẦN CƯ... 565 - Cấu trúc chức năng của các điểm dân cư trong mạng lưới: Dựa theo chức năng, tác giả chia 60 điểm dân cư của 8 xã thành các nhóm như Bảng 2. Bảng 2. Chức năng các điểm dân cư của khu vực nông thôn ở thành phố Nha Trang năm 2012 Chức năng Hành chính, thương mại, Tên xã Thương mại Chỉ có chức năng DV y tế – giáo dục và giáo dục cư trú (trung tâm xã) Vĩnh Ngọc 1 thôn 5 thôn 2 thôn Vĩnh Thạnh 1 thôn 2 thôn 1 thôn Vĩnh Phương 1 thôn 6 thôn 4 Vĩnh Trung 1 thôn 2 thôn 2 thôn Vĩnh Hiệp 1 thôn 2 thôn - Vĩnh Thái 1 thôn 3 thôn 1 thôn Vĩnh Lương 1 thôn 8 thôn 1 thôn Phước Đồng 1 thôn 10 thôn 3 thôn Tổng số 8 thôn 38 thôn 14 thôn Đây là cơ sở giúp cho việc định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư trong tương lai. Thường thì các thôn lớn ở trung tâm xã mới có các công trình công cộng như: trụ sở hành chính, trường học, sân vận động, trạm y tế, nhà văn hóa, chợ. Những điểm dân cư nhỏ, xa trung tâm xã thì thường chỉ có nhà ở của dân, nhà trẻ và chợ tạm. - Tương quan giữa mạng lưới quần cư với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Nha Trang: Đến năm 2020, tất cả các xã ngoại thành TP Nha Trang đều phát triển thành phường đô thị, không gian đô thị thành phố Nha Trang sẽ mở rộng về phía Tây, kết nối với đô thị vệ tinh Diên Khánh [3, tr. 109]. Vì vậy, những điểm dân cư nằm trong hướng quy hoạch đô thị và giao thông của thành phố sẽ phải được điều chỉnh lại, gồm: + Những điểm dân cư có vị trí phân bố ít thuận lợi hoặc không thuận lợi cho giao thông đi lại. + Những điểm dân cư nằm trong các dự án quy hoạch giao thông của thành phố, đặc biệt là các dự án liên quan đến quốc lộ 1A, 1C, đường Cao Bá Quát – Cầu Lùng, các đường vành đai Nguyễn Tất Thành, Phạm Văn Đồng. Theo đó, có thể xác định các điểm dân cư cần điều chỉnh bao gồm 8 thôn: thôn Xuân Lạc 1, Xuân Ngọc (xã Vĩnh Ngọc), thôn Võ Dõng, Xuân Sơn (xã Vĩnh Trung), thôn Văn Đăng 2 (xã Vĩnh Lương), thôn Phước Thượng, Phước Sơn, Phước Thủy (xã Phước Đồng). - Ảnh hưởng của thiên tai đối với hiện trạng quần cư khu vực nông thôn: Những năm gần đây, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, sự biến động của diện tích rừng đầu nguồn sông Cái và sông Quán Trường làm cho tình trạng hạn hán và lũ lụt thường xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Ngoài ra vào mùa mưa, sông Cái thường có nguy cơ sạt lở cao. Ảnh hưởng trực tiếp là các điểm dân cư Thôn Trung, Xuân Phong, Xuân Phú (xã Vĩnh Phương), Xuân Lạc, Xuân Lạc 1, Xuân Lạc 2, Xuân Ngọc (xã Vĩnh Ngọc), Phú Bình, Phú Vinh (xã Vĩnh Thạnh).
  4. 566 VŨ THU PHƯƠNG 3.2. Hiện trạng phân bố đất thổ cư Năm 2012, tổng diện tích đất thổ cư cả 8 xã là 927,71ha với 23.742 hộ gia đình (hộ GĐ). Theo đó, bình quân diện tích đất thổ cư theo hộ gia đình của toàn khu vực nông thôn là 390,75m2/hộ. Bảng 3. Diện tích đất thổ cư, số dân, số hộ gia đình và bình quân đất thổ cư theo hộ gia đình của các điểm dân cư khu vực nông thôn ở thành phố Nha Trang năm 2012 Xã Điểm dân cư Đất thổ cư Số Số dân Số hộ GĐ Bình quân đất thổ thôn Diện tích So với (người) (hộ) cư/ hộ GĐ (m2/hộ) 2 (m ) DTTN (%) Vĩnh Ngọc 8 1.812.300 20,64 12.204 2.756 657,58 Vĩnh Thạnh 4 538.300 15,38 11.034 2.511 214,38 Vĩnh Phương 11 1.767.300 5,44 12.394 3.095 571,02 Vĩnh Trung 5 312.900 3,95 8.184 2.018 155,05 Vĩnh Hiệp 3 981.400 37,5 7.979 1.926 509,55 Vĩnh Thái 5 1.519.400 10,54 9.674 2.407 631,24 Vĩnh Lương 10 1.105.200 2,39 14.676 3.234 341,74 Phước Đồng 14 1.240.300 2,28 20.801 5.795 214,03 Toàn KV 60 9.277.100 5,37 101.138 23.742 390,75 nông thôn Qua Bảng 3, ta thấy: - Đất ở còn nhiều tại các xã Vĩnh Phương (trừ thôn Liên Thành), Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thái, đặc biệt là xã Vĩnh Ngọc (657,58m2/hộ - gấp 1,68 lần bình quân đất ở/hộ gia đình của cả 8 xã). - Các khu vực còn lại bị thiếu đất ở, bao gồm: Vĩnh Thạnh (214,38m2/hộ), Vĩnh Trung (155,05m2/hộ), Vĩnh Lương (341,74m2/hộ), Phước Đồng (214,03m2/hộ). Xác định những nơi còn nhiều hay bị thiếu đất ở là cơ sở để xác định việc tổ chức mạng lưới quần cư cho phù hợp. 3.3. Xu hướng thay đổi quần cư khu vực nông thôn ở thành phố Nha Trang - Diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất ở đang có sự biến động rõ rệt bởi các nguyên nhân sau: + Chuyển cư từ trung tâm thành phố ra vùng ngoại thành. Đây có thể coi là yếu tố tích cực khi nó làm giảm sức ép dân cư đối với trung tâm Nha Trang. Tuy nhiên, nó lại là yếu tố cần quan tâm của các xã ngoại thành trong quá trình đô thị hóa. Khi khu vực nội đô không còn khả năng mở rộng diện tích thì người dân sẽ chuyển ra định cư ở khu vực ngoại thành; + Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, một bộ phận người dân chuyển sang sản xuất phi nông nghiệp, họ bán đất nên diện tích đất nông nghiệp, đất vườn có xu hướng thu hẹp; + Do tập quán cư trú theo các làng xóm có quan hệ huyết thống của người dân từ xưa nên tại những hộ có nhiều gia đình sinh sống, theo thời gian sẽ có nhu cầu chia tách, sang nhượng đất vườn và tách hộ. Cả ba nguyên nhân này có thể nói đều tự phát, gây khó khăn cho công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị, quản lí và đáp ứng các nhu cầu hạ tầng. - Một số nhà đầu tư sớm đã nhận thấy tầm quan trọng của khu vực nông thôn nên những năm gần đây đã đầu tư rất nhiều các dự án xây khu dân cư hiện đại như khu đô thị Vĩnh Điềm Trung
  5. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC QUẦN CƯ... 567 (xã Vĩnh Hiệp), Mỹ Gia, Giáng Hương (xã Vĩnh Thái), Venesia (một phần diện tích 2 xã Vĩnh Thái, Vĩnh Hiệp)… Ngoài ra còn có các khu dân cư sông Lô, Hòn Rớ (xã Phước Đồng), Đất Lành (xã Vĩnh Thái)… Các khu dân cư mới này nằm trong chiến lược quy hoạch quản lí đô thị của thành phố, góp phần làm thay đổi bộ mặt của vùng nông thôn trong quá trình đô thị hóa. - Chức năng kinh tế của các điểm dân cư có sự thay đổi đa dạng hơn. Các điểm dân cư thuần nông trước đây dần được thay thế bằng hoạt động kinh tế đa dạng, có sự kết hợp với tiểu - thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại – du lịch, góp phần làm tăng tỉ lệ dân số đô thị, giải quyết vấn đề thiếu việc làm trước đây, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân khu vực ngoại thành. - Đô thị hóa cũng tác động mạnh đến bộ mặt kiến trúc, cảnh quan của khu vực. Sự xuất hiện của nhà tầng, đường giao thông rải nhựa, các cơ sở dịch vụ ngày càng nhiều và sự thưa dần đi của những con đường đất, những ngôi nhà đơn sơ là minh chứng điều này. 4. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC QUẦN CƯ KHU VỰC NÔNG THÔN Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA 4.1. Những căn cứ định hướng tổ chức quần cư khu vực nông thôn ở TP Nha Trang - Nghị quyết 02/2013/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Thông qua Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất thời kì đầu (2011-2015) của cấp xã thuộc thành phố Nha Trang. - Quyết định số 894/UBND-VP của Ủy ban nhân dân thành phố Nha Trang, Góp ý dự thảo dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Nha Trang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 4.2. Các định hướng tổ chức quần cư khu vực nông thôn ở TP Nha Trang - Phân bố các điểm dân cư nông thôn phù hợp với sự phát triển đô thị Nha Trang: + Khu vực trung tâm thành phố Nha Trang đóng vai trò là điểm mốc và là hạt nhân cùng với các trục giao thông, sân bay Cam Ranh, cảng biển tạo nên bộ khung đối với phân bố các điểm dân cư nông thôn. Từ đó xem xét mở rộng hoặc thu hẹp các điểm này. + Như đã nghiên cứu ở trên, thôn Xuân Lạc 1, Xuân Ngọc (xã Vĩnh Ngọc), thôn Võ Dõng, Xuân Sơn (xã Vĩnh Trung), thôn Văn Đăng 2 (xã Vĩnh Lương), thôn Phước Thượng, Phước Sơn, Phước Thủy (xã Phước Đồng) là các điểm dân cư cần phải thu hẹp hoặc di dời. - Tổ chức quần cư phù hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng các ngành phi nông nghiệp: + Xây dựng và phát triển một số ngành nghề công nghiệp, tiểu – thủ công nghiệp, đặc biệt những ngành có lợi thế ở địa phương; thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn. + Khuyến khích phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ, du lịch, đa dạng hóa các hình thức sản xuất. - Quy hoạch, cải tạo trong nội bộ từng điểm dân cư: + 8 điểm dân cư trung tâm xã là các điểm tồn tại và phát triển lâu dài nên cần phải chỉnh trang sao cho xứng tầm là trung tâm hành chính, kinh tế, xã hội của khu vực nông thôn. [1, tr. 71] + Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng (hệ thống chợ, đường giao thông, điện, nước sinh hoạt và thủy lợi) các điểm dân cư có khả năng phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu đô thị hóa. [1, tr. 70]
  6. 568 VŨ THU PHƯƠNG - Tổ chức quần cư gắn liền với việc phát triển văn hóa, giáo dục, y tế: + Xây dựng và nâng cấp hệ thống các công trình dịch vụ xã hội phục vụ người dân, trong đó ưu tiên giáo dục, y tế, bưu điện: Bổ sung các công trình hỗ trợ dạy học như thư viện, phòng thí nghiệm; nâng cấp, bổ sung trang thiết bị cho hệ thống trạm y tế xã. + Xây dựng các công trình văn hóa xã hội – giải trí: sân vận động, nhà văn hóa, thư viện, khu vui chơi giải trí,… nhằm thuận lợi cho dân cư hưởng thụ các giá trị của phúc lợi xã hội. [2, tr. 3] - Tổ chức quần cư gắn với bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai: + Tiếp tục chương trình kiên cố hóa kênh mương, đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. + Thực hiện dự án chỉnh trị sông Tắc, sông Quán Trường và dự án xây dựng bờ kè sông Cái, góp phần đảm bảo an toàn cho nhân dân vào mùa mưa lũ cũng như cải thiện môi trường khu dân cư. [3, tr. 85] 5. KẾT LUẬN Khu vực nông thôn là bộ phận lãnh thổ kinh tế quan trọng của thành phố Nha Trang. Do đó, cần thiết phải tổ chức, giải quyết những tồn tại bất hợp lí của quần cư nông thôn sao cho phù hợp với yêu cầu đô thị hóa và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung. Điều này không những góp phần xây dựng Nha Trang thành đô thị hạt nhân mà còn đẩy nhanh quá trình nâng cấp Khánh Hòa trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phạm Thanh Hùng (2008). Nghiên cứu xây dựng mô hình phân bố dân cư ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, Luận văn thạc sĩ Địa lí, trường ĐHSP Huế. [2] Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa (2013). Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất thời kì đầu (2011-2015) của cấp xã thuộc thành phố Nha Trang, Nghị quyết 02/2013/NQ-HĐND, Khánh Hòa. [3] Ủy ban Nhân dân thành phố Nha Trang (2013). Góp ý dự thảo dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Nha Trang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 894/UBND-VP, Khánh Hòa. Title: THE STUDY OF SITUATION AND ORIENTATION ABOUT ORGANIZING RURAL COMMUNITY IN NHA TRANG CITY, KHANH HOA PROVINCE Abstract: This paper presents the current condition of organizing rural community in Nha Trang City, Khanh Hoa Province. From that point, we can draw the changing tendency of rural community of this region. On the current situation and the legal basis, the author offers the directions of organizing community in rural areas in Nha Trang City which are appropriate to the trend of urbanization and socio-economic development. Keywords: The organization of rural community, Nha Trang City. VŨ THU PHƯƠNG Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa Học viên Cao học, chuyên ngành Địa lý học, khóa 21 (2012-2014), Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, ĐT : 093 3638 493, Email: vuthuphuong0388@yahoo.com.vn
nguon tai.lieu . vn