Xem mẫu

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020   NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG Ở KHU VỰC TP.HCM THE FACTORS AFFECTING CUSTOMER SATISFACTION ON USING MOBILE TELECOMMUNICATIONS SERVICES IN HO CHI MINH CITY Ngô Cao Hoài Linh Trường Đại học Công nghiệp TPHCM Ngocaohoailinh.iuh@gmail.com Tóm tắt Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về việc sử dụng dịch vụ viễn thông di động ở khu vực TP. Hồ Chí Minh. Kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng tác giả tiến hành khảo sát 200 khách hàng đang sử dụng dịch vụ viễn thông di động ở khu vực TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về việc sử dụng dịch vụ viễn thông di động ở khu vực TP. Hồ Chí Minh là: (1) khuyến mãi quảng cáo; (2) dịch vụ gia tăng; (3) cấu trúc giá; (4) chất lượng cuộc gọi (5) dịch vụ khách hàng. Dựa vào kết quả này, nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng về việc sử dụng dịch vụ viễn thông di động ở khu vực TP. Hồ Chí Minh. Đây là cơ sở để các công ty viễn thông đưa ra các định hướng, các chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ để có thể đứng vững trên thị trường trong khu vực và trên toàn quốc. Từ khóa: Sự hài lòng, dịch vụ, viễn thông di động, TP. Hồ Chí Minh. Abstract This study was conducted to analyze factors affecting customer satisfaction about the use of mobile telecommunications services in Ho Chi Minh city. Combining qualitative and quantitative research methods, the author conducted a survey of 200 customers who are using mobile telecommunications services in Ho Chi Minh city. The research results show that 5 factors affect customer satisfaction about using mobile telecommunications services in Ho Chi Minh city is: (1) advertising promotions; (2) value added services; (3) price structure; (4) call quality (5) customer service. Based on this result, the study has proposed a number of solutions and recommendations to improve service quality, customer satisfaction about the use of mobile telecommunications services in Ho Chi Minh city. This is the basis for telecom companies to give orientations, strategies to improve service quality to be able to stand firm on regional and national markets. Keywords: Satisfaction, service, mobile telecommunications, Ho Chi Minh city. 1. Đặt vấn đề Việc làm khách hàng hài lòng đã trở thành một tài sản quan trọng đối với các doanh nghiệp và tổ chức trong nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, để từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp [1,7]. Thực tế kinh doanh cho thấy, một doanh nghiệp nếu gia tăng được 5% khách hàng trung thành nhờ sự hài lòng của họ về sản phẩm, dịch vụ, thì lợi nhuận sẽ tăng lên được khoảng 25% đến 85% [1]. Điều này cũng hoàn toàn đúng với ngành dịch vụ viễn thông di động ở nước ta, nơi đang được xem là một trong những thị trường có tiềm năng tăng trưởng bậc nhất châu Á. Sự khác biệt của dịch vụ viễn thông di động so với các ngành khác là ở chỗ: làm khách hàng thỏa mãn thì cần phải có những phương thức riêng, và gắn liền với chất lượng dịch vụ viễn thông di động, mà thường được khách hàng rất dễ cảm nhận [2]. Khi không làm thỏa mãn khách hàng thì không những nhà cung cấp dịch vụ đó rất khó giữ được khách hàng hiện tại, mà còn đứng trước nguy cơ làm mất đi các khách hàng tiềm năng khác, bởi vì một khách hàng nếu thất vọng sẽ kể cho nhiều người khác. Tuy vấn đề có tầm quan trọng như vậy, nhưng cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này, đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông di động, nơi mà yếu tố khách hàng hài lòng sẽ trở thành vấn đề then chốt trong chiến lược cạnh tranh giữa những nhà cung cấp dịch vụ. Điều này càng trở nên đặc biệt hơn sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO với những cam kết mở cửa hoàn toàn thị 896
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 trường viễn thông cho các đối tác nước ngoài. Phạm vi nghiên cứu tập trung việc làm rõ sự hài lòng của khách hàng cũng như những nhân tố ảnh hưởng của nó trong số các khách hàng sử dụng dịch vụ của ba nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động hàng đầu hiện nay của nước ta: Vinaphone, Mobifone, và Viettel tại Thành phố Hồ Chí Minh. Xuất phát từ những lý do trên bài viết tập trung nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với việc sử dụng mạng di độnhg ở TP. Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra các giải pháp cũng như các kiến nghị lên các doanh nghiệp để họ có những chiến lược phát triển sản phẩm cụ thể hơn, đáp ứng được yêu cầu của mọi khàng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nói chung và các tỉnh thành khác nói riêng. 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Dịch vụ Có rất nhiều khái niệm về dịch vụ như “Dịch vụ là một quá trình gồm các hoạt động hậu đài và các hoạt động phía trước, nơi mà khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ tương tác với nhau. Mục đích của việc tương tác này là nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng theo cách khách hàng mong đợi, cũng như tạo ra giá trị cho khách hàng” (Bùi Nguyên Hùng, 2004). Theo Zeithaml & Britner (2000), dịch vụ là những hành vi, quá trình, cách thức thực hiện một công việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho khách hàng làm thỏa mãn. Theo Gronroos (1990) dẫn theo Paul Lawrence Minner 1998, dịch vụ là một hoạt động hoặc một chuỗi hoạt động ít nhiều có tính chất vô hình, những không cần thiết, diễn ra trong các mối tương tác giữa khách hàng và nhân viên dịch vụ, các nguồn lực vật chất, cấc hệ thống cung cấp dịch vụ như là các giải quyết vấn đề của khách hàng. Theo ISO 8402, “Dịch vụ là kết quả tạo ra do các hoạt động tiếp xúc giữa người cung ứng và khách hàng và các hoạt động nội bộ của bên cung ứng để đáp ứng nhu cầu khách hàng”. Theo Philip Kotler, dịch vụ là bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà chủ thể này cung cấp cho chủ thể kia, trong đó đối tượng cung cấp nhất thiết phải mang tính vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một vật nào cả, còn việc sản xuất dịch vụ có thể hoặc không có thể gắn liền với một sản phẩm vật chất nào. Còn theo Adam Smith từng định nghĩa rằng, "dịch vụ là những nghề hoang phí nhất trong tất cả các nghề như cha đạo, luật sư, nhạc công, ca sĩ ôpêra, vũ công... Công việc của tất cả bọn họ tàn lụi đúng lúc nó được sản xuất ra". C. Mác cho rằng: "Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hoa, khi mà kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông thông suốt, trôi chảy, liên tục để thoả mãn nhu cần ngày càng cao đó của con người thì dịch vụ ngày càng phát triển" 2.1.2. Dịch vụ viễn thông Theo quan điểm của Pete Moulton [II.9, Pg.25]: “Viễn thông là khoa học của sự truyền đạt thông tin qua một khoảng cách dài sử dụng công nghệ điện thoại hoặc công nghệ vô tuyến, nó liên quan đến việc sử dụng các công nghệ vi điện tử, công nghệ máy tính và công nghệ máy tính cá nhân để truyền, nhận và chuyển mạch âm thanh, dữ liệu, hình ảnh qua các phương tiện truyền dẫn khác nhau như cáp đồng, cáp quang và truyền dẫn điện từ”. Tương tự quan điểm của Pete Moulton, trong bảng phân ngành của mình, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) [II.14] cũng định nghĩa: “Viễn thông là tất cả sự chuyển tải, truyền dẫn hoặc thu phát các ký hiệu, tín hiệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh, giọng nói, dữ liệu thông qua các dây dẫn, sóng vô tuyến, cáp quang, các phương tiện vật lý hoặc các hệ thống điện từ khác”. Dịch vụ viễn thông được chia thành hai nhóm: Dịch vụ viễn thông cơ bản và Dịch vụ giá trị gia tăng. Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm tất cả các dịch vụ viễn thông công cộng và tư nhân cung cấp truyền dẫn thông tin đến thiết bị đầu cuối của khách hàng. Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng là những dịch vụ viễn thông mà nhà cung cấp “bổ sung thêm các giá trị” cho các thông tin của khách hàng qua việc nâng cao hình thức hoặc nội dung của thông tin hoặc cung cấp nhằm lưu trữ và khôi phục thông tin. Ở Việt Nam, theo Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông được Quốc Hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 25/5/2002 [I.19 T.121-122, T.134], các khái niệm thuộc lĩnh vực viễn thông được đề cập gồm thiết bị viễn thông, thiết bị mạng, thiết bị đầu cuối, điểm kết cuối, dịch vụ viễn thông, đường truyền dẫn, tài nguyên thông tin (kho số viễn thông, phổ tần 897
  3. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020   số vô tuyến điện, tài nguyên internet, quỹ đạo vệ tinh), sóng vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến. Dịch vụ viễn thông được định nghĩa là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối của mạng viễn thông. Dịch vụ viễn thông cũng được phân chia thành dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông còn bổ sung thêm dịch vụ kết nối internet, dịch vụ truy nhập internet và dịch vụ ứng dụng internet. 2.1.3. Sự hài lòng   Sự hài lòng là phản ứng của người tiêu dùng đối với việc được áp ứng những mong muốn Theo Oliver (1997). Theo Tse và Wilton (1988), sự hài lòng là sự phản ứng của người tiêu dùng đối với việc ước lượng sự khác nhau giữa mong muốn trước đó và sự thể hiện thực sự của sản phẩm như là sự chấp nhận sau khi dùng nó. Theo David K. Tse (1990) thì cho rằng sự hài lòng là một biến trạng thái khách quan hoặc chủ quan, là một quá trình tương tác đa chiều giữa các hoạt động hành vi tinh thần và công khai diễn ra sau khi mua theo thời gian. Theo Teerence Levesque và Gordon H.G McDougall (1996), sự hài lòng của khách hàng chính là trạng thái, cảm nhận của khách hàng đối với nhà cung cấp dịch vụ sáu khi sử dụng dịch vụ đó. Còn theo Philip Kotler (2001) cho rằng sự hài lòng là mức độ của trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm dịch vụ với những kỳ vọng của người. 2.2. Mô hình nghiên cứu Chất lượng cuộc gọi Cấu trúc giá Khuyến mãi quảng cáo H3+ Sự hài lòng Dịch vụ gia tăng Dịch vụ khách hàng Hình 1: Mô hình nghiên cứu Giả thiết nghiên cứu: H1: Chất lượng cuộc gọi có tác động tích cực đến sự hài lòng của khách hàng về việc sử dụng dịch vụ viễn thông di động ở khu vực TP. Hồ Chí Minh. H2: Cấu trúc giá có tác động tích cực đến sự hài lòng của khách hàng về việc sử dụng dịch vụ viễn thông di động ở khu vực TP. Hồ Chí Minh. H3: Khuyến mãi quảng cáo có tác động tích cực đến sự hài lòng của khách hàng về việc sử dụng dịch vụ viễn thông di động ở khu vực TP. Hồ Chí Minh. H4: Dịch vụ gia tăng có tác động tích cực đến sự hài lòng của khách hàng về việc sử dụng dịch vụ viễn thông di động ở khu vực TP. Hồ Chí Minh. H5: Dịch vụ khách hàng có tác động tích cực đến sự hài lòng của khách hàng về việc sử dụng dịch vụ viễn thông di động ở khu vực TP. Hồ Chí Minh. 898
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 3. Phương pháp nghiên cứu Để đưa ra những nhận xét, đánh giá, phân tích cũng như những giải pháp phù hợp với thực tế, đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp hỗn hợp, phối hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn thử. Mục đích nghiên cứu này dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng về việc sử dụng dịch vụ viễn thông di động ở khu vực TP. Hồ Chí Minh. Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng. Kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp được thực hiện từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018 tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, sử dụng phương pháp thu thập thuận tiện 200 mẫu khảo sát được khảo sát trực tiếp các khách hàng đang sử dụng các dịch vụ viễn thông di động ở khu vực TP. Hồ Chí Minh. Tất cả các số liệu thu thập được từ bảng câu hỏi khảo sát sẽ được mã hóa, xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Để đảm bảo độ tin cậy thang đo, những biến quan sát này phải có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,4 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,7. Phân tích nhân tố EFA dùng để rút gọn và tóm tắt các dữ liệu. Mỗi biến quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi là hệ số tải nhân tố (Factor Loading) (>0,5), hệ số này dùng để phân nhóm các nhân tố. Sau mỗi lần phân nhóm, tiến hành xem xét hệ số KMO (Kaiser- Mayer-Olkin) phải thuộc khoảng [0,5; 1] và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Sau khi kiểm định thang đo bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA. Tác giả tiến hành phân tích hồi quy bội để kiểm định mô hình nghiên cứu. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Kết quả kiểm định thang đo Kết quả kiểm định thang đo chính thức (Bảng 1), hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,7 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt chuẩn cho phép (>0,4). Vì thế, tất cả các thang đo đều được chấp nhận và được đưa vào phân tích nhân tố EFA. Bảng 1: Kiểm định độ tin cậy thang đo Mã hóa Thành phần Hệ số Cronbach’s Alpha CLCG Chất lượng cuộc gọi 0,737 CTG Cấu trúc giá 0,898 KMQC Khuyến mãi quảng cáo 0,845 DVGT Dịch vụ gia tăng 0,875 DVKH Dịch vụ khách hàng 0,753 HL Sự hài lòng 0,753 Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích SPSS 4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory Factor Analysis) Kiểm định Bartlett (bảng 2) với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05; hệ số KMO = 0,861. Kết quả này chỉ ra rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau. Bảng 2: Kiểm định KMO và Bartlett Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,861 Sig. 0,000 899
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020   Bảng 3: Bảng tích nhân tố Nhân tố Tên biến Ký hiệu 1 2 3 4 5 DVKH3 0,756 DVKH2 0,745 Dịch vụ khách DVKH4 0,730 hàng DVKH5 0,729 (DVKH) DVKH7 0,716 DVKH6 0,715 DVKH1 0,668 CTG2 0,862 Cấu trúc giá CTG4 0,861 (CTG) CTG1 0,824 CTG3 0,811 KMQC1 0,795 Khuyến mãi quảng KMQC4 0,782 cáo KMQC3 0,774 (KMQC) KMQC2 0,747 DVGT1 0,846 Dịch vụ gia tăng DVGT3 0,846 (DVGT) DVGT2 0,816 Chất lượng cuộc CLCG1 0,814 gọi CLCG2 0,787 (CLCG) CLCG3 0,767 Eigenvalue 6,997 2,164 2,133 1,713 1,350 Phương sai trích (%) 33,317 10,305 10,156 8,159 6,428 Tổng phương sai trích (%) 33,317 43,622 53,777 61,937 68,365 Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích SPSS Kết quả phân tích nhân tố khám phá ở bảng 3 cho thấy tổng phương sai trích là 68,365% (>50%), điều này có nghĩa các nhân tố trích lại giải thích được 68,365% cho mô hình, còn lại 31,365% sẽ được giải thích bởi những nhân tố khác. Tỷ số rút trích nhân tố (Eigenvalue) đều lớn hơn 1 nên được giữ lại. Từ kết quả trên cho thấy mô hình phân tích nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis) là phù hợp với dữ liệu với 5 nhóm nhân tố và có thể sử dụng kết quả này cho phân tích hồi quy bội. 4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính bội Để đo lường các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng, tác giả tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội và kiểm định các giả thuyết của mô hình với 5 nhóm yếu tố là biến độc lập để đo lường về việc sử dụng dịch vụ viễn thông di động ở khu vực TP. Hồ Chí Minh. Bảng 4: Kết quả phân tích hồi quy bội Beta đã chuẩn hóa T Mức ý nghĩa Khuyến mãi quảng cáo (X1) 0,372 7,421 0,000 Dịch vụ gia tăng (X2) 0,317 6,484 0,000 Cấu trúc giá (X3) 0,163 3,493 0,001 Chất lượng cuộc gọi (X4) 0,155 3,537 0,001 Dịch vụ khách hàng (X5) 0,150 3,055 0,003 F – Value 77,893 Sig. 0.000 R2 - Value 0,668 Adjuster R2 – value 0,659 Durbin-Watson 1,749 Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích SPSS 900
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Kết quả phân tích hồi quy được trình bày qua bảng 4 cho thấy R2 = 0,668 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính trên có độ thích hợp đến 66,8%. Hiệu chỉnh R2 = 0,659; điều này có nghĩa là 65,9% sự hài lòng của khách hàng về việc sử dụng dịch vụ viễn thông di động ở khu vực TP. Hồ Chí Minh được giải thích bằng 5 nhóm biến quan sát đề cập đến trong mô hình. Còn lại 34,1% sự hài lòng của khách hàng về việc sử dụng dịch vụ viễn thông di động ở khu vực TP. Hồ Chí Minh được giải thích bởi các biến khác nằm ngoài mô hình. Giá trị F=77,893 và các giá trị sig < 0,05 cho thấy mô hình hồi quy xây dựng là phù hợp với dữ liệu thu thập được và các biến đều có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa là 5%. Các biến đưa vào mô hình có mối quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc, chính vì vậy các giả thuyết X1, X2, X3, X4, X5 đều được chấp nhận. Mô hình hồi quy tuyến tính các nhân tố như sau: Y = 0,372*X1 + 0,317*X2 + 0,163*X3 + 0,155*X4 + 0,150*X5. 5. Kết luận và đề xuất Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ viễn thông di động ở khu vực TP. Hồ Chí Minh. Mức độ tác động của các yếu tố lần lượt như sau: (1) khuyến mãi quảng cáo; (2) dịch vụ gia tăng; (3) cấu trúc giá; (4) chất lượng cuộc gọi; (5) dịch vụ khách hàng. Từ kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra các giải pháp sau đây để các doanh nghiệp đưa ra các chiến lược cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông di động để đáp sự hài lòng của khách hàng ở khu vực TP. Hồ Chí Minh. Về khuyến mãi quảng cáo: Là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đối với sự hài lòng của khách hàng về việc sử dụng mạng di động ở TP. Hồ Chí Minh, để nâng cao khuyến mãi quảng cáo bằng cách: tăng cường khuyến mãi hằng tháng trên các nhà mạng di động, chặn những tin nhắn rác nắn tin đến với khách hàng, phát hành những thẻ giảm giá với các gói dịch vụ di động, tổ chức các sự kiện quảng cáo đặc biệt để thu hút khách hàng, miễn phí và tặng thêm cho khách hàng những gói cước phù hợp khi khách hàng đăng ký. Về dịch vụ gia tăng: Là yếu tố tác động mạnh thứ hai đối với sự hài lòng của khách hàng về việc sử dụng mạng di động ở TP. Hồ Chí Minh, để nâng cao dịch vụ gia tăng bằng cách: (cải thiện dịch vụ, tăng cường cung cấp dịch vụ mới, đưa ra nhiều tiện ích mới cho khách hàng. Bởi hiện nay yếu tố “tổn thất chuyển đổi” một dạng của rào cản tiêu cực vẫn là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến lòng trung thành của khách hàng. Điều này có thể thay đổi khi có chính sách “chuyển mạng giữ số” yếu tố này sẽ không còn ý nghĩa gì nữa. Về cấu trúc giá: Là yếu tố tác động mạnh thứ ba đối với sự hài lòng của khách hàng về việc sử dụng mạng di động ở TP. Hồ Chí Minh, để nâng cao cấu trúc giá bằng cách cải thiện dịch vụ, đưa ra nhiều gói dịch vụ có giá phù hợp với khách hàng, thêm nhiều gói đăng ký tháng, ngày để có những giá phù hợp để khách hàng có thể chọn lựa phù hợp. Về chất lượng cuộc gọi: Là yếu tố tác động mạnh thứ ba đối với sự hài lòng của khách hàng về việc sử dụng mạng di động ở TP. Hồ Chí Minh, để nâng cao chất lượng cuộc gọi bằng cách: các nhà mạng cần xây dựng hạ tầng phủ song, thực hiện việc ứng cứu thông tin khi xảy ra sự cố (mất điện, đứt cáp…) một cách nhanh chóng để đảm bảo hệ thống liên lạc của khách hàng được thông suốt. Về dịch vụ khách hàng: Là yếu tố tác động mạnh thứ tư đối với sự hài lòng của khách hàng về việc sử dụng mạng di động ở TP. Hồ Chí Minh, để nâng cao dịch vụ khách hàng bằng cách: Thường xuyên cử nhân viên gọi điện thăm hỏi khách hàng, lắng nghe những phản hồi từ khách hàng; Thông cảm, giải thích rõ ràng cho khách hàng khi họ chưa hiểu về dịch vụ các mạng di độnh. Nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên khi tư vấn cho khách hàng, tạo ra môi trường làm việc thân thiện, vui vẻ, nhiệt tình tạo thiện cảm khi gặp khách hàng. 901
  7. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020   TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước 1. Bộ Bưu chính Viễn thông (2003), Dự thảo chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của khách hàng sử dụng dịch vụ thông tin di động của công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone. Luận văn Thạc Sĩ. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Phan Chí Anh, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Huệ Minh, 2013. 3. Garry D. Smith, Danny R. Arnold and Bobby G. Bizzell (1997), Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội. 4. Giáo trình thông tin di động của Nguyễn Phan Anh Dũng (2003). 5. Hà Thị Thu Hiền (2017), Trường Đại học Kinh tế Huế, Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ Vinaphone trên địa bàn tỉnh Đakrong, tỉnh Quảng Trị. 6. Hệ thống các văn bản pháp luật về bưu chính viễn thông (2004), Nhà Xuất Bản Lao Động. 7. Nghiên cứu các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ. Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh. 8. Phạm Đức Kỳ (2007), Nghiên cứu tác động của chất lượng dịch vụ viễn thông di động đến sự trung thành khách hàng tại TP. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ, Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. 9. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Nguyễn Đình Thọ, 2013. 10. Trần Đăng Khoa (2007), Phát triển ngành viễn thông Việt Vam đến năm 2020. 11. TCVN ISO 8402:1999 do Ban Kĩ thuật TCVN/TC176 “Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường ban hành. 12. Võ Nguyên Khanh (2011), Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công khi ứng dụng tiêu chuẩn iso tại ủy ban nhân dân quận 1 TP. Hồ Chí Minh. 13. Vũ Đức Đam (1996), Phát triển viễn thông trong nền kinh tế hiện đại, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 14. Viện Chiến lược BCVT & CNTT – Bộ Bưu chính Viễn thông (2005), Dự thảo chiến lược phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. Tài liệu nước ngoài 15. Danesh, S.N.(2012), The study of customer satisfactions, customer trust and barriers on customer retention in Malaysia Hypermarket, International switching Journal of Bussiness and Management, 7(7), 141 -150. 16. David K. Tse, Franco M. Nicosia, Peter C. Wilton (1990). Consumer satisfaction as a process. Vol. 7, No. 3, pp. 177-193, 1990. 17. Gerpott, T., Rams, W., & Schindler, A. (2001). Customer retention, loyalty, and satisfaction in the German mobilecellular telecommunications market, Telecommunication Policy, 25(4), 249–269. 18. Grönroos, C (1984), A Service Quality Model and Its Marketing Implications, European Journal of Marketing, 18 (4): 36-44. 19. Gremler, D. D & Brown (1996). The effect of satisfaction, switching costs, and interpersonal bonds on service loyalty. Unpublished dissertation, Arizona State University 20. Hanzaee, K.H., & Nasimi, M.A. (2012), Path Analysis of perceived service quality, satisfaction and Loyalty in the banking industry of Iran, Research journal of applied sciences, engineering and technology, 4(10), 1351 – 1358. 21. Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., Anderson, R.E. & Tatham, R.L. (2006), Mutilvariate data analysis, 6th ed, Upper Saddle River NJ, Prentice –Hall. 22. Khan, M.A. (2010), An Empirical assessment of service quality of cellular mobile telephone operators in Pakistan, Asian Social Science, 6(10), 164 -177. 902
  8. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 23. Kim, M.K., Park, M.C. & Joeng, D.H. (2004), The effect of customer satisfaction and switching barriers on customer loyalty Telecommunications Policy, in Korean mobile telecommunication services, 145 -149. 24. Oliver, R. L. (1997). Satisfaction: A Behavioural Perspective on the Customer. New York: McGraw-Hill. 25. Oliver, R. L., & Bearden, W. O. (1985). Disconfirmation Processes anConsumer Evaluations in Product Usage . Journal of Business Research , 13:235-246. 26. Zeithaml, V. A., & Bitner, M. J. (2000). Services Marketing: Integrating Customer Focus Across the Firm. Irwin McGraw- Hill. 903
nguon tai.lieu . vn