Xem mẫu

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA AMAZON VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ ĐIỆN TỬ KHU VỰC MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN STUDY OF AMAZON BUSINESS MODEL AND LESSON FOR CENTRAL REGION – CENTRAL HIGHLANDS E-TAILING ENTERPRISES NCS. ThS. Lê Thị Hoài Trường Đại học Thương Mại Email: hoaile@tmu.edu.vn Tóm tắt Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và internet, thương mại điện tử đã không còn xa lạ và đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của nó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Thực tế đã có rất nhiều doanh nghiệp thành công và lớn mạnh nhờ có thương mại điện tử, có thể kể đến một số doanh nghiệp lớn điển hình như Amazon, Dell computer, Alibaba, Apple hay ebay… Việc nghiên cứu những yếu tố thành công của những mô hình kinh doanh này sẽ có ý nghĩa rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị trường điện tử. Trong bài viết này, bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính tác giả đã nghiên cứu, phân tích và chỉ ra những ưu thế trong mô hình kinh doanh của Amazon – là công ty thương mại điện tử có giá trị lớn nhất hiện nay trên thế giới – từ đó đề xuất những bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp bán lẻ điện tử Việt Nam nói chung và khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói riêng có thể vận dụng một cách linh hoạt và thành công, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng phát mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu như hiện nay. Từ khóa: Amazon; Cách mạng công nghiệp 4.0; Mô hình kinh doanh; Thương mại điện tử; Thị trường điện tử. Abstract Nowadays, with the rapid development of information technology and the Internet, e-commerce is no longer unfamiliar and is increasingly asserting its important role in the production and business of enterprises and economy. In fact, there are many successful and growing businesses thanks to e-commerce, including some big businesses such as Amazon, Dell computer, Alibaba, Apple, eBay, etc. Studying of the success factors of these business models will be of great significance for Vietnamese enterprises entering the electronics marketplace. In this article, by using qualitative research methods, the author studied, analyzed and points out the advantages of Amazon's business model (the largest value-added e-commerce company on the world) and then give some experiences for e-tail Vietnamese enterprises and Central region – Central Highlands that can be flexibly and successfully applied to improve their production efficiency and competitiveness in domestic and abroad market in of the industrial revolution 4.0 background on the global scope. Keywords: Amazon; business model; e-commerce; e-marketplace; industrial revolution 4.0. 1. Đặt vấn đề Thương mại điện tử (TMĐT) ngày nay đang dần thay thế phương thức kinh doanh cũ với nhiều ưu thế nổi bật như thuận tiện hơn, tiết kiệm chi phí hơn, tốc độ giao dịch nhanh hơn, hiệu quả hơn, không bị giới hạn bởi không gian thời gian… Trên thế giới và tại Việt Nam, đã có nhiều doanh nghiệp nắm bắt được xu thế tất yếu này và đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên cũng có không ít doanh nghiệp hiện nay vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra mô hình kinh doanh phù hợp và đạt hiệu quả, đặc biệt là các doanh nghiệp bán lẻ điện tử mới thành lập. Vì vậy việc nghiên cứu các nhân tố thành công của các mô hình kinh doanh điển hình trong lĩnh vực này sẽ có ý nghĩa rất lớn cho các doanh nghiệp trên trong việc tìm ra mô hình kinh doanh điện tử phù hợp với năng lực của doanh 161
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 nghiệp mình. Thực tế có nhiều mô hình kinh doanh thương mại điện tử thành công, tuy nhiên trong phạm vi bài viết này, tác giả chọn mô hình kinh doanh của Amazon (vì đây là công ty thương mại điện tử B2C lớn nhất thế giới hiện nay và tất cả các doanh nghiệp khác đều có thể học hỏi từ mô hình kinh doanh của Amazon) để nghiên cứu và tìm ra những ưu điểm trong mô hình kinh doanh này, từ đó đề xuất những bài học kinh nghiệm để các doanh nghiệp bán lẻ điện tử Việt Nam nói chung và khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói riêng có thể học hỏi và ứng dụng thành công. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu Mô hình kinh doanh lần đầu tiên được giới thiệu trên thế giới vào đầu thế kỷ 20 là mô hình “The bait and hook business model” (Tạm dịch là mô hình kinh doanh mồi và móc câu). Theo thời gian và sự phát triển của công nghệ mô hình kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp và phong phú hơn, từ mô hình kinh doanh đơn giản trong truyền thống đến từ các cửa hàng của MsDonald’s, Toyota vào những năm 1950, hay Intel, Dell computer, Home Depot vào những năm 1980 cho đến những mô hình kinh doanh phức tạp hơn dựa trên nền tảng internet như Amazon, Alibaba, Ebay… vào những năm cuối của thế kỷ 20. Cùng với việc ra đời của các mô hình kinh doanh mới thì việc nghiên cứu những mô hình kinh doanh này cũng được các nhà nghiên cứu trên thế giới rất lưu tâm, có thể kể đến một số nhà nghiên cứu điển hình về lĩnh vực này như McKay và Marshall (2004) đưa ra đề xuất về khung gồm sáu nhân tố cho một mô hình kinh doanh toàn diện, Chesbrough, Rosenbloom, và Hamel (2000), Linder và Cantrell, (2000), Weill và Vitale (2001), Gordijn (2002), Afuah và Tucci (2003), Osterwalder (2004), Fetscherin và Knolmayer (2005) cũng đưa ra các định nghĩa hoặc khung các nhân tố cấu thành mô hình kinh doanh từ các góc độ tiếp cận khác nhau. Ngoài ra khái niệm về mô hình kinh doanh còn được đưa ra trong những nghiên cứu của các tác giả như P. Timmers (2007), G. Schneider (2007), E. Turban (2011). 2.2. Cơ sở lý thuyết về mô hình kinh doanh Lý thuyết về mô hình kinh doanh được nghiên cứu cả trong thương mại truyền thống và thương mại điện tử. Trong quá trình phát triển lý thuyết về mô hình kinh doanh đã có nhiều tác giả đưa ra các định nghĩa, quan niệm và các nhân tố cấu thành mô hình kinh doanh. 2.2.1. Khái niệm mô hình kinh doanh Mô hình kinh doanh là tập hợp các hoạt động được lên kế hoạch (đôi khi được gọi là quy trình nghiệp vụ) được thiết kế để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiêp. Một mô hình kinh doanh không phải lúc nào cũng giống như một chiến lược kinh doanh mặc dù trong một số trường hợp, chúng rất khó phân biệt (Magretta, 2002). Mô hình kinh doanh là trung tâm của kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh là tài liệu mô tả mô hình kinh doanh của công ty. Một kế hoạch kinh doanh luôn tính đến môi trường cạnh tranh. Mô hình kinh doanh thương mại điện tử nhằm mục đích sử dụng và tận dụng những đặc trưng độc đáo của Internet và World Wide Web (Timmers, 1998). Mô hình kinh doanh được hiểu là một kiến trúc đối với các dòng hàng hóa, dịch vụ và thông tin bao gồm việc mô tả các nhân tố kinh doanh khác nhau và vai trò của chúng, mô tả các lợi ích tiềm năng đối với các nhân tố kinh doanh khác nhau, và mô tả các nguồn doanh thu (Timmers, 2007); là một chuỗi các quy trình kết hợp với nhau để đạt được mục tiêu của công ty, đó chính là lợi nhuận (G. Schneider, 2007); là phương pháp kinh doanh của một doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp đó (E. Turban, 2011). Không đồng nhất với mô hình kinh doanh trong thương mại truyền thống, các mô hình kinh doanh trong TMĐT được tổ chức trên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, các phương tiện điện tử, website, Internet. Ngoài ra, các mô hình kinh doanh TMĐT cũng sử dụng (sở hữu) các giải pháp, sáng chế, bí quyết kinh doanh… mà thiếu nó thì các doanh nghiệp khó hoạt động hiệu quả. Ví dụ, mô hình kinh doanh của Amazon.com ngoài sử dụng hạ tầng mạng truyền thông Internet còn sử dụng giải pháp “Mua hàng bằng giỏ hàng điện tử”, giải pháp này đã được cấp bằng sáng chế của 162
  3. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Mỹ (US 5,715,314) cấp cho “Hệ thống bán hàng qua mạng” (1996); hoặc Priceline.com được cấp bằng sáng chế “Hãy đặt giá của bạn” (US No. 5,794,207), (1997), và DoubleClick.com được cấp bằng sáng chế (US No.5,948,061), (1998) cấp cho “một phương pháp truyền gửi, nhắm đích, và đo lường việc quảng cáo qua mạng”. 2.2.2. Các nhân tố cơ bản của mô hình kinh doanh Trong mô hình kinh doanh dù là truyền thống hay thương mại điện tử, dù đơn giản hay phức tạp đều cần có những yếu tố cấu thành. Hai tác giả McKay, Marshall (2004) và Lee (2006) đề xuất khung sáu nhân tố cho một mô hình kinh doanh toàn diện là (Hình 1): (1) Mô tả tập khách hàng trọng điểm và khách hàng tiềm năng; (2) Mô tả doanh thu kỳ vọng, dự tính chi phí, khả năng tài chính và dự tính lợi nhuận, khả năng tồn tại của doanh nghiệp; (3) Mô tả tất cả các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ cung cấp; (4) Mô tả quy trình kinh doanh để giao hàng hóa và dịch vụ; (5) Mô tả danh mục các nguồn lực cần thiết và nhận dạng nguồn lực nào sẵn có, nguồn lực nào tự phát triển hoặc nguồn lực nào cần phải thuê ngoài; (6) Mô tả cấu trúc tổ chức của chuỗi cung ứng bao gồm các nhà cung ứng và các đối tác kinh doanh; Tập khách hàng Sản Doanh phẩm/dị thu ch vụ Mô hình kinh doanh Cấu trúc Quy chuỗi trình cung kinh ứng doanh Nguồn lực Hình 1: Khung sáu nhân tố của mô hình kinh doanh toàn diện Nguồn: Makay, Marshall và Lee Ghosh (1998) đề xuất tám yếu tố trong một mô hình kinh doanh được liệt kê ở bảng 1, bao gồm: Mục tiêu giá trị, mô hình doanh thu, cơ hội thị trường, lợi thế cạnh tranh, môi trường cạnh tranh, chiến lược thị trường, phát triển tổ chức và đội ngũ quản lý. Bảng 1. Tám yếu tố của một mô hình kinh doanh Các yếu tố Câu hỏi then chốt Mục tiêu giá trị Tại sao khách hàng nên mua hàng của doanh nghiệp? Mô hình doanh thu Doanh nghiệp kiếm tiềm bằng cách nào? Các nguồn doanh thu chủ yếu của mô hình kinh doanh là gì? Cơ hội thị trường Thị trường doanh nghiệp định hướng tới là gì? Phạm vi của thị trường như thế nào? 163
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì? Môi trường cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp là ai? Chiến lược thị trường Doanh nghiệp dự định sẽ quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp như thế nào đến khách hàng mục tiêu? Phát triển tổ chức Doanh nghiệp lựa chọn cấu trúc tổ chức doanh nghiệp như thế nào? Đội ngũ quản lý Những kinh nghiệm, kỹ năng và nền tảng quan trọng cần có của các nhà quản trị doanh nghiệp? Nguồn: Ghosh (1998) Ngoài ra, một số tác giả khác như Chesbrough, Rosenbloom, và Hamel (2000), Linder và Cantrell, (2000), Weill và Vitale (2001), Gordijn (2002), Afuah và Tucci (2003), Osterwalder (2004), Fetscherin và Knolmayer (2005) cũng đưa ra các định nghĩa hoặc khung các nhân tố cấu thành mô hình kinh doanh từ các góc độ tiếp cận khác nhau. Theo Osterwalder (2004), một mô hình kinh doanh liên quan tới bốn khía cạnh cơ bản của doanh nghiệp là: Cơ sở hạ tầng (Infrastructure - I); Chào hàng (Offering - O); Khách hàng (Customers - C) và Tài chính (Finances - F). Còn theo Weill và Vitale (2001) đã phát triển một khung cho việc đánh giá tính khả thi của các dự án thương mại điện tử gồm tám nhân tố, đó là: marketing trực tiếp, trung gian, nhà cung cấp nội dung, nhà cung cấp dịch vụ đầy đủ, nhà chia sẻ kết cấu hạ tầng, nhà hợp nhất chuỗi giá trị, các cộng đồng ảo, và nhà cung cấp dịch vụ hợp nhất. Từ những quan điểm trên tác giả đề xuất mô hình các nhân tố cơ bản trong một mô hình kinh doanh gồm sáu yếu tố sau: Mục tiêu giá trị Nguồn Mô hình lực cần doanh thu thiết Mô hình kinh doanh Lợi thế Sản cạnh phầm/dv tranh Thị trường Hình 2: Khung sáu nhân tố cơ bản trong một mô hình kinh doanh Nguồn: Tác giả 2.2.3. Các loại mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử Hai mô hình kinh doanh chủ yếu trong TMĐT là mô hình Business - To - Consumers (B2C) và mô hình Business - to - Business (B2B). Ngoài ra, những mô hình kinh doanh TMĐT khác cũng phát triển nhanh chóng là mô hình Consumer - to – Consumer (C2C), mô hình TMĐT ngang hàng (P2P), mô hình TMĐT di động. Dưới đây là bảng tổng hợp một số mô hình kinh doanh chủ yếu của hai loại hình TMĐT chủ yếu B2C, B2B và một số mô hình đặc thù: 164
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Bảng 2. Một số mô hình kinh doanh chủ yếu trong thương mại điện tử Loại hình TMĐT Các mô hình kinh doanh chủ yếu Ví dụ điển hình Cổng thông tin Google.com, Yahoo.com, iBoat.com Amazon.com Dell.com Nhà bán lẻ điện tử Megabuy.vn Thegioididong.vn Cnn.com Vtv.vn B2C Nhà cung cấp nội dung Vov.vn Dantri.com.vn Vietnamnet.vn Expedia.com Chodientu.com Trung gian giao dịch Vatgia.com Tiki.vn Shoope.vn Alibaba.com Sàn giao dịch Ebay.com B2B Nhà phân phối điện tử Grainger.com Nhà cung cấp dịch vụ B2B Corio.com Trung gian thông tin Doubleclick.net Ebay.com C2C Nhà tạo thị trường Facebook.com Rongbay.vn My.mp3.com P2P Nhà cung cấp nội dung Slideshare.com.vn Mp3.zing.vn Nguồn: Tác giả tổng hợp 2.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chính được tác giả sử dụng trong bài viết này là phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu tình huống, phân tích mô hình và đưa ra một số thảo luận về mô hình kinh doanh nói chung và mô hình kinh doanh của Amazon nói riêng. Dữ liệu được tác giả thu thập thông qua các công trình nghiên cứu đã được công bố về mô hình kinh doanh và các lĩnh vực có liên quan, các tài liệu trên mạng internet, website của Amazon và một số website khác. 3. Những nhân tố thành công trong mô hình kinh doanh của Amazon Amazon, Inc là công ty thương mại điện tử toàn phần đa quốc gia gần như đầu tiên ở Mỹ, được thành lập vào năm 1994 bởi Jeff Bezos. Công ty đã nhanh chóng phát triển để trở thành một trong những nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới. Hiện nay Amazon cung cấp hàng chục triệu sản phẩm cho hơn 18 triệu khách hàng ở hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới. (Theo báo cáo thường niên năm 2017 của Amazon). Ban đầu Amazon.com là trang web bán lẻ trực tuyến các mặt hàng sách, sau đó mở rộng thêm các dòng sản phẩm khác như âm nhạc, video, đĩa CD, sách điện tử, thiệp điện tử, phần mềm đọc sách, đồ chơi, đồ điện tử, đồ làm bếp, máy tính và nhiều sản phẩm điện tử khác. Đến năm 1999, Amazon mở thêm dịch vụ mới zShops hoạt động như một nhà tạo thị trường cho TMĐT B2C. 3.1. Những mô hình kinh doanh cơ bản của Amazon 3.1.1. Mô hình cửa hàng bán lẻ điện tử Mô hình kinh doanh đầu tiên mà Amazon lựa chọn đó là cửa hàng bán lẻ điện tử. Amazon là 165
  6. Kỷ yyếu Hội thảo quốc tế “Thư ương mại và phân phối” lần n 1 năm 20188 côn ng ty đầu tiiên bán lẻ sáách trên mạạng internet với những dịch vụ rất thuận tiện và luôn luôn được cải tiếến để giúp cho trải nghiiệm của kháách hàng trở ở nên dễ dàn ng và thú vvị hơn khi m mua sắm trên n cửa hàng ảo của họ. Am mazon chỉ bbán hàng trự ực tuyến thô ông qua web bsite mà khhông duy trìì bất kỳ một cửa hàng truuyền thống nào. n Khách hàng mua hhàng chỉ cần truy cập vào v websitee www.amazzon.com tìm m thông tin về sản phẩm mìnhm có nhuu cầu và muua hàng thôn ng qua một cú nhấp chhuột (One – Click). Cácc sản phẩm đưược sắp xếp theo ngànhh hàng dưới dạng các caatalog điện tử. Doanh tthu của Am mazon thu đưược từ việc bán n hàng trên website. (XXem Hình 2)). Hình 3:: Cửa hàng bán b sách trự ực tuyến của Amazon Nguồn n: www.amazzon.com Với mục m tiêu trở tthành hãng bán lẻ điện n tử lớn nhấtt toàn cầu vvà luôn tập ttrung vào kh hách hàng, Ammazon ngàyy càng đáp ứ ứng nhu cầầu phong ph hú hơn của khách k hàngg không chỉ là với mặt hàng sách màà còn mở rộộng ra các ddòng sản phẩẩm về âm nhạc n như đĩaa CD, videoo, đồ chơi, tthiệp điện tử ử. Và ngày nay y khách hààng có thể ttìm thấy mọọi thứ trên website w củaa Amazon, từ hàng tiêêu dùng cho o đến hàng côn ng nghệ. Các yếếu tố cơ bảản cấu thàn nh mô hình bán lử trực tuyến củaa Amazon Các yếếu tố cấu thhành mô hìnnh của hàng g bán lẻ trự ực tuyến củủa Amazon được mô tả ả ngắn gọn tro ong bảng 3 dưới d đây: Bảng 3: Cácc yếu tố cấu thành mô hình cửa hàn ng bán lẻ trự ực tuyến của Amazon Các nhân tố Nội du ung then chốốt - LLà công ty bbán sách trự ực tuyến đầuu tiên và lớnn nhất trên tthế giới hoạtt động trên phhạm vi toàn ccầu; - Đem đến chho khách hàng sự thuận tiện, nhanh chóng, chi phí thấp khii mua hàng Mục M tiêu giá trrị trêên wsbite am mazon.com; - KKhách hàng có thể tìm th hấy những sảản phẩm mìnnh cần một ccách dễ dàng g với những trảải nghiệm thúú vị thông qu ua những tính h năng ưu việệt. 166
  7. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Mô hình doanh thu Bán hàng hóa/dịch vụ trên website Đa dạng, phong phú từ sách, âm nhạc, đồ chơi cho đến đồ dùng gia đình, thực phẩm, Sản phẩm/dịch vụ thiết bị điện tử, phần mềm… với 17 ngành hàng và hàng triệu sản phẩm. Amazon hoạt động trên phạm vi toàn cầu, là công ty TMĐT bán lẻ hàng đầu thế giới Thị trường và gần như chưa có đối thủ cạnh tranh nào có thể vượt qua. - Sản phẩm phong phú, đa dạng; - Quy trình kinh doanh đơn giản, việc đặt hàng nhanh chóng, dễ dàng, thanh toán thuận tiện; Lợi thế cạnh tranh - Công nghệ giỏ hàng điện tử thông minh, thanh toán linh hoạt; - Lịch sử mua hàng của khách hàng được lưu lại làm nền tảng cho hoạt động marketing nhắc lại một cách hiệu quả; - Thương hiệu toàn cầu. - Đội ngũ quản lý giầu kinh nghiệm, có tầm nhìn chiến lược; Nguồn lực cần thiết - Mọi hoạt động kinh doanh đều dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và internet. Nguồn: Tác giả Những ưu điểm nổi bật trong mô hình kinh doanh bán lẻ trực tuyến của Amazon: Là công ty tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến, mô hình cửa hàng bán lẻ trực tuyến của Amazon có nhiều ưu điểm nổi bật: - Sử dụng công nghệ giỏ hàng điện tử thông minh cho phép khách hàng có thể mua hàng nhiều lần mà không cần phải khai báo lại các thông tin như tên, địa chỉ giao nhận, số điện thoại, email hay thông tin về thẻ thanh toán; - Lưu lại lịch sử truy cập website của khách hàng cho phép Amazon có thể hiểu được hành vi và nhu cầu của khách hàng để đưa ra những chiến lược chào hàng và marketing nhắc lại phù hợp với những nhu cầu đó; - Cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm thú vị về sản phẩm/dịch vụ trước khi quyết định mua hàng. Khách hàng được phép đọc trước một số nội dung nhất định về cuốn sách mà họ đang tìm; được phép nghe/xem thử trước những bản nhạc hoặc video; được dùng thử miễn phí phần mềm đọc sách trong 48h; được trải nghiệm hình ảnh 3D của sản phẩm… trước khi quyết định có mua sản phẩm đó hay không; - Sản phẩm đa dạng, phong phú làm tăng khả năng lựa chọn cho khách hàng. Khách hàng có thể tìm thấy rất nhiều các đầu sách của các tác giả khác nhau trong cùng một lĩnh vực. Ngoài ra, hiện nay người dùng còn có thể tìm thấy hầu hết các sản phẩm trên Amazon. Chính sự đa dạng phong phú về sản phẩm sẽ giúp khách hàng có thể quyết định lựa chọn sản phẩm phù hợp với mục đích và nhu cầu của mình hơn; - Giao diện thân thiện, dễ sử dụng. Với việc tích hợp công cụ tìm thông minh “Search Inside the book”, cho phép người mua có thể tìm kiếm nội dung trong sách bằng những cụm từ chứa trong hơn 65 triệu trang sách của hơn 250.000 đầu sách thay vì tìm tựa đề hoặc tên tác giả. 3.1.2. Nhà tạo thị trường – chợ điện tử zShops Đến năm 1999, khi doanh thu từ việc bán hàng trực tuyến trở nên chậm hơn, Amazon đã phát triển thêm sản phẩm mang tên zShops để tạo ra doanh thu lớn hơn cho công ty. Đây là thời điểm Amazon chuyển hướng hoạt động như là một nhà tạo thị trường. zShops là tập hợp các cửa hàng bán lẻ trực tuyến tạo thành một chợ điện tử. zShops cho phép những người bán khác có thể mở cửa hàng dựa trên nền tảng của Amazon. Thời điểm này, Amazon vừa duy trì cửa hàng bán lẻ trực tuyến của mình vừa tạo ra một thị trường mới cho những người bán khác trên toàn thế giới đều có thể tham gia bán các sản phẩm khác nhau trên chính website của Amazon (Hình 3). 167
  8. Kỷ yyếu Hội thảo quốc tế “Thư ương mại và phân phối” lần n 1 năm 20188 Hình 4: Chợ C điện tử zShops z Nguồn n: www.amazo on.com Bằng việc v thành lập chợ điệện tử zShops, Amazon đã thu hút được hàng triệu người bán khác nh hau trên toànn cầu tham gia bán hànng dựa trên nền tảng củ ủa Amazon,, việc này kkhông chỉ là àm cho sản ph hẩm dịch vụụ trên Amazzon trở nênn phong phú ú và đa dạn ng hơn mà còn giúp A Amazon thu được một ng guồn doanh thu lớn từ ừ phí đăng ký thành viên v (39,99USD/thángg), hoa hồngg trên mỗi giao dịch (0..99$/giao dịịch) và quảnng cáo. Bênn cạnh đó, Amazon A cũn ng thu thập được một llượng thông g tin khổng lồ về hành vi và thói queen mua hànng của khácch hàng trựcc tuyến và qquảng bá thhương hiệu đến khách hànng trên toànn thế giới. Các yếếu tố cấu th hành mô hìình nhà tạo o thị trường g zShops củ ủa Amazon n Các yếếu tố cơ bảnn cấu thành mô hình nh hà tạo thị trường của A Amazon đượ ợc minh họa a như bảng 4 bên b dưới. B Bảng 4: Các yếu tố cơ bảản cấu thành h mô hình nh hà tạo thị trư ường zShopss của Amazo on Các C nhân tố Nội dung g then chốt - Tạo lập một thị trườờng nơi mà người n tiêu dùng có thể tìm m thấy mọi sản phẩm/dịch vụ mà họ cần; Mụ ục tiêu giá trrị - Tạo lập thị trường giúp những người bán kháck trên toààn thế giới có thể kinh doanh trên chính nềền tảng của A Amazon. - Phí đăngg ký thành viiên zShops (39.99$/tháng g); Mô hình doanhh - Hoa hồnng từ những ggiao dịch củaa các cửa hàn ng trên zShoops (0.99$); thuu - Quảng ccáo. Sảản phẩm/dịchh Đa dạng, phong phú từ ừ sách, âm nhạc, n đồ chơi cho đến đồ ddùng gia đìnnh, thực phẩm m, thiết bị vụụ điện tử, phần mềm… … với 17 ngành hàng và hàngh triệu sảnn phẩm. - Amazonn là công ty TTMĐT có qu uy mô toàn cầầu; Thhị trường - Đối thủ cạnh tranh lớớn nhất của Amazon A là eBay; - Hiện nayy Amazon làà công ty bánn lẻ điện tử lớ ớn nhất toàn cầu. - Phố muua bán trực tuuyến lớn với sự tham giia của khoảnng 2.8 triệu nngười bán trên toàn thể giới; Lợợi thế cạnh - Sản phẩẩm/dịch vụ củủa người bánn được tiếp cậận với hàng ttriệu khách hhàng trên toààn thế giới; traanh - Cung cấấp công cụ QQuản lý đơn hàng, h vận chu uyển và báo cáo cho ngườ ời bán; - Người mmua có thể kiiểm tra và đáánh giá uy tín n người bán. - Người bbán tự quản lý mọi hoạt động kinh doanh d của mmình trên zShhops, từ đăng thông tin Ng guồn lực cầnn cho đến thực hiện đơơn hàng, đổi trả cho đến marketing; m thiiết - Mọi hoạạt động kinh doanh đều dựa d trên nền tảngt công ngghệ thông tinn và internet. Ng guồn: Tác giả 168
  9. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Những ưu điểm trong mô hình chợ điện tử zShops của Amazon Đối với người mua - Đa dạng hóa trong lựa chọn sản phẩm/người bán và tiết kiệm thời gian chi phí cho người mua. Chợ điện tử zShops nơi người mua có thể tìm thấy tất cả các sản phẩm/dịch vụ của các nhà cung cấp khác nhau chỉ cần trong một website mà không cần phải tìm kiếm tại nhiều website khác nhau. Đây là sự tiện lợi mà bất kỳ người mua nào cũng muốn có. Không chỉ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí mua hàng mà tránh được việc phải nhập lại thông tin giao hàng và thanh toán mỗi khi kết thúc mua một mặt hàng nào đó. - Độ tin cậy cao: Tất cả những người bán hàng trên zShops phải tuân thủ những điều kiện bán hàng khắt khe của Amazon, và họ được bảo trợ bởi Amazon. Khách hàng được phép kiểm tra người bán trước khi đặt hàng nên độ tin cậy cao hơn khi mua hàng ở những trang bán lẻ chưa có tên tuổi. Bên cạnh đó, khách hàng có thể đánh giá người bán về sản phẩm/dịch vụ, thời gian thực hiện đơn hàng, thanh toán, vận chuyển… dựa vào các công cụ do Amazon cung cấp. Do đó, bản thân người bán cũng phải đảm bảo thì mới được người tiêu dùng đánh giá cao. Ngoài ra, Amazon áp dụng chính sách cấp một khoản bồi thường cho người mua nếu người bán không đảm bảo. Đối với người bán - zShops đem đến cho những người bán cơ hội tiếp cận một lượng lớn khách hàng và quảng bá thương hiệu trên toàn cầu với chi phí rất thấp do tận dụng được thương hiệu của Amazon và lượng khách hàng sẵn có của Amazon. - Tận dụng được cơ sở hạ tầng công nghệ của Amazon. Các cửa hàng bán lẻ nhỏ muốn kinh doanh trực tuyến cần phải có website với những tính năng và tiện ích tương tự như Amazon. Việc này đòi hỏi phải đầu tư chi phí lớn cho cơ sở hạ tầng công nghệ và internet. Khi tham gia bán hàng trên zShops những người bán sẽ không phải đầu tư chi phí cho cơ sở hạ tầng công nghệ và internet mà được sử dụng toàn bộ cơ sở hạ tầng sẵn có của Amazon, giúp họ tiết kiệm được một khoản chi phí lớn. - Sự đảm bảo và tin cậy. Mỗi một cửa hàng trên zShops sẽ được đảm bảo độ tin cậy khi kinh doanh dưới thương hiệu của Amazon. Ngoài ra, độ tin cậy còn đến từ việc Amazon đảm bảo cấp khoản bồi thường từ 250$ đến 1000$ cho những giao dịch không thành công. - Được tiếp cận cơ sở dữ liệu khách hàng của Amazon. Tất cả các cửa hàng trên chợ điện tử zShops đều nhận được sự chia sẻ thông tin về khách hàng do Amazon thu thập và phân tích. Do đó, người bán sẽ hiểu rõ nhu cầu của thị trường hơn giúp họ có thể đưa ra những chiến lược bán hàng có hiệu quả hơn. 3.2. Những nhân tố thành công trong mô hình kinh doanh của Amazon Thành công trong mô hình kinh doanh của Amazon đến từ nhiều nhân tố khác nhau, tuy nhiên theo nghiên cứu của tác giả có ba nhân tố chính tạo nên những thành công này, đó là: (1) Luôn luôn tập trung vào khách hàng; (2) Tận dụng sức mạnh của công nghệ; (3) Tập trung vào kiểm tra và phân tích để cải thiện kết quả. (1). Luôn luôn tập trung vào khách hàng Khi mới thành lập Amazon đã đặt ra sứ mệnh cho mình là sẽ luôn luôn tập trung vào khách hàng và là sự lựa chọn lớn nhất của khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Mục tiêu này đã đang và tiếp tục được duy trì cho đến ngày hôm nay. Khách hàng của Amazon trải rộng khắp trên toàn cầu, bao gồm hàng trăm triệu người dùng cá nhân, người bán, người tạo lập nội dung, nhà phát triển và các doanh nghiệp. Mỗi một nhóm đều có những nhu cầu khác nhau và Amazon luôn tìm mọi cách để đáp ứng những nhu cầu có bằng cách đổi mới các giải pháp để giúp cho mọi việc trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, tốt hơn và tiết kiệm chi phí hơn. 169
  10. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Để đạt được mục tiêu trên, Amazon đã triển khai nhiều hoạt động khác nhau như thực hiện chăm sóc khách hàng liên tục, cải thiện quy trình thực hiện đơn hàng, thanh toán trực tuyến an toàn, bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng. Hệ thống quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM) của Amazon.com hoạt động hiệu quả thông qua các hoạt động One-to-One marketing. Từ năm 2002, khi khách hàng vào trang web của Amazon từ lần thứ 2 trở đi, một tập tin đánh dấu được sử dụng để xác định khách hàng và hiển thị dòng chào hỏi “Welcome back,…”, và đưa ra những gợi ý mua sắm dựa trên các hoạt động mua sắm trước đó của khách hàng. Amazon cũng phân tích quá trình mua sắm của các khách hàng thường xuyên và gửi những email gợi ý về các sản phẩm mới cho khách hàng. Thống kê ý kiến, đánh giá của khách hàng đối với các sản phẩm cho phép khách hàng đưa ra các lựa chọn chính xác và nâng cao lòng tin của khách hàng trong quá trình mua sắm tại Amazon.con hơn hẳn so với mua sắm truyền thống. Tất cả những nỗ lực này của Amazon.com nhằm tạo cho khách hàng sự thoải mái và yên tâm hơn khi mua hàng đồng thời khuyến khích khách hàng quay lại mua sắm tiếp. Ngoài ra, Amazon còn cung cấp các thông tin cho khách hàng một cách đầy đủ nhất, dưới hình thức chia sẻ kinh nghiệm của cộng đồng (những người truy nhập mạng và khách hàng). Những cộng đồng này, (chẳng hạn như Listmania), có tác dụng khuyến khích mọi người trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong mua bán, là nơi lý tưởng cho các khách hàng trực tuyến gặp gỡ lẫn nhau và chia sẻ hiểu biết về các vấn đề họ cùng quan tâm. Bên cạnh đó Amazon còn áp dụng các chương trình chăm sóc khách hàng rất đặc biệt, đó là giúp khách hàng có thể có những niềm vui nho nhỏ bằng cách tặng thưởng cho người thân của khách hàng giúp họ có thể mua hàng với giá chiết khấu. Hoặc mỗi lần khách hàng mua hàng tại Amazon.com, họ có thể gửi thư cho bạn bè của mình và Amazon.com sẽ khấu trừ 10% nếu người bạn đó mua cùng sản phẩm đó và bản thân khách hàng cũng sẽ được giảm giá trong lần mua tiếp theo. Để tạo sự tin cậy và thuận tiện cho khách hàng, Amazon áp dụng quy trình thanh toán rất an toàn và chính sách bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng rất chặt chẽ. Thời gian thực hiện đơn hàng cũng được giảm xuống từ 5-6 ngày còn 1-2 ngày nhờ có hệ thống kho hàng được đặt tại các châu lục khác nhau trên toàn thế giới. Khi khách hàng đặt hàng, căn cứ vào địa chỉ giao nhận trên đơn đặt hàng, hệ thống đặt hàng sẽ tự động chuyển đơn hàng đến kho nào gần với địa chỉ của khách hàng nhất. Vì thế thời gian giao hàng được giảm xuống đáng kể. Như vậy có thể thấy, Amazon luôn duy trì mối quan hệ thân thiện, mật thiết với khách hàng, điều này thực sự có ý nghĩa trong việc biến khách hàng trở thành như là một phần bên trong của công ty để tạo ra cảm giác tin tưởng từ phía khách hàng và có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh hơn và hiệu quả hơn bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào. Việc duy trì mối quan hệ trực tiếp với khách hàng được coi như là sức mạnh cạnh tranh lớn nhất của Amazon. Amazon không chỉ là nhà bán hàng chuyên nghiệp mà còn trở thành trợ lý tốt nhất cho khách hàng, giúp khách hàng có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và thực sự đem lại giá trị cho họ. (2). Tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ Với Amazon, công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng, và quan trọng hơn trong việc hỗ trợ sự tập trung vào khách hàng như đã nói trên. J.Bezos đã từng nói: “Trong một thế giới hữu hình mọi người đều nghĩ địa điểm là quan trọng nhất, nhưng đối với chúng tôi, có ba thứ quan trọng nhất là: công nghệ, công nghệ và công nghệ”. Theo báo cáo thường niên 2018 của Amazon, trong năm 2015, 2016 và 2017, Amazon đã đầu tư 642 triệu USD, 511 triệu USD và 395 triệu USD chi phí liên quan đến phần mềm sử dụng nội bộ và phát triển trang web. Công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo đều được tích hợp sâu vào tất cả các quy trình của Amazon, từ thu thập thông tin khách hàng, chăm sóc khách hàng, thực hiện đơn hàng, quản lý tồn kho, thanh toán cho đến đóng gói và vận chuyển. Nhờ có công nghệ mà Amazon có thể xử lý hàng triệu đơn hàng mỗi ngày, quản lý quan hệ khách hàng tốt hơn, thực hiện đơn hàng nhanh hơn, thanh toán an toàn hơn, quản lý tồn kho tự động và kịp thời hơn với chi phí thấp hơn mà hiệu quả cao hơn. 170
  11. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Amazon không chỉ tận dụng những thành quả của công nghệ hiện tại mà bản thân họ cũng không ngừng tìm tòi và nghiên cứu ra những công nghệ mới. Các kỹ sư của Amazon được trang bị hệ thống máy móc thiết bị hiện đại để có thể nghiên cứu ra những công nghệ bán hàng trực tuyến mới và đem lại sự tiện lợi cho khách hàng, ví dụ công nghệ e-shopping card, phần mềm đọc sách trên thiết bị di động Kindle, hay mô hình bán hàng không cần thanh toán Amazon Go. Tuy nhiên, những thành quả này Amazon không giữ cho riêng mình mà chia sẻ cho các đối tác của mình, bất kỳ khách hàng nào của Amazon từ người tiêu dùng cho đến người bán và các nhà cung ứng, phân phối đều nhận được sự chia sẻ những thành quả công nghệ này. (3). Tập trung vào kiểm tra và phân tích để cải thiện kết quả Sự thành công của bất kỳ hoạt động nào phụ thuộc rất lớn vào việc kiểm tra, kiểm soát, phân tích và đánh giá liên tục. Một trong những nhân tố quan trọng không thể thiếu quyết định sự thành công của Amazon đó là hoạt động kiểm tra, phân tích. Tất các chương trình, mô hình, quy trình triển khai tại Amazon đều được thực hiện đo lường, kiểm tra, đánh giá liên tục để làm cơ sở cho việc cải thiện về sau và luôn được đặt trong mục tiêu chiến lược dài hạn. Bằng cách tích hợp công nghệ vào tất các quy trình Amazon có thể dễ dàng thực hiện được các công việc trên, giúp họ có thể nhanh chóng điều chỉnh để đạt được hiệu quả cao hơn và loại bỏ những chương trình không hiệu quả. 4. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp bán lẻ điện tử khu vực miền Trung – Tây Nguyên Các tỉnh khu vực miền Trung – Tây Nguyên có nhiều lợi thế trong việc đẩy mạnh kinh doanh các sản phẩm từ nông lâm ngư nghiệp và phát triển dịch vụ du lịch. Tuy nhiên theo báo cáo tại Diễn đàn kinh tế miền Trung lần thứ 2 diễn ra tại Đà Nẵng ngày 25/9/2017 và báo cáo tại Hội nghị ngành Công Thương khu vực miền Trung – Tây Nguyên lần thứ 4 diễn ra vào ngày 17/7/2017 tại Huế cho thấy các doanh nghiệp ở khu vực này vẫn chưa khai thác hết được thế mạnh vốn có của vùng, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ, khả năng áp dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp khu vực này nhìn chung còn thấp. Các doanh nghiệp trong khu vực cần phải đánh giá lại và lựa chọn mô hình kinh doanh cho phù hợp với điệu kiện sự phát triển của nền kinh tế số như hiện nay. Từ những thành công trong mô hình kinh doanh của Amazon, trong thời gian tới, để tận dụng và phát huy được tiềm năng vốn có và đặc biệt là tận dụng sức mạnh của công nghệ truyền thông trong kinh doanh và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu ra thị trường toàn cầu các doanh nghiệp bán lẻ khu vực miền Trung – Tây Nguyên, theo tác giả, các doanh nghiệp này phải tập trung giải quyết tốt những vấn đề sau: Thứ nhất, luôn luôn đặt trọng tâm vào khách hàng. Khách hàng là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh những công ty nào luôn tập trung vào khách hàng thì công ty đó sẽ ngày càng lớn mạnh. Để làm được điều này, các doanh nghiệp bán khu vực miền Trung – Tây Nguyên cần phải tập trung đầu tư vào việc chăm sóc khách hàng để biết được khách hàng họ là ai, họ có nhu cầu gì, để gần với khách hàng hơn và thân với khách hàng hơn. Bên cạnh đó, cần đưa ra các dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và liên tục cải thiện các dịch vụ này, từ đó mới có thể thu hút và duy trì được lòng trung thành của khách hàng. Thứ hai, đầu tư cho công nghệ. Nếu khách hàng là yếu tố quan trọng nhất quyết định thành bại của doanh nghiệp thì công nghệ được xem là yếu tố then chốt. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ như hiện nay thì việc đầu tư cho công nghệ là việc các doanh nghiệp không thể không làm khi mà mọi việc đều dựa trên công nghệ. Để có thể đầu tư cho công nghệ (bao gồm hệ thống TMĐT, công nghệ bán hàng trực tuyến, kỹ thuật marketing điện tử…) các doanh nghiệp bán lẻ khu vực miền Trung – Tây Nguyên tùy thuộc vào mô hình kinh doanh, thị trường và nguồn lực mà có thể ứng dụng ở các mức độ khác nhau, và có thể tự thực hiện hoặc thuê ngoài. Thứ ba, lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Đối với các doanh nghiệp bán lẻ điện tử, việc lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp là rất quan trọng. Việc quyết định bán cái gì, bán khi nào, bán ở đâu, bán cho ai, bán như thế nào phải được nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng. Với đặc thù của các doanh nghiệp bán lẻ khu vực miền Trung – Tây Nguyên là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thì mô hình cửa hàng trực tuyến kết hợp với bán hàng trên các chợ điện tử (như zSHops của Amazon, 171
  12. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 chodientu.vn, tiki.vn, sendo.vn…) là sự lựa chọn hợp lý. Còn đối với các doanh nghiệp truyền thống, vừa có thể duy trì việc kinh doanh truyền thống vừa có thể kết hợp với kinh doanh trực tuyến thông qua hai mô hình trên. Thứ tư, hãy luôn luôn chuẩn bị kỹ lưỡng mọi kế hoạch trước khi thực hiện. Đương thời cố tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ, Abraham Lincoln đã nói: “Nếu cho tôi một giờ để chặt một cây, tôi sẽ dành ra 30 phút để mài chiếc rừu”. Hàm ý của câu nói này chính là nhắc tới sự chuẩn bị. Trong bất kỳ việc gì, nếu được chuẩn bị kỹ lưỡng trước thì khả năng thành công sẽ cao hơn. Do đó, đối với các doanh nghiệp bán lẻ khu vực miền Trung - Tây Nguyên có nguồn lực bị giới hạn lại càng phải cẩn trọng hơn trong việc ứng dụng công nghệ, triển khai và mở rộng các mô hình kinh doanh. Thứ năm, luôn luôn theo dõi sát sao việc thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình. Cuộc chiến thị phần trong môi trường trực tuyến là rất quyết liệt, nếu sơ sảy các doanh nghiệp sẽ rất dễ bị khách hàng tẩy chay và phá sản, buộc phải đóng cửa hoạt động. Vì vậy, các doanh nghiệp bán lẻ điện tử khu vực miền Trung – Tây Nguyên phải luôn luôn theo dõi sát sao việc thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình. Có như thế mới nhanh chóng đánh giá được hiệu quả triển khai và đưa ra những điều chỉnh thích hợp. Việc này sẽ được thực hiện đơn giản bằng việc ứng dụng công nghệ. Các doanh nghiêp bán lẻ điện tử khu vực miền Trung – Tây Nguyên có thể tích hợp phần mềm quản lý và công cụ đo lường để có thể theo dõi tỷ lệ truy cập website và tỷ lệ chuyển đổi để có thể đưa ra các chiến lược chào hàng và bán hàng hiệu quả hơn. Để thực hiện được những công việc trên, tác giả đưa ra một vài kiến nghị như sau: 1. Đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng công nghệ cho các tỉnh khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Theo báo cáo tại diễn đàn kinh tế khu vực miền Trung (2017), cơ sở hạ tầng công nghệ đang là yếu điểm của khu vực này, trong khi đó muốn kinh doanh điện tử thì yếu tố công nghệ là rất quan trọng. Vì thế cần phải được đầu tư hơn nữa. 2. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ về công nghệ thông tin và internet và có kỹ năng kinh doanh thương mại điện tử. 3. Đẩy mạnh liên kết và chia sẻ giữa các doanh nghiệp trong khu vực và trên cả nước về kinh nghiệm và kỹ năng kinh doanh trực tuyến. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Amazon.com, Inc (2018), 2017 Annual Report, http://phx.corporate-ir.net/phoenix.zhtml?c=97664&p=irol- reportsannual (accessed: 16/05/2018) 2. Chan Kah Sing, Electronic Commerce and Supply Chain Management, Thomson 2004. 3. Efraim Turban, David King, Jae K. Lee and Dennis Viehland, “Electronic Commerce: A Managerial Perspective”, Publisher: Prentice Hall, 2006; 4. Efraim Turban, David King, Jae K. Lee and Dennis Viehland, “Electronic Commerce: A Managerial Perspective”, Publisher: Prentice Hall, 2010; 5. Dave cheffey (2018), Amazon case study 2018, https://www.smartinsights.com/digital-marketing- strategy/online-business-revenue-models/amazon-case-study/ (accessed: 16/05/2018) 6. G. Schneider (2012), Electronic commerce, Publisher: Prentice Hall, 2012 7. Shikhar Ghosh (1999), Business Fundamentals: Business and the Internet, Harvard Business School Publishing; HBS Number: 1690 edition (1999) 8. Báo cáo Diễn đàn kinh tế miền Trung lần 2 năm 2017 9. Báo cáo Hội nghị ngành Công Thương khu vực miền Trung – Tây Nguyên lần 4/2017. 10. Lê Thị Hoài (2016), Nghiên cứu mô hình kinh doanh của Dell và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam, Hội thảo “Thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, Viện NCTM, 10/2016. 11. Nguyễn Văn Minh và các cộng sự (2010), Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, NXB Thống Kê. 12. Website: www.amazon.com 172
nguon tai.lieu . vn