Xem mẫu

  1. Õ8ảa tàng éĩịch sử Q&ỉốtcHìữtí Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là nơi lưu giữ những hiện vật, phản ánh các nền văn hóa, lịch sử dựng nước và giữ nước của người Việt Nam từ thuở ban đầu khai sáng đến ngày ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Viện bảo tàng có phong cách kiến trúc Đông Dương, nằm ở số 1 phố Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Viện Bảo tàng mở cừa đón khách cả tuần, trừ thứ hai. Tại đây còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như Trống đồng Đông Sơn, gốm Bát Tràng, tượng thần Shiva, cọc gỗ trong trận Bạch Đ ằn g ,... Lích * sử Bảo tàng Lịch sử Việt Nam được thành lập ngày 3 tháng 9 năm 1958 trên cơ sở kế thừa Bảo tàng Louis Finot do người Pháp xây dựng năm 1926 và hoạt động vào năm 1932. Đây là Viện bảo tàng của trường Viễn Đông Bác cổ. Ngày ấy, đây là nơi trưng bày những đồ cổ thu thập từ các nước ở Đông Nam Á. Năm 1958, người Pháp bàn giao lại ngôi nhà này cho chính quyền cách mạng mới. - 65-
  2. Kiến trúc Công trình do kiến trúc sư Emest Hébrard thiết kế. Các chi tiết kiến trúc được cách điệu từ các chi tiết kiến trúc go truyền thống. Các hệ thống kết cấu chính được làm bang bê tông cốt thép. Tuyến tham quan Hệ thống trưng bày chính của Bào tàng rộng khoảng 2000 m2, được chia thành nhiều không gian cho các tuyến tham quan theo chủ điểm và thứ tự thời gian lịch sử. Hệ thống trưng bày của Bảo tàng Lịch sử gồm bốn phần trọng tâm: Phần thứ nhất: Việt Nam thời tiền sử. Phần thứ hai: Từ thời dựng nước đầu tiên đến triều Trần. Phần thứ ba: Việt Nam từ triều Hồ đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Phần thứ tư: Phòng trưng bày sưu tập điêu khắc đá Chăm Pa. - 66 -
  3. & ẩu éà jn g õ ềìổ ti Làn đường: 1 làn xe cơ giới & 1 làn đi bộ mỗi bên; 1 làn đường sắt ở giừa. Bắc qua: Sông Hồng. Vị trí: Hà Nội, Việt Nam: Thiết kế: Daydé & Pillé. Kiểu cầu: Cầu thép. Tổng chiều dài: 1.862 m Khởi công: 1899 ichánh thành: 1902. Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dụng (1899-1902) và đặt tên là cầu Doumer, đọc như Đu-mê (tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer). Dân gian còn gọi là cầu sông Cái. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ "1899 -1902 Daydé & Pillé - Paris". - 67 -
  4. Tiêu chuân kỹ thuật Năm 1897, cuộc thi thiết kế cho cầu đã được tổ chức. Phương án thiết kế của Gustave Eiffel (cũng là người thiết kế xây tháp Eiffel nôi tiếng) là phương án được chọn để xây dựng cầu chính thức, cầu được thiết kế theo kiêu dáng của cầu Tolbiac ở quận 13, Paris trên tuyến đường săt Paris - Orléans, Pháp. Sau đó, phần thi công xây dựng cầu đã được tổ chức đấu thầu và hãng Daydé & Pillé trúng thầu thi công phần chính của cầu còn Nha công chính Đông Dươne thì xây dựng phần cầu dẫn. Chiều dài toàn cầu 1.862 m, gồm 19 nhịp dầm thép và đường dẫn xây bằng đá. cầu dành cho đường sắt đơn chạy ờ giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phia trái cầu chứ không phải ờ bên phải như các cầu thông thường khác. Giá thành xây dựng Giá thành xây dựng ban đầu cùa cầu là 6.200.000 franc Pháp. Thiết kế ban đầu, chiếc cầu khi hoàn thành chi có đường tàu hoả thôi còn đường ô tô đi chung với đường như cầu Đuống. Cho đến tận 19 năm sau, cầu mới được làin thêm đường hai bên cho các loại xe cơ giới. Năm 2002, Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt thông qua dự án gia cố sửa chữa cầu Long Biên giai đoạn 2 với tông vốn đầu tư 94,66 tỷ đồng, nhàm mục tiêu đảm bảo an toàn khai thác đến năm 2010. - 68 -
  5. Hoạt động Trong chiến tranh leo thang phá hoại miền Bắc Việt Nam bằng không quân cùa đế quốc Mỹ (1965-1972) cầu Long Biên bị ném bom 14 lần. Để bảo vệ cầu, bộ đội công binh và phòng không Việt Nam xây dựng hai trận địa pháo phòng không cao 11,5 m trên bãi cát nôi giữa sông Hồng (còn gọi là bãi giữa), để vẫn có thể bắn máy bay Mỹ khi có lũ cao nhất. Bộ đội Phòng không Việt Nam dùng máy bay trực thăng cẩu pháo, khí tài chiếm lĩnh trận địa. Ngoài ra còn có lực lượng phòng không hải quân gồm: các tàu tuần tiễu tham gia bào vệ câu. Các nhịp của cầu bị bom đánh đổ đã được thay bằng các dầm bán vĩnh cửu, có khẩu độ ngan đặt trên các trụ mới. Lịch sừ sử dụng cầu Long Biên đã chứng kiến các điêm cao trên thành cầu trở thành ụ pháo cao xạ chống máy bay Mỹ trong thời gian chiến tranh. Sang thời bình, do giao thông ngày một tăng trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, cầu Long Biên được sử dụng chi cho tàu hỏa, xe đạp và người đi bộ. Ngoài ra, Nhà nước còn xây dựng thêm cầu Chương Dương, Thăng Long, Vĩnh Tuy, Thanh Trì... nằm trong mục tiêu đáp ứng nhu cẩu đi lại và để phát triển kinh tế, xã hội đô thị ở hai bờ sông Hồng Hà Nội. Cuối năm 2005 xe máy được phép đi qua câu Long Biên đê giảm việc ùn tắc giao thông cho cầu Chương Dương. - 69 -
  6. Trong dân gian cầu Long Biên có trong câu vè sau Hà Nội có cầu Long Biên Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng Tàu xe đi lại thong dong Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi...
  7. 'U,'rumtđm CýGỉi nghị®Jiđc0ia QỹìổtởCam Trung tâm Hội nghị Quôc gia Việt Nam năm sô 57 đường Phạm Hùng, Hà Nội và được coi là tổ hợp công trình đa năng lớn nhất tại Thủ đô Hà Nội. Sự kiện đầu tiên diễn ra ở đây là Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Họp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào ngày 18 và 19 tháng 12 năm 2006. Sau đó, đây sẽ là nơi tổ chức các đại hội, hội nghị của Đảng Cộng sản Việt Nam, hội nghị quốc tế, các hoạt động chính trị, thương mại mang tính quốc gia và quốc tế. Công trình được khời công xây dựng vào tháng 11 năm 2004 và hoàn thành sau 22 thảng thi công. Phương án kiến trúc Kiến trúc của công trình được chọn từ phương án "Lượn sóng biển Đông" do chuyên gia Cộng hòa Liên bang Đức Meinhard Von Gerkar và Nikolaus Goetze thiết kế, theo ý tưởng cảnh quan di sản thế giới Vịnh Hạ Long. -71 -
  8. Quy mô Chính phủ đã chỉ định 9 Tổng Công ty thuộc Bộ Xây dựng tham gia thực hiện công trình này, đứng đầu là Tổng Công ty xây dụng Hà Nội. Công trình được coi là công trình thuộc vào loại lớn và hiện đại trong khu vực Đông Nam Á. Các đơn vị thi công phải huy động gần 5.000 cán bộ công nhân viên lao động suốt ngày đêm. Các đơn vị thi công đã phải sử dụng tới 14.000 tấn cốt thép, 12.500 tấn kết cấu thép, 34.000 m2 đá ốp lát, 50.000 m2 kính mặt đứng và kính lợp mái. Vốn đầu tư trên 4.300 tỷ đồng, đây là công trình đa năng, có diện tích sàn óO.OOOm2. Tòa nhà chính là khối nhà 5 tầng, cao trên 50m. Phòng họp chính tại tầng 2 tòa nhà với diện tích 4.256 m2 có sức chứa 3.800 chỗ ngồi. Đây là phòng họp được thiết kế với hệ thống sân khấu đa chức năng, được trang bị tới 3 màn hình máy chiếu phù hợp với các loại hình nghệ thuật. Phòng họp này có thể chia thành hai không gian riêng biệt bằng hệ thống vách ngăn tự động đáp ứng các yêu cầu phục vụ các hoạt động khác. Phòng khánh tiết nằm tại tầng 1 tòa nhà có diện tích 2.100 m2. Phòng khánh tiết có hệ thống sân khấu để phục vụ cho các buổi biểu diễn nghệ thuật, có thể tự động chia làm hai không gian riêng biệt. 2 phòng họp nguyên thủ được trang bị hệ thống micro, tai nghe nhiều thứ tiếng. - 72 -
  9. 24 phòng họp nhỏ, mồi phòng họp nhỏ, nếu cần có thể phàn làm 3 phòng, tức là có thê có tới 72 phòng họp loại nhỏ hom nữa. Khu hội thảo Trung tâm báo chí và truyền hình ở đây có 3 phòng riêng b iệt dành cho truyền hình, phát thanh và báo viết. Khu triển lãm Phòng khánh tiết có hai bức Hạ Long đỏ và Hạ Long vàng b.àng sơn mài nằm ở hai bức tường đổi xứng nhau của phòng khánh tiết. Đây được coi là nhừng bức tranh sơn mài lớn n h it thế giới; kích cỡ 4,2 m, dài 33 m. Bức Hạ Long vàng được dát vàng; Hạ Long đỏ được làm bằng chất liệu sơn tra i truyền thống. Trung tâm hội nghị quốc eia còn được trang trí bởi 12 bức tranh khổ lớn, hầu hết là sơn mài, trong đó có bức Thiếu n ữ trong vườn của Nguyễn Gia Trí và Chùa Thầy của Hoàng Tích Chù (chép từ tranh gốc theo khổ 2,4.-2,5 m) và 60 bức tranh khác loại. 3 bãi đỗ xe nổi và hệ thống ga-ra ngầm với sức chứa gần 1. 100 ôtô các loại, riêng hệ thống gara ngầm là hơn 500 xe:. M ột sân đỗ trực thăng lên thẳng, hệ thống sân khấu ngoài trời. Ngoài hệ thống điện lưới quốc gia, tại đây còn có hệ thống cung cấp điện dự phòng và nguồn pin năng -73 -
  10. lượng mặt trời để sưởi ấm toàn bộ tòa nhà và dự phòng trong trường hợp khẩn cấp. Quảng trường phía trước rộng gần 10.000 m2 với cây xanh, thảm cỏ, hệ thống hồ điều hòa khí hậu, và 30 bức tượng đá cùa nhà điêu khắc Nguyễn Long Bửu. Tháng 5 năm 2008 tại đây đã diễn ra đại lễ Phật đản Liên hiệp quổc lần thứ 5 (Vesak 2008). -74-
  11. rchầỉỉh ũẩ Qểkin^UdỊỊ Thành cổ Sơn Tây là một tòa thành quân sự kiến trúc bẩng gạch đá ong (là loại vật liệu xây dựng đặc thù của vùng Sơn Tây), được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tí:h lịch sử kiến trúc quốc gia năm 1994. Lịch sử Thành được xây dựng theo kiến trúc Vauban vào năm 1822 triều vua Minh Mạng nhà Nguyền, tại thủ phủ của trấn Sơn Tây (sau là tỉnh Sơn Tây). Thành đồng thời từng là rt.ủ phũ của vùng Tam tuyên (3 tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa, Tu>ên Quang thời nhà Nguyễn), vì Tổng đổc Tam tuyên cũng thường kiêm lý Tuần phủ Sơn Tây và lỵ sở Tổng đốc Tam tuyên chính là thành Sơn Tây. Thành cổ này, trong khoảng thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ 19, là một trung tâm phòng bị kháng chiến chống Pháp của quai lại triều đình nhà Nguyễn (với những nhân vật lãnh đạo như: Hoàng Kế Viêm, Lưu Vĩnh Phúc,...) giữa hai cuộc - 75-
  12. xâm lược Bẳc kỳ lần thứ nhất (1872) và lần thứ hai (1883) của Pháp. Thành thất thủ vào tay quân Pháp ngày 16 Tháng Chạp năm 1883. Năm 1924, Toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định để xếp hạng di tích thành cổ này. Tháng 12 năm 1946, một cuộc họp cùa Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã diễn ra ở đây. Ngày nay, tòa thành này vẫn còn tồn tại ở trung tâm thị xã Sơn Tây, Hà Nội và trở thành một di tích lịch sừ và kiên trúc quân sự. Quy mô và vị trí Thành cổ Sơn Tây được kiến trúc theo kiểu Vauban (kiểu công trình quân sự lấy theo tên kỹ sư Vauban người Pháp), tường thành bằng đá ong chạy theo đường gãy khúc, nhưng tổng thể có hình vuông, mỗi cạch dài khoảng 400 m, diện tích khoảng 16 ha, chiều cao tường thành khoảng 5 m. Ngoài thành là hào nước sâu 3 m, rộng tới 20 m và dài khoảng 1.795 m, được nối ra sông Tích Giang tại góc thành phía Tây Nam (bởi cống Ba Quân), bốn mặt thành có các cổng vòm bằng gạch. Tường thành nằm ở khoảng tọa độ 21°08'11,11" - 2 Ì o08'28,76" vĩ bắc và 105°30’07,49" - 105°30'26,48" kinh đông. Thành nằm giữa thị xã Sơn Tây, trên phần đất cùa hai làng cổ là Thuần Nghệ và Mai Trai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 42 km. Thành có 4 cửa quay ra các hướng Bắc (chính xác là hướng Bắc Đông Bắc), Nam, Tây, Đông, và lần lượt có tên là: cửa Hậu, cửa Tiền, cửa Hữu, cửa Tả. Hai cửa chính là cửa Tiền và cửa Hậu, có - 76-
  13. cầu bấc qua hào nước, dẫn vào cổng thành. Trục kiến trúc chính cùa thành là trục nối hai cửa Tiền và Hậu, theo hướng Bẳc Đông Bắc - Nam Tây Nam. Cừa Tiền nhìn ra phố Quang Trung. Cửa Hậu hưíVng ra phố Lê Lợi (nơi đặt trụ sở ủ y ban Nhân dân thị xã Sơn Tây), thẳng tới bờ sông Hồng. Cửa Tả nhìn ra chợ Nghệ (phố Phùng Khắc Khoan). Cửa Hữu hướng ra phố Trần Hưng Đạo (Đệ Nhị cũ), phố này nối với phổ Ngô Quyền, chạy thăng lên làng cô Đường Lâm (theo đường quôc lộ 32). Trong thành có các hạng mục kiến trúc: cột cờ (tức vọng lâu) cao 18m, vọng cung, điộn Kính Thiên, hai ao sen (còn gọi là giếng Tả và giếng HCru) phía trước khu nghi lễ (Đoan Môn, sân chầu, điện Kính Thiên), gần với cửa Tiền. Điện Kính Thiên ở đây lừng là tòa nhà 5 gian, tám mái chồng diêm, nằm khoảng chính giữa thành, là nơi làm việc cùa các vua nhà Nguyễn mồi khi tuần du xứ Đoài của Bắc Kỳ. Cửa Hữu quay ra hướng Tây Tây Bắc là hiện còn nguyên vẹn nhất. Cửa Tiền cũng còn tương đối nguyên vẹn, nhưng hai cửa Tả, Hậu thì bị đổ nát mất (riêng cửa Hậu thì được xây lại mới bằng đá ong nhưng với kỹ thuật xây hiện đại nên đã bị mất tính cổ kính của một di tích). - 77 -
  14. & h ù a Q ý € m 'U ỹ Chùa Hương hay chùa Trong nằm trong động Hương Tích. Chùa được khởi dựng vào cuối thế kỷ 17, tại xà Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Chùa Hươne là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thê vãn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm cùa cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong. Kiến trúc Đường xuống hang chùa là một dốc gồm 120 bậc lát đá. Vách trước cửa động có năm chữ Hán (Nam thiên đệ nhất động) khắc năm 1770, là bút tích của Tĩnh Đô Vương -Trịnh Sam (1767-1782). - 78-
  15. Vào trong động vẻ đẹp lạ thường của những nhũ đá tưởng như những công trình điêu khẳc tuyệt tác của thiên nhiên. Nhũ đá ở đây có khối to, có khối nhỏ, có cái đẹp ở toàn khối, có cái đẹp ở dáng dấp tinh vi, có cái rủ từ trên trần xuống, có cái mọc từ dưới đất lên. Tất cả đều tùy theo hình dáng mà được đặt nhừng cái tên rất trần thế, biểu hiện những mơ ước của con người. Trước hết là Đụn Gạo đồ sộ, bước vào cửa động đã trông thấy. Gạo là cái quan trọng hàng đầu nên Đụn Gạo trong động nhà Phật cũng ở vào vị trí hàng đầu. Dưới chân Đụn Gạo có một hõm đá nhỏ xíu gọi là Cối Giã. Gần Đụn Gạo là Núi Cô và Núi Cậu. Núi Cô nhỏ hơn Núi Cậu nhưng giống nhau ở chỗ có những hình em bé nằm nghiêng, nằm sấp hoặc đang bò lổm ngổm, đầu nhẵn thín. Núi Cậu ngang tầm với Sữa Mẹ quanh năm suốt tháng rỏ xuống không ngừng. Cùng một hàng dọc với Núi Cô, Núi Cậu và lui vào pliía trong là Cây Bạc, Cây Vàng ngồn ngộn chất chứa những hình tròn như nhừng đồng tiền vàng bạc lấp lánh. Vào trong góc động gần tận cùng sẽ thấy Chuồng Lợn, Ao Bèo, Nong Tằm, Né Kén... Toàn là nhừng hình ảnh bàng nhũ đá. Trên trần động thạch nhũ còn nhô ra thành hình chín đầu rồng sinh động gọi là tòa Cửu Long. Giá trị nhất về mặt nghệ thuật điêu khẳc, không những trong chùa Hương mà kể cả trong toàn bộ hệ thống chùa chiền ở Hương Sơn là pho tượng Phật Quan Âm bằng đá xanh tạc vào thời Tây Sơn. Pho tượng bàng đá, có dáng người thon thon, mặt trái xoan, nét thanh tú, đầu đội mũ Tì Lư (tức là mũ Bồ Tát) nhưng lại có búi tóc và tóc mai, sau - 79-
  16. hrng có hai món tóc buông xuống. Tượng ngồi ở tư thế đặc biệt, tay phài cầm viên ngọc minh châu, chân trái duỗi, đạt trên một bông sen nở, chân phải co, dưới chân cũng có một bông sen. Theo bài ký khắc trên đá năm 1806 thì pho tượng này được tạc năm 1793. Trong động Hương Tích còn có quả chuông đồng cao 1,24 m, đường kính đáy 0,63 m đúc năm Thịnh Đức thứ 3 (1655). Chùa Hương là thắng cảnh có doanh thu lớn trong ngành du lịch. Chùa Hương và văn học Chùa Hương là nguồn gợi hứng cho nhiều tác phẩm thi ca Việt Nam, trong số đó nổi tiếng nhất có lẽ là bài hát nói "Hương Sơn phong cảnh ca" của Chu Mạnh Trinh, làm từ thế kỷ 19, xưa nay rất được ca ngợi: Bầu trời cảnh bụt Thủ Hương Sơn ao ước bấy lâu nay Kìa non non, nước nước, mây mảy "Đệ nhất động" hỏi rằng đáy có phải! Thỏ thẻ rừng mai chim cùng trái Lừng lờ khe Yến cá nghe kinh Nhác trông lên ai khéo họa hình Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt Thăm thảm một hang lồng bóng nguyệt Gập ghểnh mấy lối uốn thang mảy?... - 80-
  17. và bài "Chùa hương" của Nguyền Nhược Pháp, làm vào thế kỷ 20. Bài này đã được ít nhất 2 nhạc sĩ phổ nhạc là Trần Văn Khê và Trung Đức : Hôm qua đi chùa hương Hoa cỏ mờ hơi sương Cùng thầy me em đậy Em vấn đầu soi gương • p • Trong bài này ngoài nhũng câu thơ nhí nhảnh như trên, còn có nhiều câu tả cảnh Hương Sơn rất sinh động: Réo rắt suối đưa quanh/ Ven bờ ngọn núi xanh/ Nhịp cầu xa nho nhỏ/ Cảnh đẹp gần như tranh/ Sau núi oản-gà-xôi/ Bao nhiêu là khỉ ngồi/ Đen núi con voi phục/ Thấy đù cả đầu đuôi/ Chùa lấp sau rùng cây/ Thuyền ta đi một ngày)/ Lên cửa chùa em thấy/Hơn một trăm ăn mày... Tàn Đà rất mến cảnh chùa Hương, ông làm nhiều câu thơ rất đặc sắc về cảnh và tình ở đây: Chùa Hương trời điểm lại trời tô Một bức tranh tình trải mấy Thu Xuân lại xuân đi không dấu vết Ai về ai nhớ vẫn thơm tho. Ông còn có một bài thơ nổi tiếng về món đặc sản ở chùa Hương: Muốn ăn rau sắng chùa Hương Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa -81 -
  18. Mình đi, ta ở lại nhà Cái dưa thì khú cái cà thì thâm. vềvăn xuôi, có bút ký Trẩy hội Chùa Hưomg cùa Phạm Quỳnh... Nừ sĩ Hồ Xuân Hương tương truyền là tác già bài thơ vịnh động Hương Tích như sau(l): Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm NÚI ro một lỗ hỏm hòm hom Người quen cõi Phật quen chân Xọc Kẻ lạ bầu tiền mỏi mắt dòm Gọt nước hữu tình rơi thảnh thót Con thuyền vô trạo cúi lom khom Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại RÕ khéo Trời già đến dở dom. (1> Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền. Nữ s ĩ Việt Nam. TP HCM:NXB Văn Nghệ, 2000. Trang 279.
  19. ỀPhiìa(Smárt Q&ư Chùa Quán Sứ là một ngôi chùa ở số 73 phố Quán Sứ, Hà Nội. Trước đây, địa phận này thuộc thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương. Lich sử Nguyên xưa ở phường c ổ Vũ chưa có chùa, chỉ có mấy gian nhà tranh ở phía Nam, dân làng dùng làm chỗ tế thần cầu yên gọi là xóm An Tập. Theo sách Hoàng Lê Nhất Thống Chỉ, vào thời vua Lê Thế Tông, các nước Chiêm Thành, Ai Lao thường cử sứ giả sang triều cống Việt Nam. Nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Vì sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ. Thời gian đã xóa đi dấu tích khu nhà Quán Sứ nhưng ngôi chùa thì vẫn tồn tại. - 83 -
  20. Theo bài văn cùa Tiên sĩ Lê Duy Trung khăc trên tâm bia dựng năm 1855, vào đầu đời Gia Long (1802-1819) chùa gần đồn Hậu Quân. Đen năm 1822, chùa được sửa sang để làm chỗ lễ bái cho quân nhân ở đồn này. Khi quàn ở đồn này rút đi, chùa được trà lại cho dân làng. Nhà sư Thanh Phương trụ trì ở chùa lúc đó mới làm thêm các hành lang, tô tượng, đúc chuông. Tiền đường cùa chùa thờ Phật, còn hậu đường thờ vị quốc sư Minh Không thời Nhà Lý. Năm 1934, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập, chùa Quán Sứ được chọn làm trụ sở trung ương. Năm 1942 chùa đã được xây dựng lại theo bản thiết kế của hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng do chính Tổ Vĩnh Nghiêm duyệt. K iế n t r ú c Tam quan của chùa có ba tầng mái, nằm giữa là lầu chuông. Qua tam quan là một sân rộng lát gạch, bước lên 11 bậc thềm là tới chính điện cao, hình vuông, xung quanh có hành lang. Điện Phật được bài trí trang nghiêm, các pho tượng đều khá lớn và thếp vàng lộng lẫy. Phía trong cùng, thờ ba vị Tam thế Phật trên bậc cao nhất. Bậc kế tiếp thờ tượng Phật A-di-đà ở giữa, hai bên có tượng Quan Thế Am và Đại Thế Chí. Bậc dưới đó, ở giữa thờ Phật Thích ca, hai bên là A-nan-đà và Ca-diếp. Bậc thấp nhất, ở ngoài cùng có tòa Cửu Long đứng giữa tượng Quan Âm và Địa Tạng. Gian bên phải chánh điện thờ Lý Quốc Sư (tức Thiền sư Minh Không) với hai thị giả, gian bên trái thờ tượng Đức Ông và tượng Châu Sương, Quan Bình. -84-
nguon tai.lieu . vn