Xem mẫu

  1. NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI XÃ PHƢỚC TỈNH HUYỆN LONG ĐIỀN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU Phạm Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Mai Trinh, Bùi Thi Hồng Huệ, Trần Khắc Ghi, Nguyễn Thành Phong, Nguyễn Tấn Triều GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn Viện Khoa học Ứng dụng, Trường Đại học Công nghệ Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Vệ sinh môi trường yếu kém là nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường, phát sinh bệnh tật, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng nhất là ở khu vực nông thôn. Để giảm thiếu tình trạng đó, chúng ta cần chú tâm xây dựng bảo vệ môi trường. Mục tiêu trong bài nghiên cứu này là nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại Xã Phước Tỉnh – Huyện Long Điền – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhằm giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khoẻ của người dân, giữ gìn cảnh quan đô thị và góp phần vào định hướng phát triển du lịch của địa phương. Bằng phương pháp thu thập số liệu, xác định mẫu, phương pháp dự báo, đánh giá tác động môi trường, phân tích và xử lý số liệu. Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy, người dân nơi đây chưa nhận thức được tầm quan trọng của môi trường, có ( 47%) ủng hộ, tán thành việc phân loại rác tại nguồn, (53%) người dân cho rằng việc thực hiện PLRTSHTN là rất khó, phần lớn người dân không hiểu biết về việc phân loại rác, ý thức chưa cao. Bên cạnh thiếu phương tiện, nhân lực nên hiện tại chưa thực hiện được việc phân loại rác thải tại nguồn. Ngoài ra đã đưa ra được một số giải pháp biện pháp xử lý ô nhiễm rác thải sinh hoạt. Do đó trong tương lai cần phải xây dựng một hệ thống quản lý chặt chẽ, đồng bộ cũng như tăng cường các trang thiết bị hiện đại từ khâu phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý rác. Từ khóa: Giải pháp quản lý, Môi trường, Nghiên cứu, Sức khỏe, Rác thải sinh hoạt 1. GIỚI THIỆU Xã Phước Tỉnh là một xã của huyện Long Điền – Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong những năm gần đây, hoà cùng nhịp độ phát triển của khu vực các tỉnh phía nam nói chung và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng, Xã đã và đang có nhiều chuyển biến mới cả về kinh tế và xã hội. Ở khu dân cư là các cơ sở chế biến cá của tư nhân, ý thức người dân chưa được cao, hầu hết rác sinh hoạt được đổ ra mặt đường và đổ trực tiếp ra biển. Bên cạnh đó rác thải từ các hộ gia đình và các chợ được thải bỏ không có thùng rác thu gom, mà là các đống rác tự phát, hay các giỏ cần xế tạm bơ. Thực trạng trên, mang đến một cảnh quan bề bộn, bẩn thủi, ô nhiễm và gây đau đầu đối với những ai quan tâm tới môi trường và đây sẽ là một trở ngại lớn cho định hướng phát triển của địa phương. Để giải quyết vấn đề nan giải trên. Chúng tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại Xã Phước Tỉnh – Huyện Long Điền – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu “. 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại xã Phước Tỉnh – Huyện Long Điền – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 827
  2. 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp xác định mẫu - Phương pháp dự báo - Phương pháp đánh giá tác động môi trường - Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 2.3 Sơ đồ thực hiện Điều tra thu thập số liệu từ Sở, phòng Tài Nguyên Phương pháp thu Đánh giá nhanh bằng phiếu khảo sát thập số liệu Đánh giá trực tiếp từng hộ dân Xác định thành phần lý học Phương pháp xác 12 mẫu Xác định độ ẩm định mẫu Xác định tỷ trọng Phương pháp dự báo Dùng công thức Euler cải tiến để ước lượng dân số Phương pháp đánh giá tác động môi trường Phương pháp phân tích và xử lý số Xử lý bằng các phần mềm máy liệu tính (excell) 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kêt quả khảo sát tại các hộ gia đình Bảng 3.1: Môi trường sống xung quanh Theo anh/chị môi trường sống xung quanh có quan trọng không? Phần trăm (%) Có 42.37% Không 58.63 % 828
  3. 42.37% Có Không 58.63% Biểu đồ 3.1: Nhận thức của người dân về môi trường Nhận xét: Kết quả khảo sát tại các hộ gia đình phần lớn ý kiến người dân cho rằng môi trường sống xung quanh là không quan trọng chiếm 58.63%. Một số ý kiến còn lại cho rằng có quan trọng chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 42.37%. Như vậy có thể thấy người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của môi trường sống xung quanh họ. Bảng 3.2: Đặt thùng rác công cộng Nơi nhà anh/chị có đặt thùng rác công cộng không? Phần trăm (%) Có 28.82 % Không 71.18 % 28.82% Có Không 71.18% Biểu đồ 3.2: Đặt thùng rác công cộng Nhận xét: Theo kết quả khảo sát tại các hộ gia đình thì các gia đình không có thùng rác công cộng chiếm tỷ lệ lớn đến 71.18% còn lại 28.81% là có thùng rác công cộng. Có thể thấy thùng rác công cộng chưa được phổ biến đồng thời người dân đã quen với việc bỏ rác vào các con mương cũng như bỏ rác bừa bãi quanh nhà quanh khu vực sinh sống. 829
  4. Bảng 3.3: Giải pháp quản lý RTSH Anh/chị đồng ý với những giải pháp nào sau đây để giúp cho việc quản lý RTSH tốt hơn? Phần trăm (%) Tăng thùng rác công cộng 39.82% Giáo dục người dân 32.74% 27.44% Ý kiến khác Tăng thùng rác công cộng trong khu vực 27.44% 39.82% Giáo dục ý thức người dân Ý kiến khác 32.74% Biểu đồ 3.3: Giải pháp quản lý RTSH Nhận xét:Theo khảo sát có 2 ý kiến được đồng tình nhiều nhất là tăng thùng rác công cộng trọng khu vực (39.82%), giáo dục ý thức người dân (32.74%) và ý kiến khác (27.44%). Bảng 3.4: Phân loại rác tại nguồn Theo anh/chị việc phân loại rác thải tại nguồn có cần thiết ? Phần trăm (%) Có 47.46% Không 52.54% 47.46% Có 52.54% Không Biểu đồ 3.4: Phân loại rác tại nguồn 830
  5. Nhận xét: Theo khảo sát việc phân loại rác tại nguồn 52.54% người dân cho là không cần thiết, 47.46% còn lại thì cho rằng rất cần thiết. Người dân cho rằng việc thực hiện PLRTSHTN là rất khó do phần lớn người dân tại thị trấn không hiểu biết nhiều về việc phân loại rác, ý thức người dân chưa cao, và do thói quen thải bỏ rác của người dân Bảng 3.5 Hướng dẫn phân loại rác tại nguồn Nếu nhà nước không cấp phương tiện, dụng cụ phân loại rác, gia đình có mua theo hướng Phần trăm (%) dẫn của các cơ quan, tổ chức để tham gia phân loại rác tại nguồn không? Có 72.92% Không 27.08% 27.08% Có Không 72.92% Biểu đồ 3.5: Hướng dẫn phân loại rác tại nguồn Nhận xét: Theo khảo sát từ các hộ gia đình, nếu nhà nước không cấp phương tiện, dụng cụ phân loại RTSH tại nguồn thì các hộ gia đình sẵn sàng mua theo hướng dẫn của các cơ quan, tổ chức để tham gia phân loại rác tại nguồn chiếm tỷ lệ cao 72.92%. Đƣa ra các giải pháp kiểm soát – xử lý – Xử lý cơ học, thiêu đốt rác – Xuất khẩu rác, tái sử dụng phế liệu – Ủ rác hữu cơ, compost, yếm khí – Chế bê tông từ rác thải sinh hoạt Giải pháp phân loại rác thải sinh hoạt – Tổ chức tuyên truyền vận động – Cung cấp trang thiết bị – Tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt đã được phân loại tại nguồn Giải pháp về thu gom – Thu gom hộ nằm ở mặt tiền, hẻm lớn, đường phố nhỏ và hẻm nhỏ – Đề xuất các tuyến thu gom – Thu gom rác đường phố, công cộng 831
  6. – Thu gom rác ở các cơ quan hành chính, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống lớn, thu gom rác chợ Giải pháp vận chuyển và trung chuyển – Tăng cường trang thiết bị vận chuyển, chọn vị trí làm điểm hẹn, thời gian hoạt động. Giải pháp quản lý – Tăng cường công tác quản lý rác thải – Xã hội hóa công tác quản lý – Sử dụng các công cụ kinh tế 4. KẾT LUẬN Nghiên cứu, khảo sát và tìm hiểu về vấn đề thu gom vận chuyển xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Phước Tỉnh. Tôi xin đưa ra một số kết luận như sau : - Chính quyền địa phương nên quản lý lại việc thu gom của các đơn vị trên địa bàn - Tổ chức vận động tuyên truyền ý thức người dân, tổ chức cuộc thi tìm hiểu môi trường, phong trào “ Ngày Chủ Nhật Xanh”…, tuyên truyền trên báo đài, áp phích, băng rôn, xe tuyên truyền lưu động. - Các đơn vị thu gom nên đầu tư các trang thiết bị phù hợp với tình hình thu gom hiện nay. Công nhân vệ sinh nên được trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động - Tổ chức các buổi huấn luyện – trao dồi kiến thức cho các cán bộ quản lý và cho công nhân vệ sinh - Việc xử lý RTSH thành phân compost, ủ yếm khí nên cải tiến lại qui trình kĩ thuật,. Sản phẩm sau khi xử lý phải đạt yêu cầu cho phép, phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng và Nguyễn Thị Kim Thái, 2001. Quản lý chất thải rắn, Tập 1 : Chất thải rắn đô thị. NXB Xây Dựng. [2] Bộ Tài Nguyên và Môi Trường “ Tuyển tập các báo cáo khoa học hội nghị môi trường toàn quốc 2005” [3] Phòng Tài Nguyên Môi trường huyện Long Điền “Báo cáo đề án nghiên cứu, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường của các cơ sở chế biến thủy hải sản tại xã Phước Hưng – huyện Long Điền và định hướng giải pháp khắc phục” [4] Phòng Tài Nguyên Môi trường huyện Long Điền “Đề án quy hoạch sử dụng dất của xã Phước Tỉnh đến năm 2020” [5] Công ty công trình đô thị huyện Long Điền “Các báo cáo về tình hình vệ sinh môi trường” và “Các báo cáo về hiện trạng thu gom vận chuyển và xử lý rác huyện Long Điền” [6] UBND xã Phước Tỉnh “Các báo cáo về công tác vệ sinh môi trường” và “Một số tài liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội” [7] Gerard Kiely. “Environmental Engineering”. McGraw – Hill Editions, 1998. [8] Frank Kreith. “Handbook of Solid Waste Management”. McGraw – Hill, Inc,1994 [9] George Tchobanoglous, “Solid waste management and the Environment”, Mc Graw- Hill Inc,1993 832
nguon tai.lieu . vn