Xem mẫu

  1. CHƯƠNG 3 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 1
  2. NỘI DUNG CHƯƠNG HỌC 3.1 Những vấn đề chung về ngân sách nhà nước 3.2 Thu ngân sách nhà nước 3.3 Chi ngân sách nhà nước 3.4 Bội chi NSNN và các biện pháp cân đối NSNN 3.4. Hệ thống NSNN và phân cấp quản lý Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 2
  3. 3.1 Những vấn đề chung về NSNN 3.1.1 Khái niệm: Quan điểm 1: Ngân sách nhà nước là bản dự toán thu chi tài chính của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Quan điểm 2: Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ của Nhà nước. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 3
  4. 3.1.1 Khái niệm: Ngân sách nhà nước là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể trong xã hội dưới hình thái giá trị, phát sinh trong quá trình nhà nước tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước (NSNN) nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các chức năng của nhà nước về mọi mặt. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 4
  5. 3. 2.Đặc điểm 1.    Hoạt động của NSNN gắn liền với quyền lực kinh tế, chính trị của nhà nước được NN tiến hành trên cơ sở luật định.  Các hoạt động thu – chi NSNN luôn gắn chặt với việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của NN trong từng thời kỳ.  Hoạt động thu - chi của NSNN chứa đựng các quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích nhất định trong đó lợi ích quốc gia, lợi ích của tổng thể được đặt lên hàng đầu và chi phối các lợi ích khác.  Hoạt động thu – chi cuả NSNN mang tính không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.  NSNN mang tính kế hoạch và cân đối  Hoạt động thu-chi của NSNN gắn chặt với thực trạng của nền kinh tế và các phạm trù gía trị như giá cả, lãi suất, tỉ gía hối đoái…  Hoạt động thu-chi NSNN thực chất là sự phân chia nguồn lực tài chính quốc gia nhằm giải quyết hài hoà các mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong xã hội. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 5
  6. 3.1.3 Vai trò của ngân sách nhà nước  Ngân sách nhà nước là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của nhà nước  NSNN là công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội  Là công cụ để định hướng sản xuất kinh doanh xác lập cơ cấu kinh tế hợp lý của nền kinh tế quốc dân  Là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiểm soát lạm phát.  Là công cụ để điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo công bằng xã hội. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 6
  7. 3.2 Thu ngân sách nhà nước 3.2.1 Khái niệm thu NSNN Thu NSNN là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình nhà nước dùng quyền lực chính trị huy động các nguồn lực tài chính trong xã hội để hình thành quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất nhà nước (quỹ NS) Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 7
  8. 3.2.2 Phân loại thu NSNN  Căn cứ vào nội dung kinh tế của các khoản thu  Thu thuế  Thu phí, lệ phí  Thu từ hoạt động kinh tế của NN: thu từ lợi tức từ hoạt động góp vốn liên doanh, cổ phần của NN, thu hồi tiền cho vay (cả gốc và lãi) của NN, thu hồi vốn đầu tý của NN tại các cơ sở kinh tế - bán hoặc đấu giá DNNN  Thu từ bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước  Thu từ hoạt động hợp tác lao động với nước ngoài.  Thu khác  Căn cứ vào tính chất phát sinh các khoản thu  Thu thường xuyên  Thu không thường xuyên  Căn cứ vào tính chất cân đối NSNN  Thu trong cân đối ngân sách nhà nước  Thu ngoài cân đối NSNN (thu bù đắp thiếu hụt NSNN) Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 8
  9. 3.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN  GDP bình quân đầu người.  Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế  Khả năng xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ và khoáng sản)  Mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước  Tổ chức bộ máy thu nộp  Các nhân tố khác… Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 9
  10. 3.2.4 Các nguyên tắc thiết lập hệ thống thu NSNN - Nguyên tắc ổn định lâu dài - Nguyên tắc đảm bảo công bằng - Nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn - Nguyên tắc giản đơn - Nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 10
  11. 3.3 Chi ngân sách nhà nước 3.3.1 Khái niệm      ngân sách nhà nước là hệ thống các quan hệ kinh    Chi tế phát sinh trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ lớn nhất của nhà nước - quỹ ngân sách, nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước về mọi mặt theo những nguyên tắc nhất định. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 11
  12. 3.3.2 Phân loại chi NSNN  Căn cứ vào các lĩnh vực hoạt động  Chi đầu tư phát triển kinh tế  Chi phát triển văn hoá, giáo dục, y tế  Chi quản lý hành chính  Chi phúc lợi xã hội  Chi cho an ninh quốc phòng.  Chi khác: Chi trả nợ, chi viện trợ,…  Căn cứ vào mục đích chi tiêu  Chi cho tích luỹ  Chi tiêu dùng  Căn cứ vào tính chất phát sinh các khoản chi:  Chi thường xuyên  Chi không thường xuyên Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 12
  13. 3.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN  Bản chất chế độ xã hội  Sự phát triển của lực lượng sản xuất  Khả năng tích luỹ của nền kinh tế  Mô hình tổ chức bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, xã hội mà nhà nước đảm nhiệm trong từng thời kỳ.  Một số nhân tố khác như: biến động kinh tế, chính trị, xã hội; giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái ... Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 13
  14. 3.3.4 Các nguyên tắc tổ chức chi NSNN  Dựa trên khả năng các nguồn thu để hoạch định chi tiêu  Tiết kiệm và hiệu quả  Trọng tâm, trọng điểm  Nhà nước và nhân dân cùng làm trong việc bố trí các khoản chi của ngân sách nhà nước nhất là các khoản chi mang tính chất phúc lợi xã hội.  Phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội các cấp theo luật định để bố trí các khoản chi cho thích hợp.  Kết hợp chặt chẽ các khoản chi ngân sách nhà nước với khối lượng tiền tệ có mặt trong lưu thông với các phạm trù giá trị. Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 14
  15. 3.4 Bội chi NSNN và các biện pháp cân đối NSNN  3.4.1 Khái niệm Bội chi NSNN là hiện tượng thu NSNN không đủ bù đắp các khoản chi NSNN trong một thời kỳ nhất định Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 15
  16. 3.4.2 Các loại bội chi  Bội chi cơ cấu: xảy ra do sự thay đổi chính sách thu – chi của Nhà nước  Tổng thu < tổng chi  Thu thường xuyên > chi thường xuyên  Bội chi chu kỳ: là bội chi do sự thay đổi của chu kỳ kinh tế, thường xảy ra trong chu kỳ suy thoái của nền kinh tế.  Tổng thu NS < tổng chi  Thu thường xuyên < chi thường xuyên Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 16
  17. 3.4.2 Biện pháp cân đối NSNN  Những giải pháp tăng thu  Những giải pháp giảm chi  Tạo nguồn bù đắp thiếu hụt Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 17
  18. Những giải pháp tăng thu - Công cụ thuế + Ban hành các loại thuế mới + Hoàn thiện các sắc thuế hiện hành theo hướng thay đổi mức thuế suất, mở rộng diện điều tiết của thuế + Hoàn thiện bộ máy hành thu (tăng cường thanh tra giám sát, phẩm chất đạo đức cán bộ ngành thuế ) - Mở rộng và bồi dưỡng các nguồn thu - Các giải pháp khác Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 18
  19. Những giải pháp giảm chi - Cắt giảm những khoản chi chưa cấp bách - Rà soát, xây dựng và hoàn thiện các định mức chi tiêu khoa học và hợp lý - Thực hành tiết kiệm chống tham ô tham nhũng lãng phí - Tinh giảm và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 19
  20. Tạo nguồn bù đắp thiếu hụt - Vay trong ngoài nước - Nhận viện trợ - Phát hành thêm tiền Bộ môn Tài chính Doanh Nghiệp 20
nguon tai.lieu . vn