Xem mẫu

  1. MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH Đề tài: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GVHD:Th.S Phạm Thị Hồng Loan Thực hiện: Nhóm II-Lớp 06KT2 Lê Thị Hằng Phạm Thị Liên Hồ Kim Lý( nhóm trưởng) Phạm Thị Kim Thoa Lê Thị Ngọc Thơ Ngô Thị Thủy VAI TRO CUA NSNN NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế,xã hội,an ninh quốc phòng và đối ngoại của đất nước.Trong từng giai đoạn và trong các mô hình kinh tế khác nhau thì NSNN cũng có những tác động khác nhau. Đối với nền kinh tế thị trường, NSNN đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội. 4. Một số hình ảnh và nội dung về vai trò của NSNN 4.1 CỨU TRỢ LŨ LỤT 4.2 CHĂM LO SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG 4.3 ĐẦU TƯ VÀO GIÁO DỤC 4.4 XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG
  2. 1.Kích thích sự tăng trưởng kinh tế 2.Giải quyết các vấn đề xã hội 3. Góp phần ổn định thị trường giá cả,chống lạm phát
  3. Chống Dịch Lợn Tai Xanh Nhằm nhanh chóng khống chế dịch lợn tai xanh lan rộng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo ngành nông nghiệp và thú y các địa phương công bố sớm mức hỗ trợ thiệt hại do dịch lợn tai xanh gây ra để người dân yên tâm. Mức hỗ trợ thống nhất là 25.000 đồng/kg, địa phương nào chi quá 50% sẽ được Chính phủ hỗ trợ, địa phương nào gặp khó khăn phải báo ngay với Trung ương để được giải quyết kịp thời. UBND thành phố Hồ Chí Minh vừa chính thức ký Quyết định số 3817/UBND-CNN đồng ý chi hơn bảy tỷ đồng nhằm phòng, chống dịch lợn tai xanh trên đàn gia súc tại một số quận, huyện trên địa bàn thành phố. Theo đó, kinh phí chống dịch năm 2010, tập trung hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi năm tỷ đồng; số còn lại sẽ là chi phí hóa chất, phương tiện xử lý và bồi dưỡng lực lượng tham gia. Các quận, huyện: Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Bình Tân, quận 12 là các địa phương sẽ được cấp số tiền là 6,676 tỷ đồng. Chi cục Thú y thành phố cũng sẽ được cấp số tiền là 377,036 triệu đồng. Xây dựng công trình văn hóa, thể thao, giáo dục chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Thành phố Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cộng trình lớn để tiến tới chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội như : Dự án xây dựng rạp Công nhân, Dự án Công viên Hòa bình, Bảo tàng Hà Nội, Công trình tượng đài Bác Hồ, Bác Tôn trong Công viên Thống Nhất, Tượng đài Thánh Gióng, Công trình xây dựng trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam,7 công trình thể thao lớn… Các công trình thể thao – văn hóa – giáo dục có ý nghĩa, quy mô lớn của Thủ đô này sẽ là những dấu ấn thiết thực ghi lại trong lịch sử của thành phố 1000 năm tuổi với muôn đời mai sau. Thiệt hại do thiên tai Tính chung từ đầu năm 2009 đến tháng 11/2009, thiên tai đã làm 481 người chết và mất tích; 66 km đê, 21,2 km kè và gần 1,2 nghìn km đường giao thông cơ giới bị sạt lở, cuốn trôi; gần 7 nghìn cột điện các loại bị gãy đổ. Mưa lớn đã làm gần 42 nghìn ha lúa và hoa màu bị mất trắng; 11 nghìn ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản bị hư hại; hơn 25 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi. Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra ước tính 23,2 nghìn tỷ đồng. Các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương đã khẩn trương triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, đồng thời nhanh chóng tổ chức hỗ trợ kịp thời các gia đình bị nạn. Theo báo cáo sơ bộ, tổng số tiền cứu trợ cho các tỉnh bị thiệt hại do thiên tai là gần 890 tỷ đồng và hơn 25 nghìn tấn gạo. Ngoài ra các hộ dân còn nhận được sự hỗ trợ về lương thực, thực phẩm, nước uống và các nhu yếu phẩm cần thiết từ các tổ chức và cá nhân trong cả nước. Chăm lo, giúp đỡ người có công
  4. Những năm qua, người có công với cách mạng được Ðảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm chăm lo cả về vật chất và tinh thần, được trân trọng, tôn vinh và biết ơn. Mỗi năm Nhà nước chi hàng chục tỷ đồng trợ cấp ưu đãi người có công. Mức trợ cấp ưu đãi người có công cũng được điều chỉnh tăng theo chính sách tăng lương tối thiểu. Không chỉ có vậy, Nhà nước còn ban hành nhiều chính sách ưu đãi khác đối với người có công như: chế độ chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu đãi trong y tế, giáo dục đào tạo. Con của người có công được hưởng chế độ trợ cấp mỗi năm một lần mua đồ dùng, sách vở, dụng cụ học tập, được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác, một số trường hợp được hưởng trợ cấp hằng tháng. Cùng với chế độ trợ cấp và các chính sách ưu đãi của Nhà nước, các nguồn huy động khác trong xã hội cũng góp phần chăm lo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người có công với cách mạng. Đầu tư năm 2009 Trong năm 2009 vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện từ đầu năm đến tháng 11 ước tính đạt 128 nghìn tỷ đồng, bằng 88,9% kế hoạch năm, gồm có: - Vốn trung ương quản lý đạt 53,6 nghìn tỷ đồng, bằng 94,6% kế hoạch năm, trong đó vốn đầu tư thực hiện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đạt 3325,7 tỷ đồng, bằng 112,6%; Bộ Giao thông Vận tải đạt 9271,6 tỷ đồng, bằng 96,7%; Bộ Y tế đạt 965,3 tỷ đồng, bằng 95,5%; Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt 732,7 tỷ đồng, bằng 95,4%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đạt 493,6 tỷ đồng, bằng 91,7%; Bộ Công Thương đạt 200,7 tỷ đồng, bằng 84,3%; Bộ Xây dựng đạt 605,5 tỷ đồng, bằng 67,1%. - Vốn địa phương quản lý đạt 74,3 nghìn tỷ đồng, bằng 85,1% kế hoạch năm, trong đó một số địa phương có tiến độ thực hiện nhanh là: Thừa Thiên-Huế đạt 1353,2 tỷ đồng, bằng 126,7%; Thái Bình 962,5 tỷ đồng, bằng 123,6%; Đà Nẵng 3329,8 tỷ đồng, bằng 100,7%; Nghệ An 1376 tỷ đồng, bằng 99,8%; Bắc Ninh 1203 tỷ đồng, bằng 99,8%; Hải Phòng 1623,7 tỷ đồng, bằng 97,7%; Lâm Đồng 1386,8 tỷ đồng, bằng 97,2%; Ninh Thuận 680,8 tỷ đồng, bằng 94,6%; An Giang 749,7 tỷ đồng, bằng 93,7%. Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 21/11/2009 đạt 19,7 tỷ USD, giảm 72% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm: Vốn đăng ký của 776 dự án được cấp phép mới đạt 14,6 tỷ USD (giảm 77,6% về vốn và giảm 47,5% về số dự án); vốn đăng ký bổ sung của 213 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước đạt 5,1 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 11 tháng năm 2009 ước tính đạt 9 tỷ USD, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm 2008. Trong số 40 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các dự án được cấp phép trong 11 tháng , Quảng Nam dẫn đầu với 4150 triệu USD, chiếm 28,3% tổng vốn đăng ký của cả nước; tiếp đến là Bà Rịa- Vũng Tàu 2854,5 triệu USD, chiếm 19,5%; Đồng Nai 2284,3 triệu USD, chiếm 15,6%; Bình Dương 2145,3 triệu USD, chiếm 14,6%; thành phố Hồ Chí Minh 1176,5 triệu USD, chiếm 8%; Hà Nội 484,5 triệu USD, chiếm 3,3%.Trong tổng vốn đăng ký bổ sung cho các dự án của các địa phương, Bà Rịa-Vũng Tàu dẫn đầu với 3,9 tỷ USD, chiếm 76,2%. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng vốn đầu tư mới vào Việt Nam lớn trong 11 tháng là: Hoa Kỳ 4261,1 triệu USD, chiếm 29,1% tổng vốn đăng ký mới; đảo Cayman 2016,5 triệu USD, chiếm 13,8%; Sa-moa 1700,6 triệu USD, chiếm 11,6%; Hàn Quốc 1517,7 triệu USD, chiếm 10,4%; Đài Loan 1417,4 triệu USD, chiếm 9,7%; quần đảo Virgin thuộc Anh 1076,1 triệu USD, chiếm 7,3%. Thu chi ngân sách Nhà nước
  5. Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2009 ước tính đạt xấp xỉ dự toán năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 102,5%; thu từ dầu thô bằng 86,7%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động XNK bằng 101,6%. Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng 106,2%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) bằng 88,8%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước bằng 95,6%; thuế thu nhập cá nhân bằng 87%; thu phí xăng dầu bằng 157,5%; thu phí, lệ phí bằng 90,8%. Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2009 ước tính bằng 96,2% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 95,2% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng 93,4%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng 99,6%; chi trả nợ và viện trợ bằng 102,7%. Theo báo cáo của bộ kế hoạch và đầu tư,tổng mức thu năm tháng đầu năm 2010 của cả nước đạt 176.830 tỷ đồng,tăng 12.3 % so với cùng kỳ 2009, đạt 38,3% kế hoạch cả năm.Nguồn thu từ các nguồn nội địa và xuất khẩu đạt kết quả tốt với tổng số tiền là 152.800 tỷ đồng, trong đó nguồng thu từ nội đại đạt gần 113,3 tỷ đồng, bằng 38,4% dự toán năm, tăng 17,5% so với 5 tháng 2009. Mức chi ngân sách tương ứng đạt 197.050 tỷ đồng, tăng 10,9% so với cùng kỳ 2009(197.230 tỷ đồng). Nguồn chi chủ yếu được sử dụng cho các hoạt động đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội – an ninh và quản lý hành chính với tổng giá trị là 169.800 tỷ đồng, chi trả nợ nước ngoài và viện trợ là 26.800 tỷ đồng, bằng 38,1% dự toán năm. Mức bội chi tương úng là 20.220 tỷ đồng,bằng khoảng 17% dự kiến bội chi năm 2010,giảm 1.450 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2009.theo phân tích, việc tăng mức lương tối thiểu chung từ 650.000 đồng/tháng lên 730.000 đồng/ tháng từ ngày 1/5/2010 là nguyên nhân chính đẩy mức bội chi lên cao trong 5 tháng đầu năm. THÂM HỤT NSNN 1. Khái niệm: 2. Nguyên nhân - Nguyên nhân khách quan: do diễn biến của chu kỳ kinh doanh,do tác động của điều kiện tự nhiên,của các yếu tố bất khả kháng - Nguyên nhân chủ quan: quá trình quản lý và điều hành NSNN 3. Tác động của tình trạng thâm hụt ngân sách đến nền kinh tế: Thâm hụt ngân sách ở Việt Nam hiện nay luôn ở mức đáng báo động. Tình hình thâm hụt ngân sách ở Việt Nam thời gian qua.
  6. năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tỷ lệ thâm 4,7 4,5 3,3 4,3 4,9 5,0 5,0 6.9 hụt(%GDP ) Theo ước tính của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thì thâm hụt ngân sách của Việt Nam - theo cách tính quốc tế, không bao gồm tiền trả nợ gốc nhưng bao gồm các khoản chi ngoài dự toán - lên tới 7% GDP (năm 2007). Không những thế, thâm hụt ngân sách của Việt Nam trong mấy năm trở lại đây luôn được duy trì ở mức cao, và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2007. Trong trả lời phỏng vấn Vietnamnet, đăng ngày 3-6-2010, Đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế, IMF, tại Hà Nội, ông Benedict Bingham, nói, theo tính toán của họ, thâm hụt ngân sách của Việt Nam năm 2009 lên đến 9% GDP. . “Một số nước châu Âu bội chi 3% đã là đáng báo động, 5% là giới hạn nguy hiểm rồi. Thế nhưng chúng ta lại nói với nhau là vẫn trong hành lang an toàn. Tôi cho rằng mức bội chi năm 2010 chỉ nên ở mức 6% và có kế hoạch giảm xuống 5% trong năm sau nữa” - bà Phạm Thị Loan - đại biểu Quốc hội đề nghị tại phiên thảo luận ngày 28/10/2009. Việc gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ có thể dẫn đến giảm tiết kiệm nội địa, giảm đầu tư tư nhân, hay gia tăng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Ở Việt Nam, mặc dù thâm hụt ngân sách tăng đột biến trong năm 2007chưa làm suy giảm tiết kiệm nội địa và đầu tư tư nhân nhưng nó đã làm tăng mức thâm hụt tài khoản vãng lai, từ - 0,5% năm 2006 lên tới -8% năm 2007. Thâm hụt ngân sách cao và kéo dài còn làm xói mòn niềm tin đối với năng lực điều hành vĩ mô của chính phủ. Nó cũng làm tăng mức lạm phát kỳ vọng của người dân và của các nhà đầu tư vì họ cho rằng Chính phủ trước sau gì cũng sẽ phải in thêm tiền để tài trợ thâm hụt. Tóm lại, thâm hụt ngân sách có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến nền kinh tế một nước tùy theo tỷ lệ thâm hụt và thời gian thâm hụt. Thâm hụt ngân sách cao kéo dài sẽ đe dọa sự ổn định vĩ mô, khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế. 4. Các biện pháp giảm thâm hụt ngân sách của Chính phủ Vì được đặt trong bối cảnh chống lạm phát nên chính sách ngân sách (hay chính sách tài khóa) của Chính phủ trong thời gian qua chỉ hướng đến mục đích giảm chi tiêu công (gồm đầu tư công và chi thường xuyên) và qua đó giảm tổng cầu. Cụ thể là Chính phủ chỉ thị: (i) Cắt giảm nguồn đầu tư từ ngân sách và tín dụng nhà nước; (ii) Rà soát và cắt bỏ các hạng mục đầu tư kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước (DNNN);
  7. (iii) Cắt giảm chi thường xuyên của bộ máy nhà nước các cấp. Tổng đầu tư của Nhà nước (từ ngân sách, tín dụng nhà nước và thông qua DNNN) luôn chiếm trên dưới 50% tổng đầu tư của toàn xã hội. Vì vậy, nếu Nhà nước có thể cắt giảm một số khoản đầu tư kém hiệu quả và có thứ tự ưu tiên thấp thì sức ép gia tăng lạm phát chắc chắn sẽ nhẹ đi. Lạm phát cũng sẽ được kiềm chế bớt nếu các cơ quan nhà nước có thể cắt giảm chi thường xuyên (chiếm 56% tổng chi ngân sách năm 2007). Mặc dù chính sách cắt giảm chi tiêu công là hoàn toàn đúng đắn, song hiệu lực của những biện pháp cụ thể đến đâu thì còn chưa chắc chắn vì ít nhất có bốn lý do. Thứ nhất, việc cắt giảm, thậm chí giãn tiến độ đầu tư công không hề dễ dàng, nhất là khi những dự án này đã được các cơ quan lập pháp các cấp quyết định; đã được đưa vào quy hoạch của các bộ, ngành, địa phương; đã được triển khai; và nhất là khi chúng gắn với lợi ích thiết thân của những cơ quan liên quan đến dự án. Thứ hai, Nhà nước hầu như không thể kiểm soát các khoản đầu tư của các DNNN, một mặt là do chính sách phân cấp trong quản lý đầu tư, và mặt khác là do một số tập đoàn lớn đã tự thành lập ngân hàng riêng. Thứ ba, với tốc độ lạm phát như hiện nay thì chỉ cần giữ được tổng mức đầu tư công theo đúng dự toán cũng đã được coi là một thành tích đáng kể. Thứ tư, kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng vì việc giảm chi thường xuyên rất khó khăn nên đây thường là hạng mục cuối cùng nằm trong danh sách cắt giảm. Hơn thế, với thực tế ở Việt Nam thì phạm vi chi thường xuyên có thể cắt giảm không nhiều. Đầu tiên là phải trừ đi quỹ lương (chiếm khoảng 2/3 tổng chi thường xuyên), sau đó phải trừ đi các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi chính sách chế độ, tiền đóng niêm liễn cho các tổ chức quốc tế, các khoản chi thường xuyên đã được thực hiện v.v… Theo ước lượng của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì nếu làm thật quyết liệt thì sẽ giảm được khoảng 3.000 tỉ đồng chi hội họp và mua sắm xe - tức là giảm được khoảng 0,8% tổng chi ngân sách. Giảm thâm hụt ngân sách bằng cơ chế quản lý đầu tư công Phải có cơ chế quản lý đầu tư công sao cho những dự án kém hiệu quả (như chương trình 5 triệu tấn đường hay đánh bắt xa bờ) bị loại bỏ ngay từ Phải đảm bảo dự án được tiến hành đúng tiến độ và không bị thất thoát, lãng phí (như dự án 112 và các dự án đầu tư xây dựng cơ bản - được ước lượng là thất thoát trung bình 30%). Thành lập một hội đồng thẩm định đầu tư công độc lập. Một nguyên nhân quan trọng của tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư công là do quá trình ra quyết định đầu tư của chính quyền địa phương và các bộ ngành chủ quản chịu ảnh hưởng của các nhóm lợi ích và do vậy thiếu khách quan. Vì vậy, nhiệm vụ của ủy ban độc lập này là đánh giá, thẩm định một cách toàn diện và khách quan các dự án có quy mô vượt quá một quy mô đầu tư nhất định nào đó. Kết luận của Hội đồng thẩm định này sau đó được công bố rộng rãi. Tương tự như vậy, báo cáo kiểm toán các DNNN và dự án đầu tư công lớn cũng phải được công khai. Chính phủ cũng cần cải thiện các nguồn thu ngân sách, Tránh tình trạng ngân sách phụ thuộc quá nhiều (tới hơn 40%) vào các nguồn thu không bền vững từ dầu mỏ và thuế nhập khẩu như hiện nay. Cải cách thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân (hiện chiếm 2% tổng ngân sách của Việt Nam trong khi con số này ở các nền kinh tế hiện đại đều lớn hơn 20%) và thuế bất động sản.Áp dụng thuế bất động sản đúng đắn là một cách đảm bảo sự bền vững cho ngân sách nhà nước, đồng thời giúp Nhà nước thực hiện được các chương trình đầu tư CSHT vì quốc kế dân sinh. Chính phủ có quyết tâm mạnh mẽ và chính sách đúng đắn (trong đó kỷ luật tài khóa là điều kiện quan trọng nhất), thắt chặt và nâng cao hiệu quả của chi tiêu công, đặc biệt là áp đặt kỷ luật nghiêm ngặt đối với hoạt động đầu tư của các tập đoàn nhà nước là điều kiện tiên quyết để có thể khôi phục lại cân bằng vĩ mô và gia tăng hiệu quả, tính ổn định và đà tăng trưởng cho nền kinh tế.
  8. . Trang Vấn đề, Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần số 248, ra ngày 09/05/2008 Bài www.saga.vn- DNSGCT hợp tác Hãng tin BBC dẫn lời Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp George Papaconstantinou cho biết, Athens hy vọng sẽ có thể vay vốn từ thị trường tài chính vào năm tới. Hy Lạp, quốc gia đang vật lộn với khủng hoảng nợ công, tuyên bố, thâm hụt ngân sách của họ đã giảm 42% trong vòng 6 tháng qua. Mức cắt giảm bội chi mà Hy Lạp đạt được tính tới thời điểm này đã vượt qua mục tiêu mà Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đặt ra để đổi lấy gói cứu trợ trị giá 110 tỷ USD. Hãng tin BBC dẫn lời Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp George Papaconstantinou cho biết, Athens hy vọng sẽ có thể vay vốn từ thị trường tài chính vào năm tới. Theo dữ liệu của Ngân hàng Trung ương Hy Lạp, 6 tháng đầu năm nay, chính phủ nước này bội chi 11,5 tỷ Euro, giảm 19 tỷ Euro so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP trong nửa đầu năm nay là 4,9%, thấp hơn đáng kể so với mục tiêu mà IMF đề ra cho Athens. Trước đó, Chính phủ Hy Lạp đã cam kết sẽ đưa mức thâm hụt ngân sách cả năm 2010 về 8,1% GDP từ mức 13,6% GDP của năm ngoái. Giới phân tích cho hay, họ không bất ngờ về thành tích cắt giảm bội chi này của Athens, mặc dù các con số đưa ra được xem là tin cậy vì do Ngân hàng Trung ương Hy Lạp - một cơ quan có độ độc lập cao về mặt chính trị - công bố. Trước đây, Hy Lạp đã không ít lần công bố những con số “ma” để che đậy cho tình trạng nợ nần và chi tiêu quá tay của họ. Tất cả chỉ vỡ lở khi khủng hoảng nợ bùng nổ. Trong 6 tháng vừa qua, Athens đã giảm chi tiêu công 15% còn 30,1 tỷ Euro, trong khi thu ngân sách tăng 7% lên 23,2 tỷ Euro. Nguồn thu t ừ thuế của Chính phủ Hy Lạp đang khá eo hẹp do tác động của suy thoái kinh tế. Nhiều nguồn dự báo cho rằng, kinh tế Hy Lạp sẽ suy giảm 4% trong năm nay, nhưng Bộ trưởng Bộ Tài chính Papaconstantinou cho rằng, mức suy giảm sẽ chỉ là 3%. Các nỗ lực cắt giảm thâm hụt ngân sách của Athens tiếp tục vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân Hy Lạp. Một cuộc điều tra thực hiện cuối tuần qua cho thấy, 49% người dân chấp nhận các biện pháp giảm bội chi của Chính phủ, 48% phản đối. Từ đầu năm tới nay, người lao động ở Hy Lạp đã liên tục tổng đình công để phản đối việc Chính phủ giảm lương, tăng tuổi nghỉ hưu, tăng thuế… Mấy tháng qua, Hy Lạp đã không thể vay vốn từ thị trường trái phiếu, do giới đầu tư lo sợ Athens vỡ nợ công. Chi phí bảo hiểm cho nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp hiện vẫn đang ở mức cao bất thường, lên tới 12%/năm. Tuy nhiên, Bộ trưởng Papaconstantinou cho biết, Chính phủ Hy Lạp hy vọng sẽ lại huy động được vốn từ thị trường trái phiếu sớm nhất là vào năm
  9. tới. Khoản vốn vay của EU và IMF đủ cho các nhu cầu trả nợ đáo hạn của Hy Lạp tới tận năm 2012. Theo VnEconomy.vn Theo www.ktdt.com.vn Từ khoa bai viêt "Thâm hụt ngân sách của Hy Lạp đã giảm 42%": Athens, BBC, Bộ trưởng Tài chính, bội chi, chính phủ, Euro, GDP, Hy Lạp, IMF, ́ ̀ ́ Liên minh châu Âu, suy thoái kinh tế, thâm hụt ngân sách, thị trường tài chính, vay vốn, vỡ nợ Tin tiếp Thâm hut ngân sach Mỹ năm tai khoa 2010 lên mức 1.000 tỷ USD ̣ ́ ̀ ́ Đang chú y, thâm hut ngân sach Mỹ thang 6 giam manh, nguôn thu từ thuế doanh nghiêp tăng vot. ́ ́ ̣ ́ ́ ̉ ̣ ̀ ̣ ̣ Số liêu mới nhât cho thây đà phuc hôi cua kinh tế Mỹ có thể không chững lai như người ta sợ hai. ̣ ́ ́ ̣ ̀ ̉ ̣ ̃ Thang 6/2010, thâm hut ngân sach chỉ là 68,4 tỷ USD nhờ nguôn thu từ thuế doanh nghiêp tăng cao. ́ ̣ ́ ̀ ̣ Thâm hut ngân sach Mỹ thang 6/2010 như vây đã giam tới 27,3% so với con số 94,3 tỷ USD ở thời điêm cung kỳ năm trước khi đó thâm hut tăng cao bởi ̣ ́ ́ ̣ ̉ ̉ ̀ ̣ kế hoach kich thich tai khoa và goi chi tiêu cứu cac ngân hang châm dứt. ̣ ́ ́ ̀ ́ ́ ́ ̀ ́ Con số trên phat đi tin hiêu tich cực. Dù doanh thu từ thuế doanh nghiêp là tin tôt, ngoai ra nguôn thu từ thuế thu nhâp cá nhân cung đang hôi phuc. ́ ́ ̣ ́ ̣ ́ ̀ ̀ ̣ ̃ ̀ ̣ 9 thang đâu năm tai khoa, nguôn thu từ thuế doanh nghiêp tăng 30,4% lên 132,9 tỷ USD. Mức tăng nay cao hơn rât nhiêu so với con số 17,4% và 12,9% ́ ̀ ̀ ́ ̀ ̣ ̀ ́ ̀ cua thang 5 và thang 4/2010. ̉ ́ ́
  10. Thâm hut ngân sach 9 thang đâu năm tai khoa 2010 là 1.000 tỷ USD, giam so với con số 1.090 tỷ USD cung kỳ năm trước. ̣ ́ ́ ̀ ̀ ́ ̉ ̀ Chinh quyên Tông thông Obama dự bao thâm hut ngân sach năm tai khoa hiên tai băt đâu từ thang 10/2009 ở mức 1,6 nghin tỷ USD. ́ ̀ ̉ ́ ́ ̣ ́ ̀ ́ ̣ ̣ ́ ̀ ́ ̀ Năm 2009, thâm hut ngân sach Mỹ là 1,42 nghin tỷ USD. Năm 2008, ngân sach Mỹ thâm hut 454,8 tỷ USD. ̣ ́ ̀ ́ ̣
nguon tai.lieu . vn