Xem mẫu

  1. Mua hàng qua mạng: Thật giả lẫn lộn
  2. Khi tham gia mua hàng qua mạng chỉ nên mua hàng xa của các nick name quen, được chấm điểm cao về sự uy tín rồi không nên nhờ ship (đưa) hàng đến tận nhà vì rất có thể bạn sẽ bị "há miệng mắc quai" dù không ưng nhưng vì đã mất công người ta mang đến tận nhà nên đành lấy... • Hiện nay thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng nhất Đông Nam Á. • Theo thống kê của AC Nielsen - một công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường thì tại Việt Nam có khoảng 58% số người mua hàng qua mạng nhờ những thông tin trên Internet, chỉ sau Thái Lan. Thương mại điện tử dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng với tốc độ 44% mỗi năm cho đến năm 2010. • Tốc độ phát triển rất cao song mua hàng qua mạng ở nước ta hiện nay có thể nói vẫn chỉ trong giai đoạn hình thành, khá sơ khai và nó đang hàm chứa trong đó nhiều kẽ hở dẫn đến gian lận, lừa đảo... 1. Mua hàng qua mạng - Người mua tự gánh rủi ro... • Internet xuất hiện đã làm thay đổi khá nhiều thói quen của con người, trong đó có mua sắm. Để thực hiện bài viết này chúng tôi đã dạo qua một vài trang web, thật dễ dàng và tiện lợi, chỉ cần ngồi nhà, lướt web, chọn hàng, click chuột... Cho dù chợ chúng tôi đang đi chỉ là một cái chợ ảo trên Internet nhưng những giao dịch, trao đổi về tiền - hàng thì hoàn toàn thật. • Bất kỳ hình thức kinh doanh nào cũng hàm chứa rủi ro nhưng trong môi trường khi mà người mua, người bán không gặp mặt nhau thì dường như chuyện lừa gạt cũng trở nên dễ dàng hơn.
  3. • Trên hệ thống mạng Việt Nam hiện nay có khá nhiều website hay là những chợ online bán hàng trực tuyến như: Muare, 5s, Enbac, Rongbay... • Để tham gia mua hàng qua mạng ở đây đơn giản vô cùng. Trong vòng chưa đến 10 phút, bằng một vài thao tác tạo lập nick name là bạn có thể bắt đầu. Ở một số trang khi đăng ký nick name, các thành viên không cần phải khai báo thông tin cá nhân như địa chỉ, số điện thoại... Hoặc theo như kinh nghiệm của một số "lão làng" thì việc khai báo là khai báo còn thông tin có đúng hay không lại là chuyện khác, nào có ai kiểm chứng?! Và đã có khối kẻ lừa đảo "đục nước béo cò" lợi dụng sự lỏng lẻo này để trục lợi. • Với thông tin cá nhân đăng tải đầy đủ từ một người xưng tên là Trần Minh Tuấn chuyên bán máy ảnh số cao cấp. Người này cho nick chat là camera_japan123 và hàng loạt số điện thoại liên lạc như: 09078..., 01223..., có số tài khoản ở nhiều ngân hàng khác nhau, ví dụ Ngân hàng Đông Á: 0101795344, Vietcombank: 0251001759333, Agribank: 1604011717854/ 1604205079691, VIBank: 627704060040084, Sài Gòn Công thương: 546Q100554, ACB: 4214943510214682... kèm theo một báo giá rất "mềm" thường rẻ hơn so với giá thị trường từ 20-40%. Nhưng khi nhận cuộc gọi đặt hàng, người này nói đang ở tỉnh xa như
  4. Cà Mau hoặc Kiên Giang (địa chỉ hay được nhắc tới là 25 đường Nguyễn Văn Cừ) và yêu cầu chuyển 50% số tiền trước để đi nhập hàng. • Hàng chục trường hợp khách hàng mua hàng qua mạng than phiền vì rơi vào tình cảnh bị lừa chuyển tiền khi mua hàng kỹ thuật số của đối tượng này như anh Huy, thành viên của diễn đàn Muare đã chuyển 2,7 triệu đồng vào tài khoản cho người bán. Cuối cùng, hàng thì không thấy đâu, tiền thì không biết cách nào lấy lại được. • Hay như vụ nước hoa giả ầm ĩ trên diễn đàn thời trang, mỹ phẩm của Muare năm vừa qua. Khác với trường hợp lừa đảo máy ảnh, sau khi chuyển khoản tiền cho nick name Milano (TP HCM), các nạn nhân mua hàng qua mạng đều nhận được đầy đủ nước hoa mang tên các nhãn hiệu nổi tiếng Gucci, Hugo, Boss, Chanel... nhưng toàn là nước hoa giả. • Gặp chị Kiều Hoa (Hà Nội), chị cho biết mình đã nhẹ dạ đặt "mua" các chai nước hoa giả này với giá 5 triệu đồng sau này mới biết giá trị thực của chúng không tới 1 triệu đồng. Ngoài chị Hoa còn rất nhiều nạn nhân mua hàng qua mạng khác cũng bị nick name Milano lừa. • Sau khi bị phanh phui, Milano vẫn ngang nhiên tiếp tục bán hàng giả trên Muare kèm theo sự bênh vực của nick name Tuvanmypham (đây là nick name đã bị liệt vào danh sách đen bởi sản phẩm làm trắng da do nick name này bán gây dị ứng nghiêm trọng cho người sử dụng). 2. Giao diện của một trang web dành cho khách hàng mua hàng qua mạng • Topic bàn luận, tham khảo ý kiến của các thành viên mua hàng qua mạng về vụ nước hoa giả rùm beng đến gần 80 trang nhưng vẫn không giải quyết được gì. Nhiều thành viên muốn đưa vụ lừa đảo này ra pháp
  5. luật giải quyết nhưng không biết thủ tục khởi kiện ra sao, mặt khác lại thấy xa xôi cách trở (phần lớn người bị lừa là ở Hà Nội) nên đành thôi. • Ngoài những vụ lớn tốn nhiều ký tự góp ý kiến, "chửi bới" của các thành viên thì những vụ việc nhỏ như bán hàng không đúng sự thật: rao bán đôi giày còn mới 95% nhưng khi người mua nhận được hàng thì mới tá hỏa đôi giày mà theo như quảng cáo mới tới 95% đã tróc da, hở mõm,... hay mỹ phẩm fake (giả) hoặc các sản phẩm "đội" giá nhiều lần so với thị trường bên ngoài; điện thoại, máy nghe nhạc hàng Trung Quốc, đồ cũ mà vẫn đăng là mới... Đó là những điều thường thấy trên các diễn đàn mua hàng qua mạng • Giao diện của một trang web mua bán trực tuyến. • Những người đã bị lừa khi mua hàng qua mạng thì đành tặc lưỡi thở dài coi như mất tiền mua được bài học lớn. Chị Hoa sau lần mua sắm đó cũng xin chừa: "Từ lần bị lừa tôi không dám mua hàng xa nữa, phải mắt thấy, tay sờ kiểm nghiệm mới mua được chứ mua kiểu này chả khác gì đánh bạc". 3. Tỉnh táo để không mất tiền oan khi mua hàng qua mạng • Bất cứ lĩnh vực hoạt động nào cũng cần đến sự bảo hộ của luật pháp, tạo ra sự minh bạch. Nói về khung pháp lý thương mại điện tử: Năm 2005, chúng ta đã có Luật giao dịch điện tử; năm 2006 Chính phủ đã có
  6. Nghị định 57/2006 NĐ-CP hướng dẫn riêng vấn đề thương mại điện tử; Năm 2007 có tiếp 3 nghị định hướng dẫn về vấn đề chứng thực chữ ký số và vấn đề giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính và lĩnh vực ngân hàng. • Năm 2008, có 3 thông tư của các Bộ hướng dẫn tiếp: Bộ Công thương có TT09/2008-TTBCT hướng dẫn việc cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng thương mại điện tử trên website; Bộ Thông tin và Truyền thông có TT07/2008 TT- BTTTT nói về vấn đề trang web cá nhân; Bộ Tài chính có TT78/2008 TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính. Cũng ngay trong năm 2008, Bộ Công thương có các quyết định về vấn đề thống kê giao dịch thương mại điện tử và thành lập Cục Thương mại điện tử và thông tin nằm trong Bộ Công thương. • Như vậy, nhìn vào hình thức thì các văn bản đã khá đầy đủ tạo ra một hành lang pháp lý cho quan hệ mua hàng qua mạng phát triển. Tuy nhiên Luật sư Nguyễn Văn Tú, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng bày tỏ: "Vẫn cần phải hoàn thiện nhiều hơn nữa các chế định pháp lý. Bên cạnh đó, ngành tòa án, tài chính, hải quan, hệ thống doanh nghiệp đều phải được tập huấn pháp luật thương mại điện tử và tập huấn các kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực này. Bộ Công thương cần phải xúc tiến thành lập các tổ chức trung gian trong giao dịch điện tử như các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, tổ chức gửi, nhận, lưu trữ thông điệp dữ liệu, tổ chức thanh toán điện tử v.v... mới có thể tạo một nền thương mại điện tử đồng bộ." • Trước khi đợi chờ một sự đồng bộ, kiện toàn của nhiều yếu tố thì người mua hàng qua mạng nên tự cảnh giác để lường trước những nguy cơ. Các thành viên lâu năm trên các mua hàng qua mạng đã phải truyền
  7. nhau kinh nghiệm: Khi tham gia mua hàng qua mạng chỉ nên mua hàng xa của các nick name quen, nên tìm những nick name được chấm điểm cao về sự uy tín rồi không nên nhờ ship (đưa) hàng đến tận nhà vì rất có thể bạn sẽ bị "há miệng mắc quai" dù không ưng nhưng vì đã mất công người ta mang đến tận nhà nên đành lấy... • Tuy nhiên đó chỉ là những giải pháp tương đối, nhiều vụ việc quy mô lừa đảo lên tới chục triệu đồng nhưng người mua hàng qua mạng khi tính đến chuyện nhờ luật pháp can thiệp lại vô cùng lúng túng. Trong khi đó hệ thống tòa án của nước ta thì từ trước tới nay cũng chưa chính thức thụ lý một vụ án nào thuần túy là tranh chấp về thương mại điện tử. • Ở nước ta, khi sự thông thái của người tiêu dùng chưa đạt đến mức có thể lường trước được các rủi ro cơ bản có thể phát sinh khi mua hàng qua mạng thì họ chính là người thực sự lúng túng khi tham gia giao dịch và hầu hết phải gánh thiệt hại nếu rủi ro xảy ra. Khi đó họ có thể khởi kiện ra tòa án để bảo vệ lợi ích của mình. Tuy nhiên, họ hầu như không thể tiếp cận được chứng cứ làm căn cứ cũng như cơ sở bảo vệ quyền lợi của mình trước tòa án. • Luật sư Nguyễn Văn Tú cho biết: "Chứng cứ trong giao dịch điện tử là các chứng từ điện tử mà các bên xác lập nên như hợp đồng, đề nghị, thông báo, hóa đơn, tuyên bố v.v... và chúng được lưu trữ trên hệ thống thông tin. Hầu như toàn bộ người mua hàng hiện nay đều không chú ý đến vấn đề phải tự mình lưu trữ các chứng cứ này trong khi đó thì họ hoàn toàn không biết lấy chứng cứ ở đâu. Đây là vấn đề khó khăn nhất khi họ muốn khởi kiện đòi quyền lợi.
  8. • Một chú ý thêm là: Một giao dịch điện tử không chỉ có người mua, người bán mà còn có các đơn vị, tổ chức khác tham gia như trung tâm thanh toán điện tử, tổ chức chứng thực chữ ký điện tử, tổ chức thực hiện việc gửi, nhận, lưu trữ thông điệp điện tử v.v... Pháp luật gọi họ là "Người trung gian". Do vậy, khi khởi kiện, người mua hoặc người bán có thể tiếp cận người trung gian để nhận được các dữ liệu điện tử trong quá trình giao dịch để làm chứng cứ gửi đến tòa án nhân dân". • Để kết thúc bài viết này chúng tôi xin quay lại lịch sử lâu hơn một chút, đó khi mà đa phần người Việt muốn mua hàng ở nước ngoài đều phải qua con đường xách tay, thời điểm ấy thương mại điện tử toàn cầu cũng đã khá phát triển. • Tuy nhiên, phần lớn những người bán hàng trên các trang web nước ngoài lại có xu hướng từ chối việc chuyển hàng tới Việt Nam bởi e ngại những rủi ro về thương mại điện tử sẽ xảy ra... Rõ ràng không chỉ người mua e ngại mà những người kinh doanh nghiêm túc trên mạng đôi khi cũng "e dè" sự phá bĩnh. • Mua hàng qua mạng sẽ phát triển, đó là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên nó sẽ còn chờ đợi sự chín muồi tổng hòa của rất nhiều yếu tố: nền tảng luật pháp, sự hiểu biết của những người tham gia, sự thay đổi thói quen mua bán và sử dụng công cụ thanh toán của người dân...  
nguon tai.lieu . vn