Xem mẫu

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 2/2017

VAÁN ÑEÀ TRAO ÑOÅI

MỘT VÀI TRAO ĐỔI VỀ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
SOME ISSUES ABOUT ASSESSING SUSTAINABLE DEVELOPMENT
Nguyễn Văn Quỳnh Bôi1
Ngày nhận bài: 12/10/2016; Ngày phản biện thông qua: 24/02/2017, Ngày duyệt đăng: 15/6/2017

TÓM TẮT
Đánh giá tính bền vững của sự phát triển là một công việc không những yêu cầu nhiều nỗ lực mà còn kinh
nghiệm của những người chuyên làm về công tác đánh giá. Đến nay, đã có rất nhiều bộ chỉ số/chỉ thị được đề
xuất nhằm đánh giá phát triển bền vững. Thông qua các tài liệu tham khảo, bài viết trình bày một vài phương
thức/cách tiếp cận (approach) và các chủ đề (themes) trong việc xây dựng bộ chỉ thị nhằm đánh giá tiến trình
phát triển ở cấp quốc gia và địa phương. Đánh giá sự phát triển bền vững đòi hỏi tính khách quan, bảo đảm
sự tích hợp bắt đầu từ việc tiếp cận, lựa chọn bộ chỉ số và các chỉ thị cũng như thiết kế hệ thống đánh giá đối
với tiến trình phát triển.
Từ khóa: Đánh giá phát triển bền vững, tiếp cận và lựa chọn các chỉ thị
ABSTRACT
Development sustainability assessement is a task that requires not only efforts but also experience of
professionals in the field of assessement. Presently, there are many indices/indicators proposed in the the
assessment of sustainable development which includes researching literature in the field. The paper presents
some approaches and themes of indicator setting to assess development process at both national and local
levels. Development assessement requires objectivity to ensure intergration starting at approaching, selecting
indices and indicators as well as designing rating system for development process
Keywords: Sustainable development assesement, Approach and Indicators selection
I. MỞ ĐẦU
Ngày nay thuật ngữ “Phát triển bền vững”
đã trở nên quen thuộc với những người làm
công tác nghiên cứu khoa học nói chung.“Phát
triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng
nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn
hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế
hệ tương lai”.
Đối với Việt Nam, theo Mục 4, Điều 3, Luật
Bảo vệ môi trường năm 2014, phát triển bền
vững được định nghĩa: “Phát triển bền vững
là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ
hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng

1

đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai
trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng
trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo
vệ môi trường” [5].
Về mặt tổng thể, phát triển bền vững được
thống nhất phải thể hiện sự giao thoa và kết
hợp giữa 3 khía cạnh, đó là có thể gánh chịu
được (bearable) về mặt môi trường, công bằng
(equitable) về mặt xã hội và có thể đem lại hiệu
quả (viable) về mặt kinh tế. Sự kết hợp và giao
thoa này thể hiện tính chất bền vững của quá
trình phát triển.

Viện Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 127

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 2/2017

Vì lý do này, phát triển bền vững và đánh
giá sự phát triển đã được Chương trình nghị sự
21 (Agenda 21) của Liên hiệp quốc khởi xướng
từ 1992 [14] với sự tham gia của các quốc gia,
tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ. Đến
nay đã có nhiều công bố liên quan đến việc đề
xuất và thảo luận các giải pháp nhằm đánh giá
hoặc đo lường tính bền vững trong quá trình
phát triển cả ở cấp địa phương lẫn quốc gia.
Thông qua các tài liệu tham khảo, bài viết này
trình bày một số quan điểm về phương thức/
cách tiếp cận (approach), các chủ đề (themes)
và việc xây dựng bộ chỉ thị trong đánh giá quá
trình phát triển ở cấp quốc gia và địa phương.
II. NỘI DUNG
1. Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá phát triển
bền vững
Điểm khác biệt giữa các bộ chỉ thị đánh
giá sự phát triển trước hết là phương pháp
luận và sau đó là việc lựa chọn cũng như cách
tính giá trị chỉ thị. Do phát triển bền vững liên
quan đến mọi lĩnh vực xã hội nên bộ chỉ thị
đánh giá thông thường được xây dựng bởi các
nhóm chuyên gia ở các lĩnh vực bao gồm cả
những chuyên gia về đánh giá tiến trình phát
triển. Theo định nghĩa của sự phát triển bền
vững, quá trình phát triển đòi hỏi sự đánh giá

kết hợp (integrated assessment) bao gồm cả 3
khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Theo
Hak và cộng sự (2007), việc sử dụng các chỉ
thị trong việc đánh giá kết hợp phải giải quyết
nhiều thách thức tương tự như những áp
dụng khác của chỉ thị; đó là lựa chọn chỉ thị
phù hợp, tính sẵn có của dữ liệu, các so sánh
giữa những chủ đề riêng biệt và cách thức đo
lường, trọng số và số lượng tổng thể các chỉ thị
được chọn. Để giải quyết vấn đề này, một cách
tiếp cận là thông qua các mô hình tính toán để
đưa đến giá trị cuối cùng. Điều đó cho phép
các hệ thống đánh giá tính vừa có tính chặt
chẽ vừa có tính linh hoạt [11].
Bản phát thảo ban đầu của Ủy ban phát
triển bền vững (CSD) bao gồm 134 chỉ thị
giảm dần xuống còn 58 chỉ thị vào năm 2001
và 50 chỉ thị cốt lõi vào năm 2005 sau nhiều
lần xem xét [14]. Phương pháp luận của các
chỉ thị thường xuyên được cập nhật trên “trang
mạng” (website) của “Phân ban phát triển bền
vững” (Division of Sustainable development
- DSD) của Liên hiệp quốc. Tập hợp chỉ thị
bao hàm khung chủ đề/chủ đề phụ (thematic/
sub-thematic framework) được thông qua năm
2001. Tuy nhiên, có thể thấy rằng vấn đề này
cần phải được rà soát tùy theo tình hình cụ thể
đối với mỗi quốc gia, mỗi khu vực.

Bảng 1. Các chủ đề của chỉ thị theo Ủy ban phát triển bền vững Liên Hiệp Quốc (CDS)
Tai biến thiên nhiên
(Natural hazards)

Nghèo đói

Quản trị (Governance)

Khí quyển

Sức khỏe

Đất đai (Land)

Giáo dục

Đại dương, biển và bờ biển

Nhân khẩu (Demographics)

Nước ngọt

Phát triển kinh tế

Quan hệ đối tác kinh tế toàn
cầu
Các mô hình tiêu thụ và sản
xuất

Đa dạng sinh học
Nguồn: [14]

Việc tập trung và làm rõ điều cần đo
lường, điều được mong đợi từ việc đo lường
và những loại chỉ thị cần vận dụng được thể
hiện qua các “khung hoạt động” (framework)
mang tính khái niệm đối với những chỉ thị
(United Nations, 2007). Đã có sự phát triển
và áp dụng nhiều “khung hoạt động” khác

128 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

nhau mà những khác biệt giữa chúng là
các phương thức theo đó những người xây
dựng (“khung hoạt động”) đã khái quát hóa
các phương hướng chủ yếu của sự phát
triển bền vững, những liên hệ qua lại giữa
các phương hướng này, và cũng là phương
thức mà những người xây dựng tổ hợp các

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
vấn đề cần được đo lường, và các khái niệm
mà theo đó những người xây dựng biện
minh cho việc lựa chọn và tích hợp các chỉ
thị. Theo đó, đã có các “khung hoạt động”
như là “khung hoạt động dựa theo lực dẫn
động – trạng thái – đáp ứng” (Driving forcestate-response frameworks), “khung hoạt
động dựa trên vấn đề (hoặc chủ đề)” (Issueor theme-based frameworks), “khung nguồn
lực” (Capital frameworks), “khung kế toán”

Số 2/2017
(Accounting frameworks); đồng thời với việc
áp dụng chỉ số tích hợp như là dấu chân sinh
thái (Ecological Footprint), chỉ số bền vững
về môi trường (Environmental Sustainability
Index - ESI) và chỉ số năng lực môi trường
(Environmental Performance Index - EPI),
hoặc những tiếp cận chỉ báo khác (nằm
ngoài khung hoạt động chính thống) (United
Nations, 2007). Một ví dụ khung hoạt động
được minh họa dưới đây:

Hình 1. Khung hoạt động theo Áp lực – Tình trạng/trạng thái – Đáp ứng
Nguồn: ODEC, 1998; dẫn theo Singh và cộng sự, 2012

Theo nguyên tắc, mỗi chủ đề bao gồm
bao gồm nhiều chủ đề phụ được thể hiện bởi
các chỉ thị cốt lõi và cả những chỉ thị mở rộng
khác. Điều cần lưu ý là bản chất đa chiều và
tính kết hợp của sự phát triển bền vững nên
việc phân nhóm các chủ đề/chủ đề phụ luôn
phải được cân nhắc để đo lường tiến trình
hướng đến phát triển bền vững qua hàng loạt
chủ đề được thể hiện bởi những chỉ số. Ví dụ
chủ đề “đại dương, biển và bờ biển” thể hiện
theo 3 chủ đề phụ là “vùng ven bờ, nghề cá
và môi trường biển”, được cụ thể hóa bởi các
chỉ thị cốt lõi là phần trăm dân số sống ở các
khu vực ven bờ đối với chủ đề phụ “vùng ven
bờ”, tỷ lệ trữ lượng cá trong phạm vi giới hạn
an toàn về mặt sinh học đối với chủ đề phụ
“nghề cá” và tỷ lệ diện tích đại dương được
bảo vệ đối với chủ đề phụ “môi trường biển”.
Tuy nhiên, chủ đề này hiển nhiên sẽ được thay
đổi (hoặc loại trừ) đối với các quốc gia không
có biển. Theo cách tiếp cận như vậy, các chỉ số
như là “Chỉ số hành tinh sống” (Living Planet

Index - LPI), Dấu chân sinh thái (Ecological
Footprint - EF), Chỉ số phát triển đô thị (City
Development Index - CDI), Chỉ số phát triển
con người (Human Development Index - HDI),
Chỉ số bền vững về môi trường (Environmental
Sustainability Index - ESI), Chỉ số năng lực môi
trường (Environmental Performance Index EPI), Chỉ số khả năng tổn thương môi trường
(Environmental Vulnerability Index - EVI),
“Chỉ số phúc lợi xã hội bền vững” (Index of
Sustainable Economic Welfare - ISEW), “Chỉ
số đời sống tốt” (Well Being Index - WI), “Chỉ số
lợi nhuận thật” (Genuine Savings Index - GS)
hay “Tổng sản phẩm quốc nội thích ứng môi
trường” (Environmental Adjusted Domestic
Product - EDP),… cũng được lựa chọn áp
dụng trong nhiều trường hợp đánh giá thực
tế [9].
Tương tự như Bộ chỉ thị của Hội đồng
phát triển bền vững Liên Hiệp Quốc (CSD),
Bộ chỉ số thịnh vượng hay Thước đo độ bền
vững BS (Barometer of sustainability hay
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 129

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
BSI - Barometer of Sustainability Index) do
Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và
Tài nguyên Thiên nhiên (International Union
for Conservation of Nature and Natural
Resources – IUCN) đề xuất năm 1994 nhằm
mục đích so sánh các địa phương, vùng [2]
hoặc quốc gia [7]. Thước đo này bao gồm
88 chỉ thị, được kết hợp lại thành 2 nhóm là
những chỉ thị thịnh vượng nhân văn và các
chỉ thỉ phúc lợi sinh thái. Chỉ số thịnh vượng

Số 2/2017
nhân văn bao gồm một tập hợp các đo lường
về sức khoẻ và dân số, sự giàu có, kiến thức
và văn hoá, cộng đồng và sự bình đẳng. Chỉ
số phúc lợi sinh thái gồm một tập hợp các
đo lường về đất đai, nguồn nước, không khí,
đa dạng sinh học và việc sử dụng nguồn lợi
sinh vật.
Tổ hợp các chỉ thị đơn để hình thành chỉ thị
tổng hợp thể hiện theo thứ bậc từ trên xuống
như sau:

Hình 2. Sơ đồ liên hệ thứ bậc giữa các chỉ thị đơn và chỉ thị tổng hợp
Nguồn: [3]

Bảng 2. Các yếu tố phúc lợi sinh thái và xã hội - nhân văn
Phúc lợi sinh thái

Tỷ trọng

Phúc lợi xã hội – nhân văn

Tỷ trọng

Đất

20

Sức khỏe cộng đồng

20

Nước

20

Việc làm/thu nhập

20

Không khí

20

Học vấn

20

Đa dạng sinh học

20

Trật tự an toàn xã hội

20

Sử dụng hợp lý tài nguyên

20

Bình đẳng xã hội

20

Tổng tỷ trọng

100

Tổng tỷ trọng

100

Nguồn: [2]

Trong trường hợp hiệu quả tốt nhất, mức

(CSD) đối với các quốc gia, có nhiều tiêu chí

lựa chọn các chỉ thị được xác định bởi kết quả
của tập hợp chỉ thị và mục tiêu bao quát của
các chỉ thị (theo CSD) phải thể hiện chính sách
ở cấp quốc gia, phù hợp với chiến lược phát
triển bền vững cấp quốc gia. Do vậy, cần điều
chỉnh các chỉ thị phát triển bền vững của CSD
nhằm thích ứng với bối cảnh của quốc gia.
Việc điều chỉnh này dựa trên cơ sở một ma
trận 2 chiều đơn giản với sự có sẵn và tương

để lựa chọn các chỉ thị. Gợi ý ban đầu là việc

thích của dữ liệu (Hình 3).

đạt được của mỗi yếu tố là 20. Tác động môi
trường xấu sẽ làm giảm tỷ trọng các tham số
môi trường cho đến 0.
2. Thực tiễn áp dụng
Trong việc áp dụng những chỉ thị phát triển
bền vững của Ủy ban phát triển bền vững

130 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 2/2017

Sự có sẵn của dữ liệu

Tính tương thích của dữ liệu
Tương thích

Chỉ thị liên
quan tương
thích

Tương thích
nhưng không
có sẵn

Không tương
thích

Có sẵn

(được sử
dụng)

(phải điều
chỉnh)

(phải đồng
nhất)

(phải loại bỏ)

Có sẵn mang tính
tiềm năng

(được sử
dụng)

(phải điều
chỉnh)

(phải đồng
nhất)

(phải loại bỏ)

Dữ liệu liên quan
có sẵn

(phải điều
chỉnh)

(phải điều
chỉnh)

(phải đồng
nhất)

(phải loại bỏ)

(phải loại bỏ)

(phải loại bỏ)

(phải loại bỏ)

(phải loại bỏ)

Không có sẵn

Hình 3. Ma trận điều chỉnh các chỉ số phát triển bền vững
Nguồn: [14]

Một vấn đề cần lưu ý rằng các chỉ thị phát
triển bền vững được xây dựng thông qua tiến
trình tương tác và đối thoại của rất nhiều các
bên liên quan (stakeholder) bao gồm những
đại biểu chính phủ, các chuyên gia kỹ thuật
và những đại diện quần chúng. Tiến trình này
cho phép những người tham dự xác định khả
năng bền vững theo quan điểm của mình,
cân nhắc các khía cạnh tương ứng mang tính
địa phương cũng như những hệ thống giá trị
của chính họ [14]. Trong thực tế, vấn đề này
thường không dễ dàng do nhận thức về những
khái niệm liên quan đến hệ thống chỉ thị - chỉ
số thường không thống nhất, đặc biệt trong

bối cảnh thiếu các nghiên cứu về thống kê
môi trường [4].
Theo Chế Đình Lý (2006), có thể hiểu chỉ
thị (indicator) “là một tham số (parameter) hay
“số đo” (metric) hay một giá trị kết xuất từ tham
số, dùng cung cấp thông tin, mô tả tình trạng
của một hiện tượng/môi trường/khu vực. Nó
là thông tin khoa học về tình trạng và chiều
hướng của các thông số liên quan môi trường”.
Các chỉ thị này kết xuất từ các biến số, dữ liệu
trong khi chỉ số (index) là “một tập hợp của các
tham số hay chỉ thị được tích hợp hay nhân với
trọng số” [4].

Hình 4. Minh họa các mức thông tin trong hệ thống chỉ thị - chỉ số đánh giá phát triển

Nguồn: Phỏng theo [4]
(1) Dữ liệu thô (các phép đo – Measurements) - (2) Số đo (độ đo – Metric) - (3) Chỉ thị (Indicator) - (4) Chỉ số (Index)

Những trình bày trên đây cho thấy một vấn
đề quan trọng khác trong việc đánh giá tính
tính bền vững của sự phát triển là xây dựng
các chi thị đơn. Nguyên tắc xây dựng chỉ thị

đơn (Indicator) cần bảo đảm chỉ thị đơn là một
phép đo khách quan và phải được lượng hóa.
Đồng thời với sự phản ánh bản chất cốt lõi của
một thành phần trong hệ thống, việc thu thập
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 131

nguon tai.lieu . vn