Xem mẫu

  1. MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN KINH DOANH TRONG TRƯỜNG HỢP THAY ĐỔI PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Phạm Ngọc Quyền, Lê Ngọc Thanh An, Lê Thị Ngọc Hân* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đoàn Trọng Chỉnh TÓM TẮT Một trong các chủ trương lớn của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay chính là tận dung và phát huy tối đa nguồn vốn đầu tư của các chủ thể trong và ngoài nước có nhu cầu đầu tư kinh doanh. Chủ trương này xuất phát từ quá trình toàn cầu hoá cũng như mục đích phát triển kinh tế xã hội. Để thu hút tối đa nguồn đầu tư, Việt Nam đã và đang xây dựng các biện pháp bảo đảm đầu tư với chủ trương đơn giản, minh bạch trong quy định và áp dụng, công bằng giữa các nhà đầu tư và hiệu quả, giảm thiểu chi phí, góp phần tạo nên một môi trường đầu tư bình ổn, tạo nên sự khuyến khích cũng như an toàn cho các nhà đầu tư. Vì vậy, tìm hiểu và đi sâu phân tích các biện pháp bảo đảm đầu tư theo Luật Đầu tư là việc làm vô cùng cần thiết. Dưới gốc độ khoa học pháp lý, Nhà nước quản lý hoạt động đầu tư bằng pháp luật, đảm bảo thu hút nhà đầu tư bằng các biện pháp bảo đảm thông qua pháp luật Việt Nam, cụ thể là pháp luật về các biện pháp bảo đảm đầu tư. Biện pháp bảo đảm đầu tư được hiểu là những biện pháp mà pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện các hoạt động đầu tư với mục đích kinh doanh. Nói cách khác, các biện pháp bảo đảm đầu tư chính là những cam kết của Nhà nước với các nhà đầu tư về trách nhiệm của Nhà nước đối với việc tiếp nhận đầu tư trước một số quyền lợi cụ thể, chính đáng của nhà đầu tư. Biện pháp bảo đảm điều kiện kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật là một trong các biện pháp bảo đảm đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư. Từ khóa: biện pháp bảo đảm, đầu tư, điều kiện kinh doanh, nhà đầu tư, thay đổi pháp luật. 1 KHÁI QUẤT VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN KINH DOANH TRONG TRƯỜNG HỢP THAY ĐỔI PHÁP LUẬT Luật Đầu tư không đưa ra định nghĩa về biện pháp bảo đảm đầu tư. Dưới góc độ khoa học pháp lý thì các biện pháp bảo đảm đầu tư được hiểu là những biện pháp mà pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện các hoạt động đầu tư với mục đích kinh doanh. Nói cách khác, các biện pháp bảo đảm đầu tư chính là những cam kết của Nhà nước với các nhà đầu tư về trách nhiệm của Nhà nước đối với việc tiếp nhận đầu tư trước một số quyền lợi cụ thể, chính đáng của nhà đầu tư. 1823
  2. Trong bối cảnh và điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, sự kết hợp giữa kinh tế và pháp luật là sự đồng bộ thống nhất, phụ thuộc lẫn nhau. Việc khuyến khích đảm bảo đầu tư trong và ngoài nước là một vấn đề quan trong góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta hiện nay, đặc biệt là việc công nhận và thừa nhận các hình thức đầu tư nước ngoài. Để đảm bảo cho hoạt động đầu tư kinh doanh, Nhà nước đã ban hành pháp luật để bảo vệ quyền lợi cũng như đảm bảo hoạt động đầu tư cho các nhà đầu tư. Pháp luật về biện pháp bảo đảm đầu tư là sự bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư bằng cưỡng chế Nhà nước và được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Sự thay đổi của pháp luật tác động lớn tới hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư, trong nhiều trường hợp làm mất đi sự ổn định, gây khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh. Do vậy, Nhà nước cam kết bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật, cụ thể, trong trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án hoặc trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án. 2 CÁC NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ - Nguyên tắc ảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư: Khoản 5 Điều 5 Luật đầu tư 2020 quy định: “Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế”. Các quy định của pháp luật Việt Nam về các biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư, quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư đều được quy định chung cho các nhà đầu tư mà không có sự khác biệt, đảm bảo cho nhà nước Việt Nam không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Nguyên tắc đối xử công bằng, bình đẳng giữa các nhà đầu tư là một trong những nguyên tắc được xem là tối quan trọng, là những điều khoản cơ bản của luật trong nước, cũng như các Hiệp định về đầu tư. Khi các nhà đầu tư được đối xử công bằng, khả năng cạnh tranh trên thị trường của họ được đảm bảo, đó là một trong những lý do làm cho họ sẽ quyết định đầu tư. Hơn thế nữa, đây còn là một nội dung quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc tạo ra một môi trường đầu tư lành mạnh, tìm năng theo xu hướng toàn cầu hoá, xây dựng nền kinh tế thị trường trong nước. - Nguyên tắc Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản: Hoạt động đầu tư mang đặc trưng riêng của nó là luôn gắn liền với tài sản, vốn đầu tư, thu nhập từ hoạt động đầu tư. Khi nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư vào nước mà họ không mang quốc tịch, được xem là nơi “xa lạ” với họ về tất cả phương diện từ đời sống, văn hoá cho đến pháp luật và tình hình an ninh chính trị. Không một nhà đầu tư nào mong muốn rằng khi họ thực hiện đầu tư ra nước ngoài mà không thể chuyển thu nhập của họ về hoặc một ngày nào đó Nhà nước sở tại tuyên báo tài sản của họ bị quốc hữu hoá. Nhà nước tiếp nhận đầu tư ghi nhận nguyên tắc này tức là đảm bảo cho tài sản hợp pháp của họ luôn được Nhà nước công nhận và họ có đầy đủ các quyền trên số tài sản hợp pháp này. 1824
  3. - Nguyên tắc nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà pháp luật không cấm: Đây là một thay đổi lớn của pháp luật Việt Nam so với trước đây. Từ khi luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thì đều ghi nhận các chủ thể của các Luật này được đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật không cấm, thay vì trước đây là đầu tư, kinh doanh trong các ngành nghề mà pháp luật cho phép. Đối với hoạt động đầu tư, các ngành nghề kinh doanh mà pháp luật cấm được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020: a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này; b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này; c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này; d) Kinh doanh mại dâm; e) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người; f) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; g) Kinh doanh pháo nổ; h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Tất nhiên, khi tiến hành các hoạt động đầu tư mà pháp luật không cấm thì nhà đầu tư vẫn phải thực hiện các thủ tục cần thiết cũng như cần có các điều kiện nhất định theo quy định, đặc biệt là đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. - Nguyên tắc nhà đầu tư được tự chủ quyết định hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật: Nguyên tắc này thể hiện quyền tự định đoạt của các nhà đầu tư. Khi họ thực hiện đầu tư tức là họ phải bỏ tiền hoặc tài sản khác ra để thực hiện hoạt động đầu tư thì họ cần phải được quyền định đoạt của mình đối với hoạt động đầu tư kinh doanh đó. Nhà nước ghi nhận quyền cơ bản này, nó được xem là hợp lý và tất yếu để đảm bảo quyền cơ bản của các nhà đầu tư. - Nguyên tắc Nhà nước tôn trọng và thực hiện các Điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư: Khi Việt Nam tham gia ký kết các Điều ước quốc tế với các thành viên khác của Điều ước thì tất nhiên những điều khoản của Điều ước đó phải được uủ tiên sử dụng, cho dù có sự khác biệt với pháp luật trong nước, chỉ trừ Hiến pháp nước nhà. Điều này được ghi nhận trong Luật đầu tư 2020, cụ thể như sau: “Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong việc xác định luật áp dụng và phù hợp với Pháp luật quốc tế, khi cùng một nội dung luật mà có nhiều văn bản quy định và có sự mâu thuẫn với nhau. Ngoại trừ Hiến pháp thì Điều ước quốc tế sẽ được ưu tiên áp dụng. Nội dung này được quy định tại Điều 3 luật Điều ước quốc tế 2016: 1825
  4. 1. Không trái với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và những nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế. 3. Bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3 PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRONG TRƯỜNG HỢP THAY ĐỔI PHÁP LUẬT Điều 3 của Nghị định 118/2015/NĐ-CP đã có quy định: “Trong trường hợp văn bản pháp luật mới do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có quy định làm thay đổi ưu đãi đầu tư đang áp dụng đối với nhà đầu tư trước thời điểm văn bản đó có hiệu lực, nhà đầu tư được bảo đảm thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 13 Luật Đầu tư”. Điều 13. Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật. 1. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án. 2. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án. 3. Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường. 4. Trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều này thì được xem xét giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây: a. Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế; b. Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư; c. Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại. 5. Đối với biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4 Điều này, nhà đầu tư phải có yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành”. Theo đó, các trường hợp sẽ được bảo đảm đầu tư kinh doanh khi pháp luật thay đổi như sau: Thứ nhất, trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án. 1826
  5. Thứ hai, trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án. Thứ ba, trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường. Thứ tư, trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư trong trường hợp thứ ba thì được xem xét giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây: • Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế; • Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư; • Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại. Như vậy, trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án. Tuy nhiên, nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư nếu thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường. Trong trường hợp này, nhà đầu tư sẽ được xem xét giải quyết khi có yêu cầu bằng văn bản trong 03 năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế; điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư; hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại. Bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư kinh doanh: như không buộc nhà đầu tư phải ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước; xuất nhập khẩu hàng hóa với tỷ lệ nhất định hay đặt trụ sở tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước… Ngoài ra, đối với những dự án quan trọng: Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của cơ quan Nhà nước hoặc Doanh nghiệp Nhà nước tham gia thực hiện dự án đầu tư. 4 THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRONG TRƯỜNG HỢP THAY ĐỔI PHÁP LUẬT Đầu tư là quá trình diễn ra trong khoản thời gian dài thường kéo dài từ 10 năm đến 50 năm. Đây là khoảng thời gian mà nhiều chính sách pháp luật có thể thay đổi nhằm phù hợp với các quy luật khách quan của xã hội và nền kinh tế. Do vậy để đảm bảo yên tâm cho nhà đầu tư thực hiện các hoạt động đầu tư tại Việt Nam thì Nhà nước có các cam kết đảm bảo sau đây để nhà đầu tư yên tâm khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam. Các biện pháp bảo đảm đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư và cũng là điều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi tiến hành đầu tư vào nước ta. Các biện pháp bảo đảm đầu tư là những biện pháp được quy định nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho tất cả các nhà đầu tư trong 1827
  6. suốt quá trình đầu tư. Các biện pháp bảo đảm đầu tư chính là những cam kết từ phía Nhà nước tiếp nhận đầu tư với các chủ đầu tư về trách nhiệm của Nhà nước tiếp nhận đầu tư trước một số quyền lợi cụ thể của nhà đầu tư. Với cam kết bảo đảm đầu tư như trên khi có sự thay đổi về mặt pháp luật thì nhà đầu tư luôn được ưu tiên lựa chọn có lợi nhất cho nhà đầu tư khi có sự thay đổi đó. Đồng thời Nhà nước còn đảm bảo hỗ trợ nhà đầu tư trong trường hợp vì lý do đặc biệt nếu việc thay đổi đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhà đầu tư. Đây là một cam kết quan trọng vì Việt Nam luôn được xem là có môi trường pháp lý thay đổi biến động nhanh mà bản thân nhà đầu tư rất sợ những rủi ro pháp luật có thể ảnh hưởng trược tiếp đến quyền lợi của nhà đầu tư. Đặc trưng của hoạt động đầu tư kinh doanh là khả năng xảy ra rủi ro rất lớn. Chính vì vậy khi tiến hành đầu tư nếu có một môi trường đầu tư thuận lợi với những bảo đảm chắc chắn từ phía nước tiếp nhận đầu tư sẽ được các nhà đầu tư hưởng ứng nhiệt tình. Khi thực hiện hiệu quả các biện pháp bảo đảm này sẽ tạo ra những hiệu ứng ảnh hưởng rất tốt đến hiệu quả thu hút đầu tư. Các biện pháp bảo đảm đầu tư được ban hành đã thể hiện thái độ đầy thiện chí cũng như những nỗ lực của nhà nước trong việc mời gọi các nhà đầu tư đầu tư vào và tìm kiếm lợi nhuận. Những quy định ưu đãi này sẽ tạo được niềm tin cũng như cảm giác an toàn khi đầu tư. Vì có nhiều khía cạnh đầu tư sẽ được “đảm bảo một cách chắc chắn”; thông qua các biện pháp bảo đảm đầu tư. Khiến cho các hoạt động đầu tư càng trở nên thông thoáng và phát triển hơn. Và như thế chắc chắn hiệu quả đầu tư sẽ được nâng cao. Đặc trưng của hoạt động đầu tư kinh doanh là khả năng xảy ra rủi ro rất lớn. Chính vì vậy khi tiến hành đầu tư nếu có một môi trường đầu tư thuận lợi với những bảo đảm chắc chắn từ phía nước tiếp nhận đầu tư sẽ được các nhà đầu tư hưởng ứng nhiệt tình. Khi thực hiện hiệu quả các biện pháp bảo đảm này sẽ tạo ra những hiệu ứng ảnh hưởng rất tốt đến hiệu quả thu hút đầu tư. Đối với biện pháp bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, những thay đổi của pháp luật luôn tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư, do đó biện pháp bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật là vấn đề mà các nhà đầu tư quan tâm khi đầu tư vào Việt Nam, cụ thể: trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án; trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án. Tuy nhiên, nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư nếu thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường. Trong trường hợp này, nhà đầu tư sẽ được xem xét giải quyết khi có yêu cầu bằng văn bản trong 03 năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực. Như vậy, nếu Công ty A (Nhật Bản) đang tiến hành đầu tư tại Việt Nam với chính sách ưu đãi với mức thuế suất là 10% nhưng dự án đầu tư đang hoạt động thì mức thuế suất tăng lên thành 20%. Trong trường hợp đó, công ty A vẫn được hưởng mức thuế suất là 10% trong dự án còn đang thực hiện mà không thay đổi thành 20% như luật đã thay đổi. 1828
  7. 5 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRONG TRƯỜNG HỢP THAY ĐỔI PHÁP LUẬT Biện pháp bảo đảm đầu tư góp phần không nhỏ tạo ra môi trường đầu tư bình ổn. Do có sự ổn định trong các quy định về các biện pháp bảo đảm đầu tư mà hầu như ở quốc gia nào các nhà đầu tư cũng có thể yên tâm đầu tư trong môi trường đầu tư không có sự xáo trộn, ít nhất là các vấn đề cơ bản liên quan đến những lợi ích trực tiếp của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để thu hút ngày càng lớn lượng đầu tư trong cũng như ngoài nước Việt Nam cần nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư. Một số quy định trong Luật đầu tư quá cứng nhắc, hoặc chưa đầy đủ nên dẫn tới tình trạng các quy định đã không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Điển hình là trong công tác thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, tồn tại nhiều bất cập trong điều chỉnh dự án, điều chỉnh kế hoạch. Nhìn một cách tổng quát thì các quy định của pháp luật Việt Nam về đảm bảo đầu tư là khá đầy đủ nhưng thực tế vẫn còn nhiều hạn chế nhất định, đặc biệt là còn thiếu sự thống nhất trong các văn bản pháp luật về đầu tư vẫn còn những khác biệt rõ nét giữa quy định trong Luật đầu tư và các Hiệp định mà Việt Nam là thành viên hay những lỗ hỏng không đáng có trong việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (các nhà đầu tư lợi dụng luật làm phản tác dụng của quy định pháp luật), những điều đảm bảo còn nửa vời như đảm bảo trong trường hợp thay đổi pháp luật. Thủ tục đầu tư quá rườm rà đặc biệt là với các dự án nước ngoài, qua nhiều cửa mà mỗi cửa lại yêu cầu những giấy phép trong luật và các văn bản hướng dẫn không đề cập tới. Thời gian để chờ phê duyệt các thủ tục này rất lâu. Nền kinh tế của Việt Nam là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng thực chất cộng đồng thế giới vẫn chưa công nhận điều này. Đây là điều đáng lo ngại của các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam mặc dù nhà nước ta luôn đảm bảo rằng quyền tự định đoạt của danh nghiệp trong sản xuất kinh doanh cũng như đảm bảo sự công bằng, minh bạch giữa các nhà đầu tư. 6 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Cần phải xây dựng được những chế tài để tránh trường hợp bị nhà đầu tư vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả tác động xấu tới những lĩnh vực khác đặc biệt là môi trường. Thừa nhận việc thu hút đầu tư là quan trọng để phát triển nền kinh tế trong nước bền vững, lâu dài. Thủ tục đầu tư là cần thiết để Nhà nước thực hiện vai trò quản lý của mình nhưng phải chuyên môn hoá, đơn giản hoá, để thủ tục không còn là nổi lo ngại của các nhà đầu tư. Nước ta cần phải xem lại yếu tố con người là quan trọng nhất, cần phải đào tạo chuyên sâu, nâng cao năng lực cũng như tăng cường thanh tra, kiểm tra độc lập để kịp thời xử lý những trường hợp tiêu cực xảy ra, xây dựng bộ máy nhà nước hiệu quả. Cần xây dựng một nền kinh tế thị trường thực chất được các nước trong khu vực và trên thế giới công nhận. Việc này sẽ làm cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm khi đầu tư vào Việt Nam. Khi giải quyết tranh chấp các cơ quan tài phán cũng không có căn cứ để bắt lỗi bên phía Việt Nam trong tranh chấp. Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước cần được thực hiện nhanh chóng và kịp thời hơn. 1829
  8. Cần tham gia các Hiệp định, Công ước quốc tế, đặc biệt là Công ước ICSID để thiết lập một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả giữa Nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài theo cơ chế trọng tài thường trực của Công ước ICSID. 7 KẾT LUẬN iện pháp bảo đảm đầu tư được áp dụng đối với tất cả các nhà đầu tư có hoạt động đầu tư theo pháp luật đầu tư của Việt Nam, không phân biệt mức độ bảo hiểm nhiều hay ít, không dựa trên bất kỳ một tiêu chí nào. Hơn nữa, biện pháp này bắt đầu có hiệu lực kể từ khi các nhà đầu tư bắt đầu triển khai dự án đầu tư mà không cần phải thông qua thêm bất cứ thủ tục hành chính nào. Sự thay đổi một cách linh hoạt và đúng đắn của các biện pháp bảo đảm đầu tư sẽ đồng nghĩa với việc cải tạo môi trường đầu tư một cách tích cực, thông thoáng và hấp dẫn để đẩy nhanh tốc độ thu hút nguồn lực từ bên ngoài. Các biện pháp bảo đảm đầu tư là cơ sở pháp lý để bảo đảm cho nhà đầu tư có một môi trường đầu tư tốt. Có thể thấy, khi nhà đầu tư được bảo đảm về quyền sở hữu tài sản hợp pháp, đảm bảo đối xử bình đẳng, khi được đặt trong môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh và có hiệu quả thì cơ hội phát triển bền vững, thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng cao. Điều này còn cho thấy nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc hoàn thiện hệ thống các biện pháp đảm bảo đâu tư đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc tạo lập niềm tin đối với môi trường đầu tư ở Việt Nam của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, các biện pháp đảm bảo đầu tư còn định hướng đầu tư vào các lĩnh vực tạo cơ sở cho phát triển toàn bộ nền kinh tế, định hướng đầu tư vào phát triển các vùng dân tộc, miền núi, hải đảo, các vùng nông thôn và duyên hải gặp khó khăn, để thực hiện cơ cấu vùng lãnh thổ, giảm dần sự chênh lệch sự phát triển giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền khác nhau của tổ quốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Luật Đầu tư 2020. [2] Luật Điều ước Quốc tế 2016. [3] Nghị định số 188/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của luật Đầu tư. [4] Tài liệu học tập môn Pháp luật đầu tư của trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh. 1830
nguon tai.lieu . vn