Xem mẫu

  1. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CẢI THIỆN AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ ĐỐI VỚI XE Ô TÔ CHỞ HÀNG TẠI CÁC QUỐC GIA LIÊN MINH EU ThS. Nguyễn Trần Hiệp Viện Khoa học Cảnh sát - Học viện CSND TÓM TẮT: Ngày nay, xe ô tô chở hàng đang giữ vai trò ưu thế trong quá trình vận chuyển hàng hóa với số lượng tham gia vận chuyển ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, xe ô tô chở hàng được xác định là nguồn nguy hiểm cao bởi trọng lượng lớn, di chuyển với tốc độ nhanh, đã có rất nhiều vụ TNGT đường bộ nghiêm trọng xảy ra liên quan đến xe ô tô chở hàng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Tại các nước EU, việc áp dụng các biện pháp cải thiện ATGT đường bộ đối với ô tô chở hàng đang đi đúng hướng và phát huy hiệu quả. Qua nghiên cứu các biện pháp đó, tác giả đã rút ra một số kinh nghiệm áp dụng đối với Việt Nam. Từ khóa: các quốc gia EU, ô tô chở hàng, TNGT đường bộ, ATGT, Việt Nam Vận tải hàng hoá đường bộ đóng góp một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước. Nó còn đóng góp lớn cho ngân sách qua nhiều loại thuế và nhờ những dịch vụ đi theo được phát triển, tạo thêm hàng triệu việc làm cho người lao động. Ngày nay, xe ô tô chở hàng đang giữ vai trò ưu thế trong quá trình vận chuyển hàng hóa với số lượng tham gia vận chuyển ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, xe ô tô chở hàng được xác định là nguồn nguy hiểm cao bởi trọng lượng lớn, di chuyển với tốc độ nhanh, đã có rất nhiều vụ TNGT đường bộ nghiêm trọng xảy ra liên quan đến xe ô tô chở hàng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Tại các nước thuộc khối liên minh châu Âu, vận tải hàng hóa bằng đường bộ đang chiếm hơn 65% tổng sản lượng vận tải, đường sắt chỉ chiếm 0,6%, đường biển 18%. Trong đó, 44% hàng hóa được vận chuyển bằng phương tiện ô tô. Hiện nay, việc kiểm soát an toàn đường bộ đang được các nước EU thực hiện rất tốt. Nghiên cứu số liệu tình hình TNGT đường bộ tại các nước châu Âu trong giai đoạn 2009 - 2019 cho thấy TNGT đang có chiều hướng giảm (năm 2019, trường hợp tử vong do TNGT đường bộ được gia nhận 22.756 người, giảm 10.222 người so với năm 2009 (giảm 31%)). Biểu đồ 1. Thống kê trường hợp tử vong vì TNGT đường bộ ở các nước EU trong giai đoạn 2009 - 2019 550
  2. Tính riêng năm 2019, trong 22.756 người chết vì TNGT thì có 44,2% số người chết do TNGT liên quan đến xe khách, còn số người chết do TNGT liên quan đến xe chở hàng chỉ chiếm 5,6%. Bên cạnh đó, số liệu thống kê trong 10 năm cho thấy số người chết do TNGT liên quan ô tô chở hàng đã giảm 26,5%. Điều đó cho thấy việc áp dụng các biện pháp cải thiện ATGT đường bộ đối với ô tô chở hàng của các nước EU đã đi đúng hướng và phát huy hiệu quả. Biểu đồ 2. Phân loại TNGT đường bộ năm 2019 tại các quốc gia EU theo loại phương tiện Biểu đồ 3. Tình hình TNGT đường bộ tại các quốc gia EU theo loại phương tiện giai đoạn 2009 - 2019 Các quốc gia EU đã triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm giảm thiểu TNGT đường bộ liên quan đến xe chở hàng một cách bền vững, bao gồm các biện pháp thuộc về lĩnh vực kết cấu hạ tầng (ví dụ như hàng rào phân cách, dải phân cách, nút giao thông an toàn, đường dành cho người đi bộ và xe đạp sang đường an toàn), sử dụng đường an toàn (ví dụ: người lái xe tỉnh táo, thắt dây an toàn, tải trọng an toàn, tuân thủ giới hạn tốc độ) và các phương tiện an toàn; các biện pháp về thực thi pháp luật hiện hành, khuyến khích và triển 551
  3. khai quy mô lớn các công nghệ cứu hộ giao thông và đào tạo người lái xe. Ngoài ra, trong thời gian tới, các quốc gia EU sẽ triển khai áp dụng một loạt các giải pháp sau: - Trang bị các tính năng an toàn cho xe chở hàng: Năm 2019, các quốc gia EU đã cập nhật quy định an toàn chung của EU và Quy định về an toàn cho người đi bộ, yêu cầu các phương tiện bao gồm ô tô chở hàng, ô tô buýt và ô tô con phải lắp đặt các thiết bị an toàn chủ động và bị động mới được phép bán tại EU. Theo quy định mới, các phương tiện này sẽ phải được trang bị các tính năng an toàn, bao gồm: Thiết bị hỗ trợ tốc độ thông minh (Intelligent Speed Assistance - ISA) và thiết bị khóa liên động bằng cồn. Các xe ô tô chở hàng từ 3,5 tấn trở lên (Heavy goods vehicle - HGV) sẽ phải trang bị thiết bị ISA kể từ năm 2022 đối với các xe sản xuất mới và năm 2024 đối với các xe đang lưu hành. Chỉ thị 2002/85/EC20 của Hội đồng Châu Âu đã yêu cầu sử dụng các thiết bị giới hạn tốc độ tối đa là 90 km/h cho tất cả các phương tiện trên 3,5 tấn. Tuy nhiên, các thiết bị giới hạn tốc độ tối đa này không hạn chế xe HGV chạy quá tốc độ trên những con đường có giới hạn tốc độ thấp hơn, vì ở một nửa các quốc gia EU, giới hạn tốc độ hợp pháp tối đa trên đường ô tô đối với xe HGV là 80 km/h trở xuống. Do đó, hệ thống ISA sẽ hỗ trợ người lái xe tuân thủ các giới hạn tốc độ thấp hơn 90 km/h. Ngoài ra, ô tô phải lắp đặt phanh khẩn cấp tự động (Automated Emergency Braking - AEB), đây là biện pháp an toàn nâng cao bổ sung với khả năng phát hiện người tham gia giao thông và các chướng ngại vật xung quanh. Biện pháp này sẽ có hiệu lực vào năm 2022 đối với các mẫu xe sản xuất mới và vào năm 2024 đối với các mẫu xe đang lưu hành. Ngoài các yêu cầu chung (như ISA và AEB), xe HGV sẽ phải tuân thủ các tiêu chuẩn về tầm nhìn trực tiếp, việc tuân thủ đó sẽ giảm đáng kể điểm mù từ năm 2026 đối với các xe sản xuất mới và từ năm 2029 đối với các xe đang lưu hành. Các tiêu chuẩn về tầm nhìn trực diện cùng với các hệ thống tiên tiến sẽ có khả năng phát hiện phương tiện khác ở gần xe. Chỉ thị 719/2015 năm 2015 của Hội đồng Châu Âu sửa đổi Chỉ thị 96/53/EC quy định về trọng lượng và kích thước tối đa cho phép của xe HGV với mục tiêu là cải thiện an toàn đường bộ và thích ứng với sự phát triển của công nghệ. Chỉ thị sửa đổi sẽ cấp phép cho xe HGV được trang bị các cabin khí động học và an toàn hơn, đảm bảo rằng chúng mang lại lợi ích về hiệu suất năng lượng, tầm nhìn tốt hơn cho người lái xe, an toàn cho những người tham gia giao thông khác cũng như an toàn và thoải mái cho người lái xe. Bên cạnh đó, Quy định an toàn chung (GSR) được cập nhật, các cảm biến có thể phát hiện người đi bộ hoặc người đi xe đạp nằm trong các điểm mù gần phía trước hoặc bên cạnh cabin xe sẽ bắt buộc phải lắp đặt kể từ năm 2022 đối với các mẫu xe sản xuất mới và năm 2024 đối với các xe đang lưu hành. - Quy định về thời gian lái xe và nghỉ ngơi Các quốc gia EU đã đưa ra Quy định 561/2006/EC về thời gian lái xe và nghỉ ngơi. Quy định đưa ra một bộ quy tắc chung của về số giờ lái xe tối đa hàng ngày và hàng tuần, cũng như thời gian nghỉ ngơi tối thiểu hàng ngày và hàng tuần cho tất cả người điều khiển phương tiện vận tải đường bộ. Quy định 561/2006/EC cùng với Quy định 165/2014/EC về máy đo tốc độ để ghi lại chuyển động của phương tiện và hoạt động của người lái, đang trong quá trình cập nhật. 552
  4. Theo quy định cập nhật sắp tới, các doanh nghiệp vận tải quốc tế sử dụng xe ô tô chở hàng dưới 3,5 tấn (Light goods vehicle - LGV) cũng phải tuân theo các yêu cầu của EU đối với các nhà khai thác vận tải và sẽ cần trang bị cho xe LGV một máy đo tốc độ. Tuy nhiên, Quy định cập nhật 561/2006/EC sẽ không áp dụng cho các LGV dưới 2,5 tấn hoạt động quốc tế cũng như cho các xe LGV dưới 3,5 tấn hoạt động ở từng quốc gia. Ngoài ra, các quốc gia EU quy định các tài xế sẽ không được lái xe liên tục hơn 2 giờ mà không nghỉ ngơi 15 phút. Một thay đổi đáng kể khác là lệnh cấm dành thời gian nghỉ ngơi hàng tuần trong cabin. Khi vận chuyển hàng hóa trên quãng đường dài, người sử dụng lao động sẽ phải có nghĩa vụ trang trải chi phí ăn ở cho lái xe. Bên cạnh đó, doanh nghiệp vận tải sẽ phải cam kết không thanh toán các chi phí liên quan đến quãng đường đã đi, tốc độ giao hàng hoặc số lượng hàng hóa được vận chuyển cho người lái xe ngay cả dưới hình thức tiền thưởng hoặc phụ cấp lương nếu khoản thanh toán đó thuộc loại gây nguy hiểm cho an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định trên. - Đào tạo chuyên nghiệp Theo các quy tắc nêu trong Chỉ thị 2003/59/EC, các quốc gia thành viên EU sẽ cấp cho người lái xe chuyên nghiệp chứng chỉ năng lực chuyên môn (Certificates of professional competence - CPC), chứng nhận trình độ ban đầu và đào tạo định kỳ. Những kỹ năng và kiến​​ thức lái xe cũng như các vấn đề về văn hóa quản lý, an toàn phương tiện, quản lý hành trình và an toàn của địa điểm... sẽ luôn được cập nhật thông qua các khóa đào tạo định kỳ. Việc cập nhật định kỳ các kỹ năng và kiến thức lái xe sẽ giúp cho người lái xe nhận thức được những rủi ro và tai nạn trên đường tại nơi làm việc. Tuy nhiên, Chỉ thị trên mới chỉ áp dụng cho các tài xế xe HGV và vận tải hành khách nhưng chưa áp dụng cho các lái xe LGV. - Roadpol: Chiến dịch kiểm tra xe tải của CSGT châu Âu Theo luật của EU, lực lượng CSGT sẽ kiểm tra đột xuất các xe chở hàng tham gia giao thông không báo trước và có thể được thực hiện ở bất kỳ quốc gia EU nào, cho dù phương tiện đó có được đăng ký tại EU hay không. Các bước kiểm tra bao gồm kiểm tra hệ thống phanh, khí thải và tình trạng tổng thể của xe. Người lái xe phải xuất trình các báo cáo kiểm tra gần đây hoặc bằng chứng cho thấy chiếc xe đã vượt qua bài kiểm tra khả năng đi đường bắt buộc. Hàng năm, lực lượng CSGT Châu Âu Roadpol (trước đây gọi là Tispol) triển khai một chiến dịch chung trên khắp phạm vi lãnh thổ nhằm tăng cường kiểm tra đối với các xe ô tô chở hàng trên khắp châu Âu. Cảnh sát kiểm tra việc tuân thủ các giới hạn tốc độ cũng như việc tuân thủ các quy định của EU và quốc gia. Hoạt động chung này ở cấp châu Âu nhằm mục đích nâng cao nhận thức của người sử dụng đường bộ về an toàn giao thông đường bộ. Trong 2 tuần của tháng 2 năm 2020, lực lượng CSGT châu Âu đã kiểm tra 8.660 HGV tại Bulgaria và đã phát hiện 1.040 xe HGV vi phạm quy định về tốc độ cho phép (chiếm khoảng 12% tổng số xe HGV được kiểm tra). Trong 4 tuần hoạt động của Roadpol ở Ý vào năm 2019, CSGT Châu Âu đã kiểm tra 40.500 xe HGV và phạt 1335 trường hợp vi phạm: trong đó, 26% tài xế xe HGV bị phạt vì không tuân thủ quy định về giờ lái xe và thời gian nghỉ ngơi của EU, 22% lái xe vượt quá tốc độ cho phép và 22% vi phạm liên quan đến chở hàng quá tải trọng cho phép. 553
  5. Tại Việt Nam, thống kê theo hệ thống cơ sở dữ liệu về TNGT (NRADS) của Cục CSGT, trong 05 năm từ 2015 - 2020, toàn quốc đã xảy ra 16.339 vụ TNGT liên quan đến xe ô tô chở hàng, làm 8.799 người chết và làm 7.550 người bị thương Biểu đồ 4. Tình hình TNGT liên quan đến xe ô tô chở hàng giai đoạn 2015 - 2020 Phân tích 16.339 vụ TNGT liên quan đến xe ô tô chở hàng cho thấy: TNGT gây hậu quả nghiêm trọng chiếm tỷ lệ cao nhất (8.045 vụ, chiếm 49,24%) trong tổng số vụ TNGT liên quan đến xe ô tô chở hàng, làm 7.472 người chết, làm 1.949 người bị thương. Biểu đồ 5. Tình hình TNGT liên quan đến xe ô tô chở hàng theo tính chất giai đoạn 2015 - 2020 Phân tích số liệu cho thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến TNGT liên quan đến xe ô tô chở hàng là do: (1) Không giữ khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước (1.426 vụ, chiếm 8,73%), (2) Chuyển hướng không đúng quy định (1.372 vụ, chiếm 8,4%), (3) Vượt xe không đúng quy định (912 vụ, chiếm 5,58%), (4) Không chấp hành quy định về tốc độ (4,5%). 554
  6. Biểu đồ 6. Nguyên nhân dẫn đến TNGT liên quan đến xe ô tô chở hàng giai đoạn 2015 - 2020 Các số liệu trên cho thấy, TNGT đường bộ liên quan đến xe ô tô chở hàng vẫn đang ở mức cao (chiếm 18,17% tổng số vụ TNGT đường bộ), nguyên nhân gây TNGT chủ yếu là do ý thức và kỹ năng của người lái xe. Bên cạnh đó, một phần nguyên nhân còn do yếu tố kỹ thuật của phương tiện như mất phanh, mất lái, hoán cải, mòn lốp... Điển hình như vào ngày 14/5/2018, tại Quốc lộ 12, đoạn qua địa phận xã Hiệp Thạch, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng, đã xảy ra 01 vụ TNGT liên quan đến xe tải làm 05 người chết, nguyên nhân là do xe tải gây tai nạn chạy tốc độ cao, chở quá tải trọng cho phép, mất phanh; Hay vụ TNGT vào 14h30, ngày 30/12/2020 trên tuyến Tỉnh lộ 725, đoạn qua xã Tân Hà, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), khiến 02 người tử vong. Nguyên nhân được chỉ ra là do xe tải mất phanh. Trên đây là một số ví dụ điển hình cho việc điều khiển phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật tham gia giao thông. Qua nghiên cứu các biện pháp cải thiện ATGT đường bộ của các quốc gia EU, tác giả có thể rút ra một số kinh nghiệm áp dụng đối với Việt Nam như sau: - Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật mới đối với xe ô tô chở hàng, tiến tới yêu cầu phải lắp đặt các thiết bị an toàn chủ động, an toàn bị động cho xe như Hệ thống hỗ trợ tốc độ thông minh (ISA), thiết bị khóa liên động bằng cồn, phanh khẩn cấp tự động... - Cấp chứng chỉ năng lực chuyên môn chứng nhận trình độ ban đầu đối với các lái xe mới và tổ chức tập huấn, kiểm tra định kỳ, đảm bảo chất lượng đội ngũ lái xe ô tô chở hàng. - Quy định về thời gian làm việc và nghỉ ngơi đối với lái xe ô tô chở hàng: Ngoài tuân thủ thời gian làm việc được quy định trong Luật GTĐB 2008, tài xế phải nghỉ 15 phút sau mỗi 2 giờ lái xe. Khi vận chuyển hàng hóa trên quãng đường dài, các doanh nghiệp vận tải sẽ phải có nghĩa vụ trang trải chi phí ăn ở cho lái xe. Các doanh nghiệp vận tải phải cam kết không thanh toán các chi phí liên quan đến quãng đường đã đi, tốc độ giao hàng hoặc số lượng hàng hóa được vận chuyển cho người lái xe nếu chi phí đó thuộc loại gây nguy hiểm cho an toàn đường bộ. 555
  7. - Tăng cường kiểm tra đột xuất phương tiện chở hàng, bao gồm cả kiểm tra kỹ thuật phương tiện như hệ thống phanh, khí thải, tình trạng tổng thể, tải trọng của xe. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. https://ec.europa.eu/eurostat/statisticsexplained/index.php?title=Road accident fatalities statistics by type of vehicle&oldid= 532361&fbclid = IwAR29R0tms BjodZfbn F2ofY MeD6k Dy Rttc IGVVHch3lquFayH4rj5jrPfbMw# of persons killed were passenger car occupants.2C while 20.2 .25 were pedestrians in 2019. 2. Pin flash report: How to improve the safety of goods vehicles in the EU? 3. https://www.autocar.co.uk/car-news/features/intelligent - speed - assistance - everything - you - need - know. 4. Hệ thống cơ sở dữ liệu TNGT (NRADS) của Cục CSGT. 556
nguon tai.lieu . vn