Xem mẫu

  1. UBND HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI MỘT SỐ KẾT QUẢ BƢỚC ĐẦU VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN XÂY DỰNG HUYỆN XUÂN LỘC ĐẠT NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU THEO HƢỚNG “PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HÀNG HÓA NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG” GIAI ĐOẠN 2018 -2025 1. Về kết quả triển khai: Ngay sau khi được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt Đề án xây dựng huyện Xuân Lộc đạt nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng “Phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững” giai đoạn 2018 - 2025 tại Quyết định số 69/QĐ-UBND ngày 08/01/2019. Ngày 16/01/2019, UBND huyện Xuân Lộc đã tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới huyện, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn để triển khai thực hiện Đề án. Đến nay, các thành viên Ban Chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Xây dựng nông thôn mới huyện, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn đã triển khai đến toàn thể cán bộ công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị và toàn thể nhân dân trên địa bàn theo nội dung Quyết định số 69/QĐ- UBND ngày 08/01/2019 của UBND tỉnh Đồng Nai. Để chủ trương xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu của huyện được triển khai sâu, rộng trong toàn hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, UBND huyện tham mưu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Xuân Lộc (khóa VI) ban hành Nghị quyết số 07- NQ/HU ngày 16/4/2019 về lãnh đạo thực hiện Đề án xây dựng huyện Xuân Lộc đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng “Phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững” giai đoạn 2018-2025. Ngày 02/5/2019, Huyện ủy, UBND huyện tổ chức họp triển khai thực hiện Nghị quyết của BCH Đảng bộ huyện về lãnh đạo thực hiện Đề án gắn với sơ kết, đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu 4 tháng đầu năm 2019 và nhiệm vụ trong thời gian tới trên địa bàn huyện. Trên cơ sở thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy, UBND huyện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện theo lộ trình; đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc huyện, UBND các xã tổ chức triển khai và xây dựng kế hoạch thực hiện theo Nghị quyết của Huyện ủy. Ngày 29/3/2019, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Đồng Nai tại Quyết định số 931/QĐ-UBND, UBND huyện đã triển khai đến các ngành, UBND các xã tổ chức triển khai và xây dựng kế hoạch bổ sung thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu theo lộ trình. Đặc biệt là chỉ đạo UBND xã Xuân Định được chọn làm xã điểm thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2019, xây dựng bổ sung kế hoạch thực hiện, được các ngành của huyện xác nhận và UBND huyện phê duyệt để triển khai thực hiện hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu theo lộ trình. 2. Về kết quả thực hiện: Theo Đề án được phê duyệt, để đạt nông thôn mới kiểu mẫu, huyện cần phải thực hiện hoàn thành 06 nhóm tiêu chí gồm: Quy mô; kết cấu hạ tầng; phát triển sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ; hiệu quả và bền 183
  2. vững; xây dựng mô hình kiểu mẫu về sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững. Trong 06 nhóm tiêu chí có 29 chỉ tiêu. Từ khi triển khai thực hiện, trong đó đã kế thừa kết quả xây dựng nông thôn mới, đến nay huyện Xuân Lộc đã đạt được một số kết quả bước đầu, đã đạt 19/29 chỉ tiêu, còn 10 chỉ tiêu chưa đạt, cụ thể như sau: Về tiêu chí quy mô: Tiêu chí này huyện đánh giá đạt. Sản phẩn nông nghiệp của huyện đã đáp ứng về quy mô sản xuất. - Đối với trồng trọt: Huyện đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung đảm bảo diện tích > 50 ha đối với cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả. - Đối với chăn nuôi: Toàn huyện có 227 trang trại chăn nuôi đáp ứng quy mô mỗi trang trại > 1.000 con đối với heo và > 50.000 con đối với gà. Về tiêu chí kết cấu hạ tầng: Huyện có kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đồng bộ (giao thông, thủy lợi, điện, kho chứa, điểm tập kết và tiêu thụ nông sản…), đáp ứng hiệu quả nhu cầu sản xuất, tiêu thụ và kết nối nội vùng, liên vùng. So với yêu cầu, huyện đạt 5/6 chỉ tiêu, còn chỉ tiêu về tỷ lệ đường trục chính nội đồng được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải, huyện chưa đạt {có 71,67 km/156,94 km (45,67%), yêu cầu của chỉ tiêu là ≥ 70%, phần còn lại đảm bảo cứng hóa}. Về tiêu chí tổ chức sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm: Kinh tế nông nghiệp của huyện được tổ chức sản xuất tốt theo hướng trang trại, HTX, THT, CLBNSC, hình thành các mô hình liên kết theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm giữa tổ chức của nông dân với doanh nghiệp; gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thương mại, du lịch, dịch vụ. So với yêu cầu, huyện đạt 3/5 chỉ tiêu, còn 02 chỉ tiêu chưa đạt là chỉ tiêu về tỷ lệ trang trại sản xuất các cây trồng chủ lực áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt hoặc quy trình được khuyến khích (36%, 18/50 trang trại) và chỉ tiêu về tỷ lệ hộ sản xuất, kinh doanh tham gia HTX, THT, CLBNSC (45,38%). Về tiêu chí Ứng dụng khoa học công nghệ: Huyện đang xây dựng ngành nông nghiệp thực hành sản xuất an toàn theo các tiêu chuẩn chứng nhận; áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong hầu hết các khâu của quy trình sản xuất, tạo ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao từ khâu sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến cho đến tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đến nay có 9 đơn vị được chứng nhận VietGAP, 43 đơn vị có nhãn hiệu hàng hóa được chứng nhận. Tính trên cây trồng và vật nuôi, huyện có 04 loại cây trồng chủ lực thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap gồm sầu riêng, bưởi, chôm chôm, cây rau và 02 loại vật nuôi chủ lực là heo và gà. So với yêu cầu, huyện đạt 4/6 chỉ tiêu, còn 02 chỉ tiêu chưa đạt là chỉ tiêu về tỷ lệ diện tích đất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản theo quy hoạch áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất (55%) và chỉ tiêu về tỷ lệ các loại cây trồng chủ lực của huyện được sản xuất theo các tiêu chuẩn chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (66%, 6/9) Về tiêu chí hiệu quả và bền vững: Ổn định năng suất; nâng cao chất lượng sản phẩm; nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả kinh tế cho người sản xuất; đảm bảo hài hòa các lợi ích xã hội, SXNN thân thiện với môi trường, bảo vệ cảnh quan, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sản xuất, không tiêu hao, lãng phí cơ hội của thế hệ mai sau, đứng vững trước những biến động của thị trường, khí hậu và xã 184
  3. hội. Đến nay, trên địa bàn huyện có 07 dự án đã được duyệt trên các loại cây trồng, gồm: Tiêu, cà phê, chôm chôm, sầu riêng, lúa – bắp, rau xanh, xoài. So với yêu cầu, huyện đạt 2/3 chỉ tiêu, còn 01 chỉ tiêu chưa đạt là chỉ tiêu về tỷ lệ các loại bao bì thuốc bảo vệ thực vật được thu gom và xử lý định kỳ. Hiện nay, huyện Xuân Lộc đã bố trí đặt các cống bi tại các khu vực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện và hợp đồng với 01 doanh nghiệp ở Bình Dương để xử lý. Tuy nhiên, tỷ lệ bao bì thuốc bảo vệ thực vật được thu gom trên địa bàn huyện khoảng 95%. Về tiêu chí xây dựng mô hình kiểu mẫu về sản xuất nông nghiệp hàng hóa bền vững: Xây dựng ở mỗi xã ít nhất 01-02 mô hình kiểu mẫu về sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững, gắn với chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” và kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên cơ sở phát triển các nhóm sản phẩm nông nghiệp cấp quốc gia, cấp tỉnh và đặc sản địa phương. Huyện đã có Quyết định số 2910/QĐ-UBND ngày 10/9/2018 giao chỉ tiêu thực hiện mô hình kiểu mẫu về sản xuất nông nghiệp. Theo đó, toàn huyện có 24 mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 14 xã. 3. Về giải pháp thực hiện Để thực hiện hoàn thành xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu, huyện Xuân Lộc đã xây dựng Nghị quyết (số 07-NQ/HU ngày 16/4/2019) của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và Kế hoạch (số 137/KH-UBND ngày 30/5/2019) của UBND huyện thực hiện Đề án xây dựng huyện Xuân Lộc đạt nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng “Phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững” giai đoạn 2018-2025 để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của UBND huyện. trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm như sau: Một là: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí nâng cao, kiểu mẫu của tỉnh, đề án xây dựng nông thôn mới của huyện nhằm không ngừng nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, đoàn viên và quần chúng nhân dân. Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch “Hướng về cơ sở” của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện và phong trào thi đua xây dựng gia đình kiểu mẫu, tổ nhân dân kiểu mẫu để tăng cường đưa cán bộ về cơ sở, hỗ trợ thực hiện vận động nhân dân thực hiện Đề án xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển hàng hóa nông nghiệp với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng khu vực, đối tượng, đi vào chiều sâu. Hai là: Chủ động rà soát và xác định cụ thể danh mục các dự án đầu tư về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2018-2025 đã đề ra trong Kế hoạch thực hiện Đề án huyện nông thôn mới kiểu mẫu như: Giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa… Qua đó huyện cân đối hoặc kiến nghị tỉnh bổ sung các nguồn vốn và phối hợp với các ngành liên quan phân kỳ thực hiện các dự án đầu tư, nâng cấp, nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, trong đó ưu tiên đầu tư cho các dự án trực tiếp phục vụ sản xuất, các dự án thuộc các xã nằm trong lộ trình xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu của huyện và các xã. Ba là: Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp và các tiểu vùng chuyên canh tập trung với mục tiêu cơ bản đó là nâng cao giá trị sản xuất và phát triển bền vững. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến công và chuyển giao khoa học kỹ thuật. Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, hữu hiệu cho các cơ sở, trang trại và nông dân chuyển dần sang hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, thích ứng với nhu cầu thị trường… nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất và mức thu nhập ổn định. Đồng thời, tổ chức thực hiện hiệu quả các nhóm giải 185
  4. pháp xúc tiến thương mại, mở rộng và đa dạng hóa thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là các loại cây giống, con giống và các loại vật tư nông nghiệp; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho một số loại sản phẩm nông nghiệp... Bốn là: Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. Thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài. Phát triển, nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở hiện có; đẩy mạnh phát triển y tế tư nhân gắn với nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ y bác sỹ, nhân viên y tế. Phát huy nét đẹp văn hóa tại các làng văn hóa dân tộc để kết nối và phát triển các tuyến du lịch nông thôn mới, du lịch văn hóa cộng đồng tại các làng dân tộc, gắn với phát triển du lịch văn hóa cộng đồng. Năm là: Triển khai thực hiện đạt các mục tiêu của Đề án cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến 2015 và giai đoạn 2016-2020. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường; nâng cao nhận thức, vai trò của cộng đồng trong việc chung tay xây dựng môi trường sống “xanh, sạch, đẹp, an toàn”. Sáu là: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; xây dựng lực lực dân quân vững mạnh, rộng khắp. Giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng chống tội phạm tham gia giữ gìn ANTT tại cơ sở. Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; không để hình thành băng ổ nhóm tội phạm nguy hiểm, hoạt động có tổ chức... 186
nguon tai.lieu . vn