Xem mẫu

MỘT SỐ GIẢI PHÁP AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM SOME FOOD SAFETY SOLUTIONS IN VIETNAM TS. Phan Ngoc Sơn & TS. Bui Quang Xuân PHẦN MỞ ĐẦU An toàn thực phẩm (AN TOÀN THỰC PHẨM ) là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khoẻ. An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Đảm bảo an toàn thực phẩm góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế ­ xã hội, xoá đói giảm nghèo và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức. Tình trạng ngộ độc thực phẩm có xu hướng tăng và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ cộng đồng. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở nước ta cơ bản vẫn là nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình nên việc kiểm soát an toàn vệ sinh rất khó khăn. Mặc dù Việt Nam đã có những tiến bộ rõ rệt trong bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong thời gian qua song công tác quản lý an toàn thực phẩm còn nhiều yếu kém, bất cập, hạn chế về nguồn lực và đầu tư kinh phí và chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Giải pháp đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đã được đưa vào Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống một số bệnh xã hội và dịch bệnh nguy hiểm. Nhiệm vụ bảo đảm an toàn thực phẩm trong thời gian tới đang đặt ra hết sức thách thức, đòi hỏi các định hướng, các chính sách và giải pháp phù hợp của nhà nước. Các định hướng và giải pháp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta trong Chiến lược quốc gia bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2011­2020 dựa trên đường lối, chủ trương Nhà nước trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân và đường lối phát triển kinh tế ­ xã hội trong thời gian tới. Bản chiến lược thể hiện quyết tâm và cam kết mạnh mẽ của Nhà nước đối với việc cải thiện tình trạng an toàn vệ sinh thức phẩm gắn liền với cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân Việt nam. 1 I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH TRONG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM A. Quan điểm 1. Bảo đảm an toàn thực phẩm có tác động lớn tới sức khỏe của người dân, sự phát triển kinh tế và là mối quan tâm của toàn xã hội. Do đó, công tác này phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và lâu dài của cả hệ thống chính trị và của mỗi người dân, trong đó đề cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền. 2. Đầu tư cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm là đầu tư phát triển, là đầu tư có hiệu quả, góp phần tạo ra sự phát triển bền vững của đất nước, mang lại hiệu quả kinh tế­xã hội trực tiếp và gián tiếp. 3. Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đòi hỏi sự phối hợp liên ngành chặt chẽ, trong đó trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực này đóng một vai trò then chốt. Do đó, hoàn thiện và tăng cường đủ mạnh đối với hệ thống quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm là yếu tố tiên quyết đảm bảo sự thành công và hiệu quả trong hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm. B. Định hướng 1. Bảo đảm an toàn thực phẩm cần được thực hiện toàn diện, xuyên suốt theo “chuỗi cung cấp thực phẩm” trên cơ sở từng bước áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến trong sản xuất, chế biến, phân phối, kinh doanh thực phẩm. 2. Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông, hướng dẫn, phổ biến việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm là giải pháp cơ bản, trọng tâm, đi trước một bước trong các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và đạo đức của mỗi người sản xuất, kinh doanh thực phẩm là yếu tố nền tảng bảo đảm hiệu quả của công tác này. 3. Xã hội hóa sâu rộng và tạo điều kiện cho các hội, hiệp hội, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tham gia vào các hoạt động khoa học, công nghệ, hướng dẫn, đào tạo trên các lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm và các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến. 4. Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế, sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư trong việc thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm AN TOÀN THỰC PHẨM . II. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung 2 Đến năm 2015, các quy hoạch tổng thể về AN TOÀN THỰC PHẨM từ sản xuất đến tiêu dùng được triển khai trên cơ sở hệ thống quản lý đủ mạnh, có hiệu lực, có tác động rõ rệt và toàn diện tới việc cải thiện tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta. Đến năm 2020, về cơ bản, việc kiểm soát AN TOÀN THỰC PHẨM trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập và phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. 2. Mục tiêu cụ thể a) Mục tiêu 1: Nâng cao kiến thức hiểu biết và thực hành về an toàn thực phẩm của các nhóm đối tượng Chỉ tiêu: ­ Người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm đạt 80% vào năm 2015 và 90% vào năm 2020 ­ Người quản lý có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm đạt 100% vào năm 2015 và duy trì ­ Người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm đạt 80% vào năm 2015 và 90% vào năm 2020 b) Mục tiêu 2: Ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính và các bệnh truyền qua thực phẩm Chỉ tiêu: Giảm 20% số vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận ≥ 30 người mắc vào năm 2015 và 30­35% vào năm 2020 so với năm 2010. c) Mục tiêu 3: Cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm Chỉ tiêu: ­ Đến năm 2015, 40% tỉnh, thành phố phê duyệt và triển khai quy hoạch và đảm bảo điều kiện cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất thực phẩm an toàn (tập trung vào đối tượng rau, chè, thịt và thủy sản tiêu thụ nội địa) và đạt 90% vào năm 2020. ­ Đến năm 2015, 30% cơ sở trồng trọt áp dụng VietGAP, 10% cơ sở chăn nuôi áp dụng VietGAP; 10% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung 3 thực hiện kiểm soát chất lượng, ATVSTP, tỷ lệ trên tương ứng tăng gấp đôi vào năm 2020. ­ Đến năm 2020, 60­70% cơ sở nuôi/vùng nuôi thâm canh, 20% cơ sở nuôi/vùng nuôi quảng canh được công nhận BMP/GaqP/CoC. 100% vùng nuôi thủy sản chủ lực, tập trung có sản lượng hàng hóa lớn phục vụ cho chế biến công nghiệp; 50­60% diện tích sản xuất rau, chè áp dụng ViệtGAP. ­ Đến năm 2015, 50% vùng nuôi nhỏ lẻ được giám sát dư lượng hóa chất độc hại và đạt 80% vào năm 2020.. ­ Đến năm 2015, Tỉ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô công nghiệp, tập trung được cấp giấy đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đạt 80% và đạt 100% vào năm 2020. ­ Đến năm 2015, tỉ lệ cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô tập trung áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm (GMP, HACCP, ISO 9001, ISO 22000…) tăng 20% và tăng 60% đến năm 2020 so với năm 2010. ­ Đến năm 2015, tỉ lệ cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô nhỏ lẻ áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm (GMP, HACCP, ISO 9001, ISO 22000…) tăng 10% và tăng 40% đến năm 2020 so với năm 2010. ­ Đến năm 2015, 50% cảng cá, tàu cá từ 90CV trở lên, cơ sở sản xuất nước đá độc lập phục vụ chế biến thủy sản cơ sở thu mua nguyên liệu và đạt tỷ lệ 80% vào năm 2020. d) Mục tiêu 4: Cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở kinh doanh thực phẩm Chỉ tiêu: ­ Tỷ lệ các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể được cấp giấy đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đạt 40% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020. ­ Tỉ lệ siêu thị được kiểm soát an toàn thực phẩm đạt 50% vào năm 2015 và đạt trên 70% vào năm 2020. ­ Tỉ lệ chợ được quy hoạch và kiểm soát an toàn thực phẩm (không bao gồm chợ cóc) đạt 50% vào năm 2015 và đạt trên 70% vào năm 2020. e)Mục tiêu 5: Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý an toàn thựcphẩm Chỉ tiêu: 4 ­ Thanh tra chuyên ngành AN TOÀN THỰC PHẨM tại 63/63 tỉnh, thành phố được giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành về AN TOÀN THỰC PHẨM thực hiện với trên 80% cán bộ được tập huấn nghiệp vụ (2015) và 100% (2020)­ 100% ­ Phòng kiểm nghiệm an toàn thực phẩm cấp Trung ương và khu vực đạt chuẩn ISO 17025 vào năm 2015 và duy trì; 20% số tỉnh có phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025 vào năm 2015 và 50% số tỉnh đạt vào năm 2020. ­ Hệ thống cảnh báo, quản lý nguy cơ ô nhiễm thực phẩm hoạt động có hiệu quả tại trung ương và 50% số tỉnh vào 2015, đạt 100% vào năm 2020. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN A. Nhóm giải pháp về xã hội 1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm a) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác bảo đảm AN TOÀN THỰC PHẨM ­ Khẳng định vai trò của các cấp ủy Đảng, Chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Các cấp ủy Đảng thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo đưa công tác này. ­ Đưa chỉ tiêu bảo đảm an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế­xã hội của các địa phương, của các cấp, các ngành và coi đây là các chỉ tiêu phát triển cần được ưu tiên thực hiện. Đưa công tác bảo đảm AN TOÀN THỰC PHẨM vào nội dung thảo luận ở các kỳ đại hội và các văn kiện, nghị quyết và chiến lược phát triển kinh tế ­ xã hội của Đảng. ­ Ban hành các văn bản, chỉ thị của các cấp ủy Đảng chỉ đạo đối với công tác bảo đảm AN TOÀN THỰC PHẨM . ­ Phát huy tính chủ động của mỗi cán bộ, đảng viên trong công tác bảo đảm AN TOÀN THỰC PHẨM . Đưa công tác bảo đảm AN TOÀN THỰC PHẨM thành một trong những nội dung thường kỳ của các cuộc họp chi bộ. b) Tăng cường chức năng kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp đối với công tác bảo đảm AN TOÀN THỰC PHẨM ­ Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của các đoàn đại biểu Quốc hội và từng đại biểu Quốc hội cũng như Hội đồng nhân dân các cấp đối với côngtácbảođảmANTOÀNTHỰC PHẨM. ­ Hội đồng nhân dân các cấp có các Nghị quyết về công tác bảo đảm AN TOÀN THỰC PHẨM . Công tác bảo đảm AN TOÀN THỰC PHẨM 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn