Xem mẫu

MỘT SỐ CÂU HỎI TÌNH HUỐNG ÔN TẬP MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH
SỰ

1. Ban đêm A và B cùng nhau đi đến cơ quan X để trộm cắp tài sản của cơ quan.
Trên đường đi A và B gặp C (C 17 tuổi, con ông H) và đã rủ C cùng tham gia phi
vụ, C đồng ý cùng đi. Đến nơi C được A, B phân công đứng ngoài canh gác, còn
chúng thì thực hiện kế hoạch đã định. Sau khi trộm được một số tài sản, chúng
trộm thêm chiếc xích lô của anh N để chở tài sản trộm được đi tiêu thụ. Sáng hôm
sau C ăn năn, hối cải nên đã đến cơ quan công an tự thú. Hãy xác định tư cách tố
tụng của những người nói trên.

- A, B có hành vi trộm cắp tài sản và C là đồng phạm. C đến công an tự thú là hành
vi tự ý nữa chừng chấm dứt phạm tội, đối với hành vi này có thể xem xét miễn truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với C.

- Do vụ trộm cắp cơ quan điều tra chưa khởi tố nên những người nói trên chưa xác
định được tư cách tố tụng.

2. Nguyễn Văn H (20 tuổi) đã thực hiện hành vi cướp xe máy của B đang đi trên
đường và bị bắt quả tang. H đã bị cơ quan Điều tra khởi tố về tội cướp tài sản. Ông
A là cha của H hiện là luật sư tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho H. Hãy xác
định tư cách tố tụng của A, B, H trong quá trình giải quyết vụ án HS nói trên?

Tình tiết bổ sung: Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra biết được rằng chiếc xe
máy mà B sử dụng là xe của cơ quan X giao cho B đi công tác.

Hỏi: Tư cách tố tụng của người nào có thể bị thay đổi? Có tư cách tố tụng nào xuất
hiện khi phát hiện tình tiết này không?

- H là bị can;
- A người bào chữa;
- B là người bị hại.

Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra biết được rằng chiếc xe máy mà B sử
dụng là xe của cơ quan X giao cho B đi công tác, tư cách tố tụng của B bị thay đổi,
tư cách tố tụng mới là cơ quan X nguyên đơn dân sự.

30. Ông H trình bày với cơ quan điều tra là ông được con trai tên X kể lại rằng X
đã nhìn thấy A và B lúc đầu cãi nhau sau đó đánh nhau, B đấm một cú vào mặt A,
A tức giận rút dao găm dấu trong người ra thì B bỏ chạy. A đuổi theo đâm vào
lưng B một nhát dao. B được đưa đi cấp cứu nhưng đã chết trên đường đi vì vết
thương quá nặng. Cơ quan điều tra triệu tập X đến lấy lời khai và lời khai của X
phù hợp với lời khai của ông H đã trình bày với cơ quan điều tra. Trong quá trình
hỏi cung, bị can A đã trình bày với cơ quan điều tra là do B khoẽ hơn mình mà lại
đánh mình trước nên đã không kìm chế được và cũng là để tự vệ nên A mới rút dao
ra đâm. Qua khám nghiệm hiện trường cơ quan điều tra thu được một con dao
găm, trên cán dao có dấu vân tay của A và trên lưỡi dao có dính vết máu thuộc
nhóm máu của B.

Hỏi:

a. Hãy xác định các loại phương tiện chứng minh trong vụ án nói trên.

Các loại phương tiện chứng minh trong vụ án trên là:

- Vật chứng: Con dao găm cơ quan điều tra thu được tại hiện trường có dính vết
máu thuộc nhóm máu của B.

- Lời khai của của những người tham gia tố tụng:
+Bị can A;
+Nhân chứng X
- Kết luận giám định:
+Dấu vân tay của A;
+Xác định nhóm máu dính trên dao và nhóm máu của B.
- Các biên bản lấy lời khai:
+Nhân chứng X;
+Bị can A.

b. Hãy xác định các loại chứng cứ trong các phương tiện chứng minh này.

- Chứng cứ trực tiếp: Con dao găm; vết máu thuộc nhóm máu của B; dấu vân tay
của A và lời khai của A.
- Chứng cứ gián tiếp: Lời khai của ông H và con trai tên X.

- Chứng cứ gốc: Biên bản khám nghiệm hiện trường; biên bản ghi lời khai của bị
can A; biên bản khám nghiệm tử thi; biên bản của cơ quan giám định dấu vân tay
của A và nhóm máu của nạn nhân.
- Chứng cứ thuật lại: Biên bản ghi lời khai của ông H và con trai tên X.
- Chứng cứ buộc tội: A đuổi theo và đâm vào lưng B một nhát dao; B chết trên
đường đi cấp cứu.
- Chứng cứ gỡ tội: B khõe hơn A; B đánh trước; B đấm một cú vào mặt A, khai
báo trung thực của A.

31. Thẩm phán chủ toạ phiên toà tình cờ biết được một số tình tiết của vụ án mà
mình đang xét xử. Những tình tiết này không được phản ánh trong hồ sơ vụ án
chuyển từ viện kiểm sát qua. Khi thực hiện hoạt động xét xử thẩm phán có được sử
dụng những thông tin mà mình biết được để làm chứng cứ kết luận về vụ án
không? Tại sao?

Không. Những tình tiết của vụ án được xem là chứng cứ phải được thu thập theo
một trình tự, thủ tục mà BLTTHS quy định. Việc tình cờ biết được một số tình tiết
vụ án chưa phải là chứng cứ để kết luận vụ án. Trách nhiệm thu thập thông tin,
chứng cứ là của cơ quan điều tra, viện kiểm sát trong quá trình khởi tố và truy tố
vụ án. Giới hạn của việc xét xử được quy định tại Điều 196 BLTTHS: “Tòa án chỉ
xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà viện kiểm sát truy tố và tòa
án đã quyết định đưa ra xét xử…”

32. Trinh sát HS trong quá trình phá án đã nắm được một số thông tin về tội phạm.
Những thông tin này không được phản ánh trong hồ sơ vụ án. Toà án có quyền sử

nguon tai.lieu . vn