Xem mẫu

  1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI CHÂU PHI ThS. Hồ Diệu Huyền Viện nghiên cứu châu Phi và Trung Đông TÓM TẮT: Châu Phi là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong do tai nạn đường bộ bình quân đầu người cao nhất thế giới, vượt qua cả số ca tử vong do sốt rét trong khu vực. Nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng này, chính phủ một số nước châu Phi đã xây dựng nhiều biện pháp, chính sách và bước đầu đã đem lại một số kết quả khả quan. Với bài viết này, tác giả sẽ tập trung phân tích những thách thức đối với an toàn đường bộ mà châu Phi đang phải đối mặt hiện nay, qua đó tìm hiểu về những biện pháp đảm bảo an toàn đường bộ đang được các nước trong khu vực áp dụng và hiệu quả của nó đối với việc cải thiện tình trạng tai nạn giao thông tại đây. Từ khóa: An toàn đường bộ, châu Phi, tai nạn giao thông, phương tiện tham gia giao thông, thách thức ABSTRACT: Africa has one of the highest per capita rate of road fatalities in the world, overtaking the number of malaria-related deaths in the region. In order to solve this crisis, governments of some African countries have built many measures and policies and, this has brought some positive results. In this article, the author will focus on analyzing the challenges to road safety that Africa is facing today, through which to learn about road safety measures being applied by countries in the region and its effectiveness in improving traffic accident situation here. Keywords: Road safety, Africa, traffic accidents, vehicles in traffic, challenges 1. THÁCH THỨC ĐỐI VỚI AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ TẠI KHU VỰC CHÂU PHI Tai nạn giao thông gây thiệt hại về tinh thần và kinh tế đáng kể cho cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Những tổn thất kinh tế mà mỗi cá nhân phải gánh chịu có thể phát sinh từ chi phí điều trị, khám chữa bệnh, cũng như giảm hoặc mất khả năng lao động đối với những người bị thiệt mạng hoặc tàn tật do tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, người thân của họ cũng phải dừng các hoạt động kinh tế để chăm sóc người bị thương. Các vụ va chạm giao thông đường bộ khiến các quốc gia thiệt hại trung bình 3% tổng sản phẩm quốc nội mỗi năm. Hơn 90% số ca tử vong do tai nạn giao thông đường bộ xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Chỉ chiếm 2% phương tiện giao thông trên toàn thế giới, nhưng lại chiếm 16% tổng số vụ tai nạn giao thông đường bộ, châu Phi hiện là châu lục chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng an toàn giao thông đường bộ. Trẻ em và người trong độ tuổi lao động là nhóm đối tượng chịu tác động nặng nề nhất của tai nạn giao thông. Khoảng hai phần ba số ca tử vong do thương tích giao thông đường 542
  2. bộ ở trẻ em xảy ra tại các khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, tuy nhiên khu vực châu Phi và Đông Địa Trung Hải có tỷ lệ tử vong cao nhất. Cụ thể: Tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông đường bộ ở trẻ em trên 100.000 dân theo khu vực và mức độ thu nhập quốc gia năm 2004 Đông Nam Đông Tây Châu Phi Châu Mỹ Châu Âu Á Địa Trung Hải Thái Bình Dương LMIC HIC LMIC LMIC HIC LMIC HIC LMIC HIC LMIC 19,9 8,7 7,4 7,4 5,2 8,3 18,3 17,4 4,2 8,6 Nguồn: WHO (2008), Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu: cập nhật 20041 Bên cạnh đó, trong bối cảnh gia tăng các dự án đô thị hóa, cơ giới hóa, phát triển cơ sở hạ tầng và tăng sở hữu các phương tiện giao thông, số thương vong vì tai nạn giao thông sẽ tiếp tục tăng nếu như không có những thay đổi đáng kể. Ví dụ, Ethiopia là quốc gia có số người chết và bị thương do giao thông đường bộ cao đáng báo động. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong năm 2015 với tổng số 478.837 phương tiện được đăng ký, Ethiopia có 23.837 trường hợp tử vong vì tai nạn giao thông đường bộ. Cứ 100.000 người thì có hơn 25 người thiệt mạng do va chạm trên đường. Số người thiệt mạng vì tai nạn giao thông đường bộ ở Kenya là hơn 3.000 người mỗi năm. Cứ 100.000 người thì có hơn 29 người thiệt mạng trong các vụ va chạm trên đường. Các quốc gia châu Phi khác cũng đang phải đối mặt với những vấn đề tương tự và tỷ lệ tai nạn giao thông đang gia tăng đều đặn ở nhiều quốc gia này (Moges Ayele, 2017). Trung bình chỉ có khoảng 16% các con đường tại khu vực châu Phi hạ Sahara được trải thảm nhựa. Đây là mức thấp nhất trên thế giới. Nam Phi là quốc gia phát triển tại châu Phi, nhưng tỷ lệ này cũng chỉ đạt 58%. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), chi phí vận chuyển hàng hóa tại châu Phi cao gấp hai đến ba lần so với các nước phát triển. Ngoài ra, thiệt hại về người và vật chất trong các vụ tai nạn giao thông do chất lượng hạ tầng kém ảnh hưởng không nhỏ tới chỉ số GDP (tổng sản phẩm quốc nội). Ví dụ, thiệt hại do tai nạn thảm khốc tại Uganda làm sụt giảm GDP của nước này xuống 2,7%/năm (Báo giao thông, 2015). Theo Stephen T. Odonkor (2020), nền kinh tế phát triển nhanh chóng kết hợp với sự gia tăng dân số và các chủ sở hữu phương tiện giao thông là những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông không ngừng tăng lên ở châu Phi trong thời gian qua. Tai nạn giao thông được xếp vào loại thảm họa được tạo ra bởi con người và hiện đang có xu hướng tăng nhanh cả về số lượng và mức độ ảnh hưởng. Đặc biệt, chúng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố đa chiều khác nhau, trong đó, thái độ, hành vi, niềm tin của con người được xác định là yếu tố chủ yếu. Châu Phi cũng được đánh giá là nơi có hệ thống pháp luật lỏng lẻo, các chế tài còn thiếu tính răn đe, đặc biệt là hệ thống pháp luật về an toàn giao thông nói chung và an toàn giao thông đường bộ nói riêng. Bên cạnh đó, do trình độ học vấn của người dân tại một số quốc gia, khu vực còn thấp nên việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn đường bộ 1 Số liệu này đề cập tới các đối tượng dưới 20 tuổi. HIC = Các quốc gia thu nhập cao; LMIC = Các quốc gia thu nhập thấp và trung bình 543
  3. còn gặp nhiều hạn chế. Hệ thống truyền thông cũng được đánh giá là chưa tốt và thiếu tính đồng bộ. Tỷ lệ học sinh đến trường chưa cao và còn thiếu những chương trình lồng ghép giáo dục an toàn giao thông vào trong hệ thống các trường học tại đây. Điều đó dẫn đến sự hạn chế trong trình độ nhận thức về tác hại của tai nạn giao thông và các quy định của pháp luật có liên quan về an toàn đường bộ. 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ TẠI CHÂU PHI Các biện pháp đảm bảo an toàn đường bộ tại châu Phi chủ yếu được thực hiện bởi các quỹ, các tổ chức quốc tế, do nguồn lực tại chỗ của các quốc gia trong châu lục còn nhiều hạn chế, chủ yếu phụ thuộc nhiều vào viện trợ nước ngoài. Một số quốc gia cũng xây dựng những đề án, hệ thống chính sách pháp luật nhằm hạn chế tai nạn giao thông đường bộ, tuy nhiên chúng còn thiếu tính đồng bộ, nhất quán. Vào tháng 11 năm 2009, Hội nghị Bộ trưởng đầu tiên về An toàn Đường bộ được tổ chức tại Matxcova, Liên bang Nga, đã kêu gọi Liên hợp quốc công bố Thập kỷ Hành động vì An toàn Đường bộ. Vào tháng 3 năm 2010, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết công bố Thập kỷ hành động vì an toàn đường bộ giai đoạn 2011-2020. Thập kỷ này được phát động trên toàn thế giới vào ngày 11 tháng 5 năm 2011. Hợp tác với AUC và UNECA, SSATP là một trong những tổ chức đóng góp quan trọng cho Hiến chương An toàn Đường bộ châu Phi, nền tảng của Thập kỷ Hành động vì An toàn Đường bộ ở châu Phi giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch Hành động An toàn Đường bộ châu Phi được các nguyên thủ châu Phi thông qua trong năm 2012. SSATP hỗ trợ các nước thành viên châu Phi phát triển năng lực cần thiết để quản lý và giám sát hiệu quả thách thức an toàn đường bộ tại quốc gia của họ, với các hoạt động chính như: • Tạo ra các cơ quan đầu mối chuyên trách về an toàn đường bộ và củng cố các cơ quan hiện có. • Xây dựng các chiến lược, chính sách và kế hoạch hành động an toàn đường bộ hiệu quả với các mục tiêu có thời hạn. • Nâng cao chất lượng và quản lý dữ liệu an toàn đường bộ làm cơ sở cho các can thiệp dựa trên bằng chứng. • Lồng ghép an toàn đường bộ trong các sáng kiến ​​liên quan đến giao thông và các phát triển đường mới. Đài quan sát An toàn Đường bộ Châu Phi (ARSO) là một phần trong cam kết hỗ trợ các nước thành viên châu Phi quản lý và giám sát tiến trình của họ nhằm thực hiện các mục tiêu của Thập kỷ Hành động vì An toàn Đường bộ 2011-2020 của SSATP. Đài quan sát đã góp phần thúc đẩy hợp tác quốc gia, quốc tế và lục địa để tạo ra một cơ sở dữ liệu an toàn đường bộ mạnh mẽ có thể được sử dụng để theo dõi sự tiến bộ của châu Phi trong vấn đề an toàn đường bộ và tác động đến hoạch định chính sách. SSATP cũng đã giúp Ethiopia phát triển Chiến lược An toàn Đường bộ Addis Ababa nhằm mục đích giảm một nửa số người chết và số người bị thương nặng do tai nạn giao thông đường bộ vào năm 2023 và cung cấp khả năng tiếp cận các hệ thống giao thông an toàn, giá cả phải chăng, dễ tiếp cận và bền vững cho tất cả mọi người đến năm 2030. Vào tháng 3 năm 2017, Nội các thành phố 544
  4. đã phê duyệt chiến lược và chỉ định Cơ quan Quản lý Giao thông Đường bộ Addis Ababa (AARTMA) là cơ quan chủ trì thực hiện chiến lược này. Bởi vậy, hiện nay thành phố này đã thành công trong việc ổn định về cơ bản tốc độ tăng tử vong do giao thông đường bộ (RTF), vốn luôn ổn định trong giai đoạn 2017-2018 (SSATP, 2018). Năm 2014, Ngân hàng thế giới đã làm việc với các quốc gia châu Phi nhằm cung cấp cho các quốc gia này phương tiện giao thông an toàn hơn, sạch hơn và giá rẻ hơn thông qua Quỹ An toàn Đường bộ Toàn cầu (GRSF). Quỹ này hiện đang mở rộng các nỗ lực về an toàn đường bộ. Việc mở rộng quy mô không chỉ có nghĩa là gia tăng các khoản vay của World Bank đối với các biện pháp can thiệp an toàn đường bộ mà còn là những thay đổi mang tính chuyển đổi trong cách tiếp cận của ngân hàng, bao gồm nỗ lực đa ngành và lồng ghép các thành tố an toàn vào các dự án cho vay đường bộ. Tanzania là quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng Phương pháp tiếp cận Mười bước của Hợp tác An toàn Đường bộ của Liên hợp quốc (UNRSC). Dự án Mười bước, được tài trợ chung bởi Quỹ An toàn Đường bộ Liên hợp quốc (UNRSF) và Cơ sở An toàn Đường bộ Toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (GRSF), tập hợp Chính phủ Tanzania thông qua Bộ Công trình, TANROADS và TARURA, Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc về Châu Phi (UNECA), Ngân hàng Thế giới, Liên đoàn Đường bộ Quốc tế (IRF), Hiệp hội Đường bộ Thế giới (PIARC), Chương trình Đánh giá Đường bộ Quốc tế (iRAP), Liên đoàn Đường bộ Tanzania (TARA), các tổ chức nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ và các bên liên quan trong ngành. Khung Kế hoạch Mười bước đã được các đối tác Hợp tác về An toàn Đường bộ của Liên hợp quốc (UNRSC) xây dựng để hỗ trợ các quốc gia đang tìm cách thực hiện các sáng kiến liên quan đến “Cải thiện an toàn của cơ sở hạ tầng đường bộ và mạng lưới giao thông rộng lớn hơn”, Công ước của Liên hợp quốc về Giao thông Đường bộ và Đường bộ Biển báo và Tín hiệu và việc đạt được các Mục tiêu Toàn cầu 3 và 4 đã được các Quốc gia Thành viên Liên Hợp Quốc nhất trí cho các con đường mới và hiện có an toàn hơn (iRAP, 2021). Một trong số các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ tai nạn giao thông là các điều kiện về đường xá, trong đó đặc biệt là hành lang an toàn giao thông đường bộ. Chất lượng khai thác của một tuyến đường có liên quan chặt chẽ đến khả năng gây ra sự cố tai nạn cho các phương tiện giao thông trên đường. Theo nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế thế giới thì đầu tư tài chính vào cơ sở hạ tầng giúp tạo lợi nhuận gần như lập tức. Mỗi 1 USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ góp phần tạo ra 0,25 USD GDP hàng năm. Đầu tư vào hạ tầng giao thông sẽ mang về lợi nhuận đủ để hoàn vốn trong vòng bốn năm. Cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ làm tăng chi phí giao thông, lợi nhuận giảm sút. Ngược lại, hạ tầng tốt sẽ giúp thúc đẩy cạnh tranh, mở đường cho sự phát triển vững mạnh của kinh tế - xã hội... WB cho biết, tăng cường toàn diện cơ sở hạ tầng sẽ giúp nền kinh tế phát triển 2%/ năm. Chính vì vậy, nhiều năm gần đây, Chính phủ các nước châu Phi quan tâm đầu tư cho hạ tầng giao thông như một trong những giải pháp thoát nghèo. Theo báo cáo “Xu hướng xây dựng của châu Phi” do Công ty Kiểm toán quốc tế Deloitte thực hiện, đầu tư vào các dự án lớn của châu Phi tăng 46% (326 tỷ USD) trong năm 2014 so với cùng kỳ năm trước, trong đó các dự án giao thông được đầu tư mạnh nhất. Một thập kỷ qua, hệ thống đường bộ của châu Phi được phát triển thêm trung bình 7.500 km/năm - tăng mạnh so với nhiều thập kỷ trước đó. Trong số đó, các nước phát triển đường bộ nhanh nhất là Tanzania và Lesotho, với mức 545
  5. tăng trung bình tương ứng 15% và 24% - theo nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Phi (Báo giao thông, 2015). Năm 2016, một số quốc gia châu Phi như: Nam Phi, Angola, Mozambique, Zambia, Namibia, Zimbabwe và Botswana - đã thống nhất thiết lập mạng lưới giao thông vận tải đường bộ và hàng hải chung, nối liền các nước thành viên, nhất là các thành phố lớn, khu vực kinh tế trọng điểm, địa điểm du lịch nổi tiếng..., đồng thời hỗ trợ xây dựng hạ tầng cơ sở về giao thông, thiết lập hệ thống cước phí vận chuyển chung dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế nhưng có xem xét đến tình hình cụ thể của mỗi nước, nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển kinh tế, thu hút đầu tư và giao lưu thương mại tại khu vực nhiều tiềm năng này. * Nhận xét Trong bối cảnh nhu cầu giao thông vận tải tại châu Phi tăng mạnh những năm gần đây, với khối lượng chuyên chở hành khách và hàng hóa tăng gấp đôi và xu hướng này được dự báo có thể tăng đáng kể trong những năm tới. Đặc biệt, các nước mới nổi và phát triển như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Ấn Độ, đang mở rộng đầu tư và thúc đẩy kinh tế, thương mại với khu vực Nam châu Phi, nên việc đảm bảo an toàn giao thông đường bộ sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp địa phương tăng cường liên doanh, liên kết, nhất là tạo ra các trung tâm kinh tế, thương mại và đầu tư khu vực trong tương lai. Ngành giao thông vận tải là yếu tố cần thiết để giảm nghèo và thúc đẩy thịnh vượng tại đây thông qua việc hỗ trợ mở rộng khả năng tiếp cận việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, kết nối hàng hóa và dịch vụ với các thị trường. Nó cũng được coi là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng ở các nước châu Phi, nơi 90% người dân và hàng hóa được di chuyển bằng đường bộ (World bank, 2014). Từ kinh nghiệm của các nước châu Phi, có thể rút ra một số bài học về thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đường bộ như: đầu tư vào cơ sở hạ tầng (bao gồm cả xây dựng mới và duy trì hoạt động bảo trì các công trình hiện có) kết hợp với việc quy hoạch sử dụng đất hợp lý; cải thiện các tính năng an toàn của phương tiện tham gia giao thông; cải thiện chăm sóc các nạn nhân sau tai nạn giao thông; thiết lập và thực thi các chế tài, hệ thống văn bản pháp luật mang tính răn đe cao, kết hợp với tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của người dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo Giao thông (2015), Châu Phi đầu tư giao thông để thoát nghèo, tại địa chỉ: https://www.baogiaothong.vn/chau-phi-dau-tu-giao-thong-de-thoat-ngheo-d101775.html, truy cập ngày 13/4/2021 2. iRAP (2021), Kế hoạch Mười bước cho Cơ sở hạ tầng Đường An toàn hơn bắt đầu ở Tanzania, tại địa chỉ: https://www.irap.org/vi/2021/03/the-ten-step-plan-for-safer-road- infrastructure-kicks-off-in-tanzania/, truy cập ngày 13/4/2021 3. Stephen T. Odonkor, Hugues Mitsotsou-Makanga, Emmanuel Nene Dei (2020), Road Safety Challenges in Sub-Saharan Africa: The Case of Ghana, Journal of Advanced Transportation, Volume 2020. 546
  6. 4. SSATP (2018), Of road safety in Africa, https://www.ssatp.org/topics/road- safety#:~:text=Africa’s%20Road%20Safety%20Challenge&text=Despite%20being%20 the%20least%20motorized,as%20pedestrians%2C%20cyclists%20and%20motorcyclists, truy cập ngày 13/4/2021Changing the Figures 5. World bank (2014), Tackling the Road Safety Crisis in Africa, https://www.worldbank. org/en/news/feature/2014/06/06/tackling-the-road-safety-crisis-in-africa, truy cập ngày 13/4/2021 6. World health orgznization, Decade of Action for Road Safety 2011-2020, https:// www.afro.who.int/health-topics/road-safety, truy cập ngày 13/4/2021 7. WHO (2008), Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu: cập nhật 2004 547
nguon tai.lieu . vn