Xem mẫu

  1. Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư… Chương 2 Đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài về môi trường kinh doanh Hà Nội Phạm Thị Huyền 10 Diễn đàn Phát triển Việt Nam và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân MỞ ĐẦU Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Invesment - FDI) đã và đang được xem xét là một trong những nguồn lực quan trọng đem đến một làn gió mới, một động lực mới thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, đặc biệt tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, dòng vốn này không tự nhiên mà có, nó phụ thuộc vào sức hấp dẫn của địa phương, thể hiện qua các yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khoáng sản cùng với cơ chế, chính sách, con người và các vấn đề xã hội khác của địa phương đó. “Làm thế nào để thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài” đã và đang được đặt ra như một vấn đề lớn với không chỉ các bộ ngành mà còn là dấu hỏi lớn cho từng địa phương ở Việt Nam. Hà Nội, với vị thế là Thủ đô - trung tâm văn hóa - kinh tế và cũng là một trong những điểm nhấn chủ yếu của dòng FDI vào Việt Nam trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, dòng vốn này vẫn “chưa xứng tầm” của Hà Nội. Dưới góc nhìn marketing, chúng tôi cho rằng, mỗi nhà đầu tư/quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ có nguồn lực nhất định và do đó, họ có mục tiêu và định hướng riêng 10 Nghiên cứu được thực hiện vào nửa cuối năm 2005 trong Chương trình Hỗ trợ Hà Nội xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô. Xin trân trọng cảm ơn GS. Kenichi Ohno, giám đốc dự án VDF, TS. Phạm Hồng Chương cùng các đồng nghiệp, đại diện Đại sứ quán Úc, ĐSQ Luxembourg, ĐSQ Hoa Kỳ, Kotra, JETRO, Trung tâm văn hoá và kinh tế Đài Bắc và các doanh nghiệp FDI đã giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này. 23
  2. Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội khi tìm kiếm cơ hội đầu tư ở một địa phương khác. Để đưa các nhà đầu tư đến với địa phương, cần thiết phải khám phá nhu cầu, mong muốn cũng như thế mạnh và mục tiêu của họ. Đồng thời, tìm hiểu đánh giá của họ về Hà Nội cần được xem là cơ sở xây dựng chính sách thu hút và quản lý dòng vốn này để vừa khai thác được những lợi ích nhưng vẫn hướng tới một môi trường phát triển bền vững với một xã hội tốt đẹp hơn. Nghiên cứu này tổng hợp việc thực hiện chính sách thu hút FDI trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu và cạnh tranh với các tỉnh thành khác, đồng thời so sánh đánh giá của các nhà đầu tư từ các quốc gia khác nhau về môi trường đầu tư Hà Nội Ngoài phần mở đầu và kết luận, chương này cấu thành bởi các nội dung chính sau: Phần đầu tiên trình bày một số khái niệm tổng quan về marketing địa phương và ảnh hưởng của nó tới dòng vốn FDI. Phần thứ hai mô tả dòng vốn FDI vào Việt Nam cũng như vào Hà Nội trong thời gian qua. Phần thứ ba trình bày đánh giá chung về môi trường đầu tư Hà Nội của các nhà nghiên cứu, của lãnh đạo thành phố Hà Nội và của các nhà đầu tư tham gia vào chương trình nghiên cứu này. Phần thứ tư là kết quả nghiên cứu về chính sách marketing địa phương của Hà Nội, so sánh giữa đánh giá của các nhà đầu tư từ các quốc gia khác nhau về môi trường đầu tư Hà Nội. Cuối cùng, phần kết luận sẽ trình bày đánh giá chung của VDF về các chương trình marketing của Hà Nội đồng thời đề xuất một số gợi ý xây dựng chiến lược thu hút FDI hiệu quả hơn nữa cho Thủ đô. 1. Tổng quan về marketing địa phương Khái niệm Marketing là một khái niệm, một triết lý được chia sẻ bởi các doanh nhân, các nhà nghiên cứu và các chính khách trên hầu khắp các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Nguyên lý cơ bản nhất của marketing chính là hiểu biết nhu cầu và ước muốn của khách hàng và sử dụng phương pháp hiệu quả nhất để đáp ứng chúng. Đóng góp của marketing với các tổ chức/doanh nghiệp chính là khả năng đề xuất phương pháp sử dụng một cách hiệu quả nhất những nguồn lực hữu hạn để thực hiện những mục tiêu chung đã xác định. Marketing hướng tới việc tạo ra các giải pháp giúp khách hàng giải quyết những vấn đề mà họ gặp phải. Trong 24
  3. Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư… marketing, các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau qua giá trị lợi ích, qua giải pháp chứ không phải qua sản phẩm cụ thể. Ngày nay, nguyên lý này đã trở thành triết lý trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị hay xã hội. Marketing đã thể hiện được vai trò của mình trong việc giúp cho các địa phương thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, đặc biệt là vốn FDI nhằm phát triển kinh tế địa phương. Marketing địa phương là tập hợp các chương trình hoạt động được địa phương thực hiện nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh và phát triển kinh tế 11 . Các chương trình hoạt động đó bao gồm (i) Hoàn thiện toàn diện cách thức, thủ tục cũng như nhận thức về vai trò và chức năng của các cơ quan chính quyền, (ii) Sử dụng một cách có hiệu quả các công cụ khuyến khích tài chính, (iii) Tái cấu trúc tổ chức theo cách có thể kiểm soát tốt hơn, qua đó xây dựng cho địa phương một hình ảnh mới triển vọng hơn, hấp dẫn hơn. Những chương trình marketing nhằm tạo cho địa phương những đặc tính khác biệt “nhân tạo” chứ không phải những yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên. Các chương trình marketing hiệu quả sẽ giúp địa phương trở nên hấp dẫn hơn trong đánh giá của các nhóm khách hàng mục tiêu --- nhà đầu tư, của các chính khách đủ tâm và tài, các du khách có khả năng chi trả và những công dân được đào tạo chuyên môn. Nói cách khác, marketing địa phương là hệ thống các chương trình hành động chủ động nhằm thay đổi được tình trạng kinh tế xã hội của địa phương theo chiều hướng tốt hơn. Trong marketing địa phương, địa phương được xác định là một khu vực địa lý được giới hạn bởi sự phân định địa giới hành chính hay địa hình tự nhiên. Địa phương có thể là một xã, một huyện, một tỉnh, một vùng, một quốc gia hay một khu vực. Mỗi địa phương có những đặc điểm cụ thể về văn hóa, lịch sử, truyền thống được đặc trưng bởi hành vi dân cư sống ở đó. Điều hành địa phương là một hệ thống chính quyền với các cơ chế lập pháp, hành pháp và tư pháp. Địa phương muốn phát triển phải có các cơ quan, doanh nghiệp tạo ra của cải vật chất và công ăn việc làm cho dân cư ở đó. Một địa phương có những thuộc tính tâm lý, ảnh hưởng tới cách hành vi quan hệ giữa những người ở địa phương đó với nhau và với những người ngoài địa phương. 11 Young Florida State University, USA, http://www.egs.mmu.ac.uk 25
  4. Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội Marketing địa phương không phải là một khái niệm mới trên thế giới. Các quốc gia phát triển đã tăng trưởng nhờ việc xây dựng được một chương trình marketing hiệu quả, tạo dựng được bản sắc quốc gia trong cộng đồng thế giới mở. Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu như ngày nay, mỗi địa phương cần thực hiện một kế hoạch marketing mang tính chiến lược, tận dụng những tiến bộ mà địa phương khác đã thực hiện nhằm phát triển một cách hiệu quả nhất. Nguyên lý của marketing địa phương là sử dụng kết hợp các nguồn lực bên trong và bên ngoài để tạo ra nhiều lợi ích hơn. Nguồn lực bên ngoài đến từ chính những khách hàng mà địa phương muốn hướng tới. Do vậy, trước tiên, địa phương phải xác định khách hàng mục tiêu; qua đó lựa chọn chiến lược định vị phù hợp với điều kiện và khả năng của mình hướng tới khách hàng đã lựa chọn. Chủ thể thực hiện marketing địa phương chính là những tác nhân tham gia vào hoạt động marketing, bao gồm tất cả các tổ chức và cá nhân sống và làm việc tại địa phương. Chính quyền địa phương sẽ là người khởi xướng, chịu trách nhiệm quy hoạch và phát triển địa phương. Hệ thống quản lý công, các chính sách và định hướng phát triển của chủ thể ảnh hưởng lớn tới nhận thức của khách hàng về địa phương. Các tổ chức, doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân chịu trách nhiệm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đảm bảo thỏa mãn nhu cầu xã hội nói chung và khách hàng mục tiêu nói riêng. Thái độ phục vụ, chất lượng dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Cách sống, làm việc và xử sự của cư dân địa phương ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh của địa phương. Đội ngũ ăn xin, trộm cắp vặt, nạn bán hàng rong hay thậm chí hành vi xả rác bừa bãi cũng làm cho địa phương mất đi sức hấp dẫn với khách hàng. Khách hàng của marketing địa phương chính là những đối tượng mà địa phương muốn hướng tới. Có bốn loại khách hàng mà một địa phương có thể hướng tới: (i) Du khách - những người đến với địa phương với mục tiêu tham quan, nghỉ ngơi, khảo sát hoặc thăm thân, (ii) Người lao động và thân nhân của họ 12 - những người góp phần tạo ra của cải vật chất và tạo nên phong cách của một địa phương, (iii) Nhà đầu tư 13 - những người chủ trương tạo ra của cải vật chất tại địa phương bằng việc sử dụng và kết hợp có hiệu quả nguồn lực, trí tuệ và công nghệ của họ mang tới với nguồn lực của địa phương, và (iv) Thị trường xuất 12 Không thể chỉ thu hút người lao động bởi thuộc tính gia đình và xã hội của con người 13 Nhà đầu tư sẽ đi cùng với những người ủng hộ họ, gia đình và đối tác 26
  5. Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư… khẩu - những tổ chức và cá nhân ở địa phương khác có nhu cầu về những sản phẩm mà địa phương có thể tạo ra. Mỗi loại khách hàng có thể lại bao gồm nhiều nhóm nhỏ khác nhau với khả năng đem lại lợi ích cho địa phương là khác nhau. Mỗi địa phương có thể lựa chọn cho mình một vài nhóm khách hàng để tiếp cận và tăng cường khả năng thu nhận nguồn lực đó để tối đa hóa lợi ích cho địa phương mình. Sau khi lựa chọn khách hàng mục tiêu, vấn đề quan trọng mà địa phương cần làm định hướng cho chiến lược marketing trên mỗi đoạn thị trường mục tiêu là định vị bản sắc và hình ảnh địa phương. Định vị liên quan đến việc địa phương muốn khách hàng nghĩ về địa phương mình như thế nào? Việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu là không thể thiếu để lựa chọn hình ảnh định vị cho phù hợp. Chiến lược định vị sẽ quyết định các hoạt động mà địa phương thực hiện nhằm thu hút khách hàng, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài. Bản sắc và hình ảnh địa phương không tự nhiên mà có. Nó phụ thuộc vào kiến trúc thượng tầng, cơ sở hạ tầng cùng con người và tổ chức ở địa phương đó. Trong môi trường toàn cầu, các địa phương cần cải thiện và nâng cấp hệ thống giáo dục, đào tạo cũng như nỗ lực xuất khẩu, huy động những nguồn lực cơ bản của địa phương để có thể vượt qua được các trở ngại và khó khăn của toàn cầu hóa. Trong thiên niên kỷ mới, sẽ có những địa phương thành công và phát triển ngày một nhanh. Ngược lại, cũng sẽ có những địa phương không thành công và phát triển chậm hơn. Tất nhiên, không thể phủ nhận một thực tế, những địa phương đi sau cũng sẽ lại “rút kinh nghiệm” và cũng sẽ tham gia vào “guồng máy phát triển của xã hội”. Một số địa phương có thể giàu có hơn vì may mắn có được vị trí thuận lợi; có địa phương giàu tiềm năng phát triển nhờ những nguồn lực sẵn có mà chưa cần có một chiến lược marketing toàn diện. Tuy nhiên, các yếu tố môi trường thường xuyên biến đổi, quy luật đào thải không bỏ qua bất cứ ai, bất kỳ sự vật, hiện tượng hay địa phương nào. Thực tế cho thấy, các địa phương biết áp dụng những nguyên tắc cơ bản của marketing trong xây dựng chiến lược phát triển của mình 27
  6. Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội luôn có cơ hội thành công cao hơn, cho dù nguồn lực tự nhiên vốn có không quá nhiều 14 . Marketing địa phương trong việc thu hút FDI Vốn đầu tư từ bên ngoài luôn là một trong những nguồn lực quan trọng và cần thiết để phát triển các điều kiện kinh tế địa phương. Chúng ta có thể chỉ ra một số những ảnh hưởng tích cực của vốn đầu tư từ bên ngoài tới phát triển kinh tế xã hội một địa phương: Là một nguồn lực quan trọng, tăng cường dòng tài chính thúc đẩy phát - triển kinh tế địa phương: Xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin và các điều kiện căn bản khác cho phát triển kinh tế; Tiếp nhận công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản trị: Theo thời gian, những - công nghệ và kỹ năng này được chuyển giao dần cho các nhà quản lý và dân cư địa phương; Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, đảm bảo cuộc sống - cho nhiều người khác có liên quan; Giúp cho sản phẩm và nhân lực của địa phương tiếp cận với thị trường - quốc tế tốt hơn với khả năng cạnh tranh cao hơn. Cũng giống như các chiến lược marketing khác, marketing địa phương nhằm thu hút FDI là sự kết hợp của 4 công cụ marketing - mix -- 4Ps cơ bản: Sản phẩm – Products; Giá cả - Price; Kênh phân phối - Place; và Truyền thông marketing – Promotion. Tuy nhiên, yếu tố sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Sản phẩm ở đây không được xem xét một cách đơn giản là các chính sách mà nó cần được hiểu là môi trường đầu tư. Tất cả những gì mà nhà đầu tư nhận được từ địa phương, cả những yếu tố khách quan (cứng) như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên và những yếu tố chủ quan (mềm) như chính sách, cơ chế, thái độ và trình độ nhân lực. Khái niệm giá cả trong marketing địa phương rộng hơn khái niệm giá cả với các sản phẩm thông thường. Giá cả là tất cả các loại chi phí liên quan đến quá trình 14 Kotler, Rein and Haider (1999a: 4), Marketing Place Europe, Prentice Hall 28
  7. Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư… đầu tư mà nhà đầu tư phải bỏ ra để nhận được những sản phẩm mà địa phương cung cấp cho họ. Nhà đầu tư quan tâm tới cả những chi phí chính thức và chi phí không chính thức khi kinh doanh tại địa phương. Đôi khi những chi phí không chính thức trở thành yếu tố cản trở quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư. Những chi phí này phát sinh từ chính những “yếu tố sản phẩm” mà địa phương cung cấp. Chính vì vậy, các nhà đầu tư thường đánh đồng yếu tố giá vào trong sản phẩm. Giá cả trong marketing địa phương phụ thuộc phần lớn vào sản phẩm địa phương cung cấp cho khách hàng. Kênh phân phối ở đây không nên hiểu là địa điểm hay quyết định về việc phân phối sản phẩm mà nó phản ánh việc nhà đầu tư có nhận được những giá trị lợi ích mà địa phương cam kết cung cấp hay không. Rõ ràng, nếu kênh phân phối không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả thì mọi nỗ lực marketing sẽ trở nên vô nghĩa; sản phẩm không thể đến được với khách hàng. Tuy nhiên, kênh phân phối với marketing địa phương lại phụ thuộc vào chủ thể của địa phương và phụ thuộc cả vào nhà đầu tư nữa. Do đó, về mặt bản chất, nó lại thuộc về sản phẩm. Nếu sản phẩm trong marketing địa phương được nhà đầu tư nhận định tốt thì có nghĩa là kênh phân phối đã hoạt động hiệu quả. Truyền thông nhằm thu hút FDI thể hiện ở phương thức mà địa phương thông tin đến cho các nhà đầu tư mục tiêu về những gì địa phương đã và đang làm giúp họ đạt được mục tiêu. Việc truyền thông phải làm sao để nhà đầu tư nhận thức chính xác môi trường đầu tư của địa phương, rằng họ có thể nhận được gì khi đầu tư vào địa phương và họ phải làm gì để nhận được lợi ích đó. Việc quảng bá qua các báo, tạp chí quốc tế, qua mạng internet, qua văn học, qua khách du lịch, hay tham gia hội thảo, triển lãm đầu tư là những công việc mà địa phương nên làm để xúc tiến đầu tư. Bên cạnh đó, hành vi của các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng tạo nên hình ảnh của địa phương trong nhận thức của nhà đầu tư; nó cũng cần được coi là một phương thức truyền thông trong marketing địa phương. Trước kia, các địa phương thường tìm cách phát huy các nguồn lực tự nhiên nhằm đạt được mục tiêu định lượng trong thu hút vốn FDI mà thiếu đi sự quan tâm tới nhu cầu của nhà đầu tư. Ngày nay, với mục tiêu phát triển bền vững, các 29
  8. Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội quyết định marketing của địa phương xuất phát từ nhu cầu của chính nhà đầu tư 15 nhưng đồng thời, các địa phương cũng quan tâm nhiều hơn tới ảnh hưởng liên vùng cũng như bảo vệ môi trường. 2. Tình hình dòng vốn FDI vào Việt Nam và Hà Nội Xu hướng dòng vốn FDI trên thế giới Theo Báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD, dòng vốn FDI trên toàn thế giới có dấu hiệu phục hồi trong năm 2004 kể từ sau khi đạt mức 1.400 tỷ USD năm 2000 nhưng giảm liên tục ba năm sau đó. Năm 2003, tổng dòng FDI trên toàn cầu chỉ đạt 653 tỷ USD. Năm 2004, theo tính toán của UNCTAD, FDI toàn cầu đạt mức 755 tỷ USD so với 633 tỷ USD năm 2003. Châu Á vẫn là miền đất hấp dẫn nhất thế giới với các nhà đầu tư, hiện đang tiếp nhận lượng vốn FDI nhiều nhất trong số các nước đang phát triển. Trong đó, các nước giàu tài nguyên trở nên hấp dẫn và thu hút được nhiều FDI hơn. Trung Quốc đứng đầu danh sách 10 nước tiếp nhận FDI nhiều nhất thế giới năm 2003, tiếp đến là Hồng Kông, Singapore, Ấn Độ và Hàn Quốc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện, hội nhập khu vực đã khuyến khích đầu tư liên khu vực và thúc đẩy các công ty xuyên quốc gia tham gia vào khu vực này. FDI vào Đông Nam Á vẫn tăng nhanh cho dù khu vực này chịu ảnh hưởng không nhỏ của dịch bệnh SARS. Dòng vốn FDI tập trung chủ yếu vào một số ngành như dịch vụ, thiết bị điện và điện tử, phương tiện cơ giới. 15 Ai Len là quốc gia đã rất thành công trong việc thu hút FDI với tôn chỉ này. Lượng vốn FDI của họ thu hút được tính trên đầu người ở đây là 100.000 USD/người. Để có được kết quả như vậy, ủy ban đầu tư nước ngoài của họ đã ứng dụng một chiến lược marketing khôn khéo. Họ tiếp cận một cách trực tiếp tới hơn 700 tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới và bằng các câu hỏi “Ai Len phải làm gì để họ đến đầu tư?” Khi có câu trả lời, họ về nước xem có thể được là đáp ứng ngay. Chính vì vậy, cho dù Ai Len không phải là điểm đến đầu tiên các nhà đầu tư nghĩ tới nhưng lại là lựa chọn cuối cùng của rất nhiều nhà đầu tư lớn. Năm 2005, Ai Len được đánh giá là quốc gia có khả năng cạnh tranh cao nhất châu Âu, trên cả Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Sỹ và Luxembourg. 30
  9. Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư… Dòng vốn FDI vào Việt nam trong những năm gần đây Cùng với xu hướng dòng FDI đang chuyển dịch dần tới các quốc gia có chi phí thấp, giàu tài nguyên thiên nhiên, dòng vốn FDI vào Việt nam cũng đang dần hồi phục. Thực tế, trong gần 2 thập kỷ đổi mới, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã trải qua 3 giai đoạn 16 . Biểu đồ 1: Dòng vốn đầu tư mới vào Việt nam qua các thời kỳ Vốn đăng ký 10 900 Số dự án (tỷ USD) 9 800 8 700 7 600 6 500 5 400 4 300 3 200 2 100 1 0 0 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Lượng vốn đăng ký Vốn thực hiện Số dự án (hiển thị trên cột bên phải) Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006 [ Giai đoạn thứ nhất, từ 1988 đến 1996 - thời kỳ mở đầu với mức đầu tư thấp nhưng tăng liên tục. Trong 9 năm này, có 1.998 dự án với số vốn đăng ký đạt 30,395 tỷ USD, chiếm 48,2% tổng vốn đăng ký cho đến nay. Bình quân mỗi năm FDI đạt 3.377,2 triệu USD. 16 Tất cả số liệu trong báo cáo này được thu thập từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, www.mpi.gov.vn 31
  10. Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội Giai đoạn thứ hai từ năm 1997- 2002, số vốn đăng ký mới và bổ sung đã liên tục sụt giảm. Trong 6 năm này, 2.695 dự án được cấp phép mới, với tổng vốn đăng ký mới và bổ sung đạt 10.9 tỷ USD, bình quân đạt 1.8 tỷ USD mỗi năm. Giai đoạn thứ ba tính từ năm 2003 đến nay, số vốn đăng ký mới và bổ sung đã liên tục tăng lên; trong giai đoạn này đã có 1.920 dự án được cấp phép mới, với tổng vốn đăng ký mới và bổ sung đạt 12.6 tỷ USD, bằng 41,3% so với 9 năm đầu và cao hơn tổng vốn trong 6 năm từ 1997-2002, bình quân hàng năm đạt hơn 4 tỷ USD, cao nhất trong 3 giai đoạn. Có thể thấy rằng, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt nam nói chung hiện nay đang tăng lên theo thời gian cả về số lượng các dự án lẫn tổng lượng vốn đầu tư. Tính đến nay, Việt Nam đã thu hút được những dự án mới có quy mô vốn lớn, nhiều dự án đang hoạt động xin tăng vốn. Trong đó, vốn đầu tư đăng ký tập trung chủ yếu trong công nghiệp và dịch vụ. Cho dù tốc độ tăng trưởng không giống nhau nhưng thực tế, lượng vốn đầu tư và cả số lượng dự án đăng ký đầu tư vào Việt Nam đã và đang tăng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn thực hiện tương đối thấp, chỉ đạt khoảng 49%. Việt Nam đã hấp dẫn được một số nhà đầu tư quy mô lớn với tổng số vốn đăng ký cao như dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển CDMA của Luxembourg với số vốn đăng ký lên đến 665 triệu USD. Hơn nữa, rất nhiều dự án xin tăng vốn đầu tư ở Việt Nam, đặc biệt trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Bảng 1 cho thấy, Tp.HCM là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 1.834 dự án và lượng vốn đăng ký lên tới 12,2 tỷ USD, tính đến thời điểm tháng 3/2006. 32
  11. Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư… Bảng 1: Một số địa phương có lượng vốn FDI lớn nhất tính đến 3/2006 Đơn vị tính: Triệu USD Thành phố Số dự án Tổng vốn Vốn chủ sở Vốn thực hiện đăng ký hữu 1 Tp.HCM 1.834 12.208 5.856 6.058 2 Hà Nội 646 9.227 3.948 3.385 3 Đồng Nai 696 8.442 3.316 3.831 4 Bình Dương 1.055 4.933 2.057 1.855 5 BR-VT 120 2.892 1.031 1.250 6 Hải Phòng 185 2.010 840 1.228 7 Dầu khí ngoài khơi 27 1.891 1.384 4.556 8 Vĩnh Phúc 93 765 302 414 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006 Bảng 2 sau đây liệt kê 9 nhà đầu tư lớn tại Việt Nam, trong đó, 5 quốc gia Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông có lượng vốn đăng ký lớn nhất. Các nhà đầu tư từ Hoa Kỳ, Úc hay Luxembourg đang có xu hướng tăng lên với lượng vốn đầu tư tập trung chủ yếu vào hai năm gần đây. Cùng với đó là sự dịch chuyển dòng FDI từ Nhật tới Trung Quốc sang Việt Nam do xu hướng bài xích hàng Nhật đã và đang tạo cơ hội cho Việt nam tiếp nhận dòng vốn FDI đầy tiềm năng, cả về số lượng và chất lượng của các dự án đầu tư. Lượng vốn đầu tư từ Luxembourg vào Việt Nam tăng nhanh trong 2 năm gần đây nhưng hầu hết trong số đó là vốn trung chuyển từ các công ty mẹ đầu tư vào Luxembourg và một phần dòng vốn đó được chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam. Theo nhận định của Trung tâm thông tin và dự báo quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UNCTAD, Ngân hàng Thế giới... năm 2005, Việt Nam là một trong mười nước châu Á có tiềm năng nhất trong thu hút FDI, trên Thái Lan một bậc. Điều đó chứng tỏ, cộng đồng doanh nhân thế giới có đánh giá tốt về môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Khả năng thu hút FDI của Việt nam không chỉ dừng lại 33
  12. Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội ở mức trên 2 tỷ USD như năm 2005, dù đã có cải thiện so với 2 năm trước. Tiềm năng FDI vào Việt Nam là trên mức 5 tỷ USD/năm. Bảng 2: Lượng vốn đầu tư từ một số nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam tính đến tháng 8 năm 2005 Đơn vị tính: triệu USD Tổng số vốn Vốn chủ sở Vốn thực Quốc tịch Số dự án đăng ký hữu hiện 1 Đài Loan 1.422 7.769 3.364 2.830 2 Singapore 403 7.610 2.831 3.620 3 Nhật Bản 600 6.289 2.860 4.670 4 Hàn Quốc 1.064 5.338 2.307 2.590 5 Hồng Kông 360 3.728 1.576 1.986 6 Trung Quốc 357 739 409 183 7 Hoa Kỳ 265 1.456 750 746 8 Úc 115 664 297 342 9 Luxembourg 15 810 726 21 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006 Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Hà Nội Vốn đầu tư nước ngoài vào Hà Nội bắt đầu từ năm 1989 và đạt mức kỷ lục năm 1996, sau đó giảm dần đến năm 2000. Từ sau năm 2000, lượng vốn FDI vào Hà Nội bắt đầu tăng chậm trở lại. Năm 2005 là năm khởi sắc nhất của Hà Nội trong thu hút FDI với tổng số dự án đăng ký là 113, lượng vốn đăng ký mới xấp xỉ 1,2 tỷ USD. Số dự án đầu tư nước ngoài tại Hà Nội đến tháng 3/2006 đạt tới 634 với tổng số vốn đăng ký đạt 9,32 tỷ USD. Năm 2005 là năm Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bảng sau đây thể hiện tổng quan dòng vốn đầu tư vào Hà Nội tính tới tháng 1/2006. Có tới 59% số vốn đăng ký vào các ngành dịch vụ với các hoạt động cụ thể như phát triển hệ thống bưu chính viễn thông, văn phòng, khách sạn, khu vui chơi, ngân hàng, bảo hiểm và các dịch vụ công nghiệp khác. Vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp chiếm 38.9%, tập trung chủ yếu vào phát triển hạ tầng cơ sở, phát triển khu công nghiệp, sản xuất ô tô, xe máy, các ngành công nghệ cao và may mặc. Dưới 3% là lượng vốn đầu tư vào 34
  13. Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư… lĩnh vực nông lâm, tập trung vào sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến và nuôi trồng thủy sản nước ngọt, cung ứng hạt giống lai cho sản xuất nông sản rau quả. Bảng 3: Tổng quan về tình hình thu hút FDI trên địa bàn Hà Nội tính đến tháng 3 năm 2006 Số dự án còn hiệu lực 646 dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký 9,3 tỷ USD Vốn đầu tư thực hiện 3,3 tỷ USD Quan hệ hợp tác với 42 quốc gia và vùng lãnh thổ Tổng doanh thu 12 tỷ USD Kim ngạch xuất khẩu 3.25 tỷ USD Tạo việc làm cho 48,000 người Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, 2006 Những chỉ số FDI vào Hà Nội Lượng vốn đầu tư vào Hà Nội tăng dần từ 1989 và đạt đỉnh cao năm 1996. Do khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, FDI giảm đột ngột và tiếp tục giảm dần cho tới năm 2000, tổng FDI mới đầu tư vào Hà Nội chỉ còn khoảng 100 ngàn USD (bằng khoảng 4% so với năm 1996). Biểu đồ 2: Tình hình thực hiện vốn FDI tại Hà Nội qua các năm Tổng vốn 3000 120 Số đăng ký dự á n (tỷ USD) 2500 100 2000 80 1500 60 1000 40 500 20 0 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng vốn đăng ký Vốn thực hiện Số dự án Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006 35
  14. Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội Bảng 4 sau đây thể hiện tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Hà Nội qua các thời kỳ trong mối quan hệ với vốn FDI vào Việt Nam. Tỷ lệ số dự án đầu tư vào Hà Nội đang có xu hướng giảm sút nhưng thay vào đó, tỷ trọng vốn đầu tư lại tăng lên do các dự án đầu tư vào Hà Nội ngày càng lớn hơn, vào các lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao hơn. Bảng 4: Thu hút đầu tư nước ngoài của Hà Nội so với cả nước qua các thời kỳ Số dự án Vốn đăng ký (1000 USD) Giai đoạn Cả Hà Tỷ Tỷ Cả nước Hà Nội nước Nội trọng trọng 1988-1990 213 12 5,6% 1.793.000 343.258 19,1% 1991-1995 1.330 203 15,2% 16.683.000 3.332.045 20% 1996-2000 1.672 227 13,5% 20.623.000 4.672.000 22,6% 2001-2005 3.522 322 9% 10.629.000 2.964.000 27,8% Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, 2006 Luồng vốn FDI và hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Hà Nội đóng một vai trò quan trong trong phát triển kinh tế địa phương cũng như có đôi chút tác động tích cực tới phát triển kinh tế liên vùng 17 . Bảng 5 thể hiện đóng góp của bộ phận FDI vào phát triển kinh tế địa phương. Bảng 5: Đóng góp của khối FDI vào phát triển kinh tế Hà Nội Hạng mục 1990-1995 1996-2000 2001-2005 Đầu tư xã hội 45% 26% 15% Giải quyết việc làm 23% 15% 10% Kim ngạch xuất khẩu 28% 46% 21% Nộp ngân sách 12% 15% 10% Giá trị sản xuất công nghiệp 30% 41% 34% Đóng góp GDP 17% 23% 15% Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, 2006 17 Xin tham khảo thêm vấn đề này ở Chương 6 – TS. Lê Hà Thanh 36
  15. Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư… Tính đến tháng 3/2006, có 42 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Hà Nội, đứng đầu là Singapore với tổng số vốn đăng ký là 2,530 tỷ USD trong 42 dự án; tiếp đến là Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhóm tiếp theo là Úc, Thái Lan, Hồng Kông, Thụy Sĩ và Pháp. Đó là thứ tự tính theo số vốn đăng ký. Tuy nhiên, nếu tính theo số dự án thì số dự án của Nhật Bản vào Hà Nội là nhiều nhất. Sở dĩ số dự án của Nhật vào Hà Nội là rất nhiều nhưng số vốn không nhiều như Singapore bởi vì có các dự án là liên doanh và vốn phía Nhật Bản chỉ chiếm một phần. Bên cạnh đó, còn có một số nhà sản xuất nhỏ đi theo các nhà sản xuất lớn cung cấp các linh phụ kiện nên số vốn đầu tư cũng không quá cao. Số vốn trung bình cho một dự án của Trung Quốc là nhỏ nhất (chỉ khoảng 1,5 triệu USD). Các nhà đầu tư mang quốc tịch Luxembourg có số vốn trung bình cho một dự án là cao nhất với giá trị trung bình là 54 triệu USD. 3. Đánh giá về môi trường đầu tư Hà Nội của chuyên gia và của chính quyền Hà Nội Những đánh giá của giới nghiên cứu về môi trường đầu tư Hà Nội Nói chung, Việt Nam được thế giới nhận định là một quốc gia có những tiến bộ đáng kể trong cải thiện môi trường kinh doanh, là một trong 10 nước có tốc độ cải cách nhanh nhất trong hoạt động kinh doanh năm 2005. Những cải cách về luật pháp trong các lĩnh vực đăng ký kinh doanh, đăng ký tài sản, bảo vệ các nhà đầu tư, cưỡng chế tuân thủ hợp đồng và phá sản doanh nghiệp cùng những nỗ lực gia nhập WTO là động lực mạnh mẽ giúp hoàn thiện môi trường pháp lý. Cùng với sự thay đổi trong cơ chế, và tiến trình cải cách hành chính của cả nước, Hà Nội cũng đã có một số thay đổi nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho các nhà đầu tư. Do đó, cùng với sự tăng trưởng của dòng FDI vào Việt Nam, vốn FDI vào Hà Nội cũng có phần khởi sắc. Khi lựa chọn địa điểm đầu tư, các nhà đầu tư quan tâm tới rất nhiều các yếu tố khác nhau. Trong nghiên cứu của VCCI trong chương trình đánh giá môi trường cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam, có 9 chỉ số được các nhà nghiên cứu sử dụng, đó là: (i) chi phí gia nhập thị trường, (ii) đất đai và mặt bằng kinh doanh, (iii) 37
  16. Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội tính minh bạch và trách nhiệm, (iv) chi phí thời gian vào việc thực hiện các quy định của nhà nước, (v) chi phí không chính thức, (vi) mức độ thực hiện chính sách của nhà nước ở các địa phương, (vii) ưu đãi với doanh nghiệp nhà nước, (viii) tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, và (ix) chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Sở dĩ họ sử dụng những chỉ số đó là họ muốn so sánh giữa các tỉnh và tập trung vào đánh giá của các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà thôi. Trong nghiên cứu đó, năm 2004, Hà Nội được xếp hạng khá, đạt thứ 14 trong số 42 tỉnh thành được xếp hạng với điểm số 60.32 trên tổng số 100 điểm. Như vậy, Hà Nội còn đứng sau 13 tỉnh thành khác của Việt Nam, trong đó có Bình Dương, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Đồng Nai, Quảng Ninh… Tuy nhiên, Hà Nội lại đứng trên Tp.HCM, BR-VT, Hải Phòng… Thế nhưng, cho đến năm 2005, chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà Nội giảm sút nghiêm trọng, tụt từ vị trí 14/42 xuống vị trí 40/64 tỉnh thành xếp hạng năm 2005 với 9/10 chỉ số chỉ đạt dưới mức trung bình thấp. Tuy nhiên, đây là nghiên cứu tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên nó không thể hiện đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài. TS. Vũ Minh Khương (MPDP) trong nghiên cứu nhằm so sánh khả năng cạnh tranh của 3 tỉnh thành Hà Nội, Tp.HCM và Hải Phòng được thực hiện năm 2004 cũng sử dụng 9 chỉ tiêu để đánh giá khả năng cạnh tranh của các tỉnh. Với mục đích cơ bản là nhằm xác định các chính sách và các điều kiện cơ bản dẫn tới sự tăng trưởng kinh tế nhanh, nghiên cứu này đã nhận được sự hưởng ứng của 544 doanh nghiệp ở 3 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng và Tp.HCM. Nghiên cứu đó cho thấy, về mặt tổng thể, Hà Nội tuy có sức cạnh tranh cao hơn Hải Phòng nhưng lại thua xa so với Tp.HCM. Hà Nội được đánh giá cao về chất lượng nguồn nhân lực, tài chính, các chính sách vĩ mô và cơ sở hạ tầng. Ngược lại, Hà Nội lại thua kém Tp.HCM về cạnh tranh nội bộ, các ngành công nghiệp phụ trợ, tính mở, các thể chế và công nghệ. Tuy nhiên, do nghiên cứu này đề cập tới 3 tỉnh và chú trọng tới mọi doanh nghiệp; đó không phải là kết quả đánh giá của các doanh nghiệp FDI. Theo đánh giá của UNCTAD và UNDP, ngoài những yếu tố hấp dẫn về thị trường, nhân lực, hạ tầng thì trong thời gian gần đây Hà Nội đã thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp nhờ sự cải tiến mạnh mẽ về thủ tục đầu tư, nhất là về đất đai, kết nối hạ tầng với các tỉnh miền Bắc, sự cải thiện đáng kể của các ngành 38
  17. Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư… công nghiệp và dịch vụ phụ trợ... Điều đó có nghĩa là “sản phẩm” mà Hà Nội cung cấp cho nhà đầu tư đã có những cải tiến tích cực. Tính minh bạch và trách nhiệm của các cơ quan quản lý vĩ mô tại Hà Nội bị đánh giá thấp. Ngoài ra, cùng với hiện trạng chung của Việt Nam, hệ thống ngân hàng tại Hà Nội cũng chưa theo kịp với hệ thống tài chính quốc tế, tạo rào cản với các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam; hệ thống thuế cũng chưa thực sự hòa nhập với thế giới cùng với chính sách bảo hộ sản xuất trong nước nên nhiều nhà đầu tư còn e ngại 18 . Hà Nội vẫn chưa phát huy thế mạnh thành lực đẩy phát triển kinh tế, chưa liên kết giữa nghiên cứu, chuyển giao công nghệ với sản xuất kinh doanh 19 . Quy hoạch tổng thể Thành phố Hà Nội còn hạn chế về chất lượng, bó hẹp trong địa giới hành chính, chưa có phát triển liên vùng với các địa bàn lân cận với các mối quan hệ kinh tế - xã hội, các đô thị vệ tinh nên chưa đáp ứng nhu cầu phát triển trong vài thập kỷ tới. Ngoài ra, các cơ quan chính quyền của Hà Nội cũng chưa có được sự phối hợp hài hòa, sự phân công trách nhiệm chưa rõ ràng làm nhiều nhà đầu tư đau đầu trong việc giải quyết các vấn đề thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, các loại chi phí không chính thức tại Hà Nội được xem là tương đối cao, thủ tục hành chính phức tạp, chi phí giao thông cũng như khả năng tiếp cận các nguồn vốn chính thức chính là những vấn đề mà các nhà đầu tư ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng phải đối mặt. Đó chính là những lý do làm cho môi trường kinh doanh ở Hà Nội vẫn chưa thực sự hấp dẫn với các nhà đầu tư 20 . Môi trường đầu tư Hà Nội trong đánh giá của chính quyền địa phương Các chính khách của Hà Nội trong khi gặp gỡ trao đổi với báo chí và các nhà đầu tư luôn khẳng định: “Môi trường kinh doanh Hà Nội đang được xây dựng theo hướng thông thoáng, hệ thống cơ chế cụ thể, sát thực và dễ hiểu, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Có thể nói các nhà đầu tư vào đây có thể "đọc" được Hà 18 Thuế nhập khẩu ô tô là ví dụ điển hình. Sau khi điều chỉnh (có hiệu lực từ 1/5/2006), bên cạnh thuế nhập khẩu tuyệt đối cố định, các loại xe nhập khẩu vẫn phải chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 60% trong khi các sản phẩm xe sản xuất trong nước chỉ phải chịu thuế 40%. 19 Nhận xét của Thủ tướng Phan Văn Khải trong cuộc gặp với UBND TP năm 2004. 20 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, VCCI và VNCI thực hiện 2005 39
  18. Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội Nội dành gì, làm gì cho mình và mình có thể tồn tại, phát triển hơn ở nơi này”. Các sở, ngành hiện đang tập trung rút ngắn thời gian cấp giấy phép đầu tư, giảm sự phiền nhiễu của các cơ quan công quyền. Hà Nội cũng chịu hết các chi phí xây dựng những công trình "ngoài hàng rào" như điện, nước, đường xá. Bên cạnh đó, Hà Nội còn hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng và đào tạo lao động chất lượng cao. Ngoài ra, những ứng xử hàng ngày liên quan đến nhà đầu tư như thuế hay an ninh trật tự cũng được Hà Nội xem trọng, bởi có như vậy mới tạo được sự an tâm cho nhà đầu tư khi quyết định làm ăn lâu dài 21 . Trong nhiều cuộc gặp, trong khi rất nhiều các tỉnh thành lân cận “xé rào” để thu hút FDI, Hà Nội luôn tự hào về việc tuân thủ pháp luật và những quy định của nhà nước trong thu hút FDI - “như vậy, Hà Nội phải được công nhận là một địa phương kiểu mẫu”. Trên trang web của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội có liệt kê 8 điểm mạnh chủ yếu của Hà nội so với các địa phương khác như sau: • Là Thủ đô của Việt Nam, trung tâm văn hóa và thương mại của cả nước • Chính trị ổn định, đảm bảo một môi trường kinh doanh an toàn • Nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản • Tiềm năng thị trường lớn • Cơ sở hạ tầng được nâng cấp hàng ngày • Các chi phí dịch vụ xã hội, sở hữu bất động sản thấp hơn các địa phương khác • Có rất nhiều các khu công nghiệp • Thủ tục hành chính thuận tiện, dễ dàng Như vậy, có thể thấy, chính quyền Hà Nội còn tương đối lạc quan với tình hình thu hút FDI và chưa thực sự thấy được vấn đề của mình trong thu hút FDI. Về mặt bản chất, Hà Nội là một thị trường tiềm năng nhưng điều đó không có nghĩa là nó đã, đang và sẽ còn rất hấp dẫn với các nhà đầu tư. Khoảng cách từ Hà Nội đi các tỉnh lân cận đang ngày một gần theo nghĩa tương đối. Do đó, khi các địa phương khác luôn trải thảm đỏ chào đón các nhà đầu tư thì Hà Nội khó có thể ngồi yên mà vẫn tồn tại và phát triển. 21 Ông Nguyễn Thế Quang, Phó Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội 40
  19. Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư… 4. Môi trường đầu tư Hà Nội trong đánh giá của các nhà đầu tư: Cách tiếp cận marketing Theo lý thuyết marketing, để có thể làm marketing địa phương, cần đứng trên góc nhìn của khách hàng (nhà đầu tư), với vai trò cung cấp sản phẩm (môi trường đầu tư) của chính quyền địa phương. Phần này và phần tiếp theo sẽ xem xét nhu cầu và đánh giá của các nhà đầu tư về các hoạt động marketing của Hà Nội. Thông tin cho phần này có được từ cuộc nghiên cứu của VDF từ tháng 9 tới tháng 12 năm 2005. VDF đã gửi bảng câu hỏi đến hơn 100 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận. Việc hướng tới các nhà đầu tư ở các địa phương khác nhằm nghiên cứu lý do vì sao họ không chọn Hà Nội để đầu tư. Có 68 bảng câu hỏi được trả lời trong đó có 55 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và 13 doanh nghiệp từ các địa phương khác 22 . Bên cạnh đó, các cuộc phỏng vấn sâu cũng được thực hiện tới 7 doanh nghiệp Hà Nội và 2 doanh nghiệp ở Tp.HCM. Các doanh nghiệp trong nghiên cứu này tới từ 9 quốc gia khác nhau. Phần này trình bày cảm nhận của các nhà đầu tư về các công cụ marketing: Sản phẩm, Giá cả, Kênh phân phối và Truyền thông marketing mà Hà Nội đã thực hiện nhằm thu hút FDI. Thông tin về việc lựa chọn địa điểm đầu tư Có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn địa điểm đầu tư. Theo nghiên cứu của VDF, tiềm năng thị trường là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất, tiếp theo là gợi ý của đối tác, mức độ hấp dẫn của chính sách FDI và cơ sở hạ tầng giao thông. Các nhà đầu tư còn quan tâm tới hệ thống ngân hàng và tài chính, mức độ thực thi luật pháp, nguồn nhân lực và các ngành công nghiệp phụ trợ. Yếu tố có ít ảnh hưởng nhất trong nghiên cứu này là gợi ý của Chính phủ Việt Nam. Rõ ràng, cần tập trung vào những yếu tố mà các nhà đầu tư cho là quan trọng thay vì cho họ thấy những yếu tố mà chính quyền nghĩ là quan trọng. Với cách tiếp cận marketing, chính quyền cần hiểu rõ nhà đầu tư muốn gì và 22 Nghiên cứu thực hiện với sự tham gia của 10 doanh nghiệp Nhật Bản, 10 doanh nghiệp Hàn Quốc, 8 doanh nghiệp Trung Quốc, 7 doanh nghiệp Singapore, 6 doanh nghiệp Hồng Kông, 6 doanh nghiệp Hoa Kỳ và 4 doanh nghiệp Úc 41
  20. Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội đóng vai trò định hướng, chỉ dẫn để đáp ứng nghiên cứu của nhà đầu tư trên các khía cạnh mà họ cho là quan trọng. Bảng 6: Tầm quan trọng của các yếu tố khác nhau tới quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư Các yếu tố Thấp Cao Điểm Độ lệch nhất nhất TB chuẩn Tiềm năng thị trường địa phương 3 5 4,18 0,65 Gợi ý của đối tác 3 5 3,99 0,76 Chính sách thu hút FDI của địa phương 3 5 3,96 0,63 Hệ thống giao thông 2 5 3,94 0,73 Hệ thống tài chính, ngân hàng 2 5 3,87 0,62 Mức độ thực thi luật pháp 3 5 3,87 0,64 Chất lượng và thái độ nguồn nhân lực 2 5 3,82 0,83 Hệ thống dịch vụ, công nghiệp phụ trợ 2 5 3,76 0,76 Mặt bằng và chi phí mặt bằng 2 5 3,68 0,82 Chi phí lao động 2 5 3,51 0,87 Mức độ tham nhũng 2 5 3,50 0,74 Mức độ cạnh tranh 2 5 3,46 0,78 Mức độ quan tâm tới môi trường 2 5 3,24 0,77 Gợi ý của chính phủ Việt Nam 1 4 2,66 0,73 Nguồn: Nghiên cứu của VDF, 2005 Chú ý: Tầm quan trọng của các yếu tố được yêu cầu đánh giá tăng dần từ 1 tới 5. Điểm trung bình càng cao, yếu tố đó càng quan trọng Lý do chủ yếu để các nhà đầu tư quan tâm tới thị trường Hà Nội chính là tiềm năng thị trường. Hà Nội với số dân trên 3,5 triệu người và thu nhập bình quân trên 1.500 USD/người/năm là một thị trường đầy tiềm năng, rất hấp dẫn với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều khó khăn như hết đất cho xây dựng công nghiệp, giá thuê đất cao hay sự can thiệp sâu của Chính phủ. Như đã trình bày ở trên, các dự án đầu tư vào Hà Nội chủ yếu tập trung vào dịch vụ và công nghiệp. Trong nghiên cứu của VDF, 59% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, gần 35% hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và chỉ có 6% đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh đó, 2 trong số 4 doanh nghiệp tham gia vào nghiên cứu này đang đầu tư trong lĩnh vực 42
nguon tai.lieu . vn