Xem mẫu

  1. Mô hình tiêu dùng Dù cuộc khủng hoảng hiện tại có xảy ra hay không thì nền kinh tế Mỹ cũng khó tránh khỏi sự sụt giảm của mức chi tiêu dùng so với mức bình quân 3,4% vẫn được duy trì từ 1985 đến nay. Mười xu thế đáng lưu tâm thời hậu khủng hoảng: Vai trò của các chính phủ và sự bình ổn giá Niềm tin vào giới kinh doanh giảm dần Khoa học quản lý và sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên Toàn cầu hoá gặp thách thức
  2. Các ngành công nghiệp có diện mạo mới Sự vươn lên của thị trường châu Á Thời hoàng kim của những năm 1980 và 1990 đã trở thành một thời vang bóng bởi lực lượng tiêu dùng chủ chốt của giai đoạn này là lớp công dân Mỹ được sinh ra ngay sau Thế chiến - những công dân mua sắm vô độ mà không hề tính đến nợ nần chồng chất – đã ở tuổi về hưu. Và rồi dưới tác động của cuộc khủng hoảng, mức tiêu dùng tưởng như chỉ bị suy xuyển đôi chút đã sụt giảm mạnh. Bởi mức tăng trưởng chi tiêu của người dân sẽ luôn đồng hành với tăng trưởng kinh tế nên dân số già và mức tiết kiệm của các hộ gia đình bị giảm sút sẽ là lực cản kéo sức tiêu dùng của nền kinh tế Mỹ tăng trưởng ì ạch hơn hẳn giai đoạn trước khủng hoảng.
  3. Mức chi tiêu cá nhân so với GDP. Câu hỏi đặt ra với các nhà chiến lược hiện nay là: quốc gia hay khu vực nào sẽ nổi lên là thị trường tiêu dùng hàng đầu trong trường hợp nước Mỹ không thể trở lại ngôi vị số một? Chúng tôi đưa ra hai tình huống giả định:
  4. 1. Châu Á là ngôi sao mới Trung Quốc và Ấn Độ chiếm hơn 1/6 dân số thế giới nhưng thu nhập của đại bộ phận dân cư chỉ dưới mức trung lưu. Khi nền kinh tế của các quốc gia này phục hồi thì những hộ dân cư trên với mức thu nhập có khả năng đưa vào tiêu dùng là 20,000 USD/năm (đã điều chỉnh theo bình quân sức mua) sẽ trở thành động lực cho sự bùng nổ tiêu dùng.
  5. Nếu Trung Quốc vươn lên trở thành thị trường tiêu thụ lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và EU vào năm 2020 và Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ năm thế giới sau Nhật Bản – theo như dự đoán - thì châu Á sẽ có đến ba đại diện trong số năm vị trí hàng đầu. 2. Nền kinh tế thế giới trở thành đa cực Dù giả định về mức tăng trưởng tại Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế mới nổi khác được giữ nguyên thì với các chính sách của chính
  6. phủ cùng thói quen đã ăn sâu vào tâm lý của người tiêu dùng châu Á, khu vực này cũng sẽ chỉ loanh quanh ở trạng thái: mức tiết kiệm trong dân tăng nhưng mức tiêu dùng lại thấp. EU, Mỹ và Nhật Bản tiếp tục duy trì vị trí ba thị trường tiêu dùng hàng đầu thế giới nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ thấp. Trong tình huống này, mức tăng trưởng tiêu dùng toàn cầu sẽ bị đẩy xuống mức thấp hơn hẳn mức trước khủng hoảng trong nhiều năm thậm chí hàng thập kỷ. Từ những tình huống đã được nêu ra, chúng ta cần đưa ra các đối sách phù hợp thật kịp thời. Về phía các tổ chức, có một số điều các bạn phải làm ngay:  Chuẩn bị tinh thần khi mức tiêu dùng toàn cầu chỉ tăng trưởng ở mức thấp trong thời gian dài. Các tổ chức vốn vẫn lệ thuộc vào các mức tăng trưởng căn bản của thị trường đặc biệt là các sản phẩm dành cho độ tuổi trưởng thành thì bây giờ cần chiến đấu quyết liệt hơn để giành giật thị phần ở
  7. mảng thị trường hiện tại hoặc phải dũng cảm bước vào những lĩnh vực mới.  Chuyển dịch đầu tư về châu Á: rõ ràng, mức chi tiêu tại Trung Quốc và Ấn Độ hiện đang tăng trưởng mạnh mẽ hơn các nền kinh tế phát triển.  Tập trung vào những đối tượng khách hàng lớn tuổi hơn. Trong vòng 5 năm tới, hơn một nửa mức chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ sẽ đến từ các khách hàng trên 50 tuổi và tình trạng này cũng sẽ xảy ra tại EU và Nhật Bản.  Cung cấp các mặt hàng xa xỉ nhưng ở mức giá phải chăng. Mức chi tiêu có thể hạn hẹp hơn trước nhưng không vì thế mà người ta không muốn hưởng thụ. Một nghiên cứu gần đây của chúng tôi cho thấy tại các nền kinh tế gặp khủng hoảng, người tiêu dùng dù bị hạn chế chi tiêu hơn trước nhưng vẫn muốn hưởng một cuộc sống thật tiện nghi.
nguon tai.lieu . vn