Xem mẫu

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 MÔ HÌNH E-LOGISTICS VÀ GIẢI PHÁP CHO KHU VỰC TÂY NGUYÊN THE MODEL E-LOGISTICS AND THE SOLUTION IN CENTRAL HIGHLANDS ThS. Phan Thị Thanh Trúc Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum Email: ptttruc@kontum.udn.vn Tóm tắt Bài viết tập trung vào việc hệ thống hóa đặc điểm, các yếu tố cấu thành cũng như quá trình vận hành mô hình e-logistics. Bên cạnh đó, thông qua các chỉ số thương mại điện tử có thể thấy hiện khu vực Tây Nguyên đang đối mặt với nhiều hạn chế như đội ngũ nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin thấp, các giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với chính phủ còn rất thấp. Những mối liên kết lỏng này rất khó cho việc sử dụng và phát huy hết những lợi thế mà mô hình e-logistics mang lại. Do vậy, bài viết đề xuất các giải pháp như đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, chính phủ đóng vai trò hỗ trợ kết nối giữa các doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp thương mại điện tử. Từ khóa: e-logistics; thương mại điện tử; Tây Nguyên. Abstract The paper focuses on systematizing the characteristics, components and operation of the model e- logistics. In addition, through e-commerce indicators, it can be seen that the Central Highlands region is currently facing many shortcomings such as low human resources and IT infrastructure, Consumers, businesses with businesses, businesses with government are very low. These loose links are very difficult to use and promote all the advantages that the e-logistics model brings. Therefore, the paper proposes solutions such as training and improving the quality of human resources, enhancing information technology infrastructure, the government plays the role of supporting the connection between logistics enterprises and enterprises ecommerce. Keywords: e-logistics; e-commerce; Central Highlands. 1. Tính cấp thiết Trong bối cảnh cách mạng 4.0, những bứt phá trong lĩnh vực công nghệ giúp kết nối internet và các công cụ hiện đại đang thay đổi toàn bộ viễn cảnh của dịch vụ kho bãi và phân phối hàng hóa trên thế giới. Thương mại điện tử đang và sẽ là nhân tố dẫn dắt chính sự phát triển của logistics toàn cầu, và dự kiến đến năm 2020 thương mại điện tử chiếm 7,2-7,5% tổng doanh thu logistics thế giới (báo cáo của Armstrong and Associates (2017)). Trong khi đó, doanh thu thương mại điện tử năm 2016 của Việt Nam là 1 tỷ USD, trong đó doanh thu ngành giao nhận thương mại điện tử chiếm khoảng 10 - 12%, dự báo tăng trưởng trung bình 23% năm 2020. Song song với quá trình phát triển thương mại điện tử (TMĐT), hoạt động e-logistics đang trở thành xu hướng phát triển có nhiều tiềm năng và hỗ trợ cho hoạt động thương mại tại Việt Nam. Ngành công nghiệp e-logistics đóng vai trò quan trọng bằng việc kết nối các tác nhân trong chuỗi như nhà sản xuất, người tiêu dùng, các nhà sản xuất và các nhà bán lẻ với nhau nhằm hướng tới lợi ích chung và cuối cùng tạo ra các giá trị gia tăng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. E- Logistics không những làm cho quá trình lưu thông, phân phối được thông suốt, chuẩn xác và an toàn, mà còn giảm được chi phí vận tải. Nhờ đó hàng hoá được đưa đến thị trường một cách nhanh chóng kịp thời. Người tiêu dùng sẽ mua được hàng hoá một cách thuận tiện, linh hoạt, thỏa mãn nhu cầu của mình. Người mua có thể chỉ cần ở tại nhà, đặt mua hàng bằng cách gọi điện thoại, gửi fax, gửi e-mail hoặc giao dịch qua Internet…. cho người bán hàng, thậm chí cho hãng sản xuất hàng hoá là có thể nhanh chóng nhận được thứ hàng cần mua, được vận chuyển đến tận nhà. Có hiệu quả đó chính là nhờ ứng 894
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 dụng hệ thống Logistics vào sản xuất và lưu thông. Đặc biệt là hiệu quả của nó đối với các doanh nghiệp TMĐT, khi mà khách hàng và doanh nghiệp giao tiếp vớí nhau trong thế giới ảo thì việc tạo dựng uy tín và niềm tin cho khách hàng là rất khó khăn. Do vậy, E-logistics sẽ hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của doanh nghiệp với mục tiêu cơ bản là giao đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng địa điểm và thời gian tới đúng khách hàng, giúp đạt được mục đích cuối cùng là lợi thế cạnh tranh. Bài viết này nhằm hệ thống lại đặc điểm, ưu thế mà mô hình e-logistics mang lại cho các doanh nghiệp trong quá trình lưu thông sản phẩm. Bên cạnh đó, bài viết cũng đánh giá thực trạng TMĐT trên khu vực Tây Nguyên, từ đó đề xuất kiến nghị giúp cải thiện hoạt động e-logistics trên địa bàn. 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận về mô hình e-logistics Logistics thương mại điện tử (E-logistics) là quá trình hoạch định chiến lược, thiết kế và thực thi tất cả các yếu tố cần thiết của hệ thống, quy trình, cơ cấu tổ chức và tác nghiệp Logistics để hiện thực hóa và vật chất hóa cho hoạt động thương mại điện tử (Lục Thị Thu Hương, 2015). Theo Ryszard (2011) thì mô hình E-logistics có nghĩa là sử dụng các hệ thống, công cụ tin học và internet làm phương tiện truyền thông cho các quá trình dịch vụ hậu cần. Nhà cung cấp dịch Nhà cung cấp dịch Nhà cung cấp dịch vụ cụ thể khác vụ công nghệ vụ logistics Cổng thông tin internet Cổng thông Cổng thông tin internet tin internet Môi trường mạng internet Dịch vụ thông tin Công cụ truyền thông Cổng điện tử Các chương trình thông tin Dữ liệu kho hàng Nền tảng công nghệ Danh mục điện tử Cổng thông Cổng thông tin internet tin internet Hệ thống truyền Hệ thống truyền thông trực tiếp và thông trực tiếp và Công ty (hệ thống Khách hàng Nhà cung cấp trao đổi dữ liệu thông tin bên trong) trao đổi dữ liệu Hình 1: Môi trường của E-logistics Nguồn: Ryszard & Marcin (2011) 895
  3. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Các công cụ hợp tác thường được sử dụng nhất trong phạm vi ảo của E-logistics bao gồm: Cổng Internet, nền tảng điện tử, danh mục điện tử, kho dữ liệu, dịch vụ thông tin, hệ thống cung cấp và mua, hệ thống giao dịch, hệ thống và công cụ truyền thông, hệ thống phần mềm… Các công cụ này giúp hình thành nên môi trường của E-logistics, cụ thể như hình 1. Quá trình vận hành mô hình E-logistics có thể được vận hành bởi 3 bộ phận lớn: Hình 2. Mô hình quá trình vận hành E-logistics Nguồn: Lục Thị Thu Hương (2015) Trong đó, logistics đầu ra TMĐT (e-fulfilmente) gồm các hoạt động, chức năng và quá trình tích hợp hiệu quả nhằm đảm bảo quá trình cung ứng hàng hóa tới khách hàng từ khi nhận được đơn đặt hàng. Dòng thông tin sẽ được trao đổi giữa khách hàng và nhà cung ứng thông qua các đại lý bán lẻ. Dòng sản phẩm sẽ được chuyển từ nhà cung ứng đến trực tiếp khách hàng. Logistics đầu vào TMĐT (e-procurement): bao gồm quá trình mua hàng từ nhà cung ứng các vấn đề bao bì sản phẩm cũng như dự trữ bảo quản hàng hóa. Logistics ngược (reverse logistics): Hàng bị trả lại để đổi lấy hàng khác hoặc phải hoàn lại tiền là khá phổ biến trong TMĐT. Khi mà sản phẩm khách hàng lựa chọn chỉ được nhìn thấy trên mạng mà chưa được trực tiếp kiểm tra và cảm nhận bằng các giác quan khác. Để hệ thống E-logistics có thể vận hành được thì không chỉ đơn giản là cài đặt một số phần mềm vào hệ thống logistics truyền thống, mà đó là cả một quá trình thiết kế, sáng tạo và thực thi mô hình logistics kinh doanh mới. Xuất phát từ chiến lược kinh doanh trong môi trường TMĐT, doanh nghiệp cần phải đổi mới lại quy trình thực thi các nghiệp vụ logistics tích hợp yếu tố CNTT trong toàn bộ hệ thống và phải có được nguồn nhân sự đủ năng lực và năng động để vận hành và giám sát hệ thống đó. 896
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Để giúp các doanh nghiệp gia tăng mối quan hệ hợp tác thương mại, mô hình e-logistics hỗ trợ như sau: Dịch vụ sau Quá trình RFQ Quá trình vận Theo dõi chuyển Quá trình E-logistics Cập Nhật PO Cập Nhật PO Cập Nhật PO Quản trị quá trình kinh doanh Hình 3: Quá trình tương tác trong mô hình E-logistics Nguồn: Pradeep Kumar,Tapas Mahapatra (2004) Quy trình RFQ để nhận các dịch vụ cơ bản như các quy trình hậu cần thông thường. Bất cứ khi nào có phản hồi, đơn đặt hàng (PO) sẽ được cập nhật. Quá trình vận chuyển cũng được người quản lý quy trình nghiệp vụ kiểm tra và cập nhật PO tương ứng sau khi hoàn thành. Cùng với việc vận chuyển hàng hóa, một số theo dõi sẽ được cung cấp cho khách hàng và được ràng buộc với số PO trong xử lý hệ thống TMĐT. Khách hàng có thể theo dõi lô hàng của họ với sự trợ giúp của hệ thống TMĐT của doanh nghiệp. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở các dữ liệu nghiên cứu (dữ liệu được thu thập từ những tài liệu có liên quan trực tiếp) và dữ liệu thứ cấp (dữ liệu đã được qua xử lý qua các công trình nghiên cứu, bài viết…), bài viết tổng hợp, so sánh và đánh giá và đưa ra những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn liên quan đến mô hình E-logistics. Thêm vào đó, bài viết sử dụng bộ dữ liệu của chỉ số TMĐT năm 2017 để đánh giá thực trạng phát triển TMĐT của các địa phương trong khu vực Tây Nguyên, kết hợp với cơ sở lý luận để đề xuất những kiến nghị cho khu vực Tây Nguyên phát triển lĩnh vực này trong thời gian tới. 3. Thực trạng phát triển thương mại điện tử tại khu vực Tây Nguyên Theo Nguyễn Thủy (2018) thì hiện “doanh nghiệp logistics Việt Nam chủ yếu quy mô nhỏ và vừa, tính chuyên nghiệp chưa cao, đặc biệt là chưa liên kết chặt chẽ để phục vụ khách hàng, chỉ đáp ứng được các dịch vụ giao nhận, cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan, gom hàng lẻ, chưa tham gia điều hành cả chuỗi logistics như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”. Bên cạnh đó, dịch vụ hỗ trợ e-logistics thiếu, yếu tố công nghệ chưa được áp dụng, cho nên chi phí logistics tại Việt Nam chiếm tỷ lệ cao khoảng 30% doanh thu, cao hơn nhiều so với các nước như so với Ấn Độ chỉ chiếm 5%-15% (2017), Mỹ 11,7%, Trung Quốc 12%. Cũng theo Nguyễn Thủy (2018), nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp thiếu hợp tác bởi sự thiếu niềm tin, sợ mất khách hàng, sợ đối tác phá bỏ cam kết… Kết quả đánh giá chỉ số TMĐT (2017) dựa vào các chỉ tiêu như chỉ số thành phần nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin, chỉ số giao dịch giữa B2B, B2C, G2B. Trong đó, chỉ số thành phần 897
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thoogn tin được tính dựa trên tiêu chí như nguồn nhân lực hiện tại đáp ứng như thế nào nhu cầu triển khai CNTT và TMĐT của doanh nghiệp, khả năng tuyển dụng lao động có kỹ năng về CNTT và TMĐT, tỷ lệ cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT, tỷ lệ lao động thường xuyên sử dụng điện tử cũng như các tiêu chí về trang bị máy tính và đầu tư cho CNTT và TMĐT. Cụ thể nhóm tiêu chí: 1) tỷ lệ dân số/1 tên miền; 2) mức độ trang bị máy tính và các thiết bị di động thông minh; 3) tỷ lệ số lao động thƣờng xuyên sử dụng e-mail trong công việc; 4) tỷ lệ số lao động thƣờng xuyên sử dụng các công cụ nhƣ Viber, WhatsApp, Skype, Facebook Messenger… và 5) lao động chuyên trách về thương mại điện tử (Báo cáo chỉ số thương mại điện tử, 2017). Tại khu vực Tây Nguyên, tình hình nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng công nghệ như sau: Bảng 1: Chỉ số nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin khu vực Tây Nguyên Chỉ số nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin Tỉnh Điểm Thứ hạng Kon Tum 15,5 19 Gia Lai 10 54 Đăk Lăk 11,9 44 Đăk Nông 12,4 40 Lâm Đồng 16,6 13 Nguồn: Chỉ số thương mại điện tử năm 2017 Tỉnh cao nhất về chỉ số này là Hà Nội với 93,7 điểm, tiếp theo là Hồ Chí Minh đạt 85,5 điểm, khu vực Tây Nguyên rơi vào nhóm thấp nhất cả nước dưới trung bình 17,7 điểm. Điều này cho thấy khoảng cách rất lớn giữa các tỉnh so với 5 tỉnh đứng đầu là 52,1 điểm. Trong đó, Gia Lai là tỉnh có điểm thấp nhất 10 điểm, thứ hạng cuối cùng trong nhóm những tỉnh thành có điểm thấp. Đối với chỉ số thành phần giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), năm 2016 việc xét điểm cho chỉ số này dựa vào nhóm các tiêu chí: 1) xây dựng website doanh nghiệp; 2) tần suất cập nhật thông tin trên website; 3) ứng dụng bán hàng qua mạng xã hội; 4) tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử; 5) website phiên bản di động; 6) ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động; 7) cho phép người mua thực hiện toàn bộ quá trình mua sắm trên thiết bị di động; 8) tình hình nhận đơn đặt hàng; 9) quảng cáo website/ứng dụng di động; 10) doanh thu từ kênh trực tuyến và 11) thu nhập bình quân trên đầu người (Báo cáo chỉ số thương mại điện tử, 2017). Khu vực Tây Nguyên đạt kết quả như sau: Bảng 2: Chỉ số giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng khu vực Tây Nguyên Chỉ số giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng Tỉnh Điểm Thứ hạng Kon Tum 26,8 52 Gia Lai 33 42 Đăk Lăk 41,1 19 Đăk Nông 28 50 Lâm Đồng 30 49 Hồ Chí minh 72,4 1 Nguồn: Chỉ số thương mại điện tử năm 2017 898
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Tỉnh Đăk Lăk đạt điểm cao nhất trong khu vực 41,1 điểm xếp hạng thứ 19, so với Hồ Chí Minh chênh lệch 31,3 điểm; tiếp đến là Gia Lai 33 điểm, Lâm Đồng 30 điểm, Đăk Nông 28 điểm và Kon Tum thấp nhất 26,8 điểm. Điều này cho thấy tỷ lệ giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng tại khu vực Tây Nguyên còn khá thấp. Theo đó, điểm số thành phần giao dịch B2B năm 2016 gồm các tiêu chí: 1) sử dụng các phần mềm trong doanh nghiệp; 2) sử dụng chữ ký điện tử; 3) sử dụng hợp đồng điện tử; 4) nhận đơn đặt hàng qua các công cụ trực tuyến; 5) đặt hàng qua các công cụ trực tuyến; 6) tỷ lệ đầu ư, xây dựng và vận hành website/ứng dụng di động của doanh nghiệp và 7) tỷ lệ trung bình số dân trên mỗi doanh nghiệp. Điểm trung bình của chỉ số giao dịch B2B trong cả nước là 24,2 điểm, trong đó điểm trung bình của nhóm 5 tỉnh thành cao nhất là 52,2 điểm và điểm trung bình của nhóm 5 tỉnh thành thấp nhất là 16,8 điểm. Điểm tại khu vực Tây Nguyên năm 2016 như sau: Bảng 3: Chỉ số giao dịch giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp tại khu vực Tây Nguyên Chỉ số giao dịch giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp Tỉnh Điểm Thứ hạng Kon Tum 20,6 34 Gia Lai 21 31 Đăk Lăk 16,2 50 Đăk Nông 20,3 36 Lâm Đồng 24,2 18 Hồ Chí minh 77 1 Nguồn: Chỉ số thương mại điện tử năm 2017 Các tỉnh đều có số điểm thấp hơn so với giá trị trung bình của cả nước, thấp nhất là Đăk Lawk 16,2 điểm; tiếp theo là Đăk Nông 20,3 điểm; Kon Tum 20,6 điểm; Gia Lai 21 điểm và cao nhất là Lâm Đồng 24,2 điểm. Năm 2016 chỉ số giao dịch giữa chính phủ và doanh nghiệp được tính toán dựa trên 4 tiêu chí: 1) mức độ tra cứu thông tin trên website các cơ quan nhà nước của doanh nghiệp; 2) mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến liên quan tới các thủ tục đăng ký, cấp phép, khai báo… được cung cấp trên website của các cơ quan nhà nước; 3) tỷ lệ sử dụng các loại dịch vụ công trực tuyến và 4) đánh giá của doanh nghiệp về lợi ích của dịch vụ công trực tuyến tại địa phương. Trong đó, Chỉ số giao dịch G2B năm 2016 có điểm trung bình là 62,9 điểm, trong đó thì điểm trung bình của nhóm 5 địa phương dẫn đầu là 76,2 điểm và điểm trung bình của nhóm 5 địa phương thấp nhất là 53,9 điểm. Kết quả chỉ số giao dịch giữa chính phủ và doanh nghiệp tại Tây Nguyên như bảng. Bảng 4: Chỉ số giao dịch giữa chính phủ và doanh nghiệp tại khu vực Tây Nguyên Chỉ số giao dịch giữa chính phủ và doanh nghiệp Tỉnh Điểm Thứ hạng Kon Tum 53 44 Gia Lai 45 54 Đăk Lăk 73,5 7 Đăk Nông 59,7 38 Lâm Đồng 60 36 Đà Nẵng 81 1 Nguồn: Chỉ số thương mại điện tử năm 2017 899
  7. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Kết quả cho thấy việc giao dịch tại Tây Nguyên có tỉnh Đăk Lăk trong năm 2016 đạt điểm cao 73,5 điểm, xếp thứ 7; tiếp theo là Lâm Đồng 60 điểm; Đăk Nông 59,7 điểm, Kon Tum 53 điểm và cuối cùng là Gia Lai 45 điểm, thứ 54 trong bảng xếp hạng. Như vậy, xét về chỉ số giao dịch giữa chính phủ và doanh nghiệp, thì Kon Tum và Gia Lai là 2 địa phương thuộc top có điểm thấp nhất và thấp hơn giá trị trung bình của nhóm này. 4. Kiến nghị Mối liên kết giữa doanh nghiệp TMĐT và doanh nghiệp logistics còn thấp, mô hình e-logicstics sẽ khó thực hiện được nếu các tác nhân trong chuỗi cung ứng không hợp tác, tin tưởng lẫn nhau. Bên cạnh đó, để thúc đẩy lĩnh vực e-logistics phát triển cần: Thứ nhất, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhóm nguồn nhân lực có thể sử dụng công nghệ thông tin. Thứ hai, nâng cao cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Bởi hiện cơ sở hạ tầng của công nghệ thông tin tại khu vực Tây Nguyên còn đang thấp, sẽ là rào cản cho việc sử dụng mô hình e-logistics. Thứ ba, liên kết doanh nghiệp lỏng lẻo bởi sự thiếu tin tưởng lẫn nhau trong các giao dịch, chỉ số giao dịch giữa các doanh nghiệp thấp, do vậy, việc sử dụng mô hình e-logistics phần nào giúp giải quyết vấn đề này. Thứ tư, chính phủ cũng cần tạo lập môi trường hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi hướng đến việc tạo các kết nối, tích hợp giữa doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp TMĐT, hoặc chính phủ có thể là đầu mối tổ chức các hội thảo, hội nghị chỉ rõ được lợi ích của việc ứng dụng e-logistics trong giao dịch. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam, năm 2017 [2] Lục Thị Thu Hương, Bài giảng hậu cần thương mại điện tử, Trường đại học Thương mại, năm 2015 [3] Mohamad Al Majzoub , Vida Davidavičienė, Multi- layered Model of E-logistic, Business and Management 2018, 10th International Scientific Conference , May 3–4, 2018 [4] Pradeep Kumar, Tapas Mahapatra, An E-Logistics Model for Effective Collaborative Commerce, The Fourth International Conference on Electronic Business (ICEB2004) / Beijing, page 24-28. [5] Ryszard, Marcin, Review of solutions functioning in E-logistics, Logistyka 2/2011, page 67-74. [6] Nguyễn Thủy, Logistics và thương mại điện tử: Giải pháp duy nhất là liên kết, Tạp chí tạp chí, năm 2018, tại website: http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/logistics-va-thuong-mai-dien-tu-giai-phap-duy- nhat-la-lien-ket-139502.html [7] Phương Lan, Dịch vụ e-logistics là gì, triển vọng như thế nào, tại website https://baonghean.vn/dich-vu- elogistics-la-gi-trien-vong-nhu-the-nao-180707.html [8] Triển vọng phát triển e-logistics tại Việt Nam, tại website http://logistics.gov.vn/nghien-cuudao-tao/trien- vong-phat-trien-e-logistics-tai-viet-nam. 900
nguon tai.lieu . vn