Xem mẫu

  1. MẪU KẾ HOẠCH BÁN HÀNG B2B CHO NHÂN VIÊN SALES Mẫu kế  hoạch bán hàng B2B này sẽ  giúp bạn thể  hiện được mục tiêu của mình, chỉ  ra   những gì bạn đang có và biết được những việc bạn cần làm để đạt được mục tiêu của mình. Đối với cá nhân, bạn có thể  sử  dụng mẫu kế  hoạch để  xây dựng kế  hoạch phát triển cho   riêng mình. Nếu như bạn là nhà quản lý, bạn cũng có thể sử dụng mẫu kế hoạch này để đo  lường và theo dõi những nhân viên Sale của mình.  Kế hoạch bán hàng B2B cho nhân viên sales bao gồm Mục tiêu Chiến lược Chiến thuật/Hành động cần làm Những trở ngại cần vượt qua để thành công Khả năng phát triển về cá nhân lẫn chuyên môn 1. Mục tiêu Lẽ  dĩ nhiên, mục tiêu của bạn sẽ bao gồm kỳ vọng và mục tiêu của công ty, nhưng tại sao   không làm nó tốt hơn như thế? Hãy cố gắng làm chi tiết hơn: Bạn muốn đạt được những điều gì? Một chương trình  ưu đãi? Một mức doanh thu nào đó mà bạn kỳ  vọng? Một con số cụ thể  về   tỷ lệ chốt đơn   mỗi tháng? X khách hàng thu thập được 1 năm? Hoặc tăng số tiền mỗi deal  bạn kiếm được về? Dù nó có là gì, hãy viết ra và xây dựng một kế  hoạch cụ  thể  để  đạt   được nó. Việc đặt ra những mục tiêu bạn muốn đạt được sẽ  mang lại cho bạn những điều bất ngờ.   Hãy đặt những mục tiêu dành cho bản thân trước khi hành động bất cứ điều gì.  2. Chiến lược Một khi bạn đã vạch ra những điều mà bạn muốn thực hiện, câu hỏi tiếp theo đương nhiên  sẽ là: Bạn làm thế nào để có nó?
  2. Thị  trường mới nào bạn cần tiếp cận? Khách hàng/đối tượng nào bạn cần nhắm vào? Làm   thế  nào để  xây dựng được một kịch bản sale hay và làm sắc nét thêm cho câu chuyện của  mình? Bạn cần cải thiện điều gì khi gọi điện cho khách hàng, nói chuyện online hoặc gặp   mặt trực tiếp? Đây cũng là lúc bạn nên dành vài phút để suy nghĩ về những chiến lược mà bạn đã theo đuổi   năm ngoái. Cái gì hữu ích và thích hợp để làm lại vào năm nay? Và điều gì không tốt cần cải  thiện hoặc loại bỏ hoàn toàn? 3. Chiến thuật/Hành động cần làm Có rất nhiều nhân viên sales giỏi nói về  những gì mà họ  sẽ  làm, nhưng thực thi là một   chuyện khác với nói. Kế hoạch dù có hay đến mấy nhưng cũng vô nghĩa khi bạn không biết   phải làm gì để đạt được nó hoặc đưa ra các số liệu đo lường cụ thể để quản lý quy trình làm  việc của mình. Vậy ở mục này của bản kế hoạch, hãy tự hỏi bản thân mình, "Những hành động nào không   thể không làm để hoàn thành mục tiêu này?" Ví dụ, bạn cần phải có X cuộc trò chuyện trực tiếp với khách hàng mỗi tháng hoặc gọi điện   cho họ Y lần mỗi tuần. Dù bạn có hành động gì, bạn vẫn cần hoàn thành mục tiêu này đúng   trong khoảng thời gian đề  ra. Nếu bạn đang không sử  dụng hệ  thống CRM nào để  theo dõi  đối tượng của mình, phần mềm HubSpot CRM miễn phí sẽ là một lựa chọn không tồi. HubSpot CRM khá dễ sử dụng và sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian nhập thủ công các dữ liệu   như  emails và cuộc gọi. Bạn sẽ  thấy hoạt động sales của bạn tối  ưu hơn hẳn so với trước   kia.
  3. 4. Những trở ngại cần vượt qua để thành công Đây là phần đặc biệt mà bạn có thể không thấy  ở rất nhiều các bản kế  hoạch khác, nhưng  chúng tôi nghĩ đây là một phần rất quan trọng. Đây là lúc bạn có thể  gạch đầu dòng những   trở ngại bạn sẽ gặp phải khi theo đuổi mục tiêu của mình và giúp bạn nhìn nhận xem bạn sẽ  cần sự trợ giúp khi nào. Sự thực phũ phàng là bạn thường luôn biết vấn đề cản trở  bạn đến thành công nằm ở  đâu.  Nên thay vì sử dụng chúng làm những lời bào chữa sau này, hãy ghi chúng ra ngay từ đầu. Suy nghĩ thật kĩ càng: Điều gì cản trở bạn đến thành công? Bạn có cần công cụ hoặc công nghệ nào khác hay không? Cần linh hoạt hơn? Sự trợ giúp nội  bộ  tốt hơn? Hãy gạch đầu dòng chúng ra. Bằng cách đó, khi bạn thuyết trình kế  hoạch của  bạn với quản lý (tôi rất khuyến khích bạn nên trình bản kế  hoạch của mình đến quản lý   hoặc chỉ cần vài gạch đầu dòng thôi cũng được), bạn cho họ một cơ hội để hỗ trợ bạn giải   quyết những trở ngại, và có thể, đưa cho bạn những cách thức giải quyết chúng. Dù thế nào  đi nữa, hãy chia sẻ những trở ngại bạn có thể gặp phải để chúng không trở  thành những lời   bào chữa trong tương lai.
  4. 5. Khả năng phát triển về cá nhân lẫn chuyên môn Đây là một mục khác thường bị bỏ sót trong kế hoạch bán hàng B2B. Những nhân viên sales   thường thất bại vì họ lười học hỏi và phát triển. Vì thế mà họ trở nên già cỗi. Những người  khác thì trở nên buồn chán và làm việc thiếu hiệu quả khi cứ phải làm đi làm lại cách cũ từ  ngày này qua ngày khác.  Vì vậy hãy cam kết phát triển như một nhân viên sales chuyên nghiệp. Hãy nghĩ xem, bạn sẽ  làm gì để phát triển sự nghiệp của mình? Cuộc hội thảo nào mà bạn sẽ tham dự để học hỏi?   Cuốn sách nào mà bạn sẽ đọc? Trang blogs nào về sales mà bạn sẽ theo dõi? Tôi tin 5 phần trong mẫu kế hoạch bán hàng B2B trên đây sẽ  là những bí kíp tuyệt vời cho  những nhân viên sales không ngừng cố  gắng. Hãy sử  dụng kế  hoạch của bạn như  một tài  liệu sống và xem lại nó hàng tuần. Hãy chỉnh sửa khi cần thiết để  bản kế  hoạch này quyết  định những gì bạn sẽ làm và những gì bạn không nên làm. Cuối năm, bạn sẽ ngạc nhiên về  những gì bạn đạt được và thầm cảm ơn vì đã đầu tư  thời gian làm bản kế  hoạch bán hàng   này.
nguon tai.lieu . vn