Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG MARKETING 4.0 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU SUẤT TRIỂN KHAI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI GS. TS. Nguyễn Bách Khoa PGS.TS. Nguyễn Hoàng TS. Phạm Minh Đạt Trƣờng Đại học Thƣơng mại TÓM TẮT Ảnh hưởng sâu rộng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến cho doanh nghiệp nhiều thay đổi trong cách thức kinh doanh và hoạt động. Bài viết này, bên cạnh làm rõ bản chất marketing 4.0, đồng thời phân tích hiệu suất triển khai marketing 4.0 trong doanh nghiệp. Mặt khác, trên cơ sở kiểm định mẫu nghiên cứu 158 doanh nghiệp Việt Nam, tác giả đã xác định 8 yếu tố có tác động có ý nghĩa thống kê tích cực đến hiệu suất triển khai marketing 4.0 gồm: sự phát triển của cách mạng công nghệ số đòi hỏi cần thay đổi mô hình kinh doanh tương thích; khả năng thấu hiểu khách hàng; khả năng sáng tạo và đổi mới của doanh nghiệp; hoạt động truyền thông xã hội và xây dựng thương hiệu; khả năng định mục tiêu trực tuyến; minh bạch giá cả; nguồn nhân lực chất lượng cao; và năng lực tổ chức của doanh nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu thu được, bài viết đề xuất một số giải pháp triển khai và hoàn thiện marketing 4.0 ở các doanh nghiệp nước ta trong thời gian tới. Từ khóa: Marketing 4.0, thương mại điện tử, cách mạng số, cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp Việt Nam 1. Giới thiệu Khởi đầu từ những năm 2000 và nổi lên trong vài năm trở lại đây, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (cách mạng số) đã và đang có những ảnh hưởng sâu rộng tới hầu hết các lĩnh vực trong đời sống toàn thế giới, bao gồm cả lĩnh vực kinh tế. Nền kinh tế truyền thống đang chuyển dịch sang nền kinh tế số nhờ sự phát triển và ứng dụng bùng nổ của công nghệ thông tin, kết nối trực tuyến và mạng xã hội. Thương mại điện tử xuất hiện và đang dần chứng tỏ được vai trò và lợi thế của mình so với thương mại truyền thống. Trong thực tế, vào năm 2011 đã có trên 50% người dùng theo dõi hoạt động của các thương hiệu thông qua mạng xã hội, khiến chi phí cho các hoạt động marketing trực tuyến của doanh nghiệp tăng mạnh, lên tới khoảng 4,3 tỉ USD. Theo báo điện tử Business Inside (07/2017), tính từ năm 2006 đến nay, tỉ trọng doanh thu từ thương mại truyền thống tại Mỹ giảm từ 97,3% xuống 91,5% trong khi tỉ trọng doanh thu thương mại điện tử tăng từ 2,7% lên 8,5%. Trong 6 tháng đầu năm 2017, có đến 5321 cửa hàng bán lẻ trên toàn nước Mỹ đã phải đóng cửa do ảnh hưởng từ thương mại điện tử. Các nghiên cứu cho thấy có hơn 90% người tiêu dùng tham khảo các bình luận trên internet trước khi mua sản phẩm và 67% sản phẩm được mua dựa trên các đánh giá của chính những người tiêu dùng trước đó (Leeflang và các cộng sự, 2014). Godes và Silva (2012) cũng chỉ ra rằng người tiêu dùng đọc ít nhất 4 đánh giá sản phẩm trước khi quyết định mua hàng. Có thể thấy, thương mại đang có xu hướng chuyển dịch từ thương mại truyền thống sang thương mại điện tử. Cuộc cách mạng số đối với xã hội nói chung và ngành marketing nói riêng, đã tạo nên một cuộc đua khốc liệt giữa các doanh nghiệp (Leeflang và các cộng sự, 2014). Trước đây, đã có nhiều nghiên cứu cơ bản về ảnh hưởng của cuộc cách mạng số với ngành marketing. Tuy nhiên, phần lớn các tài liệu này mới chỉ nghiên cứu về hệ quả (lý thuyết và thực tế): ảnh hưởng đối với phương thức kinh doanh và doanh thu của doanh nghiệp, kết quả của sự xuất hiện các kênh, phương tiện truyền thông điện tử và sự phổ biến ngày càng rộng rãi của dữ liệu. Dưới sự ảnh hưởng của quá trình chuyển dịch sang thương mại điện tử, những khái niệm 614
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG marketing trước đây42 đã bộc lộ nhiều nhược điểm, và ngày càng trở nên không phù hợp với thời đại số hiện tại nữa (Kotler và các cộng sự, 2017). Khái niệm marketing 4.0 xuất hiện trên cơ sở khai thác tối đa nền tảng công nghệ thông tin, kết nối, tối ưu hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp, cũng như đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Với vai trò là một nước đang phát triển nằm trong khu vực Đông Nam Á (khu vực tăng trưởng kinh tế năng động nhất thế giới), Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển dịch sang nền kinh tế số. Được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng thương mại điện tử lớn, tăng trưởng của thương mại điện tử cao (22% trong năm 2015 – theo Báo cáo của Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt nam 2017) cùng với dân số đông và tỉ lệ tiếp cận Internet trên 70%, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để phát triển kinh doanh, hợp tác với các đối tác nước ngoài hay mở rộng kinh doanh ra nước ngoài. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa đầu tư nghiên cứu tìm hiểu thị hiếu của khách hàng (báo cáo của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam-VECOM, 2017), do đó chưa xây dựng được thương hiệu và chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả quyết định chọn thực hiện chủ đề “Giải pháp áp dụng, triển khai và hoàn thiện hoạt động marketing 4.0 tại các doanh nghiệp Việt Nam”. Mục đích không chỉ làm rõ cơ sở lý luận về marketing 4.0, mà còn xem xét các vấn đề trong áp dụng triển khai hoạt động này trong thực tiễn. Từ những phân tích đánh giá thực trạng và những thành công, thách thức tại các doanh nghiệp Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhằm nhanh chóng áp dụng và triển khai có hiệu quả hoạt động marketing 4.0, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Định nghĩa Marketing 4.0 Kotler và các cộng sự (2017) đưa ra định nghĩa Marketing 4.0 là phương pháp tiếp cận marketing kết hợp giữa các tương tác trực tuyến và trực tiếp giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, pha trộn giữa phong cách và giá trị thực tế trong quá trình xây dựng thương hiệu và quan trọng nhất là sự bổ trợ lẫn nhau giữa kết nối máy - máy và tiếp xúc trực tiếp người - người nhằm tăng cường cam kết gắn bó của khách hàng với doanh nghiệp. Marketing 4.0 cho phép người làm marketing chuyển dẫn và hoà nhập vào nền kinh tế số, vốn đã và đang làm thay đổi những khái niệm cơ bản về marketing. Marketing số và marketing truyền thống cùng tồn tại trong Marketing 4.0, cùng hướng đến mục tiêu cuối cùng tác động đến khách hàng hành động theo hướng doanh nghiệp mong đợi. Khác với các khái niệm marketing trước đó (marketing 1.0, marketing 2.0 và marketing 3.0), marketing 4.0 trong kỷ nguyên số mang những đặc điểm sau (Kotler và các cộng sự, 2017):  Khách hàng trong thương mại điện tử được liên kết với nhau qua mạng xã hội, do đó, doanh nghiệp không thể tiếp cận người dùng một cách cách trực tiếp như marketing 1.0 truyền thống mà buộc phải được sự chấp nhận của khách hàng.  Tính kết nối trong mạng xã hội giúp khách hàng có quyền chia sẻ và đánh giá dễ dàng về hoạt động của một doanh nghiệp. Chính vì thế, doanh nghiệp không thể tự định vị thương hiệu của mình như các cách tiếp cận marketing trước đây mà quyền định vị thương hiệu của doanh nghiệp đã chuyển dịch dần sang phía khách hàng.  Từ mô hình 4P (product-sản phẩm, price-giá, place-kênh phân phối, promotion-xúc tiến, truyền thông) truyền thống sang mô hình 4C hiện đại (Co-creation – cùng thiết kế, currency – chi phí, communal activation – lan truyền trong cộng đồng, conversation - đối 42 Marketing 1.0 lấy sản phẩm làm trung tâm; đối với Marketing 2.0 là nhu cầu thị trường, và Marketing 3.0 lấy môi trường sống của con người làm trung tâm (Kotler và các cộng sự, 2017). 615
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG thoại với khách hàng). Khách hàng trong marketing 4.0 có quyền tham gia vào tất cả các khâu từ thiết kế sản phẩm cho tới định giá và truyền thông cho chính sản phẩm. Nhờ marketing 4.0, khách hàng có thể đặt nhiều dấu ấn cá nhân vào sản phẩm, tìm đc nhiều sản phẩm phù hợp hơn với mình và cảm thấy mình được doanh nghiệp chăm chút nhiều hơn.  Khác với các cách tiếp cận marketing trước đây, dịch vụ chăm sóc khách hàng đã có sự thay đổi trong marketing 4.0. Doanh nghiệp cho phép người dùng tham gia vào quá trình chăm sóc khách hàng, sử dụng kết nối để chia sẻ với người dùng khác trong quá trình hậu mãi.  Khách hàng trong giai đoạn marketing từ 3.0 không còn đơn giản mua sản phẩm để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống mà còn để củng cố giá trị và cái tôi của bản thân. Trong xã hội số luôn phát triển không ngừng nghỉ, những cuộc cách mạng công nghệ thông tin cho phép người tiêu dùng phát triển nhu cầu tiêu dùng với những yêu cầu cao hơn, tạo tiền đề cho sự chuyển dịch giữa thế hệ marketing 3.0 sang 4.0. Việc trở thành một phần của quá trình tạo ra sản phẩm đã trở thành nhu cầu của người tiêu dùng trong giai đoạn marketing 4.0 hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nghỉ tạo ra những phương thức tương tác tốt hơn với khách hàng, cũng như tổ chức cấu trúc quản lý và sản xuất linh hoạt hơn theo nhu cầu của người tiêu dùng.  Bảng 1: Sự khác nhau giữa doanh nghiệp áp dụng các quan điểm marketing khác nhau Đặc điểm Doanh nghiệp truyền Doanh nghiệp 2.0 và 3.0 thống Mô hình Dây chuyền lắp ráp Cung cấp dịch vụ Mức độ số hóa Sơ khai Đang phát triển và bão hòa Quy trình hoạt động Hàng dọc tuyến tính Hợp tác linh động Quản lý nghiệp vụ Bổ nhiệm theo nhiệm vụ Phân bổ công việc theo thời gian thực Quản trị Truyền thống Kanban kịp thời (just in time) Loại hình marketing Marketing 1.0 và 2.0 Marketing 3.0 và 4.0 Định hướng marketing Sản phẩm Khách hàng Triết lý marketing Marketing giao dịch Marketing xã hội Cấu trúc tổ chức Cấp bậc / Cứng nhắc Hệ thống / Linh động Sản xuất Kế hoạch hóa Theo nhu cầu Nguồn: Vassileva (2017, trang 48) Tuy nhiên, trong thương mại điện tử, marketing truyền thống không hẳn biến mất, nó vẫn giữ vai trò nhất định và luân phiên với marketing điện tử trong từng giai đoạn. Giai đoạn đầu của quá trình tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng, marketing truyền thống đóng vai trò chủ đạo nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Khi khách hàng bắt đầu quan tâm tới sản phẩm, thì vai trò của marketing điện tử, đặc biệt marketing 4.0, ngày càng rõ rệt, nó cho phép khách hàng tìm hiểu thông tin, quyết định sử dụng và lan truyền tới cộng đồng. 2.2. Quy trình mua sắm của khách h ng trong marketing 4.0 Nghiên cứu thói quen mua sắm của khách hàng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với ngành marketing. Bước vào thời đại thương mại điện tử, cách thức, thói quen dẫn tới việc 616
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG mua sắm của khách hàng đã có những thay đổi lớn. Cùng với định nghĩa về Marketing 4.0, Kotler (2017) đã đề xuất mô hình mới (5A) về quy trình mua hàng của khách như sau: Aware Appeal Ask Act Advocate Nguồn: Kotler và các cộng sự (2017, trang 49) Hình 1: Mô hình 5A quy trình mua hàng của khách hàng So với hoạt động marketing truyền thống, quy trình mua hàng của khách theo quan điểm marketing 4.0 trải qua 5 giai đoạn: Aware-nhận biết; Appeal-cuốn hút; Ask-tìm hiểu; Act-hành động và Advocate - biện hộ. Nhận biết (aware) là giai đoạn đầu và cũng là cánh cổng mở ra quy trình mua sắm của khách hàng. Trong giai đoạn này, khách hàng, từ kinh nghiệm mua sắm trước đó, các hoạt động marketing của doanh nghiệp hay từ lời khuyên của người khác tiếp cận với các thương hiệu. Trong giai đoạn này, hoạt động marketing của doanh nghiệp và tính lan truyền trong cộng đồng là nguồn chính để khách hàng nhận biết thương hiệu. Cuốn hút (appeal) là giai đoạn tiếp theo của quy trình mua sắm: khách hàng tự tạo cho mình bản danh sách rút gọn các thương hiệu khiến họ tò mò hoặc quan tâm ngay lập tức. Bị kích thích bởi sự tò mò, khách hàng bước vào giai đoạn 3: tìm hiểu (Ask), khách hàng chủ động tìm hiểu thông tin về thương hiệu thông qua các kênh khác nhau: trực tiếp từ cửa hàng, thông qua người thân, bạn bè hoặc trực tuyến thông qua mạng xã hội. Trong marketing 4.0, tìm hiểu là giai đoạn cơ bản của quy trình mua sắm, khách hàng thường xuyên tìm kiếm các đánh giá trực tuyến của cộng đồng Internet về thương hiệu, quyết định mua sắm phụ thuộc chủ yếu vào trao đổi giữa khách hàng với nhau. Sau khi các thông tin trong giai đoan tìm kiếm (Ask) đã đủ thuyết phục, khách hàng sẽ chuyển sang giai đoạn hành động (Act). Giai đoạn này không kết thúc sau khi khách hàng đã quyết định mua sắm, doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt quá trình hậu mãi để đảm bảo quyền lợi của khách hàng và khiến họ hài lòng với trải nghiệm mua sắm. Bước vào giai đoạn cuối cùng của quy trình mua sắm: Biện hộ (Advocate), khách hàng chủ động để lại những đánh giá về sản phẩm, trải nghiệm mua sắm, họ trở nên trung thành với thương hiệu và có thể tác động mong muốn tiêu dùng những sản phầm này cho nhiều người khác. Kết nối nhanh chóng với cộng đồng thông qua các phương tiện thông tin đã tác động trực tiếp lên quy trình mua hàng của khách, tạo ra một số điểm mới trong marketing 4.0, so với marketing truyền thống. Cụ thể:  Trong giai đoạn cuốn hút, khách hàng không chỉ đưa ra ý kiến chủ quan của mình về sản phẩm mà còn bị ảnh hưởng bới ý kiến chung của cộng đồng về sản phẩm đó.  Trong giai đoạn khuyên dùng, nếu như marketing truyền nhằm kích thích khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm, thì marketing 4.0 lại hướng tới việc làm hài lòng khách hàng, rồi chính khách hàng đó khuyên dùng sản phẩm tới những người thân hoặc lan truyền trong cộng đồng.  Các forum, cộng đồng trên internet khiến việc chia sẻ kinh nghiệm tiêu dùng mua sắm trở nên dễ dàng. Từ đó, quá trình từ Tìm kiếm (Ask) – Hành động (Act) – Khuyên dùng (Advocate) có ảnh hưởng rất lớn tới việc làm tăng hoặc giảm uy tín của thương hiệu. 3. Mô hình nghiên cứu hiệu suất triển khai marketing 4.0 tại doanh nghiệp Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin trong kỷ nguyên số được thể hiện rõ nhất ở sự phổ biến của những Thiết bị di động và số hóa hiện đại cho phép con người giao tiếp và kết nối mọi nơi mọi lúc. Đây vừa là tiền đề tạo nhiều thuận lợi cho công cuộc truyền dẫn và kết nối thông tin, đồng thời cũng tạo ra nhiều thử thách cho các doanh nghiệp trong 617
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG các hoạt động marketing 4.0 hiện nay. Nhìn chung, những yếu tố có khả năng tác động đến hoạt động áp dụng và triển khai marketing 4.0 trong doanh nghiệp có thể được chia thành 3 nhóm chính sau (Leeflang và cộng sự, 2013): (i) Nhóm yếu tố tác đ ng đến hiệu suất chiến lược marketing 4.0  Cách mạng công nghệ số và mô hình kinh doanh: Công nghệ số cho phép khách hàng có thể tự tìm kiếm và mua hàng trực tuyến đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định và xây dựng lại mô hình kinh doanh của mình. Khái niệm Marketing số hình thành, phát triển và đi vào thực tế có tác động sâu rộng và thay đổi về bản chất các mô hình kinh doanh truyền thống. Việc tích hợp và phát triển các công cụ và công nghệ số vào các mô hình kinh doanh là nhiệm vụ chiến lược quan trọng đối với mọi doanh nghiệp nhằm giải quyết những thách thức đến từ cách mạng công nghệ số.  Thấu hiểu khách hàng: Trong kỷ nguyên số, dữ liệu được tập hợp thành những mảng thông tin khổng lồ và phức tạp, đây là tiền đề cho sự ra đời của Big Data và marketing các cơ sở dữ liệu (Database - 1 đặc trưng quan trọng nhất của marketing 4.0 đặc biệt với hàng tiêu dùng. Việc thu thập thông tin và xử lý kho dữ liệu khổng lồ như big data đã vượt quá khả năng của các công cụ quản lý cơ sở dữ liệu đơn giản truyền thống. Trước tình hình đó, việc thu thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu về khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp có những phương thức và công cụ mới, hiện đại hơn, có khả năng tự động hóa cao hơn nhằm thâm nhập và xử lý hiệu quả dữ liệu từ big data. Quy trình này giúp doanh nghiệp có dữ liệu về thói quen tiêu dùng của khách hàng, từ giai đoạn Nhận biết (Awareness) và Tìm hiểu (Ask) đến giai đoạn quyết định mua hàng (Act) và thậm chí cả khi khách hàng trở nên trung thành và Khuyên dùng (Advocate) sản phẩm tới những người tiêu dùng khác.  Đổi mới và sáng tạo: Khi các quyết định marketing quá phụ thuộc vào nguồn dữ liệu đã thu thập, hoạt động marketing sẽ dần mất đi các ý tưởng sáng tạo và mới mẻ, do vậy, có thể gây nhàm chán cho đối tượng người tiêu dùng. Tuy vậy, McAfee va Brynjolfsson (2012) lại cho rằng Dữ liệu lớn “Big Data” cũng có thể trở thành một cơ sở quan trọng cho những đổi mới và cải tiến đối với hoạt động marketing của doanh nghiệp. Cụ thể, việc sử dụng cùng lúc nhiều nguồn dữ liệu khác nhau có thể giúp doanh nghiệp phát triển chất lượng sản phẩm tốt hơn, hay nâng cao chất lượng dịch vụ bằng việc đưa đến nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng. (ii) Nhóm yếu tố tác đ ng đến hiệu suất chiến thuật và tác nghiệp marketing 4.0  Sức mạnh thương hiệu và các kênh truyền thông xã hội: Sự phổ biến của mạng xã hội cho phép đo lường ảnh hưởng vô cùng lớn đến từ những tương tác của người dùng. Môi trường internet giúp cho những “thông tin truyền miệng” giữa người dùng được lan truyền nhanh hơn và được phổ biến rộng rãi hơn. Với độ tin cậy cao, giai đoạn Khuyên dùng (Advocate) trong quy trình mua sắm của người tiêu dùng là minh chứng rõ ràng nhất cho sự hiệu quả của hoạt động “marketing truyền miệng” trên mạng xã hội. Đây là xu thế mới buộc các nhà hoạch định chiến lược marketing không thể bỏ qua kênh truyền thông trên các mạng xã hội trong kế hoạch xây dựng và duy trì danh tiếng của một thương hiệu tiêu dùng.  Lựa chọn và định mục tiêu các kênh marketing trực tuyến: Xác định và có kế hoạch tiếp cận khách hàng ở cả hai kênh trực tuyến và ngoại tuyến (online and offline channels). Sự phổ biến của Internet và công nghệ thông tin vốn đã xóa nhòa ranh giới tuổi tác của những đối tượng khách hàng có khả năng tiếp cận công nghệ trực tuyến. Tuy nhiên, trong thực tế, hoạt động marketing trực tuyến vẫn có sự khác biệt khi tiếp cận các tập khách hàng ở các độ tuổi khác nhau, và thường gặp khó khăn khi tiếp cận khách hàng ở các độ tuổi trung niên và cao tuổi. Do đó, sự kết hợp giữa các kênh truyền thông truyền thống và trực tuyến là giải pháp tốt nhất cho việc tiếp cận đầy đủ các nhóm khách hàng tiềm năng.  Minh bạch giá cả: sự xuất hiện của các website có khả năng liệt kê giá và so sánh giá cùng một sản phẩm từ các nhà cung cấp khác nhau. Đây là thách thức và cũng là động lực cho doanh nghiệp trong minh bạch giá, cũng nhằm đảm bảo sản phẩm của mình cạnh tranh trong mối quan hệ giá – chất lượng trước sự đánh giá ngày càng tinh tế của khách hàng. 618
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG  Tương tác tự động với khách hàng trở nên tiện lợi hơn với các kênh trực tuyến và tự động. Tuy được coi là một giải pháp giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp nhưng dịch vụ tự động có tiềm ẩn nhiều rủi ro, tiêu biểu nhất là người tiêu dùng có thể không hài lòng với việc bị buộc phải sử dụng những phương thức dịch vụ trực tuyến (Reinders và cộng sự, 2008). Vì vậy, doanh nghiệp cần giám sát ảnh hưởng và hiệu ứng của phương thức tự động này cần được coi trọng trong hoạt động marketing để doanh nghiệp có những điều chỉnh phù hợp nhằm đáp ứng kỳ vọng và nhu cầu của người tiêu dùng.  Hệ thang đo trực tuyến: Dữ liệu trực tuyến nên được sử dụng song song với dữ liệu truyền thống để đánh giá đầy đủ hiệu quả của hoạt động kinh doanh trực tuyến và ngoại tuyến của doanh nghiệp. Tuy vậy, doanh nghiệp trong thời đại số gặp không ít khó khăn khi đo lường dữ liệu trực tuyến marketing nhằm đánh giá sự tiến bộ, tạo thuận lợi cho việc phân tích nhu cầu thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, thị trường trực tuyến và các kênh thông tin. Nghiên cứu của Haan de và cộng sự (2013) đề cập tới một giải pháp cho vấn đề này bằng việc sử dụng các mô hình kinh tế lượng cho phép tính toán và so sánh hiệu lực chi phí bỏ ra cho hoạt động marketing được thực hiện qua các phương tiện truyền thông và bán hàng khác nhau cũng như tác động của chúng đến kết quả kinh doanh. (iii) Nhóm yếu tố tác đ ng đến hiệu suất marketing 4.0: Với những thay đổi to lớn đến từ cuộc cách mạng số, hoạt động marketing 4.0 đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao có năng lực phù hợp cũng như cách tổ chức doanh nghiệp hiệu quả hơn. Cụ thể:  Nguồn nhân tài: việc thiếu nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao có kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing nói chung và hoạt động marketing 4.0 nói riêng là một thử thách lớn với các doanh nghiệp. Những hoạt động như nghiên cứu dữ liệu khách hàng, quảng cáo trực tuyến, phát triển website hay thực hiện phân tích dữ liệu đều là những nhiệm vụ đòi hỏi năng lực và nghiệp vụ phù hợp. Một trong những giải pháp được các doanh nghiệp sử dụng trong trường hợp này là thuê nguồn nhân lực chất lượng cao từ các tổ chức bên ngoài nhằm đáp ứng tạm thời nhu cầu của hoạt động marketing 4.0.  Các năng lực của tổ chức marketing: hoạt động quản lý nội bộ (giữa marketing và các phòng ban khác trong doanh nghiệp) thường có những vấn đề như gặp khó khăn trong tương tác, dẫn đến phối hợp không hiệu quả hay chồng chéo chức năng. Môi trường công nghệ số hiện đại thay đổi quá nhanh khiến doanh nghiệp khó có những thay đổi kịp thời về mặt tổ chức được “làm phẳng” sao cho phù hợp với cách thức hoạt động mới (Hayes, 2011) Từ các phân tích trên cho phép xác lập mô hình nghiên cứu hiệu suất triển khai marketing 4.0 tại doanh nghiệp qua hình 2 sau: 619
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Cách mạng số và mô hình kinh doanh số Hiệu suất chiến lược marketing Thấu hiểu khách hàng trực 4.0 tuyến Đổi mới và sáng tạo Sức mạng thương hiệu và Hiệu suất triển khai marketing 4.0 tại Hiệu suất chiến các kênh TT XH doanh nghiệp thuật Lựa chọn và định mục tiêu và tác nghiệp trực tuyến - Năm hoạt động Các biến phụ marketing 4.0 - Quy mô DN Minh bạch giá - Loại hình DN Tương tác tự động Hệ thang đo trực tuyến Hiệu suất năng Nguồn nhân tài lực marketing 4.0 Tổ chức và năng lực Nguồn: Các tác giả Hình 2: Mô hình nghiên cứu hiệu suất triển khai marketing 4.0 của doanh nghiệp Để xây dựng bộ thang đo cho các khái niệm của mô hình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu tham khảo từng phần bộ thang đo của Leeflang (2011), Davanport (2006), McAfee & Brynjolfsson (2012), Nielsen (2007), Lamey (2007), Hayes (2011) để đưa và dự thảo bộ thang đo làm tiền đề tiến hành nghiên cứu định tính/sơ bộ với 16 chuyên gia gồm 3 nhà QLNN về TMĐT Bộ Công Thương; 6 CEOs marketing ở các loại hình doanh nghiệp có triển khai marketing 4.0; 3 chuyên gia CNTT TMĐT và 4 nhà nghiên cứu marketing điện tử cho kết quả từ 68 biến quan sát (trong đó có 5 biến quan sát của biến phụ thuộc) được loại bỏ và chuyển thành 52 biến quan sát cho 11 khái niệm của mô hình nghiên cứu chính thức. Cụ thể: - Thang đo biến: “Mô hình kinh doanh và cách mạng số” (DR-BM) gồm 5 biến quan sát: hiểu biết xu thế tất yếu và nội hàm marketing 4.0; Nhận dạng thời cơ marketing 4.0 trong ngành kinh doanh, có mô hình kinh doanh trực tuyến phù hợp nhu cầu, hành vi thị trường ảo; có mô hình marketing 4.0 dựa trên năng lực đầu tư và quản trị phù hợp; lãnh đạo doanh nghiệp có cam kết và chiến lược kinh doanh trực tuyến. - Thang đo “thấu hiêu khách hàng trực tuyến” (CU_IN) gồm 5 biến quan sát: phân đoạn thị trường trực tuyến phù hợp, nắm vững mô hình dự định hành vi mua của khách hàng trực tuyến mục tiêu, lựa chọn và minh xác tập khách hàng trực tuyến mục tiêu, thiết kế và thẩm định cẩn trọng giá trị khách hàng của CHTT trực tuyến mục tiêu; Định vị thị trường mục tiêu phù hợp nguồn lực và có tính cạnh tranh trong ngành kinh doanh. - Thang đo “Đổi mới và sáng tạo” (CR_IN) gồm 5 biến quan sát: mức độ chấp nhận và sẵn sàng của công nghệ marketing 4.0 mới, chất lượng tài sản tri thức marketing cho marketing 4.0, Năng lực phát triển phần mềm thân thiện cho quản trị marketing 4.0, chất lượng triển khai tổ chức và vận hành quá trình kiến tạo tri thức marketing 4.0 mới, chất lượng R&D chào hàng thị trường trực tuyến mới. - Thang đo “Sức mạnh thương hiệu và các kênh truyền thông xã hội” (SM_BH) gồm 5 biến quan sát: Mức độ chuẩn hóa, tinh tế mẫu mã, chất lượng sản phẩm/dịch vụ được chào hàng thị trường trực tuyến, Mức độ khác biệt hóa và các đặc tính nổi trội sản phẩm dịch vụ và công nghệ, chất lượng dịch vụ hỗ trợ và dịch vụ gia tăng gắn với giá trị thương hiệu, Có tầm nhìn và chiến lược xây dựng thương hiệu mạnh; Có năng lực vận dụng và nâng cao cấp độ CNTT phù hợp để tận dụng các kênh truyền thông xã hội cho marketing 4.0. 620
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG - Thang đo “Lựa chọn và định mục tiêu trực tuyến” (ON_TA) gồm 4 biến quan sát: Xây dựng website marketing hấp dẫn, kết nối kênh phân phối trực tuyến với chuỗi cung ứng thượng nguồn, kênh bán hàng trực tuyến tích hợp cao giữa giao dịch, tư vấn với hệ thống logistics tùy biến; Định mục tiêu trực tuyến phù hợp năng lực, hiện thực và khả thi. - Thang đo “Minh bạch giá” (PR_TR) gồm 4 biến quan sát: Định giá bán dựa trên giá trị minh xác và ổn định; Chào giá và phương thức thanh toán rõ ràng, tin cậy; Thực hành giá minh bạch, hấp dẫn và có tính cạnh tranh; Thực hành phí gửi và nhận hàng phù hợp theo địa không gian thị trường. - Thang đo “Tương tác tự động” (AU_IN) gồm 4 biến quan sát: Tích hợp CNTT và quản trị website; Mức tương tác tự động trong giao dịch, tư vấn khách hàng; Mức tương tác tự động và cập thời trong giao hàng và chăm sóc khách hàng hậu mãi; Mức tương tác tự động với các nhà cung cấp. - Thang đo “Hệ thang đo trực tuyến” (ON_ME) gồm 4 biến quan sát: Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn cung ứng dịch vụ phân phối trực tuyến dựa trên bộ thang đo phù hợp, thống nhất; Xây dựng bộ thang đo phù hợp, minh bạch với các phương thức thanh toán; Thực hành quản trị rủi ro theo thang đo chuẩn trên toàn hệ thống; Xây dựng bộ thang đo đảm bảo bí mật riêng tư và an toàn dữ liệu khách hàng trực tuyến. - Thang đo “Nguồn nhân tài” (TH_HR) gồm 5 biến quan sát: Chất lượng nhân lực phân tích dữ liệu marketing 4.0; Mức hiểu biết tương hỗ về tri thức, kỹ năng và năng lực chuyên môn sâu giữa 2 nhóm nhân lực quản trị và CNTT marketing 4.0; Vốn nhân lực marketing 4.0; Mức độ đãi ngộ và giữ chân nhân lực marketing 4.0 chất lượng cao; Chất lượng đào tạo cập nhật và nâng cấp nhân lực marketing 4.0. - Thang đo “Tổ chức và năng lực” (OR_CA) goomg 6 biến quan sát: Có tổ chức chuyên trách, được làm phẳng để năng lực đáp ứng chức năng marketing 4.0; Xây dựng và phát huy các năng lực marketing 4.0 cốt lõi khác biệt; Phát huy vị thế chức năng tích hợp của tổ chức marketing 4.0 với các bộ phân chức năng khác; Lãnh đạo marketing 4.0 dựa trên tri thức và giá trị; Hỗ trợ marketing 4.0 của các nguồn lực phi marketing; Thực hành văn hóa marketing 4.0. - Thang đo biến phụ thuộc “Hiệu suất triển khai marketing 4.0” (DE_PE) gồm 5 biến quan sát: Lợi ích/ giá trị vượt quá chi phí đầu tư – kinh doanh trong dài hạn; Lợi thế tốc độ tiếp cận khách hàng/ thị trường mục tiêu cao hơn; Mức độ hài lòng khách hàng trực tuyến cao và toàn diện hơn; Năng lực cạnh tranh marketing dựa trên hiệu quả, đổi mới và sáng tạo, tinh tế của doanh nghiệp cao hơn; Mức hài lòng với quyết định triển khai marketing 4.0 của doanh nghiệp. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu định lượng được thực hiện với bộ dữ liệu sơ cấp được thu thấp điều tra trắc nghiệm qua bảng hỏi gồm 52 thang đo biến quan sát trên được xây dựng thành các phát biểu chuyển hóa theo thang Likirt 5 mức (1 - không đồng ý; 2 – hâu như/phân nhiều không đồng ý; 3- trung lập; 4- phân nhiều đồng ý; 5- đồng ý). Đối tượng điều tra: các ủy viên HĐQT, giám đốc, các PGĐ, các CEOs marketing và kinh doanh ở các DNKD trực tuyến, các nhà QLNN về TMĐT ở Bộ, Sở Công Thương NN; Các nhà nghiên cứu marketing & TMĐT, các chuyên gia độc lập Hiệp hội TMĐT. Quy mô mẫu tối thiểu được xác định theo quy tắc: mỗi phát biểu đảm bảo 5 đáp viên (J.Hair et al – 2006), như vậy quy mô mẫu tối thiểu cần có là 52 x 5 = 260 đáp viên. Thực tế điều tra phát ra 400 phiếu, thu về 358 phiếu, loại 13 phiếu không hợp lệ còn lại 345 phiếu được nhập dữ liệu đưa vào phân tích. Cơ cấu doanh nghiệp và đối tượng đáp viên của mẫu điều tra được phân tổng hợp qua bảng 2 và 3 621
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Bảng 2: Số lƣợng v cơ cấu DNKD trực tuyến thuộc nghiên cứu Tiêu chí Số Tỷ lệ Tiêu chí Số Tỷ lệ lƣợng lƣợng Năm thành lập 158 100% Quy mô lao động 158 100% < 1 năm 20 12,66% Dưới 50 LĐ 31 19,62% 1 - 3 năm 54 34,18% 50 - 99 LĐ 37 23,42% 3 - 5 năm 42 26,58% 100 - 499 LĐ 63 39,87% 5 - 10 năm 24 15,19% 500 - 999 LĐ 27 17,09% > 10 năm 18 11,39% Từ 1000 LĐ trở lên 0 0 Loại hình công ty Quy mô doanh thu DNNN 16 10,13% Dưới 1 tỷ 14 8,86% Công ty cổ phần 79 50,00% 1 - 10 tỷ 32 20,25% Cty TNHH tư nhân 35 22,15% 10 - 50 tỷ 52 32,91% Công ty FDI 0 0,00% 50 - 100 tỷ 36 22,78% Khác 28 17,72% Trên 100 tỷ 24 15,19% (Nguồn: Xử lý dữ liệu bằng SPSS 18) Phần lớn các doanh nghiệp có thời gian hoạt động tương đối ngắn (1 – 3 năm) hoặc mới bắt đầu đi vào giai đoạn ổn định (3 – 5 năm). Nhìn chung đây là khoảng thời gian không dài, cho thấy các doanh nghiệp có hoạt động marketing 4.0 chủ yếu là các doanh nghiệp trẻ. Một nửa các doanh nghiệp khảo sát là công ty cổ phần và một phần khác (chiếm 22,15%) là các công ty TNHH tư nhân. Các doanh nghiệp áp dụng hoạt động marketing 4.0 thường có quy mô tương đối lớn, quy mô lao động từ 100 – 499 lao động chiếm 39,87% doanh nghiệp tham gia khảo sát. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp này cũng đạt được doanh thu khá lớn, từ 10 – 50 tỷ chiếm 32,91%, trong khi doanh thu trong khoảng 50 – 100 tỷ chiếm 22,78%. Những con số này phản ánh tương đối chính xác tình hình kinh doanh hiện nay, khi thị phần của những doanh nghiệp triển khai hoạt động marketing 4.0 ngày càng tăng lên về quy mô ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Bảng 3: Cơ cấu đáp viên mẫu điều tra/phân tích STT Đối tượng điều tra Số lượng Tỷ lệ % 1 Thành viên HĐQT và giám đốc DN 52 15,07 2 Các CEOs về marketing kinh doanh ở các DN 28 63,19 3 Nhà QLNN về TMĐT ở Bộ, Sở Công Thương 31 8,98 4 Các nhà nghiên cứu về marketing và TMĐT 36 10,44 5 Chuyên gia Hiệp hội TMĐT 8 2,32 345 100,00 (Nguồn: Xử ký dữ liệu bằng SPSS 18) Phương pháp lấy mẫu ngẫy nhiên trực tiếp Phương tiện xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 18.0 5. Kết quả kiểm định thang đo v mô hình nghiên cứu 5.1. Kiểm định th ng đo nghiên cứu Để đánh giá tính nhất quán nội tại của các khái niệm nghiên cứu, phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) được thực hiện. - Kết quả tính toán Cronbach Alpha của các thang đo 10 thành phần riêng biệt của hiệu suất triển khai marketing 4.0 và hiệu suất chiến lược marketing 4.0 cho thấy, với 52 biến quan sát của 11 khái niệm, ngoại trừ 2 biến quan sát: SM_BH 3 của thành phần Sức mạnh thương hiệu và TTXH, biến AU_IN 4 của thành phần Tương tác tự động có hệ số Cronbach 622
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Alpha nếu loại biến < 0,6 và tương quan biến tổng < 0,3 nên loại 2 biến quan sát này, các biến còn lại đều đảm bảo độ tin cậy (hệ số Cronbach Alpha > 0,6 và tương quan biến tổng > 0,3). Hệ số Cronbach Alpha của các thành phần còn lại và biến phụ thuộc Hiệu suất triển khai marketing 4.0 tổng thể lần lượt là 0,821; 0,796; 0,838; 0,812; 0,768; 0,813; 0,830 và 0,868. Nếu loại 2 biến quan sát của biến độc lập trên, hệ số tin cậy của biến Sức mạnh thương hiệu và TTXH là 0,843; biến Tương tác tự động là 0,7128. - Phân tích EFA đồng thời 10 biến độc lập với 45 biến quan sát được thực hiện bằng phương pháp rút trích các yếu tố chính và phép xoay Verimax. Kết quả EFA lần 1 cho thấy hệ số KMO = 0,841 (>0,5) kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê 0,000 (50%). Tuy nhiên có 3 biến quan sát CU_IN 1 của khái niệm Thấu hiểu khách hàng; PR_TR4 của khái niệm Minh bạch giá và biến TA_HR 3 của khái niệm Nguồn nhân tài bị loại bởi chúng có hệ số tải yếu tố lần lượt là 0,398; 0,402; 0,386; 0,412 (
  11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG CMIN/df = 1,674 (0,9), RMSEA = 0,049. Kết quả này cho thấy mức độ phù hợp với bộ dữ liệu thu thập của mô hình điều chỉnh cao hơn so với mô hình đề xuất (Mặc dầu vậy, để đảm bảo tính toàn diện, những phân tích tiếp theo vẫn sử dụng mô hình đề xuất). 5.3. Kiểm định mối quan hệ và mức đóng góp của các thành phần đến hiệu suất triển khai marketing 4.0 tổng thể Hồi quy tuyến tính bội thường được dùng để kiểm định mối quan hệ và mức độ quan trọng giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc để luận giải lý thuyết nhân quả. Ngoài chức năng là một công cụ mô tả, nó còn được sử dụng để kiểm định các giả thuyết và dự báo các tổng thể nghiên cứu. Nghiên cứu này kiểm định mô hình hồi quy bội bao gồm 10 biến độc lập và một biến phụ thuộc đã nêu trên. Bước 1: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến Các chỉ số giá trị dung sai, VIF (>0), giá trị VIF từ 1,116 đến 2,156 (
  12. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Dạng chưa chuẩn hóa (1): DE_PE = 0,209 + 0,115 OR_BM + 0,113 CU_IN + 0,104 SM_BH + 0,089 ON_TA + 0,097 PR_TR + 0,015 AU_IN + 0,022 ON_ME + 0,121 TA_HR + 0,134 OR_CA Dạng chuẩn hóa (2): DE_PE = 0,127 DR_BM + 0,121 CU_IN + 0,122 CR_IN + 0,106 SM_BH + 0,096 ON_TA + 0,108 PR_TR + 0,025 AU_IN + 0,033 ON_ME + 0,124 TA_HR + 0,143 OR_CA Từ (2) cho thấy, các yếu tố thành phần có mức tác động chênh lệch không quá lớn với nhau, nhưng có mức độ quan trọng khác nhau tới hiệu suất triển khai marketing 4.0 tổng thể. Cụ thể: nhóm 1 có mức độ quan trọng nhất là các năng lực tổ chức; nhóm 2 gồm 4 yếu tố: nguồn nhân tài, cách mạng số và mô hình kinh doanh, thấu hiểu khách hàng, Đổi mới và sang tạo; Nhóm 3 gồm 3 yếu tố: Minh bạch giá, Sức mạnh thương hiệu và TTXH, Định mục tiêu trực tuyến. Nhóm 4 có tầm quan trọng có ý nghĩa thống kê thấp nhất là: Hệ thang đo trực tuyến và tương tác tự động. 5.4. Kiểm định m hình đ nhóm Đến đây một câu hỏi đặt ra là, liệu là với 2 nhóm đáp viên ở các DN có kinh doanh trực tiếp với thành niên hoạt động mới và đủ dài (mốc 5 năm), quy mô lao động nhỏ với vừa và lớn (mốc 100 lao động), quy mô doanh thu năm vừa và đủ lớn (mốc 50 tỷ VND) có cảm nhận khác biệt có ý nghĩa thống kê với mô hình và thang đo nghiên cứu đề xuất không? trả lời câu hỏi này, một phân tích cấu trúc đa nhóm được tiến hành trên mỗi yếu tố và bao gồm khả biến và bất biến từng phần, trong đó kiểm định khác biệt chi – bình phương được dùng để so sánh hai mô hình (khả biến và bất biến từng phần). Nếu kiểm định chi – bình phương cho thấy mức khác biệt của hai mô hình là không có ý nghĩa thống kê thì mô hình bất biến từng phần được chọn vì có bậc tự do cao hơn, ngược lại - nếu khác biệt chi – bình phương là có ý nghĩa thống kê thì mô hình khả biến được chọn vì có độ tương thích cao hơn (Đình Thọ và Mai Trang – 2004). Kết quả AMOS theo 2 nhóm NĐT nước ngoài và trong nước cho thấy: - Với mô hình khả biến: χ2 = 1094,13; df = 637; p = 0,000; NFI = 0,968; RFI = 0,959; IFI = 0,978; TLI = 0,961; CFI = 0,978 (>0,9). - Với mô hình bất biến từng phần: χ2 = 1098,72; df = 640; p = 0,000; NFI = 0,971; RFI = 0,961; IFI = 0,978; TLI = 0,963; CFI = 0,978 (>0,9). - Giá trị khác biệt chi - bình phương của hai mô hình là 4,59 (1089,72 – 1094,13) với 3 bậc tự do (640-637). Như vậy mức khác biệt của 2 mô hình này là không có ý nghĩa thống kê (p=18,6%). - Kết quả AMOS cho thấy, giữa hai nhóm DN có thâm niên hành động dài, ngắn; quy mô lao động và quy mô doanh thu cao/thấp có chênh lệch và khác biệt nhất định về ưu tiên lựa chọn và mức đánh giá với một số biến quan sát, tuy nhiên những khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt loại doanh nghiệp không làm thay đổi mối quan hệ giữa các thành phần với hiệu suất triển khai marketing 4.0 tổng thể. 5.5. Thống kê mô tả kết quả đánh giá thực trạng hiệu suất triển khai marketing 4.0 ở các DN Việt Nam Kết quả xử lý dữ liệu 10 thành phần và hiệu suất triển khai marketing 4.0 ở các DNVN được tổng hợp trong bảng 5. Bảng 5: Tổng hợp đánh giá hiệu suất triển khai marketing 4.0 ở các DNVN hiện tại STT Các khái niệm Mức đánh giá ĐTB ĐLC 1 Cách mạng số và mô hình kinh doanh số 3,01 0,598 625
  13. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 2 Thấu hiểu khách hàng trực tuyến 2,96 0,576 3 Đổi mới và sáng tạo marketing 4.0 2,84 0,582 4 Sức mạnh thương hiệu và kênh truyền thông xã hội 2,97 0,561 5 Định mục tiêu trực tuyến 3,02 0,602 6 Minh bạch giá 3,00 0,594 7 Tương tác tự động 3,04 0,608 8 Hệ thang đo trực tuyến 2,74 0,579 9 Nguồn nhân tài 3,16 0,596 10 Các năng lực tổ chức 3,03 0,602 11 Hiệu suất triển khai marketing 4.0 2,98 0,591 Nguồn: Xử lý dữ liệu - SPSS 18.0 Từ bảng 5 cho thấy: - Mặc dù có nhiều nỗ lực và thành tựu kinh doanh trực tuyến, tuy nhiên xét trên tổng thể, hiệu suất triển khai marketing 4.0 ở các DNVN chỉ đạt 2,98 điểm - xếp loại TB - Yếu. Giải thích điều này ngoài tác động của các yếu tố thành phần còn có tác động của marketing 4.0 còn mới ở VN không chỉ trong thực tế mà ngay cả trong đào tạo lý luận. - Trong 10 thành phần tác động, có 5 yếu tố đạt mức Trung bình, còn 5 yếu tố còn lại đạt mức TB - Yếu, trong đó 2 yếu tố đạt mức yếu là Đổi mới và Sáng tạo và Hệ thang đo trực tuyến. - Từ trị số ĐLC cho thấy có 1 sự phân hóa khá rộng của trị số 11 yếu tố ở các DNVN 6. Một số trao đổi từ kết quả nghiên cứu Kết quả hồi quy cho thấy biến độc lập Cách mạng công nghệ số và mô hình kinh doanh (DR_BM) có tác động tích cực đến hoạt động marketing 4.0 của doanh nghiệp tại Việt Nam (β* = 0.127, Sig. = 0.000) với ngưỡng thống kê 99%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Leeflang và cộng sự (2014). Ứng dụng công nghệ vào quản lý sản xuất, kinh doanh được coi là yếu tố cốt lõi đối với sự phát triển của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại Việt Nam, việc áp dụng công nghệ mới vào hoạt động và chiến lược marketing vẫn còn gặp nhiều hạn chế do các doanh nghiệp chưa thực sự tiếp cận được với ứng dụng công nghệ trong quá trình triển khai hoạt động marketing. Cụ thể là các bộ phận chuyên trách về công nghệ thông tin trong doanh nghiệp chưa có kiến thức và kỹ năng về phát triển hoạt động thương mại và marketing, trong khi các nhà hoạt động marketing lại thiếu kiến thức về công nghệ, dẫn đến việc ứng dụng thành quả của cách mạng công nghệ vào hoạt động marketing gặp nhiều khó khăn và thiếu hiệu quả. Kết quả hồi quy cho thấy biến độc lập Thấu hiểu khách hàng (CU_IN) có tác động tích cực cùng chiều đến hiệu quả hoạt động marketing 4.0 (β* = 0.121, Sig. = 0.008) ở ngưỡng 95%. Thấu hiểu khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng đối với thành công của marketing 4.0 trong kỷ nguyên số khách hàng số trực tuyến. Kết quả này, phù hợp với nghiên cứu của Davenport (2006), cho phép khẳng định doanh nghiệp càng thấu hiểu khách hàng thì khả năng thành công của marketing càng cao. Hành vi tiêu dùng của khách hàng ngày càng trở nên phức tạp khi người tiêu dùng ngày càng thông minh và sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị để truy cập cùng một nội dung, hay tham khảo nhiều nguồn thông tin trước khi quyết định mua sắm. Trong khi đó, các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện mới chỉ tập trung vào thu thập những dữ liệu đơn giản như tỉ lệ click hay số lần xuất hiện quảng cáo mà không thực sự nắm được những thông tin cho phép họ thấu hiểu mong muốn và hành vi của khách hàng. Điều này tuy vẫn giúp doanh nghiệp nắm bắt được một phần hành trình mua sắm của khách hàng, nhưng chưa bao quát được toàn bộ thói quen và hành vi tiêu dùng. Biến độc lập xu hướng sáng tạo và đổi mới (CR_IN) cũng có những ảnh hưởng đáng kể và tích cực đến hoạt động marketing 4.0 (β* = 0.122, Sig. = 0.004) ở ngưỡng thống kê 95%. Mạng xã hội kết nối con người cho phép giao tiếp trực tuyến trở nên dễ dàng hơn; mở ra 626
  14. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG khả năng tương tác hai chiều giữa khách hàng và thương hiệu, buộc các nhà chiến lược marketing phải tạo ra những quảng cáo hấp dẫn, thú vị và sáng tạo. Kết quả này, phù hợp với nghiên cứu của McAfee và Brynjolfsson (2012) khẳng định khả năng thành công của marketing 4.0 gắn liền với sáng tạo và đổi mới. Trong công cuộc nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp trẻ và năng động tại Việt Nam thường áp dụng các yếu tố sáng tạo trong chiến dịch marketing 4.0. Bằng việc tập trung vào những nội dung mới mẻ, bổ ích và thú vị, những doanh nghiệp này đã thu hút rất nhiều người chú ý đến sản phẩm và nhãn hàng được quảng bá mà không cần mất quá nhiều chi phí và công sức trong hoạt động marketing. Theo kết quả hồi quy, biến truyền thông xã hội và thương hiệu (SM_BH) có tác động cùng chiều tích cực đến hiệu quả hoạt động marketing 4.0 (β* = 0.106, Sig. = 0.001) ở ngưỡng thống kê 99%. Điều này càng khẳng định các doanh nghiệp cần tận dụng sự phát triển và phổ biến của mạng xã hội trong việc tạo dựng và duy trì danh tiếng của một thương hiệu. Kết quả này đồng nhất với nghiên cứu của Nielson (2007). Tại Việt Nam, người dùng trong độ tuổi từ 15 đến 34 đang có xu hướng dành nhiều thời gian cho hoạt động truy câp, tìm kiếm thông tin và tương tác với nhau trên internet hơn so với các kênh truyền hình hay báo chí truyền thống. Đây là động lực cho sự bùng nổ của hoạt động tiếp thị số (digital marketing) tại Việt Nam với những ưu điểm nổi bật như tính tương tác cao, hiệu quả cao do lan tỏa nhanh, tiết kiệm chi phí quảng bá. Xu hướng nổi bật của thị trường marketing 4.0 tại Việt Nam hiện nay là influencer marketing – một hình thức marketing sử dụng người có ảnh hưởng trên mạng xã hội để gửi thông điệp và giá trị sản phẩm của nhãn hàng đến người tiêu dùng. Ngoài ra, các ứng dụng tin nhắn và quảng cáo qua video trên các kênh trực tuyến tiếp tục phát triển và ngày càng chiếm thị phần quảng cáo lớn tại thị trường Việt Nam. Kết quả hồi quy cho thấy biến độc lập định mục tiêu trực tuyến (ON_TA) có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động marketing 4.0 (β* = 0.096, Sig. = 0.003) ở ngưỡng 95%. Kết quả này, phù hợp với nhận định trong nghiên cứu của Leeflang và cộng sự (2014), khẳng định hoạt động xác định khách hàng mục tiêu trực tuyến càng tốt thì hiệu quả hoạt động marketing 4.0 của doanh nghiệp càng cao.Thực tế, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã và đang đầu tư vào công cụ phân tích và đánh giá trực tuyến nhằm thu thập số liệu chi viết về khách hàng. Ở thời điểm hiện tại, mạng xã hội đã trở thành công cụ trực tuyến được nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng để quảng bá và tiếp cận người tiêu dùng, chiếm tỷ lệ 47% các hoạt động tiếp thị trực tuyến. Ngoài mạng xã hội (như Facebook), một số doanh nghiệp đã bắt đầu chủ động tạo ra một kênh giao tiếp riêng qua việc thiết lập thông tin khách hàng tiềm năng (như những người thường xuyên truy cập tham khảo thông tin về sản phẩm), từ đó tạo ra danh sách email và gửi các thông tin hữu ích như mã giảm giá, thông tin khuyến mãi, danh sách mặt hàng bán chạy nhằm tiếp cận khách hàng. Biến độc lập Giá cả minh bạch (PR_TR) có tác động tích cực cùng chiều đến hiệu quả hoạt động marketing 4.0 (β = 0.108, Sig. = 0.004) với ngưỡng thống kê 95%. Điều này cho thấy hiệu quả của các công cụ tổng hợp và liệt kê giá trực tuyến từ các nhà cung cấp khác nhau. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Lamey và cộng sự (2007), khẳng định tâm lý người tiêu dùng thích các sản phẩm có thông tin và giá cả minh bạch. Một số cuộc khảo sát diễn ra tại Việt Nam cho thấy 60% người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn để mua sản phẩm của những doanh nghiệp có chính sách minh bạch về thông tin và giá cả sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu áp dụng các giải pháp tích hợp minh bạch thông minh trên cơ sở công nghệ IoT và điện toán đám mây như Agricheck, Vietcheck, Icheck, TraceVerified… Đây là các phần mềm có thể được người dùng tải xuống miễn phí trên ứng dụng của các hệ điều hành trên điện thoại thông minh, cho phép tra cứu thông tin nguồn gốc xuất xứ và giá cả niêm yết chính thức của sản phẩm. Kết quả hồi quy cho thấy biến độc lập tương tác tự động (AU_IN) không có tác động đáng kể đến hoạt động marketing 4.0 của doanh nghiệp tại Việt Nam (β* = -0.025, Sig. = 0.000) ở ngưỡng thống kê 99%. Tương tự, biến độc lập hệ thước đo trực tuyến (ON_ME) cũng không có tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động marketing 4.0 của doanh nghiệp tại 627
  15. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Việt Nam (β = 0.033, Sig. = 0.001) ở ngưỡng thống kê 99%. Nguyên nhân, có thể, hiện nay tại Việt Nam, các tương tác tự động với khách hàng trong hoạt động tư vấn, bán hàng và hậu mãi; hay các phương pháp đánh giá trực tuyến còn tương đối xa lạ với doanh nghiệp cũng như khách hàng. Một số doanh nghiệp có xác định nguồn dữ liệu về quy mô, cơ cấu và hiệu quả của hoạt động marketing nhưng phần lớn các số liệu này đều mang tính tương đối và chưa áp dụng phương pháp đo lường rõ ràng. Kết quả hồi quy cũng chỉ ra biến độc lập Nguồn nhân tài (TA_HR) có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động marketing 4.0 (β = 0.124, Sig. = 0.003) ở ngưỡng thống kê 95%. Điều này, phù hợp với nghiên cứu của Leeflang và cộng sự (2014), khẳng định chất lượng của nguồn nhân lực của doanh nghiệp càng cao thì hoạt động marketing 4.0 càng hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nhân lực trong lĩnh vực marketing của doanh nghiệp Việt Nam chưa có chất lượng đủ tốt để đáp ứng các nhu cầu của hoạt động marketing 4.0 trong thực tế do thiếu các chương trình đào tạo bài bản vàchưa bắt kịp trình độ quốc tế và yêu cầu hội nhập toàn cầu. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM, ngành marketing cần đến 10.000 lao động trở lên mỗi năm trong khoảng từ nay đến năm 2020 trong khi số nhân lực được đào tạo bài bản và có năng lực nghiệp vụ thực sự chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng theo dự báo của các chuyên gia, từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu 400.000 nhân lực làm CNTT, tức là mỗi năm Việt Nam thiếu 80.000 người. Trong khi đó, mỗi năm thị trường chỉ cung cấp 32.000 sinh viên tốt nghiệp CNTT và các ngành có liên quan đến CNTT. Nhiều công ty tìm đủ mọi cách nhưng không chiêu mộ đủ nhân lực IT (lập trình viên, kỹ sư hệ thống mạng, thiết kế phần mềm, an ninh mạng) đáp ứng được nhu cầu chuyên môn nói riêng và hoạt động marketing 4.0 nói chung. Biến độc lập Năng lực tổ chức (OR_CA) có tác động tích cực cùng chiều đến hiệu quả hoạt động marketing 4.0 (β* = 0.143, Sig. = 0.000) ở ngưỡng thống kê 99%. Cho thấy hoạt động quản lý nội bộ càng hiệu quả thì hoạt động marketing 4.0 trong doanh nghiệp càng hiệu quả hơn. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hayes (2011). Tuy nhiên, thực tế, các doanh nghiệp ở Việt Nam chưa sở hữu năng lực tổ chức có hiệu quả cao. Cụ thể, một số doanh nghiệp có hệ thống phân cấp phức tạp, gây khó khăn cho việc hợp tác giữa các phòng ban chức năng. Ngoài ra, trong tổ chức nội bộ doanh nghiệp, marketing vẫn được coi là một bộ phận riêng biệt, hay chăm sóc khách hàng chỉ là việc của đội bán hàng (sales). Doanh nghiệp chưa có kế hoạch định hướng cho nhân viên tầm quan trọng của việc hợp tác nội bộ trong hoạt động marketing với mục tiêu tạo dựng uy tín và chỗ đứng của thương hiệu trên thị trường. Đối với các biến kiểm soát, về thâm niên, quy mô nhân sự và doanh thu bình quân năm của doanh nghiệp (AGE, SIZE, REVN) đều không có tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động marketing 4.0 của doanh nghiệp tại Việt Nam với ngưỡng thống kê 95%. Nếu như trước kia, hoạt động quảng bá thương hiệu diễn ra chủ yếu trên các phương tiện truyền thông truyền thống như báo chí, truyền hình, các doanh nghiệp phải có quy mô và nguồn lực tài chính lớn thì mới đủ khả năng chi trả những khoản tiền rất lớn cho hoạt động marketing. Nhưng hiện nay, các công cụ trực tuyến và mạng xã hội đã cho phép mọi doanh nghiệp tại Việt Nam ở quy mô nhỏ và vừa, thậm chí những doanh nghiệp vừa mới thành lập có thể ngay lập tức triển khai kế hoạch quảng bá thương hiệu và xâm nhập vào thị trường kinh doanh do chi phí cho hoạt động marketing trực tuyến là không cao. Ngoài ra, các hoạt động marketing 4.0 thường rất linh động và hoàn toàn có thể được triển khai hiệu quả và phù hợp với từng mô hình kinh doanh và quy mô doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn nên các biến kiểm soát trên không có nhiều tác động đáng kể đến hoạt động marketing 4.0. 7. Một số giải phám v h m ý chính sách Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất ra một số giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp tăng cường hiệu quả khi triển khai hoạt động marketing 4.0 tại Việt Nam. Các giải pháp đưa ra được dựa trên các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động marketing 4.0 đã được đề cập. 628
  16. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG  Đề xuất giải pháp phát triển m rketing 4.0 đối với doanh nghiệp Thứ nhất, doanh nghiệp cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm phân tích thị hiếu khách hàng và lên phương án kinh doanh hiệu quả. Xu hướng ứng dụng công nghệ và phân tích dữ liệu số trong hoạt động marketing không những đảm bảo tạo thuận lợi cho khách hàng trong quá trình tiếp cận sản phẩm, mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các mô hình kinh doanh truyền thống. Cơ sở hạ tầng cần có mạng phủ sóng toàn bộ doanh nghiệp nhằm đảm bảo đường truyền thông tin lưu chuyển nhanh chóng và chính xác giữa các bộ phận. Hiện nay có nhiều phần mềm tích hợp các hoạt động riêng lẻ trong doanh nghiệp thành một quy trình khép kín, cho phép sự tương tác diễn ra nhanh chóng, nâng cao hiệu quả và chi phí quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp xem xét việc ứng dụng nền tảng điện toán đám mây. Đây là một ứng dụng cho phép doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thu thập và tính toán qua Internet với một đường truyền băng thông đủ lớn mà không cần phải sở hữu và đầu tư vào hệ thống máy chủ và phần mềm phức tạp, tốn kém. Thứ hai, các nhà hoạt động marketing 4.0 cần chú trọng đến sự sáng tạo và hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động marketing 4.0. Trong kỷ nguyên số hóa, các công nghệ được ứng dụng trong marketing 4.0 không khó để sao chép. Năng lực cạnh tranh của các nhãn hàng đến từ việc họ sử dụng công nghệ như thế nào và sáng tạo ra sao trên nền tảng các công cụ công nghệ 4.0. Do vậy, doanh nghiệp cần đầu tư, tìm kiếm nội dung thú vị, bổ ích nhằm thu hút người tiêu dùng như sử dụng các hình ảnh quảng cáo trực quan, bắt mắt, các video có nội dung hài hước, hay sâu sắc nhưng vẫn nêu bật được giá trị của sản phẩm tiếp thị. Thứ ba, doanh nghiệp cần phải xem xét áp dụng nhiều phương thức tiếp cận và tương tác thông qua mạng xã hội, cho phép người dùng tham khảo và có nhiều lựa chọn hơn khi quyết định mua sắm một sản phẩm nào đó. Sự chuyển dịch từ thói quen xem truyền hình và đọc báo giấy sang việc tham khảo các kênh truyền thông trực tuyến của người tiêu dùng khiến doanh nghiệp cần phải xem xét thay đổi phương thức tiếp cận khách hàng như phân bổ lại ngân sách hợp lý cho kênh quảng cáo truyền thống và kênh quảng cáo trực tuyến. Đối với các doanh nghiệp trẻ, có quy mô chưa lớn thì việc sử dụng các mạng xã hội trong hoạt động marketing 4.0 mang lại hiệu quả cao trong khi vẫn tiết kiệm chi phí. Thứ tư, các nhà quản lý doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ kiến thức về marketing trực tuyến, cập nhật công nghệ thông tin thường xuyên, có kiến thức về kinh tế xã hội trong nước và quốc tế để thực hiện tốt vai trò giám sát và quản lý các hoạt động marketing 4.0. Về mặt tổ chức bộ máy quản lý, doanh nghiệp nên có những bộ máy đơn giản, ít phân cấp, cho phép nhân lực của toàn doanh nghiệp tham gia vào hoạt động marketing 4.0. Về mặt nhân lực, nên có các kế hoạch bồi dưỡng nhân viên marketing về nghiệp vụ IT, phân tích dữ liệu trên cơ sở các phần mềm và ứng dụng tiên tiến để tối đa hóa hiệu quả của hoạt động marketing 4.0.  M t số hàm ý chính sách Tại các nước đang ở giai đoạn đầu trong công cuộc phát triển thương mại và các hoạt động marketing như Việt Nam, chính phủ có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển không ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và các hoạt động tiếp thị số nói riêng. Ngoài việc quản lý nhà nước lành mạnh và có chính sách ưu đãi hợp lý, Chính phủ cần đóng vai trò là người quản lý có khả năng khuyến tạo, giúp các doanh nghiệp liên tục đổi mới sáng tạo, biết nắm bắt nhanh chóng các cơ hội nhằm cạnh tranh và tăng trưởng lành mạnh. Ngoài ra, chính phủ cần thúc đẩy việc ứng dụng các công nghệ thông minh đặc trưng của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Thứ nhất, chính phủ cần tiếp tục nâng cấp đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, có để khuyến khích các hoạt động ứng dụng công nghệ thông minh, tiên tiến và hiện đại. Thứ hai, Chính phủ nên có những cải tổ nhất định về pháp luật và quy chế nhằm khích doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ điện toán đám mây vào trong hoạt động marketing. Thứ ba, cần có một chiến lược tổng thể, dài hơi giúp các doanh nghiệp với quy mô nhỏ có khả năng bắt kịp sự chuyển dịch của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Thứ tư, chính phủ cần lập ra một hội đồng chuyên phụ trách giám sát, quản lý thống nhất các bước 629
  17. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG phát triển của hoạt động marketing tại Việt Nam để đưa ra những chiến lược đúng đắn nhằm đưa các hoạt động kinh tế nói chung và các hoạt động marketing nói riêng của doanh nghiệp trong nước đến gần hơn với sự phát triển của thế giới. 8. Kết luận Trên cơ sở phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình triển khai hoạt động marketing 4.0 từ mẫu nghiên cứu 158 doanh nghiệp Việt Nam, bài viết đã xác định 8 yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động marketing 4.0 gồm: sự phát triển của cách mạng công nghệ số đòi hỏi cần thay đổi mô hình kinh doanh tương thích; khả năng thấu hiểu khách hàng; khả năng sáng tạo và đổi mới của doanh nghiệp; hoạt động truyền thông xã hội và xây dựng thương hiệu thương hiệu; khả năng xác định khách hàng mục tiêu trực tuyến; minh bạch giá cả; nguồn nhân lực chất lượng cao; và khả năng tổ chức và năng lực của doanh nghiệp. Bài viết làm rõ những thách thức ở hiện tại và trong tương lai doanh nghiệp có thể gặp phải cùng giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing 4.0 của doanh nghiệp tại Việt Nam. Nhìn chung, ở thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam đang thích ứng khá nhanh và có hướng đi hoạt động marketing 4.0 tương đối đúng đắn trong môi trường kinh doanh của thời đại số hóa. Bài viết cũng đề cập tới một vài giải pháp có khả năng khắc phục được tác động tiêu cực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động marketing 4.0. Theo đó, doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp cụ thể như phân tích, nghiên cứu và thay đổi một cách phù hợp các mô hình kinh doanh truyền thống thông qua các công nghệ thông tin, phần mềm, công cụ hiện đại; chủ động xây dựng các chiến lược marketing sau khi phân tích dữ liệu có được từ các kênh truyền thống vả trực tuyến; tích cực bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên marketing; có kế hoạch ngắn hạn và lâu dài cho sự phát triển thương hiệu và sản phẩm; thúc đẩy các ý tưởng mới và cải tiến trong hoạt động marketing, tránh phụ thuộc quá nhiều vào số liệu có sẵn. Ngoài ra, trong bối cảnh phát triển không ngừng và nhanh chóng của công nghệ toàn cầu, Chính phủ cũng cần đóng vai trò đầu tầu, tạo môi trường tập hợp các doanh nghiệp để cùng họ bàn luận và đưa ra những quyết sách có sức khuyến tạo mạnh mẽ, giúp các doanh nghiệp trong nước liên tục đổi mới sáng tạo và nhạy bén nắm bắt các cơ hội nâng cấp nền tảng chiến lược cho cạnh tranh và tăng trưởng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Davenport, T. H. (2006), “Competing on Analytics”, Harvard Business Review, 48(1), 99–107. 2. Godes D., Silva J. C. (2012), “Sequential and temporal dynamics of online opinion”, Marketing Science, Volume 31, Issue 3, Pages 448–473. 3. Hayes, J. (2011), “How we see it: Three senior executives on the future of marketing”, McKinsey Quarterly, 7, 1–10. 4. Kotler Philip, Kartajaya Hermawan, Setiawan Iwan (2017), Marketing 4.0: Moving From Traditional to Digital, John Wiley & Sons. 5. Nguyễn Bách Khoa (2014), Chiến lược kinh doanh dựa trên giá trị và tri thức của DN VN, Tạp chí Khoa học Thương mại 6/2-14 6. Leeflang Peter S.H., Verhoef Peter C., Dahlström Peter, Freundt Tjark (2014), “Challenges and solutions for marketing in a digital era”, European Management Journal, Volume 32, Issue 1, Pages 1-12 7. McAfee, A. & Brynjolfsson, E. (2012), Race against the machine: How the digital revolution is accelerating innovation, driving productivity, and irreversibly transforming employment and the economy, MIT center for Digital Business. 8. Lamey, L., Deleersnyder, B., Dekimpe, M. G., & Steenkamp, J. B. E. M. (2007), “How business cycles contribute to private-label success: Evidence from the United States and Europe”, Journal of Marketing, 71(1), 1–15. 630
  18. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 9. Nielsen (2007), “Word-of-Mouth the most powerful selling tool”, Nielson Global Survey 10. Nguyễn Trọng Tấn (2013), “Xây dựng thương hiệu trong kỷ nguyên số: Ứng dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam”, Báo cáo thường kỳ - Chiến lược marketing trong kỷ nguyên số. 11. Vassileva Bistra (2017), “Marketing 4.0: How Technologies Transform Marketing Organization”, Óbuda University e-Bulletin, Vol. 7, No. 1. 12. Reinders, M. J., Dabholkar, P. A., & Frambach, R. T. (2008), “Consequences of forcing consumers to use technology-based self-service”, Journal of Service Research, 11(2), 107–123. 13. Nguyễn Hoàng Việt (2014), Phát triển chiến lược TMĐT cho các DNVN, NXB Thông tin truyền thông, Hà Nội Abstract Marketing 4.0: Introcduction and Study on Its Development Performance in Vietnam Companies The inductrial revolution 4.0 has made changes in business modes and tool of companies. Paper‟s aims are not only to bring out the meanings of marketing 4.0 conception but also to carry the study on the factors affecting its development performances at Vietnam companies which are applying online business or commerce. Having tested on a set of primary date from 158 Vietnam companies with the sample size of 345 anserers – members administrative conncil, directory board, CEOs in concering with marketing and business functions in these companies, the outhors estabilished the research model with correlative metrix of 10 independent variables and the dependent one then by multirecurrent analysis the paper pointed out to the contributions of each factor derectly affecting this dependent variable in accordance with their statistic significant important order including 3 groups: in the first – the highest important group is factor of organizational capabilities; then there are by turn Talent human resource, Digital revolution and business model, Creativity and innovation; ferther the 3 rd one consists of Price tranparency, Social media and brand healthy, Online targeting. Finally, the authors propose some solutions and policy implication to improve marketing 4.0 development in Vietnam companies in comming years. Kerword: Marketing 4.0, Vietnam Companies, revolution 4.0 631
nguon tai.lieu . vn