Xem mẫu

  1. Chương 3: Mạch tạo dao động sin CHƯƠNG 3: MẠCH TẠO DAO ĐỘNG SIN GIỚI THIỆU CHUNG Chương 3 giới thiệu các mạch tạo dao động tạo ra tín hiệu hình sin (còn gọi là tín hiệu điều hoà). - Khái niệm về mạch tạo dao động sin. Yêu cầu của mạch tạo dao động sin là tạo ra tín hiệu có biên độ, tần số ổn định cao. - Điều kiện dao động của mạch tạo dao động hình sin: mạch tạo dao động sin có hai phần cơ bản: phần mạch khuếch đại và phần mạch hồi tiếp. Mạch hồi tiếp thực hiện hồi tiếp dương. - Mạch tạo dao động sin ghép biến áp loại mạch này phần tử khuếch đại là tranzito hoặc BKĐTT. Mạch hồi tiếp dùng biến áp để thực hiện. Khung dao động song song có hai phần tử LC. - Mạch tạo dao động sin ba điểm. Loại mạch này khung dao động có ba phần tử điện kháng. Mạch khuếch đại cũng có thể là tranzito hoặc BKĐTT. Có mạch tạo dao động ba điểm điện dung (khung dao động có hai tụ điện, một điện cảm), mạch dao động ba điểm điện cảm (khung dao động có hai điện cảm, một tụ điện). - Mạch tạo dao động sin ghép RC. Loại mạch này phần hồi tiếp ghép qua các mắt RC. Có mạch tạo dao động sin ghép ba mắt RC, mạch tạo dao động sin Cầu Viên. - Mạch tạo dao động sin có thạch anh. Loại mạch này cho tín hiệu ra có tần số ổn định cao do bản thân thạch anh có tần số dao động riêng rất ổn định. Có thể dùng thạch anh trong mạch tạo dao động sin ghép biến áp hay mạch tạo dao động sin ba điểm. Tuỳ vào mạch điện cụ thể mạch sẽ có tần số làm việc theo tần số dao động nối tiếp fq hay tần số dao động song song fp của thạch anh. Do mỗi miếng thạch anh chỉ có một tần số dao động cố định nên muốn điều chỉnh tần số dao động của mạch trong một phạm vi hẹp phải nối tiếp với thạch anh một tụ điện vi chỉnh, ký hiệu là CS. - Mạch tạo tín hiệu sin kiểu xấp xỉ tuyến tính. Mạch này được dùng phổ biến trong các mạch tạo sóng chức năng. Nhờ mạch điện để tạo ra tín hiệu hình sin (gần đúng) khi đầu vào là dãy xung tam giác. - Kết thúc chương yêu cầu người học nắm được thế nào là một mạch tạo dao động sin, phân tích chế độ một chiều và chế độ xoay chiều. Phân biệt được khối khuếch đại, khối tạo hồi tiếp dương và các xác định tần số dao đông của mạch. 89
  2. Chương 3: Mạch tạo dao động sin NỘI DUNG 3.1. KHÁI NIỆM Mạch tạo dao động là mạch khi có nguồn cung cấp nó tự làm việc cho ra tín hiệu. Sơ đồ tổng quát một mạch tạo dao động như ở hình 3-1. Yêu cầu mạch tạo dao động tạo ra tín hiệu có biên độ, tần số ổn định cao, ít chịu ảnh hưởng của môi trường như nhiệt độ, độ ẩm. Để đạt các yêu cầu đó mạch tạo dao động Mạch tạo dao cần: ura động + Dùng nguồn ổn áp. + Dùng các phần tử có hệ số nhiệt độ nhỏ. Hình 3-1: Sơ đồ tổng quát của một mạch + Giảm ảnh hưởng của tải đến mạch tạo dao động uV ura tạo dao động như mắc thêm tầng đệm. a K + Dùng các linh kiện có sai số nhỏ. a' + Dùng các phần tử ổn nhiệt. uht Đặc biệt khi cần có độ ổn định tần số cao trên 104 ta dùng thạch anh vào mạch tạo dao β Δf Hình 3-2: Sơ đồ khối đầy đủ của bộ tạo dao động. Khi đó đạt được 10 −6 ÷10 −8 . f động. 3.2. ĐIỀU KIỆN DAO ĐỘNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA MẠCH TẠO DAO ĐỘNG Để xét nguyên lý làm việc của mạch tạo dao động ta dùng sơ đồ khối hình 3-2. Nó gồm hai khối; khối khuếch đại có hệ số khếch đại K = K .exp jϕk và khối hồi tiếp có hệ số hồi tiếp β = β .exp jϕ β . Nếu đặt vào đầu vào tín hiệu U V và giả thiết K.β = 1 thì U ht = U V . với U ht = K.β.U V . Vậy tín hiệu vào của mạch khuếch đại và tín hiệu hồi tiếp U ht bằng nhau cả về biên độ và pha nên nối a với a , thì tín hiệu vẫn khụng thay đổi. Lúc đó ta có sơ đồ khối của mạch tạo dao động làm việc theo nguyên tắc hồi tiếp. Như vậy trong sơ đồ này mạch chỉ dao động ở tần số mà nó thoả món: K.β = 1 (3-1) Với K và β là những số phức nên viết lại: K .β = K .β .exp j (ϕ k + ϕ β ) = 1 . (3-2) trong đó: K: Mođun hệ số khuếch đại. β: Mođul hệ số hồi tiếp. 90
  3. Chương 3: Mạch tạo dao động sin ϕk: Góc dịch pha của bộ khuếch đại. ϕk: Góc dịch pha của mạch hồi tiếp. Có thể tách 3-2 thành hai biểu thức viết theo mođun và biểu thức viết theo pha: K.β = 1 (3-3) ϕ = ϕk + ϕβ = 2π.n. (3-4) ϕ là tổng góc dịch pha của bộ khuếch đại và mạch hồi tiếp, biểu thị sự dịch pha giữa Uht và tín hiệu vào ban đầu UV. Quan hệ 3-3 được gọi là điều kiện cân bằng biên độ. Nó cho thấy mạch chỉ có thể dao động khi hệ số khuếch đại của bộ khuếch đại có thể bù được tổn hao do mạch hồi tiếp gây ra. Cũn điều kiện cân bằng pha (3-4) cho thấy dao động chỉ có thể phát sinh khi tín hiệu hồi tiếp về đồng pha với tín hiệu ban đầu tức là hồi tiếp dương. Thực tế để có dao động khi mới đóng nguồn K.β phải lín hơn 1 làm cho biên độ dao động tăng dần. Do tính phi tuyến của phần tử khuếch đại điểm làm việc đi vào vùng có S giảm làm K giảm đến lúc K.β = 1 mạch làm việc ở chế độ xác lập. Vậy điều kiện dao động của mạch là: K.β ≥ 1. 3.3. MẠCH TẠO DO ĐỘNG SIN GHÉP BIẾN ÁP Mạch tạo dao động sin ghép biến áp có mạch hồi tiếp ghép qua biến áp ở hình 3-3. Trong mạch R1, R2 là bộ phân áp cấp điện áp một chiều cho cực gốc. R3,C3 là mạch ổn định nhiệt. L1, C1 là khung dao động, L2 là cuộn ghép lấy điện áp Uht, C2 tụ thoát, C4 là tụ lấy tín hiệu ra. Do tranzito mắc phát chung, tại tần số dao động có tải là điện trở thuần,nên Ura ngược pha Uvào. Như vậy để đảm bảo điều kiện cân bằng pha cần đấu cuộn L1, L2 có cực cùng tên chéo nhau. +E Tần số dao động của mạch do mạch cộng hưởng ở cực góp quyết định. * L1 C1 R1 1 L2 fdđ = (4 − 5) * 2.π. L1 .C1 C4 3.4. MẠCH DAO ĐỘNG SIN BA ĐIỂM Mạch dao động sin ba điểm có thể ura dùng tranzito hay IC để khuếch đại. Với R2 C2 R3 C3 mạch dùng tranzito mắc phát chung còn IC khuếch đại thuật toán có cửa thuận nối đất. Khung dao động chứa ba phần tử điện kháng thứ tự là X1, X2, X3. Hình 3-3: Mạch tạo sin ghép biến áp Sơ đồ đối với thành phần xoay chiều như hình 3-4. X1 _ X3 ura uht 91 + uht X2 X1 X3 ura X2 Hình 4-4: Sơ đồ mạch dao động ba điểm với thành phần xoay chiều.
  4. Chương 3: Mạch tạo dao động sin X2 Từ mạch điện ta có: β= X1 + X 2 Để mạch dao động được cần K.β >1 mà K < 0 nên cần β < 0 mặt khác tại tần số dao động có: X1 + X2 + X3 = 0 Kết hợp lại ta thấy X1, X2 phải khác dấu và X2, X3 phải cựng dấu, tức là: - Nếu X1 là điện cảm thì X2, X3 là tụ điện, ta có mạch ba điểm điện dung. - Nếu X1 là tụ điện thì X2, X3 là điện cảm, ta có mạch ba điểm điện cảm. Mạch điện dùng tranzito như hình 4-5. +EC +EC L2 R1 R3 C1 R1 C5 L1 C2 C3 L C2 C4 R2 ura ura R4 R2 R3 C4 C1 C3 a) b) Hình 3-5: Mạch tạo dao động ba điểm Tần số dao động của mạch 3-5a là: 1 a) Ba điểm điện cảm. fdđ = (3-6a) 2.π. C.(L1 + L 2 Ba điểm điện dung. b) ) Tần số dao động của mạch 3-5b là: 1 C1 + C 2 fdđ = . (3-6b) 2.π L1 .C1 .C 2 92
  5. Chương 3: Mạch tạo dao động sin 3.5. MẠCH TẠO DAO ĐỘNG SIN GHÉP RC Các mạch tạo dao động RC thường dùng ở phạm vi tần số thấp, vì nếu dùng mạch LC kích thước quá lớn, do điện cảm L phải lớn. Trong mạch tạo dao động sin ghép RC, mạch hồi tiếp chứa các phần tử RC. 3.5.1. Mạch tạo dao động dùng mạch di pha RC trong mạch hồi tiếp +E R1 RC R3 C2 R2 C C C - C C C ura + R R R2 Uht Ura R R R1 Uht R3 C1 Mạch điện dùng tranzito và IC khuếch đại thuật toán như ở hình 3-6. Hình 3-6 Ở đây phần tử khuếch đại đảo pha 1800, nên mạch hồi tiếp cũng phải có góc pha 1800. Hàm truyền đạt và góc di pha mỗi khâu RC trên hình 3-6 xác định theo: R K= (3-7a) 1 R+ j.ω.C 1 ϕ = − arctg (3-7b) ω.C.R Theo (3-7a) mỗi khâu RC chỉ tạo ra một góc di pha < 900 khi trị số R, C phù hợp. Như vậy để đảm bảo về pha mạch hồi tiếp ít nhất phải có ba mắt RC, mỗi khâu thực hiện di pha 600. Với trường hợp dùng 3 khâu RC như nhau ở hình 3-6a cần: R1//R2//rBE = R. R1//R2 = R mạch dựng IC. Từ mạch điện ta có hệ số truyền đạt của mạch hồi tiếp: U ht − j.ω3 .R 3 .C 3 β= = (3-8) U ra 1 − 6.ω 2 .R 2 .C 2 + j.(5.ω.R.C − ω3 .R 3 .C 3 ) Với K là hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại thì: − j.K.ω3 .R.3 C 3 K.β = (3-9) 1 − 6.ω.2 R 2 .C 2 + j.(5.ω.R.C − ω3 .R 3 .C 3 ) Cho K.β = 1 ta được : ⊕ 1 − 6.ω dd .R . 2 C 2 = 0 2 (3-10) 93
  6. Chương 3: Mạch tạo dao động sin Tần số dao động: 1 ωdd = (3-11) 6 .R.C 1 ⊕ Thay ωdd vào (3-8) tính được β = − và 29 5.ω dd .R.C − ω3 .R 3 .C 3 = −K.ω3 .R 3 .C 3 . dd dd (3-12) nên K = -29 (3-13) 1 R Mạch có hệ số hồi tiếp β = , nên cần mắc điện trở R2, R3 sao cho 3 = 29 . Với 29 R2 mạch dùng tranzito cần chọn điện trở RC và hệ số khuếch đại của tranzito β sao cho: β.R C K= ≥ 29 (3-14) rvt 3.5.2. Mạch tạo dao động dùng mạch cầu Viên R4 R3 Mạch điện ở hình 3-7. Ở mạch này - Uht đưa vào cửa thuận, còn các phần tử ở cửa đảo để xác định độ khuếch đại của mạch. + C2 R2 Từ mạch điện ta có: Ura 1 R 1. j.ω.C1 R1 C1 R1 Z1 = = 1 1 + j.ω.C1 .R 1 R1 + j.ω.C1 (3-15) Hình 3-7: Mạch dao động cầu Viên 1 1 + j.ω.R 2 .C 2 Z2 = R 2 + = j.ω.C 2 j.ω.C 2 (3-16) U ht Z1 Hệ số hồi tiếp β= = U ra Z1 + Z 2 Thay vào: j.ω.R 1 .C 2 β= (3-17) 1 − ω .R 1 .R 2 .C1 .C 2 + j.ω.(R 1 .C1 + R 2 .C 2 + R 1 .C 2 ) 2 Khi R 1 = R 2 = R , C = C2 = C thì : 1 94
  7. Chương 3: Mạch tạo dao động sin j.ω.R.C β= (3-18) 1 − ω .R .C 2 + j3.ω.R.C 2 2 Để mạch dao động được: j.K.ω.R.C Kβ = 1 = (3-19) 1 − ω .R 2 .C 2 + j3.R.C.ω 2 Hay: 1 − ω dd .R 2 .C 2 = 0 2 1 ω dd = (3-20) R.C và 3ωdd .R.C = K.ω dd .R.C (3-21) nên K = 3 Thay ωdd vào (3-18) được: 1 β= (3-22) 3 R4 Để mạch tạo dao động được cần chọn các điện trở R3, R4 sao cho =2 R3 3.6. MẠCH DAO ĐỘNG BẰNG THẠCH ANH 3.6.1. Tính chất và mạch tương đương của thạch anh Khi cần mạch tạo dao động có tần số ổn định cao mà dùng các biện pháp thông thường như ổn định nguồn cung cấp, ổn định tải... vẫn không đảm bảo độ ổn định tần số theo yêu cầu thì phải dùng thạch anh để ổn định tần số. Thạch anh có những đặc tính vật lý rất đáng quý như độ bền cơ học cao, ít chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và các tác dụng hoá học. Thạch anh có tính chất áp điện, nghĩa là dưới tác dụng của điện trường thường sinh ra dao động. Do đó có thể dùng thạch anh như một khung cộng hưởng. Tính chất dao động của thạch anh được biểu diễn bởi sơ đồ tương đương hình 4-8a. trong đó Lq, Cq và rq phụ thuộc vào kích thưíc khối thạch anh và cách cắt khối thạch anh. Thạch anh có kích thước càng nhỏ thì Lq, Cq và rq càng nhỏ, nghĩa là tần số cộng hưởng riêng của nó càng cao. Lq, Cq, rq có tính ổn định cao. Cp là điện dung giá đỡ, tính ổn định của Cp kém hơn. Thường rq rất nhỏ, nên khi tính toán bá qua. Với giả thiết rq = 0 thì trở kháng tương đương của thạch anh xác định theo công thức: 95
  8. Chương 3: Mạch tạo dao động sin 1 1 ( j.ω.L q + ). j.ω.C q j.ω.C p ω 2 .L q .C q − 1 Zq = X q = = j. (3-23) 1 1 ω.(C p + C q − ω 2 .L q .C q .C p ) + j.ω.L q + j.ω.C q j.ω.C p A j.Xq A Lq CP Cq 0 fq fP f rq B B a) b) Hình 3-8: Hình 3-9 a: a) Sơ đồ quy ước của thạch anh Đặc tính điện kháng của thạch anh b) Sơ đồ tương đương về điện của thạch anh Từ (3-23) suy ra thạch anh có hai tần số cộng hưởng: một tần số cộng hưởng nối tiếp fq ứng với Zq= 0 và một tần số cộng hưởng song song f p ứng với Zp = ∞ . 1 Ta có : fq = (3-24) 2π. L q .C q 1 Cp + Cq Cq Còn fp = = fq . 1+ (3-25) 2π L q .C q .C p Cp Cp càng lớn so với Cq thì fp càng gần với fq. Đặc tính trở kháng của thạch anh theo tần số biểu diễn ở hình 4-9a. Thường sản xuất thạch anh với tần số fq = 1khz đến 100Mhz. Các thạch anh tần số thấp hơn ít được sản xuất, và loại này kích thước lớn và đắt tiền. Các tính chất về điện của thạch anh có thể tóm tắt như sau: + Phẩm chất cao Q = 10 4 ÷ 10 5 Lq Lq + Tỷ số rất lớn, do đó trở kháng tương đương của thạch anh R td = rất lớn. Cq C q .rq + C q
  9. Chương 3: Mạch tạo dao động sin Để thay đổi tần số cộng hưởng của thạch anh trong phạm vi hẹp ta mắc nối tiếp với thạch anh một tụ biến đổi C S như trên hình 3-9b. Khi đó tần số dao động được xác định theo biểu q thức: CS Cq ′ fq = fq . 1+ (3-26) Hình 3-9b: Một biện pháp để C p + CS thay đổi tần số cộng hưởng riêng của thạch anh 3.6.2. Mạch điện bộ tạo dao động dùng thạch anh Mạch điện bộ tạo dao động dùng thạch anh với tần số cộng hưởng song song cho ở hình 3-10. Hình 3-10a là mạch ba điểm điện dung. Nhánh có thạch anh mắc nối tiếp với tụ điện CS tương đương một điện cảm, nghĩa là tần số dao động của mạch phải thoả món điều kiện (3-27) và tụ CS chọn theo điều kiện (3-28) f q < f dd < f p (3-27) 1 < ωdd .L td (3-28) ωdd .C S Trong đó Ltd là điện cảm tương đương của thạch anh. Ngoài ra CS còn phải tháa mãn: C S f dd > f q Lúc đó ta có mạch ba điểm điện cảm, khi đó: 1 f dd < f ch = (3-30) 2π. L k .C k +EC C R1 RC CK Lk C1 q q C2 CS R2 RE CE R2 R1 RE 3 3 3 +EC (a) (b) 97 Hình 3-10: Mạch tạo dao động thạch anh với tần số cộng hưởng song song
  10. Chương 3: Mạch tạo dao động sin Ở hình 3-11 là mạch tạo dao động dùng thạch anh với tần số cộng hưởng nối tiếp. Ở đây thạch anh được mắc trong mạch hồi tiếp và đóng vai trò như một phần tử ghép có tính chất chọn lọc đối với tần số. CS qM Hình 3-11: Mach tạo dao động sin có thạch anh với tần số cộng hưởng nối * tiếp R2 R1 RE * Khi tần số dao động f dd ≈ f q thì trở kháng thạch anh Z q = 0 do đó hạ áp trên thạch anh nhỏ làm cho điện áp về cực gốc tăng, mạch có dao động với tần số dao động f dd = f q . +EC 3.7. MẠCH TẠO TÍN HIỆU SIN KIỂU XẤP XỈ TUYẾN TÍNH Trong máy tạo sóng đa chức năng (máy tạo hàm) nó đồng thời tạo ra tín hiệu xung vuông, xung tam giác và tín hiệu sin. Để nhận được tín hiệu hình sin từ xung tam giác, có bộ biến đổi "xung tam giác - hình sin’’ dựng phương pháp xấp xỉ từng đoạn tuyến tính Hình 3-12: Xấp xỉ dạng hình sin bằng 4n những đoạn hoặc không tuyến tính. Phương thẳng có góc nghiêng thay đổi pháp xấp xỉ từng đoạn tuyến tính chia hình sin thành 4n phần nhỏ và thay thế mỗi phần bằng một đoạn thẳng có độ nghiêng khác nhau như ở hình 3-12. Số n càng lớn thì độ chính xác càng cao và hệ số méo hình sin nhận được càng nhỏ. Một trong những sơ đồ thực hiện phương pháp này được mô tả trên hình 3-13. ở đây n = 6. Các điôt D1 ÷ D10 ở trạng thái ban đầu là tắt bằng các mức điện áp cho trước ˆ ˆ ⎜ ± U1 ⎜
  11. Chương 3: Mạch tạo dao động sin Khi UV tăng dần thì lần lượt các điôt thông và sau đó tắt (nhóm điôt lẻ làm việc ở nửa dương và điôt chẵn làm việc ở nửa âm của điện áp xung tam giác) tạo thành từng đoạn tín hiệu tuyến tính có độ dốc khác nhau. Độ dốc của từng đoạn này được xác định bởi hệ số phân áp tác động lên từng khoảng thời gian tương ứng. Khi điện áp vào Uv nhỏ, các điốt ngắt vì chúng được phân cực ngược. Lúc này hệ số khuếch đại của mạch K = 1 do đó Ur = Uv. Khi Uv tăng lên sao cho Uv > +U1 thì D1 thông, R0 và R1 tạo thành mạch phân áp nên hệ số khuếch đại của toàn mạch giảm, làm cho Ur tăng chậm hơn Uv. Khi Uv > +U2 thì D3 thông, R1//R2 cùng R0 tạo thành mạch phân áp có hệ số phân áp nhỏ hơn nữa, do đó tốc độ tăng của điện áp ra càng giảm...Cuối cùng khi D9 thông thì mạch có hệ số phân áp nhỏ nhất tương ứng với điểm cực đại của hàm hình sin. Tiếp theo Uv giảm các điốt lẻ tắt dần làm cho hệ số phân áp của mạch lại tăng lên cho đến khi K = 1. Các điốt D2, D4..D10 cũng có tác dụng như vậy khi Uv < 0. Như vậy qua mạch này từ tín hiệu vào xung tam giác ta nhận được tín hiệu hình sin đầu ra. TÓM TẮT Nội dung chính của chương là phân tích các mạch dao động tạo tín hiệu sin thường gặp trong kỹ thuật. Kết thúc chương yêu cầu người học cần hiểu và nắm được các vấn đề: - Thế nào là mạch tạo dao động. Yêu cầu của một mạch tạo dao động là cho ra tín hiệu có biên độ tần số rất ổn định. Để đạt được điều đó mạch tạo dao động phải có nguồn nuôi ổn định, dùng linh kiện phải có sai số nhỏ, tìm biện pháp ổn định cho mạch và khi cần dùng tinh thể thạch anh. - Điều kiện của mạch tạo dao động. Một mạch tạo dao động có hai phần: phần mạch khuếch đại và phần mạch hồi tiếp. Để mạch dao động được cần: mạch hồi tiếp luôn thực hiên hồi tiếp dương để ϕK + ϕβ = 2nΠ, tích hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại và hệ số hồi tiếp của mạch hồi tiếp phải lớn hơn 1. Khi dao động ổn định (xác lập) K.β = 1. - Các mạch tạo dao động sin: + Mạch tạo dao động sin ghép biến áp. Mạch này tranzito mắc cực phát chung. Tại tần số cộng hưởng tải của tầng khuếch đại là điện trở thuần nên ϕK = Π. Muốn có hồi tiếp dương các cuộn L1, L2 của biến áp lấy điện áp hồi tiếp phải có cực cùng tên đấu chéo nhau. Khi đó ϕβ = Π. Tổng góc dịch pha bằng 2Π. Tần số dao động của mạch do phần tử L1C1 trong khung dao động quyết định. + Mạch tạo dao động sin ba điểm. Loại mạch này khung dao động có ba phần tử điện kháng. Do tranzito mắc cực phát chung, BKĐTT mắc cửa thuận chung nên tín hiệu sau 99
  12. Chương 3: Mạch tạo dao động sin khuếch đại ngược pha với tín hiệu vào. Vì vậy các phần tử điện kháng lấy hồi tiếp về cũng phải tạo ra góc dịch pha bằng Π để có hồi tiếp dương. Dựa trên cơ sở đó tìm các phần tử LC trong khung dao động ba điểm và có được mạch dao động ba điểm điện cảm, mạch dao động ba điểm điện dung. Tần số dao động của mạch do các phần tử trong khung dao động quyết định. + Mạch tạo dao động sin ghép RC. Loại mạch này phần hồi tiếp ghép qua các phần tử RC. Nó thích gợp tạo ra tín hiệu sin ở tần số thấp và có độ ổn định ở tần số cao. Mạch tạo dao động sin ghép ba mắt RC có ϕK = Π, có ϕβ = Π, đội lớn hệ số hồi tiếp β = 1/29, độ lớn hệ số khuếch đại của mạch K = 29 để Kβ = 1. Mạch tạo dao động sin cầu Viên do kết cấu mạch nên ϕK = 0, ϕβ = 0, hệ số hồi tiếp β = 1/3, hệ số khuếch đại K = 3 để Kβ = 1. Tần số dao động của mạch ω = 1/RC. Các mạch tạo dao động sin trên có tần số dao động phụ thuộc vào các thông số LC hay RC của mạch. Muốn thay đổi tần số dao động của mạch có thể điều chỉnh giá trị một trong các thông số đó. - Mạch tạo dao động sin có thạch anh. Do thạch anh có tần số dao động riêng rất ổn định, nên mạch tạo dao động dùng nó cũng có tần số rất ổn định. Tuỳ theo mạch dao động cụ thể, để thoả mãn điều kiện dao động mà mạch sẽ làm việc ở tần số cộng hưỏng nối tiếp hay tần số cộng hưởng song song. Ở mạch hình 3-11 mạch có tần số dao động là fq vì tại đó điện áp hồi tiếp về khuếch đại lớn nhất (do Zq = 0) nên Ur lớn nhất và duy trì ở đó. - Tụ CS mắc nối tiếp hay với thạch anh để điều chỉnh tần số dao động của mạch trong một phạm vi hẹp khi cần thiết. - Mạch tạo tín hiệu sin kiểu xấp xỉ tuyến tính dùng để tạo tín hiệu sin từ dãy xung tam giác. Do mạch điện chứa các điện trở, các điốt cùng với các điện áp định thiên đã chọn sẽ làm thay đổi hệ số khuếch đại toàn mạch theo từng khoảng tín hiệu vào. Tín hiệu vào càng lớn thì hệ số khuếch đại của mạch càng giảm. Hệ số khuếch đại nhỏ nhất khi Uv bằng biên độ. Nhờ vậy đầu ra nhận được tín hiệu có dạng hình sin gãy khúc (gần đúng) khi tín hiệu vào là dãy xung tam giác. Tín hiệu ra càng chính xác (méo nhỏ) khi số điốt trong các dãy càng lớn. Khi phân tích các mạch tạo dao động cần nắm được tác dụng các linh kiện, nguyên lý làm việc của mạch, các công thức xác định hệ số khuếch đại, hệ số hồi tiếp, tần số dao động và cách biến đổi tần số dao động khi có yêu cầu. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 3.1. Định nghĩa mạch tạo dao động? 3.2. Yêu cầu của một mạch tạo dao động sin? 3.3. Điều kiện dao đông của một mạch tạo dao động? 3.3. Trình bày mạch tạo dao động sin ghép biến áp? 3.4. Dựa trên cơ số nào để xác định các phần tử LC trong mạch dao động ba điểm? 3.5. Trình bày mạch tạo dao động sin ba điểm điện dung? 100
  13. Chương 3: Mạch tạo dao động sin 3.6. Trình bày mạch tạo dao động sin ba điểm điện cảm? 3.7. Trình bày mạch tạo dao động sin ghép ba mắt RC? 3.8. Trình bày mạch tạo dao động sin Cầu Viên? 3.9. Nêu nguyên tắc tạo tín hiệu sin từ tín hiệu tam giác? 3.10. Khi nào mạch tạo dao động sin cần có thạch anh? 3.11. Tại sao trong mạch tạo dao động sin ghép biến áp có thạch anh mắc nối tiếp ở cực gốc tần số dao động là tần số cộng hưởng nối tiếp fq? 3.12. Tại sao trong mạch tạo dao động sin ba điểm đã học có thạch anh, mạch phải làm việc khi thạch anh mang tính cảm? 3.13. Tại sao trong mạch tạo dao động phải có mạch khuếch đại? 3.14. Cho mạch điện như hình P3 – 15. Nguồn E = ±15v. R3 Ur 2 R2 L C 1 R1 Hình P3-15. a. Giải thích nguyên lý làm việc của mạch? b. Điều kiện để mạch dao động cho ra điện áp sin? c. Cho R1 = R2 = R3 = 1kΩ. Phẩm chất của mạch cộng hưởng Q = 100. Tần số cộng hưởng của mạch cộng hưởng fCH = 100kHz. Tính giá trị L và C? 3.15. Cho mạch điện như hình P3 – 16 là mạch dao động sin có mạch hồi tiếp dùng ba mắt RC. Nguồn E = ±15v. Rht C C C R1 Ur R R Hình P3-16. a. Vẽ dạng tín hiệu ra theo thời gian? b. Giải thích nguyên lý hoạt động của mạch? c. Cho tần số dao đồng fdd = 1kHz, điện trở R = 1kΩ. Tính giá trị các linh kiện còn lại? 3.16. Cho mạch dao động cầu Viên hình P3-17 có R1 = 10kΩ, R = 15kΩ, C = 0.02μF. Nguồn E = ±15V 101
  14. C R 1 R C R r U Chương 3: Mạch tạo dao động sin Rht R1 Ur C R C R Hình P3-17. a. Vẽ dạng tín hiệu ra? b. Xác định tần số dao động của mạch? c. Xác định trị số Rht cần thiết? 3.17. Cho mạch dao động cầu Viên tạo sóng sin có tần số điều chỉnh được từ 100Hz đến 1kHz ở hình P3-18. Biết R1 = 22kΩ, C = 0,01μF. Nguồn E = ±15v. Hình P3-18. a. Xác định trị số Rht? b. Xác định khoảng biến đổi cần thiết của điện trở R? 3.18. Nêu điều kiện dao động của mạch tạo dao động sin ở chế độ xác lập? a. K β = 1 . b. K β ≥ 1 . c. K β ≤ 1 . 3.19. Thế nào là mạch tạo dao động ba điểm điện dung? a. Là mạch mà khung dao động có hai tụ điện và một điện cảm. b. Là mạch mà khung dao động có một tụ điện và hai điện cảm. c. Là mạch mà khung dao động có một tụ điện và một điện cảm. 3.20. Xác định giá trị điện trở R3 khi biết R2 trong mạch tạo dao động sin ghép ba mắt RC? a. R3 = 2R2. b. R3 = 3R2. 102
  15. Chương 3: Mạch tạo dao động sin c. R3 = 29R2. 3.21. Xác định góc di pha của mạch hồi tiếp và gốc di pha của mạch khuếch đại trong mạch dao động sin ghép ba mắt RC? a. ϕk = 2Π, ϕβ = 0. b. ϕk = 0, ϕβ = 2Π. c. ϕk = Π, ϕβ = Π. 3.22. Xác định góc di pha của mạch hồi tiếp và góc di pha của mạch khuếch đại trong mạch dao động cầu Viên? a. ϕk = Π, ϕβ = Π. b. ϕk = 0, ϕβ = 0. c. ϕk = 2Π, ϕβ = 0. 3.23. Nêu biểu thức xác định tần số dao động của mạch cầu Viên? a. ω = 1/RC. b. ω = 1/ 6RC. c. ω = 1/3RC. 3.24. Nêu tác dụng của tinh thể thạch anh trong mạch tạo dao động sin? a. Để tạo dao động. b. Để ổn định tần số dao động. c. Để ổn định biên độ tín hiệu ra. 3.25. Nêu tác dụng của tụ CS đấu nối tiếp thạch anh trong mạch tạo dao động sin? a. Để ổn định tần số dao động. b. Để điều chỉnh tần số dao động. c. Để bảo vệ thạch anh trong mạch. 103
nguon tai.lieu . vn