Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI PGS.TS. NGUYỄN THẾ QUYỀN (chủ biên) PGS.TS. NGUYỄN MINH ĐOAN H¦íNG DÉN Tù NGHI£N CøU Lý LUËN NHμ N¦íC Vμ PH¸P LUËT NHμ XUÊT B¶N THèNG Kª Hμ Néi, 2011
  2. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Nhằm giúp người học tiếp cận, nắm bắt được một cách vừa khái quát, vừa cụ thể và khá đầy đủ về những nội dung căn bản của lý luận nhà nước và pháp luật, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Quyền và Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Đoan - những giảng viên lâu năm, nhiều kinh nghiệm của trường Đại học Thương Mại đã biên soạn cuốn "Hướng dẫn tự nghiên cứu lý luận nhà nước và pháp luật". Bố cục cuốn sách gồm 3 phần: Phần I: Các khái niệm Phần II: Các kiểu nhà nước và pháp luật Phần III: Các yếu tố của cơ chế điều chỉnh pháp luật. Với cách viết ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, tài liệu rất cần thiết và bổ ích cho những người nghiên cứu và tìm hiểu về nhà nước và pháp luật, đặc biệt là sinh viên, học viên trong các cơ sở đào tạo luật. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng khó tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc để trong lần xuất bản sau cuốn sách được hoàn thiện hơn. Tác giả 3
  4. 4
  5. MỤC LỤC Trang Lời giới thiệu 3 Phần I. Các khái niệm 11 Chương 1. Khái quát về lý luận nhà nước và pháp luật 13 I. Chức năng của môn học và một số điểm lưu ý khi tự nghiên cứu môn học 13 1. Chức năng của môn học 13 2. Một số điểm lưu ý khi nghiên cứu môn học 14 II. Nhập môn lý luận nhà nước và pháp luật 15 1. Đối tượng nghiên cứu của lý luận nhà nước và pháp luật 15 2. Phương pháp nghiên cứu của lý luận nhà nước và pháp luật 16 3. Vị trí, vai trò của lý luận nhà nước và pháp luật trong hệ thống khoa học pháp lý 20 Chương 2. Quan niệm, nguồn gốc, đặc điểm nhà nước và pháp luật 23 I. Quan niệm, nguồn gốc, đặc điểm nhà nước 23 1. Quan niệm về nhà nước 23 2. Nguồn gốc của nhà nước 24 3. Đặc điểm của nhà nước 29 II. Quan niệm, nguồn gốc, đặc điểm của pháp luật 30 1. Quan niệm về pháp luật 30 2. Nguồn gốc của pháp luật theo quan điểm của Mác - Lênin 31 3. Những đặc điểm cơ bản của pháp luật 32 Chương 3. Bản chất, chức năng, bộ máy, kiểu, hình thức nhà nước, các mối quan hệ của nhà nước và của pháp luật 35 I. Bản chất, chức năng, bộ máy, kiểu, hình thức nhà nước, các mối quan hệ của nhà nước 35 5
  6. 1. Bản chất của nhà nước 35 2. Chức năng của nhà nước 38 3. Bộ máy nhà nước 40 4. Kiểu nhà nước 43 5. Hình thức nhà nước 45 6. Các mối quan hệ cơ bản của nhà nước 49 II. Bản chất, chức năng, kiểu, hình thức pháp luật, nguồn và các mối quan hệ của pháp luật 58 1. Bản chất của pháp luật 58 2. Chức năng của pháp luật 59 3. Kiểu pháp luật 62 4. Hình thức pháp luật 63 5. Nguồn của pháp luật 67 6. Các mối quan hệ cơ bản của pháp luật 67 Phần II. Các kiểu nhà nước và pháp luật 77 Một số điểm lưu ý khi nghiên cứu phần các kiểu nhà nước và pháp luật 79 Chương 4. Các kiểu nhà nước và pháp luật chủ nô, phong kiến, tư sản 83 I. Nhà nước và pháp luật chủ nô 83 1. Bản chất của nhà nước chủ nô 83 2. Chức năng và bộ máy của nhà nước chủ nô 84 3. Hình thức của nhà nước chủ nô 86 4. Bản chất và đặc điểm của pháp luật chủ nô 87 5. Hình thức của pháp luật chủ nô 89 II. Nhà nước và pháp luật phong kiến 90 1. Bản chất của nhà nước phong kiến 90 2. Chức năng và bộ máy của nhà nước phong kiến 92 3. Hình thức của nhà nước phong kiến 94 4. Bản chất và đặc điểm của pháp luật phong kiến 96 5. Hình thức của pháp luật phong kiến 100 III. Nhà nước và pháp luật tư sản 100 1. Bản chất và các giai đoạn phát triển của nhà nước tư sản 100 6
  7. 2. Chức năng và bộ máy của nhà nước tư sản 104 3. Hình thức của nhà nước tư sản 108 4. Bản chất và đặc điểm của pháp luật tư sản 110 5. Hình thức và hệ thống pháp luật tư sản 114 6. Pháp chế tư sản Chương 5. Nhà nước xã hội chủ nghĩa 118 I. Khái quát về nhà nước xã hội chủ nghĩa 118 1. Sự ra đời và bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa 118 2. Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa 121 3. Bộ máy của nhà nước xã hội chủ nghĩa 127 4. Hình thức của nhà nước xã hội chủ nghĩa 135 II. Nhà nước và hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam 138 1. Bản chất và những đặc trưng cơ bản của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 138 2. Khái niệm và đặc điểm của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam 144 3. Vị trí, vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam 146 4. Quan hệ giữa Nhà nước với Đảng trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam 149 5. Quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức xã hội khác trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam 150 6. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam 152 Chương 6. Nhà nước pháp quyền 154 1. Khái niệm nhà nước pháp quyền 154 2. Những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền 158 3. Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam 164 Chương 7. Pháp luật xã hội chủ nghĩa 168 I. Khái quát về pháp luật xã hội chủ nghĩa 168 1. Bản chất và đặc điểm của pháp luật 168 2. Hình thức của pháp luật xã hội chủ nghĩa 174 7
  8. 3. Vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa 174 II.Pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa 180 1. Bản chất của pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa 180 2. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa 182 3. Các loại văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay 186 4. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật, nguyên tắc áp dụng pháp luật ở Việt Nam 187 5. Những phương hướng phát triển cơ bản của pháp luật Việt nam xã hội chủ nghĩa 190 6. Một số yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa 191 Phần III. Các yếu tố của cơ chế điều chỉnh pháp luật 197 Chương 9. Quy phạm pháp luật và hệ thống pháp luật 200 I. Quy phạm pháp luật 200 1. Khái niệm quy phạm pháp luật 200 2. Cấu trúc của quy phạm pháp luật 203 3. Cách thức thể hiện quy phạm pháp luật 210 4. Phân loại quy phạm pháp luật 211 II. Hệ thống pháp luật 212 1. Khái niệm hệ thống pháp luật 212 2. Những tiêu chí đánh giá hệ thống pháp luật 217 III. Xây dựng pháp luật, giải thích pháp luật và hệ thống hóa pháp luật 220 1. Xây dựng pháp luật 220 2. Giải thích pháp luật 224 3. Hệ thống hóa pháp luật 226 Chương 9. Quan hệ pháp luật 209 I. Khái niệm và phân loại quan hệ pháp luật 229 1. Khái niệm quan hệ pháp luật 229 2. Phân loại quan hệ pháp luật 231 II. Thành phần của quan hệ pháp luật 231 1. Chủ thể của quan hệ pháp luật 231 8
  9. 2. Nội dung của quan hệ pháp luật 236 3. Khách thể của quan hệ pháp luật 238 III. Điều kiện làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật 239 Chương 10. Thực hiện pháp luật 242 I. Khái quát về thực hiện pháp luật 242 1. Khái niệm thực hiện pháp luật 242 2. Các hình thức thực hiện pháp luật 243 II. Áp dụng pháp luật 244 1. Những trường hợp cần áp dụng pháp luật 244 2. Đặc điểm của áp dụng pháp luật 246 3. Các nguyên tắc cơ bản của áp dụng pháp luật 248 4. Các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật 249 5. Áp dụng pháp luật tương tự 254 Chương 11. Hành vi pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý 257 I. Hành vi pháp luật 257 1. Khái niệm hành vi pháp luật 257 2. Phân loại hành vi pháp luật 258 II. Vi phạm pháp luật 259 1. Khái niệm vi phạm pháp luật 259 2. Cấu thành vi phạm pháp luật 262 3. Phân loại vi phạm pháp luật 265 III. Trách nhiệm pháp lý 266 1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý 266 2. Truy cứu trách nhiệm pháp lý 267 3. Các loại trách nhiệm pháp lý 272 4. Những yêu cầu cơ bản đối với việc truy cứu trách nhiệm pháp lý 272 IV. Đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật 274 Chương 12. Ý thức pháp luật 276 I. Khái quát về ý thức pháp luật 276 1. Khái niệm ý thức pháp luật 276 9
  10. 2. Cấu thành của ý thức pháp luật 279 3. Phân loại ý thức pháp luật 280 II. Các mối quan hệ của ý thức pháp luật 281 1. Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật với các hình thái ý thức xã hội khác 281 2. Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật với pháp luật 282 3. Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật với văn hoá pháp luật 285 III. Vấn đề nâng cao ý thức pháp luật 286 Chương 13. Pháp chế 289 I. Khái niệm pháp chế 289 II. Những yêu cầu cơ bản của pháp chế 292 1. Hệ thống pháp luật hoàn thiện và bảo đảm tính tối cao của hiến pháp, luật 292 2. Pháp chế phải thống nhất 293 3. Việc thực hiện pháp luật phải chính xác, triệt để 294 4. Các quyền, tự do của công dân, tập thể và tổ chức trong xã hội phải được đáp ứng và bảo vệ 295 5. Mọi vi phạm pháp luật phải được phát hiện và xử lý kịp thời, mọi khiếu nại và tố cáo của công dân phải được xem xét và giải quyết đúng đắn và nhanh chóng 295 6. Thường xuyên kiểm tra và giám sát việc thực hiện pháp luật 295 III. Trật tự pháp luật 296 IV. Tăng cường pháp chế 297 Chương 14. Điều chỉnh pháp luật 300 I. Khái niệm điều chỉnh pháp luật 300 II. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh pháp luật 303 1. Đối tượng điều chỉnh pháp luật 303 2. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật 304 III. Phương pháp và cơ chế điều chỉnh pháp luật 305 1. Phương pháp điều chỉnh pháp luật 305 2. Cơ chế điều chỉnh pháp luật 306 IV. Các giai đoạn của quá trình điều chỉnh pháp luật 309 10
  11. PHÇN I C¸C KH¸I NIÖM 11
  12. 12
  13. Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT I. CHỨC NĂNG CỦA MÔN HỌC VÀ MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý KHI TỰ NGHIÊN CỨU MÔN HỌC 1. Chức năng của môn học Lý luận nhà nước và pháp luật là sự khái quát những kinh nghiệm thực tiễn, tổng hợp các tri thức về nhà nước và pháp luật đã được tích lũy trong quá trình hoạt động của con người. Đây là hệ thống những tri thức, quan điểm, khái niệm khoa học và khách quan nhất về nhà nước và pháp luật. Khoa học này có chức năng: - Cung cấp tri thức, phương pháp để tiếp cận, xem xét, đánh giá các vấn đề cơ bản, quan trọng của nhà nước và pháp luật mà không đi sâu vào những vấn đề cụ thể, những chi tiết mang tính vụn vặt, không phổ biến; - Hình thành thế giới quan khoa học pháp lý để đánh giá, giải quyết những vấn đề cụ thể; không chỉ liệt kê, giải thích các điều luật, mà tạo ra khả năng tư duy trong việc nhận thức và thực hiện các quy định của pháp luật thực định; - Vận dụng những tri thức đã tiếp thu để phục vụ các nhu cầu về pháp luật trên thực tiễn của bản thân và của xã hội. Phần các khái niệm có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu môn học, cung cấp những vấn đề lý luận, những quy luật chung nhất, các khái niệm, cách tiếp cận khi xem xét đánh giá về hai hiện tượng nhà nước và pháp luật. Những kiến thức của phần này có thể được vận dụng, liên hệ để nghiên cứu các vấn đề cụ thể về nhà nước và pháp luật được trình bày ở những phần sau. 13
  14. 2. Một số điểm lưu ý khi nghiên cứu môn học Khi nghiên cứu các nội dung của lý luận về nhà nước và pháp luật, cần lưu ý một số vấn đề sau đây: Thứ nhất, nhận thức là một quá trình, nên những tri thức về nhà nước và pháp luật có thể sẽ thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử, do đó không nên tuyệt đối hoá những tri thức đã có được về nhà nước và pháp luật. Thứ hai, trong khoa học lý luận nhà nước và pháp luật luôn có tính đảng (nhân sinh quan), phụ thuộc vào nhận thức, lập trường xã hội, sự kiến giải chủ quan của người nhận thức (cùng một hiện tượng của nhà nước và pháp luật nhưng đứng trên các lập trường, quan điểm khác nhau thì có sự xem xét, đánh giá khác nhau). Chúng ta cần đứng trên lập trường quan điểm của giai cấp công nhân và nhân dân lao động để xem xét, đánh giá các vấn đề về nhà nước và pháp luật. Việc nghiên cứu nhà nước và pháp luật là để phục vụ lợi ích của nhân dân, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong quá trình nghiên cứu, cần tiếp thu những yếu tố hợp lý của các quan điểm, học thuyết khác nhau về nhà nước và pháp luật, đồng thời phải đấu tranh với những quan điểm phản khoa học, những luận điệu xuyên tạc các nguyên lý khoa học về nhà nước và pháp luật để bảo vệ sự đúng đắn, tính khoa học của học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Thứ ba, do giữa lý luận nhà nước và pháp luật với thực tiễn luôn có những khoảng cách nhất định, nên cần phải có sự vận dụng linh hoạt lý luận vào thực tiễn và không được tuyệt đối hoá các vấn đề, các biểu hiện của lý luận. Không tuyệt đối hoá các vấn đề của nhà nước và pháp luật bởi ngoài những cái chung, cái có tính quy luật thì luôn có những cái riêng, cái đặc thù, nên lý luận không thể khái quát, bao hàm hết được những vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Và, cho dù sử dụng phương pháp nào để nghiên cứu, thì kết quả nghiên cứu cũng phải được kiểm nghiệm bằng thực tiễn - thước đo để đánh giá chân lý khách quan một cách chính xác và toàn diện nhất những hoạt động nghiên cứu của con người về nhà nước và pháp luật. 14
  15. Thứ tư, việc nghiên cứu các vấn đề của nhà nước và pháp luật có thể theo phương thức cắt ngang để tìm hiểu về một kiểu nhà nước, pháp luật nào đó như một chỉnh thể hoàn chỉnh, nhưng cũng có thể theo phương thức bổ dọc để có thể thấy được sự liên tục, xuyên suốt trong quá trình tồn tại và phát triển về bản chất, chức năng... của nhà nước và pháp luật. Qua đó, cũng có thể dễ dàng so sánh, nhận thức được sự tương đồng và khác biệt giữa chúng qua các thời kỳ phát triển. Thứ năm, trong những năm gần đây, lý luận nhà nước và pháp luật đã có những bước phát triển mạnh mẽ hơn về chất, đặc biệt là từ khi Đảng, Nhà nước ta có chủ trương đổi mới tư duy, trong đó có tư duy pháp lý. Đổi mới tư duy pháp lý không chỉ cần trí tuệ mà cả dũng khí và niềm tin sắt đá vào tương lai tươi sáng của đất nước, dân tộc. Chúng ta đã đổi mới căn bản những quan niệm về chủ nghĩa xã hội nhưng vẫn giữ được chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, so với nhu cầu, đòi hỏi của công cuộc đổi mới, của xã hội hiện tại thì lý luận nhà nước và pháp luật vẫn còn chưa theo kịp. Còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội đặt ra chưa được giải quyết, đòi hỏi lý luận phải đi sâu nghiên cứu, tìm tòi để làm sáng tỏ những vướng mắc đó, góp phần thiết thực phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. II. NHẬP MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 1. Đối tượng nghiên cứu của lý luận nhà nước và pháp luật Đối tượng nghiên cứu của khoa học là phạm vi các vấn đề được nghiên cứu, làm sáng tỏ, qua đó có thể phân biệt nó với các khoa học khác. Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng phức tạp và quan trọng của xã hội có giai cấp, bởi chúng có liên quan đến mọi tổ chức và cá nhân, trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội; đến lợi ích và địa vị của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội; đến tiến trình phát triển của cả xã hội. Vì vậy, ngay từ khi xuất hiện và trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của mình, nhà nước và pháp luật đã trở thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học khác nhau. Mỗi ngành khoa học nghiên cứu một số vấn đề của nhà nước và pháp luật với những mục đích, phạm vi, mức độ và góc độ khác nhau. 15
  16. Lý luận nhà nước và pháp luật nghiên cứu một cách khái quát những vấn đề chung, cơ bản, quan trọng nhất của nhà nước và pháp luật. Đối tượng nghiên cứu của lý luận nhà nước và pháp luật gồm những nội dung cơ bản sau đây: Một là, nghiên cứu về bản chất, vai trò, chức năng, hình thức, bộ máy của nhà nước; bản chất, vai trò, hình thức của pháp luật, cơ chế điều chỉnh pháp luật. Hai là, nghiên cứu toàn diện về tất cả các kiểu nhà nước và pháp luật (chủ nô, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa), nhưng tập trung nghiên cứu về nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa, có liên hệ chặt chẽ với nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ba là, nghiên cứu những quy luật cơ bản của nhà nước và pháp luật, như: Quy luật phát sinh, quy luật tồn tại, quy luật phát triển của nhà nước và pháp luật, từ đó đề ra kế hoạch hành động cho hiện tại và tương lai. Bốn là, nghiên cứu, làm rõ những mối liên hệ giữa nhà nước với pháp luật; giữa nhà nước và pháp luật với các hiện tượng khác trong xã hội, như: kinh tế, chính trị, đạo đức, tập quán... 2. Phương pháp nghiên cứu của lý luận nhà nước và pháp luật a) Phương pháp luận của lý luận nhà nước và pháp luật Phương pháp luận của khoa học là những nguyên tắc, quan điểm có tính chất đường lối, xuyên suốt và chỉ đạo quá trình nghiên cứu. Phương pháp luận của lý luận nhà nước và pháp luật là phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử, với những cách tiếp cận cơ bản sau đây: - Khách quan Khi nghiên cứu về nhà nước và pháp luật, cần xem xét nhà nước và pháp luật đúng như chúng đã và đang tồn tại trong thực tế, không thêm, bớt, không bịa đặt, không xuất phát từ động cơ chính trị để chỉ khen hoặc chê một chiều. Tìm hiểu, đánh giá một cách khách quan tất cả những tư tưởng, quan điểm khác nhau về nhà nước và pháp luật, khắc phục những định kiến mang tính chủ quan phiến diện, những sai lệch khi đánh giá về các nhà nước và pháp luật không phải xã hội chủ nghĩa trong tiến trình phát triển lịch sử tự nhiên của nhân loại. 16
  17. - Toàn diện Cần tiếp cận xem xét nhà nước và pháp luật ở nhiều góc độ, phương diện khác nhau, như: bản chất, hình thức, chức năng, cơ chế, các mối liên hệ... của nhà nước và pháp luật. Đối với từng vấn đề cụ thể, cũng cần nghiên cứu, xem xét toàn bộ các nội dung của chúng từ nhiều góc độ khác nhau, tránh sự nhìn nhận, đánh giá phiến diện, một chiều. - Biện chứng Thừa nhận nhà nước và pháp luật là những hiện tượng không “nhất thành, bất biến” mà luôn vận động, biến đổi. Vì vậy, phải xem xét nhà nước và pháp luật trong quá trình vận động, biến đổi của chúng. Quá trình vận động, phát triển của nhà nước và pháp luật luôn gắn liền với những mâu thuẫn, như: Mâu thuẫn giữa các giai tầng trong xã hội, mâu thuẫn giữa cái tiên tiến với cái lạc hậu, giữa cái cũ với cái mới... và việc giải quyết các mâu thuẫn đó. Quá trình vận động, phát triển của nhà nước và pháp luật luôn tuân theo những quy luật nhất định. Cũng cần xem xét nhà nước và pháp luật trong mối liên hệ ràng buộc và sự tác động qua lại với các hiện tượng khác của đời sống xã hội, như: kinh tế, chính trị, ý thức xã hội... - Duy vật Cần coi nhà nước và pháp luật chỉ là những hiện tượng có tính lịch sử, xuất hiện, tồn tại trong một giai đoạn nhất định và sẽ tiêu vong ở một thời điểm nào đó. Từ đó, đặt nhà nước và pháp luật vào từng giai đoạn lịch sử cụ thể, gắn chúng với các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của giai đoạn đó để xem xét, đánh giá. Cũng cần xác định nhà nước và pháp luật thuộc kiến trúc thượng tầng nên phụ thuộc cơ sở hạ tầng, do đó khi giải thích các hiện tượng của nhà nước và pháp luật phải luôn xuất phát từ cơ sở kinh tế - xã hội. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của chúng, xét đến cùng do kinh tế quyết định, song không được tuyệt đối hoá vai trò của kinh tế đối với các vấn đề của nhà nước và pháp luật. 17
  18. Bên cạnh đó, cũng cần xác định một cách đúng đắn về vai trò quyết định của quần chúng nhân dân đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, trong đó có nhà nước và pháp luật. b) Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của khoa học là những nguyên tắc, cách thức hoạt động mà khoa học đó sử dụng để xem xét, tìm hiểu đối tượng nghiên cứu của mình nhằm đạt tới chân lý khách quan. Việc nghiên cứu nhà nước và pháp luật thường được tiến hành với những phương pháp cụ thể sau đây: - Phương pháp phân tích Khi nghiên cứu, cần phải chia nhà nước và pháp luật (cái toàn thể) ra thành nhiều bộ phận để đi sâu nhận thức từng bộ phận một cách sâu sắc, đầy đủ. Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng rất phức tạp bao gồm nhiều nội dung phong phú, như: Quyền lực chính trị, vấn đề lợi ích trong những mối quan hệ chằng chịt nhiều chiều… nên cần được phân tích, xem xét từ những góc độ, khía cạnh khác nhau. Sự phân tích vừa giúp cho việc nghiên cứu được chi tiết, cụ thể, vừa có tác dụng làm cho lý luận luôn đổi mới, không bị sáo mòn, sơ cứng, mỗi lần phân tích lại có thể khám phá ra những nét mới trong các vấn đề liên quan đến nhà nước và pháp luật. - Phương pháp tổng hợp Khi nghiên cứu, phải liên kết, thống nhất các bộ phận của nhà nước hoặc pháp luật đã được phân tích nhằm có được cách nhìn nhận, đánh giá tổng quát về vấn đề cần nghiên cứu. Sự gắn kết những kết quả nghiên cứu từng vấn đề riêng rẽ thành kết quả chung sẽ giúp cho việc tạo ra một cái nhìn tổng thể, toàn diện về nhà nước và pháp luật. - Phương pháp trừu tượng hoá Trên cơ sở những cái riêng, cái có tính chất hiện tượng, ngẫu nhiên, bề ngoài của nhà nước và pháp luật, cần rút ra những kết luận mang tính chất chung, xác định cái bản chất, cái tất yếu về đối tượng nghiên cứu, từ đó xác định được sự ổn định, xu hướng vận động, phát triển (mang tính quy luật) của nhà nước và pháp luật. 18
  19. - Phương pháp so sánh Khi nghiên cứu, cần so sánh những nội dung tương tự nhau để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa đối tượng nghiên cứu, từ đó xác định và lý giải nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt đó. Khi tiến hành so sánh phải xuất phát từ bản chất của hiện tượng, sự vật, vấn đề cần so sánh, từ điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, lịch sử cụ thể mà những điều kiện đó tạo ra môi trường tồn tại cho sự vật, hiện tượng, vấn đề đang cần so sánh; phải dựa trên các yếu tố truyền thống khác, có ảnh hưởng tới cách tiếp cận và giải quyết vấn đề. Có thể so sánh theo chiều dọc mang tính lịch sử. Do các hiện tượng pháp lý đều có quá trình lịch sử hình thành và phát triển của mình và đồng thời không tránh khỏi sự lệ thuộc vào nhãn quan chính trị của người xem xét, đánh giá chúng, nên khi nghiên cứu những vấn đề về nhà nước và pháp luật cần chú ý đến tính lịch sử và tính chính trị của nó, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến các kiểu nhà nước và pháp luật khác nhau. Cũng có thể so sánh theo chiều ngang như giữa các nhà nước, các hệ thống pháp luật với nhau. Trong quá trình so sánh phải luôn chú ý tới tính hệ thống, tính lôgíc và sự thống nhất của các vấn đề, chỉ ra những cái chung, cái riêng, sự tương đồng và khác biệt giữa các hiện tượng, sự liên quan, kết nối các vấn đề được nghiên cứu. - Phương pháp xã hội học Do nhà nước là một hình thức tổ chức của xã hội, sinh ra từ xã hội, tồn tại, phát triển ngay trong lòng xã hội, luôn gắn bó với xã hội, nên khi nghiên cứu về nhà nước, cần nghiên cứu các vấn đề xã hội, có như vậy mới hiểu đầy đủ hơn về nhà nước, về quản lý nhà nước đối với xã hội. Nhà nước muốn đưa ra một chính sách nào đó thì phải tìm hiểu xem xã hội tiếp nhận nó như thế nào và hiệu quả thực tế của nó ra sao trong đời sống xã hội. Pháp luật là sự mô hình hoá các quy luật, nhu cầu khách quan của xã hội thành những quy tắc xử sự mang tính phổ biến, thành công lý. Cũng như nhà nước, pháp luật sinh ra từ nhu cầu khách quan của xã hội, là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội, một giá trị của xã hội văn minh... Vì vậy, muốn nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu điều chỉnh, tác dụng, hiệu 19
  20. quả của pháp luật, thì phải tìm hiểu về các vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội. Phương pháp xã hội học được thực hiện thông qua các hoạt động như theo dõi, phỏng vấn, thăm dò dư luận xã hội..., với các bước: Thu thập thông tin từ những sự kiện, đối tượng riêng rẽ để nắm được những thông tin, tư liệu thực tiễn; nghiên cứu những quan niệm, quan điểm về các vấn đề khác nhau của nhà nước, pháp luật; xử lý những thông tin, tài liệu đã thu được để kiểm nghiệm những luận điểm, quan điểm, khái niệm, kết luận của lý luận nhà nước và pháp luật. - Phương pháp hệ thống Do nhà nước và pháp luật chỉ là những bộ phận cấu thành đời sống xã hội, luôn có mối quan hệ mật thiết với các bộ phận cấu thành khác, nên khi nghiên cứu các vấn đề về nhà nước và pháp luật phải đặt chúng trong hệ thống, trong sự liên hệ, thống nhất và tính thứ bậc với các hiện tượng, sự vật khác để nhận thức, đánh giá, mà không được phá vỡ tính hệ thống của chúng. Ngoài ra, lý luận nhà nước và pháp luật còn sử dụng một số phương pháp khác, như: Thống kê, dự báo khoa học, thực nghiệm pháp lý... trong quá trình nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu cần được sử dụng kết hợp với nhau thì việc nghiên cứu mới có hiệu quả cao. Tóm lại, lý luận nhà nước và pháp luật là hệ thống tri thức phản ánh khái quát các thiết chế, các mối quan hệ đã hình thành của nhà nước và pháp luật; tìm ra những quy luật đặc thù, những đặc tính chung và những biểu hiện quan trọng nhất của nhà nước và pháp luật, tạo thành cơ sở lý luận cho sự hình thành, phát triển của hai hiện tượng nhà nước và pháp luật; mối quan hệ giữa nhà nước với pháp luật và giữa chúng với các hiện tượng xã hội khác trong hiện tại và tương lai. 3. Vị trí, vai trò của lý luận nhà nước và pháp luật trong hệ thống khoa học pháp lý Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng quan trọng và phức tạp nên chúng được rất nhiều ngành khoa học pháp lý (những khoa học chủ 20
nguon tai.lieu . vn