Xem mẫu

Luật về công bố thông tin của các cơ quan chính quyền Hàn Quốc Luật về Công bố thông tin của các cơ quan chính quyền Hàn Quốc được Quốc hội thông qua năm 1996, có hiệu lực từ năm 1998, sửa đổi bổ sung năm 2004 và được thực thi ổn định từ đó đến nay. Hiện nay, việc công khai thông tin của cơ quan chính quyền ở Hàn Quốc luôn gắn với việc cung cấp tối đa dịch vụ truyền thông để người dân và các chủ thể khác được tiếp cận thông tin một cách dễ dàng, nhanh nhất và tiết kiệm nhất. Kinh nghiệm xây dựng và thực thi Luật Công bố thông tin của các cơ quan chính quyền Hàn Quốc sẽ giúp ích cho việc xây dựng Luật Tiếp cận thông tin ở Việt Nam hiện nay. 1. Luật công bố thông tin của cơ quan chính quyền trong hệ thống pháp luật Hàn Quốc Hiện nay ở Hàn Quốc, bên cạnh Luật Công khai thông tin của cơ quan chính quyền còn có Luật Bảo vệ thông tin của cá nhân do cơ quan nhà nước quản lý. Ngoài ra, Quốc hội Hàn Quốc đang khẩn trương soạn thảo Luật Công bố thông tin của Quốc hội, Luật Công bố thông tin về giáo dục và Luật Công bố thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc ban hành luật công bố thông tin về từng lĩnh vực cụ thể cho thấy, để đảm bảo quyền được biết của công dân, cần phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và độc lập, có tính thực thi trực tiếp, không mang tính nguyên tắc mà đảm bảo tính cụ thể, dễ hiểu và dễ tiếp cận. Ngoài ra, cơ chế khởi kiện và giải quyết các trường hợp công dân kiện cơ quan hành chính nhà nước về việc không đảm bảo quyền được biết của công dân cũng khá hoàn chỉnh. Trong Luật Công bố thông tin của cơ quan chính quyền Hàn Quốc luôn luôn chú trọng tới việc quy định về quyền khởi kiện cũng như trình tự khởi kiện để định hướng hành vi cho công dân tự bảo vệ quyền được tiếp cận thông tin của mình. Bên cạnh đó, trước hành vi vi phạm pháp luật về quyền công bố thông tin của cán bộ cơ quan chính quyền, hệ thống pháp luật Hàn Quốc đã xây dựng một cơ chế pháp lý đảm bảo việc phát hiện và xử lý qua hệ thống cơ quan giám sát trong nội bộ thuộc Bộ Hành chính và an ninh, trong giám sát của Quốc hội (thông qua báo cáo thường kỳ của Bộ Hành chính và an ninh trước Quốc hội) và trách nhiệm bồi thường nhà nước được quy định trong chế độ công vụ tại Luật Công vụ Hàn Quốc. Trong thực tiễn thực hiện Luật Công bố thông tin, có rất nhiều vụ kiện của công dân Hàn Quốc, các nhà báo - dưới sự trợ giúp và tư vấn của luật sư, của tổ chức Liên minh nhân dân, Tổ chức Thúc đẩy công bố thông tin... đã được Tòa án tuyên thắng kiện và cơ quan chính quyền bắt buộc phải cung cấp thông tin mà không được viện lý do thông tin không được công bố để từ chối cung cấp cho người yêu cầu hoặc cung cấp không đầy đủ. Thực tiễn này cho thấy, để đảm bảo quyền tiếp cận thông tin thì không chỉ xây dựng được một Luật Công bố thông tin của cơ quan chính quyền là đủ, mà cần phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ mới đảm bảo tính khả thi của luật. Luật Công bố thông tin của Hàn Quốc được xây dựng trong bối cảnh nền dân chủ ở Hàn Quốc phát triển và được giới hạn bởi Hiến pháp. Điều này được chứng minh qua việc lần đầu tiên, một chính quyền địa phương tự soạn thảo và xây dựng luật công bố thông tin trình Chính phủ trung ương. Theo Hiến pháp Hàn Quốc, việc chính quyền địa phương soạn thảo và trình lên chính quyền trung ương dự thảo các luật khác nhau hoàn toàn hợp hiến. Tuy nhiên, khi Hội đồng nhân dân thành phố Cheongju (Chơn Chu) bỏ phiếu thông qua Pháp lệnh về Công bố thông tin ở Hàn Quốc vào ngày 25/12/1991 thì việc làm này đã bị kiện vì có người cho rằng, thành phố đã làm không đúng luật. Vụ kiện này chỉ được kết thúc khi Tòa Hiến pháp phán quyết rằng, luật này được làm trên cơ sở quyền được biết của công dân nên chính quyền địa phương Chơn Chu không phạm luật. Sau sự kiện này, các chính quyền địa phương khác cũng xây dựng pháp lệnh về công bố thông tin ở địa phương mình. Trước tình trạng mỗi địa phương ban hành một loại Pháp lệnh công bố thông tin, Chính phủ thấy cần thiết phải hệ thống hóa thành các Pháp lệnh đó thành một luật chung. Đồng thời, Chính phủ đã có hướng dẫn thực hiện các Pháp lệnh đó theo một thủ tục nhất định bằng Chỉ thị số 288 của Thủ tướng, ngày 2/3/1994. Dự án Luật Công bố thông tin được sự hậu thuẫn xây dựng của hai đời Tổng thống Hàn Quốc đắc cử năm 1992 và năm 1997. 2. Đối tượng có quyền yêu cầu cung cấp thông tin Theo Điều 6, Luật về Công bố thông tin của cơ quan chính quyền Hàn Quốc năm 1996, những người có quyền yêu cầu cung cấp thông tin gồm hai đối tượng: - Nhóm thứ nhất: mọi người dân đều có quyền yêu cầu cung cấp thông tin. - Nhóm thứ hai: người nước ngoài. Đặc biệt, Điều 6 quy định vấn đề yêu cầu thông tin của người nước ngoài như một biệt lệ: “Những vấn đề liên quan đến yêu cầu cung cấp thông tin đối với người nước ngoài được quy định ở Sắc lệnh của Tổng thống”. Để có quy định này, trong quá trình làm luật, ban soạn thảo đã có sự cân nhắc để đưa ra sự phân biệt về thủ tục đối với người nước ngoài khi họ có yêu cầu cung cấp thông tin vì lo ngại rằng, nếu không có quy chế riêng thì việc sử dụng thông tin được cung cấp cho người nước ngoài sẽ gây ra những tổn hại cho cơ quan chính quyền và Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, lo lắng này đã bị loại bỏ vì trên thực tiễn, khi cung cấp thông tin ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn