Xem mẫu

  1. CHƯƠNG 6 ĐÁNH GIÁ VÀ TỐI ƯU MÔ HÌNH 6.1 Mục Tiêu và Phạm Vi Của Việc Thử Nghiệm và Đánh Giá  Đánh giá hiệu quả thực tế của mô hình tích hợp Đánh giá hiệu quả của các mô hình mô phỏng liên tụca”hông phải là mục tiêu của đề tài, do các mô hình này đã được xây dựng và kiểm chứng. Trọng tâm của đề tài là đánh giá giải pháp phối hợp giữa phương pháp quản lý dự án truyền thống với sự hỗ trợ của công cụ mô phỏng liên tục. Sự tích hợp phải có khả năng nâng cao năng lực quản lý dự án  Điều chỉnh và tối ưu mô hình Mô hình ban đầu được xây dựng trên cơ sở lý thuyết khó có thể đạt được hiệu quả cao. Nó cần được thử nghiệm, đánh giá và hiệu chỉnh nhiều lần để đạt được giải pháp tối ưu nhất. Các yếu tố hiệu chỉnh chủ yếu: o Thêm vào mô hình các công việc mới, vấn đề mới của quản lý dự án phần mềm o Chia nhỏ một công việc trong mô hình Ví dụ: Công việc A hiện tại được đề nghị dùng phương pháp truyền thống để thực hiện có thể được chia nhỏ thành hai công việc A1 và A2. A1 dùng mô phỏng liên tục và A2 dùng phương pháp truyền thống. o Thay đổi phương pháp thực hiện (từ phương pháp truyền thống thành mô phỏng liên tục hoặc ngược lại)
  2. o Thay đổi mô hình mô phỏng liên tục đang được sử dụng trong mô hình tích hợp. 6.2 Phương Pháp Thử Nghiệm & Đánh Giá Hiệu quả thực tế của mô phỏng tích hợp có thể được đánh giá bằng nhiều phương pháp. Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm và chi phí khác nhau. Thử nghiệm toàn bộ giải pháp tích hợp trong một số dự án sẽ cho kết quả toàn diện. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian, đề tài đã chọn phương pháp sau:  Đánh giá từng phần của mô hình tích hợp thay vì toàn bộ mô hình.  Các mô hình có thể được áp dụng trên các dự án khác nhau Đối tượng tham gia là các trưởng dự án và trưởng nhóm của các dự án được lựa chọn. Hai loại thử nghiệm sau được thực hiện trong đề tài:  Thử nghiệm #1: Ap dụng từng phần của giải pháp tích hợp  Thử nghiệm #2: Ap dụng giải pháp tích hợp để tìm nguyên nhân các vấn đề trong dự án 6.2.1 Ap dụng từng phần của giải pháp tích hợp 6. 2.1 .1 Mô tả: Ap dụng từng phần của giải pháp tích hợp trong các dự án khác nhau tuỳ theo yêu cầu của dự án. Ví dụ: Ap dụng trong việc thay đổi và bổ sung nhân sự, trong việc thay đổi yêu cầu dự án hay thay đổi thiết kế phần mềm… Yêu cầu đặt ra là việc áp dụng phải bao gồm việc thực hiện cả hai phương pháp để giải quyết trọn vẹn vấn đề, do mục tiêu của thử nghiệm này là đách giá sự tích hợp chứ không phải các mô hình mô phỏng liên tục hay từng phương pháp riêng lẽ.
  3. 6.2.1.2 Mục tiêu:  Thử nghiệm khả năng kết hợp phương pháp truyền thống và mô phỏng liên tục trong việc giải quyết một vấn đề trong dự án, những khó khăn trong việc thực hiện.  Điều chỉnh và tối ưu mô hình tích hợp dựa trên các phản hồi từ những người thực hiện. 6.2.1.3 Phương p háp và q uy trình thực hiệ n: Thử nghiệm được thực hiện theo các bước sau: 1. Tìm hiểu dự án và yêu cầu của dự án Người tiến hành nghiên cứu tìm hiểu về các dự án được chọn lựa để tiến hành thử nghiệm và phỏng vấn trưởng dự án về các vấn đề, công việc cần phải giải quyết. 2. Lựa chọn vấn đề áp dụng Do không phải vấn đề nào cũng có sẵn mô hình mô phỏng liên tục để áp dụng nên người tiến hành nghiên cứu phải chọn lựa những vấn đề, công việc tiêu biểu nhất đã được đề cập và khảo sát trong mô hình tích hợp. 3. Tìm hiểu cách thực hiện, giải quyết hiện tại Người tiến hành nghiên cứu phỏng vấn người tham gia để tìm hiểu cách thực hiện, giải quyết vấn đề được lựa chọn trong bước #2. 4. Giới thiệu phương pháp mới Người tiến hành nghiên cứu giới thiệu mô phỏng liên tục và giải pháp tích hợp cho những người tham gia. 5. Giới thiệu mô hình và cách thực hiện Mục tiêu, cách thức thực hiện và những lợi ích của thực nghiệm cũng được chỉ rõ để thu được cam kết từ phía những người tham gia.
  4. Người tiến hành nghiên cứu cũng phải giới thiệu và giải thích các mô hình liên quan sẽ áp dụng. Thảo luận và tư vấn những người tham gia về quy trình và cách cách thức tiến hành. 6. Thực hiện giải pháp Người tham gia thực hiện giải pháp được đề xuất trong bước #5. Người tiến hành nghiên cứu sẽ hỗ trợ khi những người tham gia gặp khó khăn trong việc thực hiện. 7. Đánh giá kết quả và giải pháp Người tiến hành nghiên cứu sẽ phỏng vấn những người tham gia về kết quả ban đầu của việc thực hiện và các đánh giá của họ về phương pháp mới. 8. Điều chỉnh mô hình tích hợp (nếu cần) Thực nghiệm là cơ hội để người tiến hành nghiên cứu xem xét mô hình tích hợp trong thực tế và nghi nhận các phản hồi để điều chỉnh và tối ưu mô hình.
  5. Bảng 6.1 Các bước tiến hành thử nghiệm #1 STT BƯỚC THỰC HIỆN MÔ TẢ 1 Tìm hiểu dự án và yêu cầu Tìm hiểu dự án: của dự án  Yêu cầu của khách hàng (người tiến hành nghiên  Kế hoạch thực hiện dự án cứu)  Tổ chức dự án Tìm hiểu yêu cầu của dự án:  Các công việc, vấn đề người quản lý dự án sắp phải giải quyết. 2 Lựa chọn vấn đề áp dụng Chọn trong các công việc, vấn đề người (người tiến hành nghiên quản lý dự án sắp phải giải quyết một vấn cứu) đề, công việc có thể áp dụng giải pháp tích hợp để giải quyết 3 Tìm hiểu cách thực hiện, Phỏng vấn người quản lý dự án về cách thực giải quyết hiện tại hiện, giải quyết vấn đề đã được lựa chọn (người tiến hành nghiên trong bước #2 cứu) 4 Giới thiệu phương pháp Giới thiệu mô phỏng liên tục và giải pháp mới tích hợp cho những người tham gia (người tiến hành nghiên cứu) 5 Giới thiệu mô hình và cách  Giới thiệu mô hình mô phỏng liên tục thực hiện phù hợp và phương pháp áp dụng giải
  6. (người tiến hành nghiên pháp tích hợp để giải quyết vấn đề, công cứu) việc được lựa chọn.  Sự cam kết thực hiện từ phía dự án (bằng cách chỉ rõ được các lợi ích của phương cách mới).  Xác định mục tiêu (lợi ích cho dự án và cho nghiên cứu) 6 Thực hiện giải pháp Phối hợp với người quản lý dự án trong việc (người tham gia) phân tích vấn đề, khảo sát mô hình 7 Đánh giá kết quả và giải  Đánh giá bước đầu kết quả công việc (do pháp nhiều vấn đề chỉ có thể đánh giá khi kết (người tiến hành nghiên thúc dự án) cứu)  Phỏng vấn những người tham gia về phương pháp mới  So sánh kết quả với mục tiêu ban đầu được đề ra trong bước #5 8 Điều chỉnh mô hình tích  Phân tích kết quả thực hiện và các phản hợp (nếu cần) hồi, so sánh với mục tiêu ban đầu. (người tiến hành nghiên  Thực hiện điều chỉnh mô hình tích hợp cứu) (nếu cần) 6.2.1.4 Kết q uả Thử nghiệm đã được thực hiện trong ba dự án với các vấn đề và kết quả sau: Bảng 6.2 Kết quả thử nghiệm #1 Vấn đề Giải pháp ban Giải pháp theo Điều chỉnh mô
  7. đầu mô hình tích hợp hình tích hợp? Lập kế hoạch về Tăng thời gian cho Không tiến độ 4 công việc trong giai đoạn đầu của dự án Bổ sung nhân sự Bổ sung một lập Bổ sung một lập Có trình viên trình viên Khách hàng thêm Tăng 10% chi phí Tăng 20% chi phí Có yêu cầu cho dự án (Khách hàng yêu cầu thời gian giao hàng không đổi) Lợi ích của việc áp dụng thử nghiệm này đối với các dự án chưa cao. Do những người tham gia phải dành nhiều thời gian tìm hiểu phương pháp mới. 6.2.1.5 Nhận Xét và Kết luậ n:  Khi gặp khó khăn trong việc lựa chọn vấn đề áp dụng có nghĩa là mô hình tích hợp cần được bổ sung các công việc và vấn đề mới.  Việc thu thập các phản hồi được thực hiện trong tất cả các giai đoạn chứ không chỉ khi công việc đã được thực hiện.  Đánh giá hiệu quả của phương pháp mới chủ yếu dựa vào nhận định của người quản lý dự án.  Cần nhiều thời gian cho việc giới thiệu phương pháp mới (bước #4 và #5) và cần sự hỗ trợ nhiều từ phía chuyên gia trong việc phân tích và thực hiện. Tuy nhiên việc áp dụng sau này sẽ dễ dàng hơn.
  8. 6.2.2 Ap dụng giải pháp tích hợp để tìm nguyên nhân các vấn đề trong dự án 6.2.2.1 Mô tả: Do các thử nghiệm được mô tả ở phần trên chỉ nhằm mục tiêu hiệu chỉnh và tối ưu mô hình tích hợp, ta cần các thử nghiệm có khả năng đánh giá hiệu quả của mô hình. Tuy nhiên việc đánh giá phương pháp mới thông qua hiệu quả của dự án cần nhiều thời gian và dễ bị sai lệch (do kết quả của dự án phụ thuộc vào nhiều yếu tố). Do đó nghiên cứu chọn cách so sánh nhận thức của người quản lý dự án trong việc tìm nguyên nhân của những vấn đề cụ thể nảy sinh trong dự án, theo hai cách tiếp cận khác nhau. Bảng 6.3 Quy trình giải quyết các vấn đề nảy sinh trong dự án theo mô hình tích hợp (trích từ bảng 5.2) Các công việc của quản lý dự án Phương pháp Mô phỏng truyền thống liên tục Giải quyết các vấn đề nảy sinh X 1. Xác định vấn đề X 2. Tìm nguyên nhân của vấn đề X 3. Tìm giải pháp X 4 Lập kế hoạch thực hiện giải pháp X 5 Thực hiện giải pháp X Thử nghiệm này thực hiện bước #2 theo hai phương pháp rồi so sánh kết quả. 6.2.2.2 Mục tiêu Đánh giá hiệu quả của mô hình tích hợp trong việc tìm nguyên nhân các vấn đề trong dự án phần mềm.
  9. 6.2.2.3 Phương p háp thực hiện: Thử nghiệm được thực hiện theo các bước sau: 1. Tìm hiểu dự án và các vấn đề của dự án cần được giải quyết Người tiến hành nghiên cứu tìm hiểu về các dự án được chọn lựa để tiến hành thử nghiệm và phỏng vấn trưởng dự án về các vấn đề nảy sinh mà họ cần phải giải quyết. 2. Lựa chọn vấn đề áp dụng Người tiến hành nghiên cứu phải chọn lựa những vấn đề tiêu biểu và khó khăn nhất để khảo sát. 3. Xác định nguyên nhân của vấn đề theo phương pháp truyền thống Người tiến hành nghiên cứu yêu cầu người tham gia mô tả về nguyên nhân của vấn đề đã được lựa chọn, cách thức họ tìm ra các nguyên nhân đó và giải thích về mối liên hệ, tác động để dẫn tới các hậu quả.. 4. Giới thiệu phương pháp mới Người tiến hành nghiên cứu giới thiệu cho những người tham gia về tư duy hệ thống và phương pháp phân tích theo tư duy hệ thống. Giải pháp tích hợp. Cũng sẽ được giới thiệu nhưng không phải là trọng tâm. 5. Tìm nguyên nhân theo tư duy hệ thống Người tiến hành nghiên cứu yêu cầu những người tham gia tìm lại nguyên nhân của vấn đề bằng cách sử dụng cách thức tiếp cận và phương pháp mới. Mục tiêu, cách thức thực hiện và những lợi ích của thực nghiệm cũng được chỉ rõ để thu được cam kết từ phía những người tham gia. Người tiến hành nghiên cứu cũng phải giới thiệu và giải thích các mô hình liên quan sẽ áp dụng. Thảo luận và tư vấn những người tham gia về quy trình và cách cách thức tiến hành.
  10. 6. So sánh nguyên nhân tìm được qua hai phương pháp Kết quả thu được theo phương pháp mới (bước #5) sẽ được thu thập và so sánh với kết quả ban đầu (bước #3). Người tiến hành nghiên cứu sẽ phỏng vấn những người tham gia về các đánh giá của họ về các kết quả thu được và hiệu quả của phương pháp mới. Bảng 6.4 Các bước tiến hành thử nghiệm #2 STT BƯỚC THỰC HIỆN MÔ TẢ 1 Tìm hiểu dự án và các Tìm hiểu dự án: vấn đề của dự án cần  Yêu cầu của khách hàng được giải quyết  Kế hoạch thực hiện dự án  Tổ chức dự án Tìm hiểu vấn đề của dự án:  Các khó khăn, sai hỏng cần được giải quyết. 2 Lựa chọn vấn đề áp dụng Chọn trong các khó khăn, sai hỏng cần được giải quyết một vấn đề có thể áp dụng mô phỏng liên tục hay giải pháp tích hợp để giải quyết 3 Xác định nguyên nhân Yêu cầu người quản lý dự án mô tả về nguyên của vấn đề theo phương nhân của vấn đề, sai hỏng đã được lựa chọn pháp truyền thống trong bước #2 và giải thích cách thức tìm nguyên nhân và mối liên hệ giữa nguyên nhân và hậu quả.
  11. 4 Giới thiệu phương pháp Giới thiệu cho những người quản lý trong dự mới án:  Tư duy hệ thống và phương pháp phân tích theo tư duy hệ thống  Mô hình tích hợp 5 Tìm nguyên nhân theo tư Người quản lý dự án tìm lại nguyên nhân của duy hệ thống vấn đề theo cách tiếp cận mới, phương pháp phân tích mới 6 So sánh nguyên nhân tìm  So sánh nguyên nhân tìm được trong bước được qua hai phương #3 và bước #5 pháp  Thu thập đánh giá của những người tham gia về nguyên nhân tìm được theo phương pháp phân tích mới  Thảo luận những người tham gia về hiệu quả của phương pháp mới trong việc tìm nguyên nhân các vấn đề nảy sinh trong dự án. Hình 6.1 Quy trình tiến hành thử nghiệm #2
  12. 1. Tìm hiểu dự án 2. Lựa chọn vấn đề 3. Nguyên nhân (phương pháp truyền thống) 4. Giới thiệu phương pháp mới 6. So sánh 5. Nguyên nhân (phương pháp mới)
  13. Thử nghiệm đã được thực hiện với 6 vấn đề, 4 người trong 3 dự án với phân bố như sau: Bảng 6.5 Quan hệ giữa các vấn đề trong thử nghiệm #2 Người 1 Người 2 Người 3 Người 4 Vấn đề 1 Dự án 1 Vấn đề 2 Dự án 1 Vấn đề 3 Dự án 2 Vấn đề 4 Dự án 3 Vấn đề 5 Dự án 3 Vấn đề 6 Dự án 1 Các vấn đề được khảo sát và phân tích độc lập. Không có sự trao đổi giữa những người tham gia. Phương pháp đánh giá kết quả Chất lượng của các nguyên nhân tìm được theo hai phương pháp được đánh giá theo hai tiêu chí sau:  Số lượng các yếu tố được khảo sát khi tìm nguyên nhân Phương pháp có nhiều yếu tố được khảo sát sẽ tránh được việc bỏ sót nguyên nhân. Số lượng các yếu tố được đo lường như sau: Phương pháp cũ: - Yêu cầu những người tham gia giải thích cách tìm nguyên nhân và các quan hệ dẫn đến kết quả.
  14. - Liệt kê các yếu tố được đề cập tới Phương pháp mới: - Đếm các yếu tố trong mô hình nhận thức được vẽ ra  Đánh giá của những người tham gia ĐIỂM Ý NGHĨA 0 Chất lượng như nhau + 1 Phương pháp mới tìm được nhiều nguyên nhân hơn - 1 Phương pháp cũ tìm được nhiều nguyên nhân hơn + 2 Phương pháp mới tìm được nguyên nhân chính xác hơn - 2 Phương pháp cũ tìm được nguyên nhân chính xác hơn Bảng 6.6 Đánh giá của những người tham gia Những yếu tố khác chưa có điều kiện khảo sát trong thử nghiệm này. 6.2.2.4 Kết q uả  Các nguyên nhân tìm được theo hai phương pháp STT Vấn đề Nguyên nhân theo Nguyên nhân tìm được phương pháp truyền theo phương pháp mới thống 1 Phần mềm còn Việc kiểm tra phần mềm Thiếu quy trình kiểm nhiều lỗi khi giao chưa tốt soát chất lượng chặt chẽ cho khách hàng và hiệu quả 2 Chi phí sửa đổi Thiếu sự giao tiếp với Chất lượng thiết kế phần
  15. (rework) cao khách hàng về yêu cầu chi mềm chưa tốt tiết của dự án Thiếu sự giao tiếp với Nhân viên thiếu kinh khách hàng về yêu cầu nghiệm chi tiết của dự án Thiếu quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ và hiệu quả 3 Năng lực giao tiếp Chưa đòi hỏi năng lực giao Chưa đòi hỏi năng lực tiếng Anh kém tiếp tiếng Anh khi tuyển giao tiếp tiếng Anh khi của nhiều thành dụng tuyển dụng viên trong dự án Nhân viên chưa tích cực Chưa tạo môi trường tốt học tiếng Anh để nhân viên thực hành giao tiếp tiếng Anh Thiếu các chính sách khuyến khích nhân viên 4 Nhiều trưởng Người trưởng nhóm có quá Tổ chức dự án chưa hợp nhóm (team nhiều trách nhiệm lý leader) bị quá tải Người trưởng nhóm thường phải làm thêm các công việc nảy sinh 5 Thường phải làm Do có nhiều vấn đề nảy Thiếu thời gian dự phòng thêm giờ sinh, nhiều công việc khi lập kế hoạch cho các (overtime) khi gần không dự đoán trước vấn đề nảy sinh và các đến ngày giao Nhiều công việc phải sửa công việc không dự đoán hàng (deadline) đổi trước
  16. Nhiều lỗi phát hiện trễ cần Thiếu kiểm tra trong các sữa chữa giai đoạn đầu của dự án 6 Các ước lượng Một số công việc thường Một số công việc thường (estimate) về thời bị bỏ sót bị bỏ sót gian và chi phí Thiếu thời gian dự phòng Thiếu thời gian dự phòng thường thấp hơn cho các vấn đề nảy sinh và cho các vấn đề nảy sinh so với thực tế các công việc không dự và các công việc không đoán trước dự đoán trước Bảng 6.7 Các nguyên nhân tìm được Kết quả cho thấy có sự khác nhau rõ rệt về các nguyên nhân tìm được. Trong một số trường hợp phương pháp mới tìm ra thêm những nguyên nhân mới. Một số trường hợp khác thì nguyên nhân do phương pháp mới tìm ra khác hoàn toàn với nguyên nhân theo nhận định ban đầu.  Số yếu tố được khảo sát và đánh giá của người tham gia Vấn đề Số yếu tố được khảo sát Đánh giá của người tham gia Phương pháp cũ Phương pháp mới 1 5 7 +2 2 6 12 +1 3 4 11 +1 4 5 10 0 5 6 15 +2 6 6 12 0
  17. Bảng 6.8 Kết quả thử nghiệm #2 Số yếu tố được khảo sát theo phương pháp mới cao hơn rất nhiều so với phương pháp truyền thống và có sự khác biệt rõ ràng về số lượng giữa các vấn đề khác nhau. Do chưa quen với phương pháp mới, trong một số trường hợp những kết quả tìm được ở giai đoạn đầu tác động lên nhưng người tham gia khi tìm kiếm và thiết lập các mối quan hệ trong mô hình nhận thức. Kết quả là các nguyên nhân tìm được trong những trường hợp này không có sự khác biệt đáng kể. 6.2.2.5 Nhận Xét và Kết luậ n  Việc tìm nguyên nhân theo phương pháp truyền thống thường rất nhanh chóng và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Logic của việc tìm nguyên nhân khá đơn giản với một số quan hệ nguyên nhân – kết quả. Do thiếu công cụ nên thường chỉ một số ít các yếu tố được khảo sát, dẫn đến việc nhiều nguyên nhân bị bỏ sót hoặc không được xác định một cách chính xác.  Phương pháp mới đòi hỏi người tham gia phải thực hiện một số thủ tục: - Liệt kê các yếu tố - Vẽ các liên kết (mô hình hoá) - Đánh giá mô hình Quá trình này đòi hỏi người tham gia phải dành nhiều thời gian cho việc phân tích, suy luận. Điều này giải thích lý do các nguyên nhân do phương pháp mới thường chính xác hơn phương pháp cũ. Ngoài ra việc vẽ ra các mô hình cho phép khảo sát nhiều yếu tố hơn. Do đó các nguyên nhân ít bị bỏ sót hơn.  Phần lớn những người tham gia có phản hồi tích cực đối với phương pháp phân tích mới như một công cụ cho phép khảo sát nhiều yếu tố một cách tường minh.
  18. 6.3 Kết Quả Nghiên Cứu Nghiên cứu đã xây dựng được một mô hình tích hợp mới trên cơ sở lý thuyết và có một số thử nghiệm ban đầu cho mô hình này. Bảng sau là một số đánh giá đối với kết quả nghiên cứu dựa trên những mục tiêu ban đầu. Bảng 6.9 Kết quả nghiên cứu MỤC TIÊU KẾT QUẢ Mô hình tích hợp giữa phương pháp Xây dựng được mô hình sử dụng kỹ quản lý dự án truyền thống và mô thuật của cả hai phương pháp trong phỏng liên tục việc giải quyết các vấn đề của quản lý dự án phần mềm và cho phép phối hợp ưu điểm của cả hai phương pháp Giúp các nhà quản lý dự án dễ dàng Mô hình tích hợp thực hiện mục tiêu vận dụng mô phỏng liên tục trong này thông qua: quản lý dự án  Phương pháp biểu diễn: Có các mô tả và hướng dẫn ở mức độ thực hành việc áp dụng các mô hình mô phỏng liên tục  Mức độ chi tiết: Mô tả từng công việc cụ thể. Tuy nhiên việc áp dụng mô hình tích hợp đòi hỏi các kiến thức về tư duy hệ thống và mô phỏng liên tục mà điều này đòi hỏi một quá trình học tập từ các nhà quản lý.
  19. Chi tiết (detail): Bao gồm các công Mô hình tích hợp khảo sát các công việc của quản lý dự án và chỉ rõ việc ở mức độ chi tiết nhất định phương pháp áp dụng cho từng công nhưng chưa bao gồm tất cả các công việc cụ thể. việc và vấn đề của quản lý dự án Tính động (extensible): Dễ dàng thay Do mô hình tích hợp gắn với các công đổi, điều chỉnh và tối ưu khi áp dụng việc cụ thể hơn là quy trình nên không trong thực tế. đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ giữa các thành phần. Do đó sự thay đổi một bộ phận không ảnh hưởng nhiều đến các bộ phận khác. Yếu tố này cũng đã được kiểm chứng qua quá trình thực nghiệm và tối ưu mô hình. Tính mở (openness): Cho phép đưa Điều này đạt được bằng cách thêm vào các mô hình mô phỏng liên tục vào mô hình tích hợp công việc hay trong quản lý dự án đã được xây dựng vấn đề mà mô hình mô phỏng liên tục mới giải quyết Tính linh động (flexibility): Có thể áp Điều này đạt được do đặc điểm không dụng từng phần hay toàn bộ mô hình đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ giữa các tích hợp. Cho phép nhiều loại dự án, thành phần (được mô tả ở phần trên) nhiều loại quy trình khác nhau áp Yếu tố này đã được áp dụng trogn các dụng được. thực nghiệm Cụ thể (specific): Cho một loại dự án Hiện tại mô hình tích hợp chưa bao cụ thể (dự án gia công xuất khẩu phần gồm các yếu tố đặc thù của gia công mềm). xuất khẩu phần mềm. Tuy nhiên mô
nguon tai.lieu . vn