Xem mẫu

  1. Mục lục Lựa chọn chính sách trong các chương trình cho học sinh sinh viên vay vốn: Bài học từ năm nghiên cứu điển hình ở châu Á 1
  2. Mục lục 2
  3. Mục lục Tæ chøc Gi¸o dôc, Khoa häc vμ V¨n hãa cña Liªn Hîp Quèc ViÖn Quèc tÕ vÒ KÕ ho¹ch hãa Gi¸o dôc 3
  4. Mục lục Ziderman, Adrian Lựa chọn chính sách trong các chương trình cho học sinh sinh viên vay vốn: Bangkok: UNESCO Bangkok/IIEP, 2004. 1. Vốn vay cho học sinh sinh viên. 2. Các hệ thống giáo dục. 3. Giáo dục đại học 4. Các khoản viện trợ cho giáo dục. 5. Hỗ trợ tài chính. I. Tiêu đề. Quan điểm và ý kiến nêu trong tài liệu này là của tác giả và không nhất thiết thể hiện quan điểm của UNESCO, UNESCO Bangkok hay Viện Quốc tế về Kế hoạch hóa giáo dục. Những nội dung và cách trình bày trong tài liệu này không bao hàm bất cứ ý kiến nào của UNESCO hay Viện Quốc tế về Kế hoạch hóa giáo dục liên quan đến vị thế pháp lý của bất cứ quốc gia, lãnh thổ, thành phố, khu vực, chính quyền hay biên giới nào. Cơ quan xuất bản: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc UNESCO Bangkok Tòa nhà Mom Luang Pin Malakul Centenary Số 920 đường Sukhumvit Hòm thư 967, Bưu điện Prakanong Bangkok 10110 Email: bangkok@unescobkk.org Website: www.unescobkk.org và Viện Quốc tế về Kế hoạch hóa giáo dục 7-9 đường Eugène Delacroix, 75116 Email: info@iiep.unesco.org Website: www.unescobkk.org/iiep Thiết kế bìa: Keen Publishing Sắp chữ: Linéale Production ISBN: 92-9223-037-9 © UNESCO 2004 Bản gốc tiếng Anh in tại Thái Lan © UNESCO 2006 Bản tiếng Việt in tại Việt Nam 4
  5. Mục lục Mục lục Danh mục các từ viết tắt 8 Danh mục các bảng 10 Danh mục các hình 11 Lời nói đầu 12 Chương 1. Giới thiệu 15 1.1 Bối cảnh 15 1.2 Cấu trúc tài liệu 18 Chương 2. Năm nghiên cứu điển hình 19 2.1 Các nghiên cứu điển hình: Mô tả chung 19 2.2 Trung Quốc 21 2.3 Đặc khu hành chính Hồng Kông, Trung Quốc 22 2.4 Hàn Quốc 23 2.5 Philippin 25 2.6 Thái Lan 26 2.7 Ưu thế của các chương trình cho vay cố định 28 Chương 3. Tại sao cần chương trình cho sinh viên vay vốn? 31 3.1 Các mục tiêu khác nhau của chương trình cho sinh 31 viên vay vốn 3.2 Nghiên cứu điển hình: Mục tiêu của chương trình 38 cho vay 3.3 Các phương án chính sách thay thế đối với các 42 chương trình cho sinh viên vay vốn Chương 4. Cơ cấu tổ chức 45 4.1 Chương trình đơn nhất so với đa chương trình 45 4.2 Cho vay theo cơ chế tập trung hay phân cấp? 48 5
  6. Mục lục Chương 5. Xác định vai trò của các đơn vị trong việc cấp 53 vốn vay 5.1 Cấp vốn 53 5.2 Ai trợ cấp lãi suất, ai chịu rủi ro? 58 Chương 6. Xác định vai trò của các đơn vị: Chọn đối tượng 61 cho vay và phân bổ vốn vay 6.1 Quy trình phân bổ vốn vay 61 6.2 Các phương án phân bổ vốn vay khác nhau: kinh 62 nghiệm từ nghiên cứu điển hình 6.3 Cân nhắc các phương án 64 6.4 Tính phù hợp của khoản vốn vay 66 Chương 7. Xác định vai trò của các đơn vị: Thu hồi vốn vay 69 7.1 Vai trò của các đơn vị trong thu hồi vốn vay 69 7.2 Kinh nghiệm từ nghiên cứu điển hình 70 7.3 Giảm thiểu tình trạng không trả nợ 74 Chương 8. Sự bền vững về tài chính của các chương trình 79 cho vay vốn 8.1 Các yếu tố dẫn đến khả năng hoàn vốn thấp 79 8.2 Tài khoản cho vay cá nhân 80 8.3 Hoàn vốn: nhìn từ góc độ vĩ mô 83 8.4 Tính bền vững của chương trình cho vay 84 Chương 9. Sự công bằng và hỗ trợ người nghèo: Vai trò 87 của trợ cấp 9.1 Trợ cấp vốn vay được thực hiện khi nào? 87 9.2 Chọn đối tượng mục tiêu 89 9.3 Kinh nghiệm chọn đối tượng mục tiêu của các 92 nghiên cứu điển hình 9.4 Xác định tiêu chí cho vay vốn 94 9.5 Phạm vi của chương trình cho vay: Kinh nghiệm từ 97 các nghiên cứu điển hình 6
  7. Mục lục Chương 10. Các chương trình cho vay vốn được nghiên 101 cứu điển hình: Ưu điểm và nhược điểm chính 10.1 Trung Quốc 101 10.2 Hồng Kông 101 10.3 Hàn Quốc 102 10.4 Philippin 102 10.5 Thái Lan 102 Chương 11. Những vấn đề chính trong thiết kế và cải cách: 105 Bài học thu được từ các nghiên cứu điển hình 11.1 Áp dụng những bài học từ kinh nghiệm quốc tế 105 11.2 Những vấn đề phát sinh từ các nghiên cứu điển 107 hình 11.3 Hướng tới một hệ thống thành công 116 Tài liệu tham khảo 118 Bảng chú giải các thuật ngữ 120 Phụ lục 125 7
  8. Mục lục Danh mục các từ viết tắt ADB Ngân hàng Phát triển châu Á CHED Ủy ban Giáo dục Đại học (Philippin) COE Trung tâm chất lượng cao COI Chỉ số giá sinh hoạt GCSLS Chương trình cho sinh viên vay vốn theo hình thức thương mại thông thường (Trung Quốc) GDP Tổng sản phẩm quốc nội GECP Tổng công ty lương hưu dành cho công chức nhà nước (Hàn Quốc) GFIs Các tổ chức tài chính của nhà nước (Philippin) GSSLS Chương trình cho sinh viên vay vốn do Chính phủ trợ cấp (Trung Quốc) HECS Chương trình đóng góp cho giáo dục đại học (Úc) IIEP Viện Kế hoạch hoá Giáo dục Quốc tế KLWC Tổng công ty phúc lợi lao động Hàn Quốc KRF Quỹ Nghiên cứu Hàn Quốc KTB Ngân hàng Krung Thái Lan KTP Tổng công ty lương hưu giáo viên Hàn Quốc LSFS Chương trình tài chính cho sinh viên địa phương (Chương trình do Đặc khu hành chính Hồng Kông trợ cấp) 8
  9. Danh mục các từMục lục viết tắt MOE Bộ Giáo dục/ Bộ Giáo dục và Phát triển Nguồn nhân lực (Hàn Quốc) MOL Bộ Lao động MUA Bộ Đại học (Thái Lan) NLS Chương trình cho vay không qua kiểm tra tài sản/thu nhập (Chương trình không được trợ cấp của Đặc khu hành chính Hồng Kông ) ONC Văn phòng Uỷ ban Giáo dục quốc gia (Thái Lan) SFAA Cơ quan hỗ trợ tài chính sinh viên (Đặc khu hành chính Hồng Kông) SLSC Uỷ ban về Chương trình cho học sinh, sinh viên vay vốn (Thái Lan) SNPL Chương trình “Học trước trả sau” (Philippin) TRF Quỹ Nghiên cứu Thái Lan UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc 9
  10. Mục lục Danh mục các bảng Bảng 2.1 Nghiên cứu điển hình: Mô tả chung về các chương trình cho vay vốn Bảng 3.1 Các mục tiêu khác nhau của chương trình cho sinh viên vay vốn Bảng 3.2 Nghiên cứu điển hình: Mục tiêu của chương trình cho vay vốn Bảng 3.3 Các phương án chính sách thay thế đối với chương trình cho sinh viên vay vốn Bảng 4.1 Chương trình đơn nhất hay đa chương trình: nghiên cứu điển hình Bảng 4.2 Cho vay theo cơ chế tập trung hay phân cấp: nghiên cứu điển hình Bảng 5.1 Tài trợ chương trình cho vay vốn: Chức năng và đối tượng tham gia Bảng 7.1 Các biện pháp chế tài đối với trường hợp không trả nợ Bảng 8.1 Các yếu tố dẫn đến việc không trả hết nợ Bảng 8.2 Nghiên cứu điển hình: Tỷ lệ trả nợ và tỷ lệ hoàn vốn Bảng 9.1 Lý do cho vay có trợ cấp Bảng 9.2 Chọn đối tượng mục tiêu và phạm vi: Chương trình cho vay trong các nghiên cứu điển hình Bảng 9.3 Quy định mức trần thu nhập cho diện được vay vốn Bảng 10.1 Các chương trình cho vay vốn: Ưu điểm và nhược điểm chính Bảng 11.1 Đặc điểm của chương trình cho vay vốn thành công Bảng A1.1 Mức độ xử lý các chương trình vay vốn khác nhau trong các báo cáo nghiên cứu điển hình Bảng A1.2 Nghiên cứu điển hình: Đặc điểm chính của chương trình cho vay được lựa chọn Bảng A1.3 Điều kiện vay vốn trong các chương trình cho vay vốn của nghiên cứu điển hình 10
  11. Mục lục Danh mục các hình Hình 5.1 Phân bổ ngân sách giáo dục đại học (có chia sẻ chi phí) Hình 6.1 Quy trình phân bổ vốn vay: Mô hình đơn giản Hình 6.2 Các phương án phân bổ vốn vay khác nhau Hình 7.1 Các phương án thay thế cho thu hồi vốn vay Hình 9.1 Sơ đồ hình trứng: Tiếp cận đối tượng nghèo Hình 9.2 Xác định tiêu chí cho vay vốn 11
  12. Mục lục Lời nói đầu Nghiên cứu tổng hợp này là một phần trong các nghiên cứu sâu về hoạt động của các khoản vốn vay cho học sinh sinh viên do chính phủ tài trợ ở châu Á. Từ một đánh giá chính sách mang tính so sánh khu vực về các khoản vốn vay cho học sinh sinh viên ở các nước châu Á thực hiện trong giai đoạn 2001 và 2003, nghiên cứu đánh giá những bài học thu được phục vụ cho mục đích thiết kế và cải cách chính sách quốc gia. Đánh giá được thực hiện trong bối cảnh một dự án do Văn phòng Giáo dục Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO tại Bangkok (UNESCO Bangkok) thực hiện hợp tác với Viện Quốc tế về Kế hoạch hóa giáo dục. Đánh giá được thực hiện cho năm nước và lãnh thổ, bao gồm Trung Quốc, Đặc khu Hành chính Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc, Philippin và Thái Lan. Các nghiên cứu bổ sung khác cũng do Viện Quốc tế về Kế hoạch hóa giáo dục ủy quyền thực hiện. Hầu hết các nước châu Á đều đang trải qua việc tăng mạnh nhu cầu giáo dục ở các bậc học cao hơn tại thời điểm gặp khó khăn lớn về ngân sách nhà nước và cải cách mạnh mẽ hệ thống giáo dục nhằm nâng cao đáng kể tác động và sự phù hợp. Với nỗ lực làm giảm gánh nặng đối với ngân sách nhà nước, nhiều nước đã đưa ra chương trình cho học sinh sinh viên vay vốn, hy vọng thu hồi được chi phí và tăng nguồn thu để mở rộng giáo dục trong khi cùng lúc tạo cơ hội cho những người dân nghèo được tiếp cận với giáo dục ở các bậc học cao hơn. Với nỗ lực cung cấp thêm thông tin cho các chính phủ và đưa ra cái nhìn thực tế, có ích đối với chính sách giáo dục quốc gia, Văn phòng Giáo dục Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO đã đề ra sáng kiến năm 2001 tiến hành một nghiên cứu so sánh khu vực nhằm xem xét việc thực hiện các chương trình cho học sinh sinh viên vay vốn ở các nước châu Á. Nghiên cứu có mục đích cải thiện tính hiệu quả và hiệu quả tài chính của các chương trình hiện tại cũng như tạo cơ sở thông tin so sánh cho các nước muốn thực hiện chương trình cho học sinh sinh viên vay vốn. Như một nỗ lực chung của UNESCO Bangkok và Viện Quốc tế về Kế hoạch hóa giáo dục, nghiên cứu chính sách khu vực này đã được đề xuất và hoạt động thực hiện do Bộ phận Chính sách và Cải 12
  13. Lời Mụcđầu nói lục cách Giáo dục (EPR) 1 của UNESCO Bangkok điều phối. Nghiên cứu này dựa vào hỗ trợ kỹ thuật của Viện Quốc tế về Kế hoạch hóa giáo dục, dựa trên kinh nghiệm khu vực và quốc tế của các viện nghiên cứu, trường đại học và các bộ của những nước tham gia. Năm nhóm nghiên cứu do các giảng viên và chuyên gia cao cấp chủ trì đã tham gia vào công trình nghiên cứu. UNESCO Bangkok và Viện Phát triển Giáo dục Hàn Quốc đã chủ trì một số hội thảo nghiên cứu với sự tham gia của các nhóm và chuyên gia nghiên cứu của các nước tham gia dự án. Cơ quan đối tác tham gia nghiên cứu bao gồm Viện Phát triển Giáo dục Hàn Quốc; Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong (Khoa Sư phạm), Vũ Hán; Đại học Bắc Kinh (Khoa Sư phạm); Đại học Trung Hoa của Hồng Kông (Khoa Chính sách và Quản lý Giáo dục); Ủy ban Giáo dục Đại học Philippin (Văn phòng Dịch vụ sinh viên, Văn phòng Kế hoạch, Nghiên cứu và Thông tin chính sách) và Ngân hàng Phát triển châu Á hợp tác trong khuôn khổ Dự án phát triển giáo dục của Philippin. Các chuyên gia nghiên cứu và quan chức của một số trường đại học, bộ giáo dục và tài chính, cơ quan quốc gia như văn phòng cho học sinh sinh viên vay vốn ở các nước tham gia đã hợp tác trong việc chuẩn bị cho các nghiên cứu điển hình. UNESCO Bangkok và Viện Quốc tế về Kế hoạch hóa giáo dục muốn được cảm ơn tất cả những cá nhân đã cung cấp kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của mình cho nghiên cứu này và vì vậy đã giúp tổng hợp được cơ sở thông tin giữa các ngành cho phân tích so sánh chính sách vay vốn. Chúng tôi cũng xin cám ơn những đóng góp quan trọng của các chuyên gia nghiên cứu và tác giả cho cuốn sách này. Hàng loạt các nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia chuyên môn của Adrian Ziderman, Giáo sư Kinh tế tại Đại học Bar- Ilan, Ixraen và cũng là chuyên gia chính của UNESCO, người đã đưa ra hướng dẫn nghiên cứu và chuẩn bị cho nghiên cứu tổng hợp này. Khuôn khổ và phương pháp luận cho các nghiên cứu điển hình xuất phát từ chương trình cho học sinh sinh viên vay vốn mới của Thái Lan do Adrian Ziderman viết trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ kỹ thuật của UNESCO-Ngân hàng Phát triển châu Á năm 1999. 2 Ngoài 1. Trước đây là Bộ phận Lập kế hoạch và Phân tích ngành (PSA), được cơ cấu lại năm 2004. 2. Nghiên cứu quản lý và tài chính giáo dục Thái Lan, UNESCO-Ngân hàng Phát triển châu Á, Dự án Hỗ trợ kỹ thuật (T.A.2996-THA), 1999. 13
  14. Lời nói đầu Mục lục vai trò là tác giả của một trong số các nghiên cứu, Igor Kitaev - chuyên gia chương trình (tài chính giáo dục) đóng vai trò là cán bộ nguồn của Viện Quốc tế về Kế hoạch hóa giáo dục. Dominique Altner, Trưởng Bộ phận Chính sách và Cải cách giáo dục, UNESCO Bangkok đã đề xuất dự án và đảm bảo sự điều phối về mặt chuyên môn trong toàn bộ nghiên cứu với sự hỗ trợ của Toshiyuki Matsumoto, trợ lý chuyên gia chương trình (Bộ phận Chính sách và Cải cách giáo dục). Sheldon Shaeffer, Giám đốc, Văn phòng Giáo dục Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO, Bangkok Gudmund Hernes, Giám đốc, Viện Quốc tế về Kế hoạch hóa giáo dục, Paris 14
  15. Mục lục Chương 1 Giới thiệu 1.1 Bối cảnh Vấn đề về vốn vay cho học sinh, sinh viên do nhà nước hỗ trợ ngày càng được thảo luận nhiều trong chương trình nghị sự chính sách của nhiều nước. Chương trình cho học sinh, sinh viên vay vốn có mặt ở hơn 50 nước trên khắp thế giới và hầu hết đều dành cho giáo dục trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng và đại học. Ở nhiều nước khác, những đề xuất giới thiệu chương trình cho học sinh, sinh viên vay vốn là một chủ đề xuất hiện nhiều trong các cuộc tranh luận chính trị. Chương trình cho vay là mối quan tâm đặc biệt của các nhà hoạch định chính sách bởi vì nó có thể góp phần giải quyết một loạt những vấn đề chính sách căng thẳng của chính phủ. Các chương trình này có thể làm giảm áp lực đối với ngân sách nhà nước bằng cách tạo điều kiện chia sẻ chi phí nhiều hơn thông qua việc huy động học phí và các khoản phí đại học khác; cũng có thể sử dụng các nguồn lực tự do để chi cho những lĩnh vực ưu tiên hơn của xã hội cả trong và ngoài ngành giáo dục, nhất là giáo dục cơ bản (Psacharopoulos, Tan và Jimenez, 1987). Thu hồi vốn nhiều hơn nữa có thể tạo thêm kinh phí mở rộng hệ thống giáo dục đại học nhằm đáp ứng nhu cầu đang tăng lên của xã hội về giáo dục trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng và đại học. Với mục tiêu là đối tượng thiệt thòi, các chương trình cho vay được trợ cấp có thể tạo cơ hội nhiều hơn nữa cho những người nghèo được đi học đại học và vì vậy góp phần cải thiện sự công bằng xã hội. Và các khoản cho vay với những điều kiện ưu đãi để học tập trong những lĩnh vực cụ thể có thể làm giảm những khó khăn về nguồn nhân lực có kỹ năng hiện đang cản trở sự phát triển của đất nước và xã hội. Sự thành công của chương trình cho vay (nhất là ở các nước đang phát triển) là không rõ ràng. Mặc dù một số chương trình đã được chứng minh là rất thành công nhưng kết quả thường gây thất vọng xét theo cả khía cạnh đáp ứng mục tiêu đặt ra và tính bền vững về tài chính. Trong trường hợp những chương trình ít thành công hơn thì nguyên nhân xuất phát từ sự yếu kém trong quy trình (yếu kém trong quản lý, kéo dài quá mức thời gian trả nợ hoặc 15
  16. Lựa chọn chính sách trong các chương trình cho học sinh sinh viên vay vốn Mục lục không có mục tiêu có ý nghĩa) hoặc do những nguyên nhân từ bên trong, và đặc biệt là liên quan đến những điều kiện cho vay quá dễ dàng và được trợ cấp nhiều. Chương trình cho học sinh, sinh viên vay vốn do chính phủ tài trợ được thực hiện ở nhiều nước châu Á. Chương trình cho học sinh, sinh viên vay vốn đã được thiết lập ở Úc, Trung Quốc Đại lục, Đặc khu hành chính Hồng Kông, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật Bản, Kazăktan, Hàn Quốc, 3 Malaixia, Mông Cổ, Pakixtan, Philippin, Xri Lanka, Xingapo, Udơbêkixtan, Việt Nam và Thái Lan. Giống như các khu vực khác, chương trình cho vay rất khác nhau tuỳ theo từng nước. Một số chương trình được xây dựng rất tốt và tồn tại lâu dài (Ấn Độ) trong khi các chương trình khác lại mới chỉ được bắt đầu gần đây (Kazăktan và Thái Lan); một số đã đến được với nhiều sinh viên (Đặc khu hành chính Hồng Kông, Trung Quốc và Thái Lan) trong khi những chương trình khác có quy mô tương đối hẹp lại chỉ đến được khá ít sinh viên (Philippin). Cũng tương tự như trên, các chương trình này có mục tiêu khác nhau với sự phân biệt rõ ràng nhất là giữa những chương trình có mục đích chủ yếu là thu hồi vốn (Xingapo, Đặc khu hành chính Hồng Kông, Trung Quốc) và những chương trình có những mục tiêu xã hội là tăng cường sự tham gia và cơ hội tiếp cận với giáo dục đại học của những nhóm nghèo hơn (Philippin và Thái Lan). Trong một số trường hợp, khó khăn về hành chính và những khó khăn khác đã dẫn đến việc phải dừng lại chương trình cho vay vốn (Indonesia và Xri Lanka); ở các nước khác, có những chương trình đã được lập kế hoạch mà phải dừng giữa chừng mặc dù sau đó cũng đã phục hồi lại (Mông Cổ). Trong rất nhiều trường hợp, các chính phủ đã thể hiện sự quan tâm đến việc cải cách chương trình cho vay hiện nay hoặc giới thiệu những chương trình mới. Giống như những lĩnh vực khác, cải cách chính sách trong lĩnh vực tài chính sinh viên cần phải học hỏi kinh nghiệm quốc tế (mô hình thành công) và tránh những sai lầm. Nhưng việc thiếu những đánh giá sâu về các chương trình cho vay hiện nay ở châu Á đã tạo ra rào cản đáng kể cho sự cải cách thành công trong khu vực. Mặc dù một số đánh giá chi tiết liên quan đến hoạt động của chương trình cho vay ở nhiều nước đã được tiến hành nhưng các chương trình này vẫn chưa được tiếp cận; những đánh giá này hoặc 3. Tính từ “Korean” được sử dụng trong tài liệu này để chỉ Hàn Quốc. 16
  17. Giới thiệu Mục lục không có bằng tiếng Anh hoặc chỉ là những văn bản nội bộ của các tổ chức quốc tế chứ không phải là văn bản được công bố rộng rãi. Mục đích chính của Nghiên cứu khu vực về vốn vay cho học sinh, sinh viên ở châu Á do UNESCO (Bangkok)/Viện Quốc tế về Kế hoạch hóa giáo dục thực hiện là tiến hành một số bước tiếp theo nhằm xoá bỏ khoảng trống về kiến thức này. Năm nghiên cứu sâu điển hình về chương trình cho vay ở châu Á do dự án tài trợ đã được tổ chức ở bốn nước: Trung Quốc và Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc, Philippin và Thái Lan. Mục đích là bao quát được các chương trình cho vay với những mục tiêu khác nhau, cơ cấu thể chế, sắp xếp tài chính cũng như những bối cảnh kinh tế chính trị khác nhau. Các nghiên cứu điển hình với trọng tâm là nghiên cứu về việc thực hiện các chương trình cho vay đã sử dụng một khuôn khổ và phương pháp chung, do vậy tạo cơ hội phân tích so sánh những điểm mạnh và yếu của các chương trình cho vay trong những bối cảnh khác nhau. Một nghiên cứu trước đây về chương trình cho học sinh, sinh viên vay vốn mới của Thái Lan (trình bày trong Ziderman, 1999) đã được sử dụng như một mô hình mẫu cho các nghiên cứu điển hình khác do các đối tác trong nước thực hiện. 4 Việc này đã tạo ra một khuôn khổ và phương pháp luận chung cho các nghiên cứu điển hình và vì vậy tạo cơ hội phân tích so sánh những điểm mạnh và yếu của các chương trình cho vay trong những bối cảnh khác nhau. Những nghiên cứu này đã được công bố trong hàng loạt các công trình nghiên cứu hiện nay và rất có giá trị trong việc đóng góp đáng kể vào các tài liệu nghiên cứu điển hình sẵn có về hoạt động và kết quả của các chương trình cho học sinh, sinh viên vay vốn ở châu Á. Tổng hợp lại, năm nghiên cứu điển hình đã đưa ra một bức tranh tổng thể về những kinh nghiệm, thực tiễn và mức độ thành công khác nhau. Các nghiên cứu này bao gồm một cơ sở dữ liệu tương đối đặc biệt về hoạt động của chương trình cho học sinh, sinh viên vay vốn ở châu Á. Tuy nhiên, có một điều cũng không kém phần quan trọng là nghiên cứu này đã tạo cơ hội để có được một phân tích so sánh tổng hợp dựa trên những điểm giống và khác nhau giữa các nghiên cứu điển hình (đây cũng chính là mục tiêu của 4. Nghiên cứu này đã được thực hiện trong khuôn khổ “Nghiên cứu Quản lý và Tài chính Giáo dục Thái Lan, UNESCO - Ngân hàng Phát triển châu Á, Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật (T.A, 2996-THA), 1999" với sự hợp tác của Văn phòng Uỷ ban Giáo dục Quốc gia (ONC) và Quỹ Nghiên cứu Thái Lan (TRF). 17
  18. Lựa chọn chính sách trong các chương trình cho học sinh sinh viên vay vốn Mục lục nghiên cứu này). Mục đích chung của phân tích so sánh trong công trình nghiên cứu này không phải là đưa ra một bảng tóm tắt tổng hợp năm nghiên cứu điển hình mà là rút ra những bài học chính sách mở rộng hơn dựa trên kinh nghiệm chương trình cho vay của năm nghiên cứu điển hình. 1.2 Cấu trúc tài liệu Tài liệu này bao gồm 11 chương. Sau phần giới thiệu là tóm tắt các hoạt động chính của năm nghiên cứu điển hình được trình bày ở Chương 2. Chương 3 trình bày các mục tiêu của chương trình cho học sinh, sinh viên vay vốn. Các chương tiếp theo trình bày về cơ cấu tổ chức của các chương trình cho vay (Chương 4), tài trợ các chương trình cho vay (Chương 5), phân bổ và thu hồi vốn (Chương 6 và Chương 7), tính bền vững về mặt tài chính của các chương trình cho vay (Chương 8), tính công bằng, trợ cấp cho vay và chọn đối tượng mục tiêu (Chương 9). Chương 10 trình bày một phân tích về điểm mạnh và yếu của các chương trình cho vay và chương cuối cùng trình bày về các vấn đề chính liên quan đến thiết kế và cải cách chương trình cho học sinh, sinh viên vay vốn dựa trên những bài học thu được từ các nghiên cứu điển hình. 18
  19. Năm nghiên cứu điển hình Chương 2 Năm nghiên cứu điển hình 2.1 Các nghiên cứu điển hình: Mô tả chung Chương này mô tả tóm tắt đặc điểm chính của các chương trình cho vay trong năm nghiên cứu điển hình. Bảng 2.1 trình bày vắn tắt các chương trình cho vay trong từng nghiên cứu điển hình. Bảng 2.1 Nghiên cứu điển hình: Mô tả chung về các chương trình cho vay vốn Nghiên cứu Mô tả điển hình Trung Hai chương trình quốc gia hiện vẫn đang trong quá trình xây Quốc dựng. Một chương trình do Chính phủ trợ cấp và một chương trình hoạt động theo cơ chế thương mại. Có quy mô hạn chế nhưng đang phát triển. Đặc khu Chương trình cho vay vốn đã tồn tại từ lâu và mang tính tập Hành chính trung (là một phần trong khung hỗ trợ và cấp vốn vay cho Hồng Kông đối tượng sinh viên nghèo và không nghèo). Quy mô rộng. Hàn Quốc Có rất nhiều chương trình riêng rẽ, hoạt động độc lập và nhằm vào các nhóm đối tượng khác nhau. Hầu hết các chương trình đều dựa trên nguồn tài chính hiện có. Philippin Chương trình quốc gia cho vay vốn: rất nhỏ và đã được xây dựng từ lâu, được bổ sung thêm hai chương trình mới (các cơ sở giáo dục cấp vùng và quốc gia). Rất nhỏ về quy mô và mức độ ảnh hưởng. Rõ ràng là không có thu hồi vốn. Thái Lan Chương trình quốc gia cho vay vốn: mới, được trợ cấp nhiều với quy mô rộng; đối tượng là những học sinh trung học phổ thông và sinh viên cao đẳng, đại học. Tính bền vững tài chính thấp. 19
nguon tai.lieu . vn