Xem mẫu

2. Điều kiện tự nhiên và hiện trạng 2-1. Điều kiện tự nhiên 2-2. Hiện trạng 2-3. Đánh giá Quy hoạch chung cũ (2007) 2-4. Đánh giá quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai 2-5. Cập nhật các dự án đang quy hoạch 2-6. Đánh giá tổng hợp Lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Tam Kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 2-1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1. Vị trí giới hạn khu vực nghiên cứu quy hoạch a) Phạm vi nghiên cứu liên vùng Nghiên cứu Thành phố Tam Kỳ trong mối quan hệ của thành phố với các đô thị lớn cũng như các khu kinh tế trong điểm trong khu vực trong nước và cả nước ngoài. Thành phố Tam Kỳ là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam, một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng; phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Quảng Nam ở vào vị trí trung độ của đất nước, nằm trên trục giao thông Bắc -Nam về đường sắt, đường bộ và đường biển và đường hàng không, có đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14D, 14B, 14E nối đồng bằng ven biển qua các huyện trung du miền núi của tỉnh đến biên giới Việt - Lào và các tỉnh Tây Nguyên; trong tương lai gần sẽ nối với hệ thống đường xuyên Á tạo vị trí thuận lợi cho tỉnh về giao lưu kinh tế với bên ngoài. Hơn thế nữa Quảng Nam nằm giữa thành phố Đà Nẵng (Trung tâm kinh tế lớn của khu vực miền Trung) và khu vực phát triển công nghiệp dịch vụ Chu Lai Quảng Nam, đây là một khu vực đang được hình thành và phát triển ở phía Nam. Cảng Kỳ Hà, sân bay Chu Lai, cùng với diện tích mặt bằng đất cát ven biển rộng, gần hệ thống lưới điện quốc gia, có nguồn nước ngọt dồi dào, gần trục giao thông đường bộ, đường sắt, tạo thuận lợi cho việc hình thành các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch, các đô thị mới. Hình 2.1.1.a: Bản đồ Hành chính Tỉnh Quảng Nam 2-1 Lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Tam Kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Hình 2.1.1.b.1: Bản đồ phân bố các đơn vị hành chính TP Tam Kỳ- Quảng Nam b) Phạm vi nghiên cứu trực tiếp Thành phố Tam Kỳ nằm cách thành phố Đà Nẵng 70 km về phía Nam, cách sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà 25 km và cách khu công nghiệp và nhà máy lọc dầu Dung Quất khoảng 40 km về phía Bắc. - Phía Bắc: Giáp huyện Thăng Bình và Phú Ninh. - Phía Nam: Giáp huyện Núi Thành. - Phía Đông: Giáp biển Đông. - Phía Tây: Giáp huyện Phú Ninh. Thành phố Tam Kỳ trước đây là huyện Hà Đông, phủ Thăng Hoa của đạo Thừa Tuyên tỉnh Quảng Nam, được hình thành từ năm 1471 dưới thời vua Lê Thánh Tông. Đến năm 1906, Hà Đông được nâng lên thành phủ Hà Đông và sau đó đổi thành phủ Tam Kỳ. Từ một phủ lỵ năm 1906 đến năm 1997 trở thành Thị xã tỉnh lỵ và nay là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam. Thành phố Tam Kỳ có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với tiềm năng địa thế đặt thù, gần các vùng kinh tế trọng điểm và sân bay Chu Lai, Tam Kỳ có được các điều kiện thuận lợi để phát triển một một đô thị lớn với vai trò là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam. (Theo số liệu “Báo cáo kết qủa điều tra tình hình cơ bản và đề xuất định hướng sử dụng đất đến năm 2020 Thành Phố Tam Kỳ ”. ) 2-2 Lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Tam Kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Hình 2.1.1.b.2: Bản đồ Thành phố Tam Kỳ 2-3 Lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Tam Kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 2.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên a. Đặc điểm địa hình Thành phố Tam Kỳ nằm trên vùng đồng bằng có độ dốc nhỏ, nằm cách khu vực bờ biển khoảng 5km. Thành phố có địa hình nhìn chung nghiêng theo hướng Tây Nam và Đông Bắc. Khu vực đô thị của Thành phố có địa hình tương đối bằng phẳng ở phía Bắc, phía Đông, phía Nam và có nhiều đồi núi ở phía Tây. Độ dốc trung bình của nội thị từ 2% -4%. Cao độ trung bình của các khu vực ven sông và khu trung tâm thay đổi từ +2,0m +4,0m. Địa hình khu vực phía Tây của Thành phố có cao độ >+6,0m và có những quả đồi nằm tách biệt có đỉnh ở độ cao đến tới 40m. Thành phố Tam Kỳ có dạng địa hình vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung bộ. Là vùng chuyển tiếp từ dạng đồi núi cao phía Tây, thấp dần xuống vùng đồng bằng, thềm bồi của các con sông trước khi đổ ra biển Đông. Đất đai có dạng đồi thấp, và đồng bằng được thành tạo do bồi tích sông, biển và quá trình rửa trôi. Hướng dốc chung của địa hình từ Tây sang Đông. Nhìn chung địa hình toàn khu vực bị chia cắt nhiều bởi các sông, suối thuộc lưu vực của sông Trường Giang. Hình 2.1.2.2.a: Bản đồ độ cao TP. Tam Kỳ Tỉnh Quảng Nam 2-4 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn