Xem mẫu

  1. Làm giàu khó không?
  2. Chưa ai thống kê được có bao nhiêu nghề trên thế giới. Ở Việt Nam cũng chưa ai làm việc đó cả. Chỉ biết có bao nhiêu nghề thì có bấy nhiêu cách kiếm tiền. Nhưng kiếm tiền và làm giàu là hai việc ho àn toàn khác nhau. Làm giàu khó không? “Thiên hạ kiếm tiền”. Hối hả. Từ nông thôn ra thành thị, từ miền ngược lên miền xuôi. Tất cả vì sinh nhai, vì cuộc sống sung sướng hơn. Người nghèo thì cố sao cho đủ ăn. Người đủ ăn rồi thì cố để trở thành khá giả. Người khá giả thì làm sao để giàu có. Người giàu có rồi thì không ngừng để giàu có hơn nữa. Cứ thế, cái sự kiếm tiền trong xã hội là một dòng chảy không bao giờ ngừng. Trong xã hội ta thường phân chia ra lao động chân tay và lao động trí óc. Người ta cũng đánh giá rằng lao động trí óc kiếm được nhiều tiền hơn lao động chân tay. Ăn xin cũng là một cách kiếm tiền, rồi những chú bé đánh giầy, người lượm
  3. ve chai, bán nước chè, bán vé số... và những nghề đại loại như thế. May mắn thì mỗi ngày kiếm được vài chục ngàn, đủ sống. Còn cả sự cạnh tranh. Chẳng ai bảo ai, hễ nghề nào kiếm được tiền và nhất là có vẻ dễ kiếm tiền thì một thời gian sau sẽ có vố số người đi theo. Nhưng những nghề này không ai dám tin là có thể làm giàu được. Cũng “tự làm chủ” như những tiểu thương buôn bán nhỏ, các thương gia, chủ doanh nghiệp lớn. Nền kinh tế thị trường luôn biến động, nhất là khi ngày càng có nhiều công ty nước ngoài vào cạnh tranh ngay tại thị trường Việt Nam. Ngay với doanh nghiệp nhà nước – những đơn vị được coi là ổ n định và giàu tiềm lực nhờ vốn quốc gia nhưng vì không có khả năng thích ứng với sự cạnh tranh khốc liệt ấy nên bị giải thể. Một số lớn khác để tồn tại được thì phải cải tiến và chuyển đổi. Doanh nghiệp tư nhân, để tồn tại được cũng phải rất vất vả. Không ít công ty thành lập và một thời gian sau lại phải đóng cửa, cất biển vì phá sản. Thị trường luôn là một bài toán làm đau đầu các chủ doanh nghiệp. “Phi thương bất phú” nhưng “hữu thương” rồi song để được “phú” thì không dễ! Hơn 80% còn lại trong xã hội ta là nông dân, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời, mùa màng phụ thuộc nhiều vào khí hậu, thiên nhiên. Khí hậu thuận hòa thì không sao. Nhưng năm nào gặp phải thiên tai, địch họa, mùa màng thất bát, đủ ăn đã khó, làm giàu còn khó gấp ngàn lần. Ở miền xuôi, giao thương thuận lợi, việc kiếm tiền, làm giàu không dễ. Vậy nên, ở miền núi thì kho ảng cách đến với chữ “giàu” lại càng xa hơn. Rất nhiều vùng, đồng bào dân tộc còn đang sống theo kiểu du canh du cư, một năm chỉ có vài tháng đủ ăn. Họ ở những nơi có đ ịa hình hiểm trở, biệt lập với
  4. các trung tâm kinh tế. Cuộc sống còn rất nghèo nàn, lạc hậu. Nhìn sang các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, cũng là nông dân nhưng họ xây dựng các trang trại lớn để chăn nuôi. Trên những cánh đồng thẳng cánh cò bay, được quy hoạch rất khoa học, cấy, gặt ho àn toàn bằng máy móc hiện đại, dải phân bón và phun thuốc trừ sâu bằng máy bay trực thăng. Đó có phải là cách người Tây làm giàu? Dân có mạnh thì nước mới giàu. Cả xã hội đang trong vòng xoáy của việc kiếm tiền. Báo chí cũng vào cuộc. Tại sạp báo, la liệt bài viết về các doanh nhân thành đạt, những nông dân làm kinh tế giỏi và cả câu chuyện cảm động về sự vật lộn kiếm kế sinh nhai của những đứa trẻ bán báo, đánh giầy ở mọi nẻo cũng như những sự kiếm tiền khác của xã hội. Trên truyền hình, ngoài tin tức hàng ngày về tình hình làm ăn của thiên hạ, còn có hàng lo ạt chương trình về các doanh nhân thành đạt rồi những tấm gương vượt khó làm giàu. Thậm chí có chương trình còn đặt một cái tên ngược với quan niệm: “Giàu tại số” của không ít người Việt Nam. Ví dụ như chương trình “Làm giàu không khó?” chẳng hạn. Từ bước chân lấm đất, giọt mồ hôi lấm tấm của người bán hàng rong cho tới những doanh nhân thành đ ạt đều được nhắc tới. Chương trình này dường như đang chứng minh bằng hình ảnh cho một quan điểm hoàn toàn mới: “làm giàu không khó ”. Nhưng thực chất đó cũng chỉ là một cách cổ súy mọi người làm giàu ! Giàu chính đáng và thẳng thắn là “giàu tiền bạc”. Một số ít doanh nhân khi đã trở nên thành đạt có thể tự mình trả lời được “làm giàu có khó hay không?” Còn đa số dân tình thì tỏ ra ho ài nghi.
  5. Vâng, hoài nghi thì cứ hoài nghi. Nhưng nếu cứ hoài nghi mãi mà không bắt tay vào sự nghiệp làm giàu, không khao khát, không tìm giải pháp... thì đúng là làm giàu khó thật!
nguon tai.lieu . vn