Xem mẫu

CÂU LẠC BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT LẦN THỨ 49

LỜI NÓI ĐẦU
Câu lạc bộ (CLB) Khoa học - Công nghệ các trường đại học kỹ thuật được thành
lập từ năm 1993, gồm có 5 trường: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại
học Xây dựng, Trường Đại học Giao thông vận tải, Trường Đại học Mỏ - Địa chất và
Học viện kỹ thuật quân sự. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là thường trực CLB.
Sau 23 năm hoạt động, đến nay CLB đã có 24 Học viện và Trường đại học nghiên cứu
và đào tạo các ngành kỹ thuật tham gia.
Mục đích hoạt động của CLB nhằm tạo sự gắn kết và tăng cường sự hợp tác chặt
chẽ trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ giữa các Học viện, các
Trường đại học kỹ thuật trong CLB; đồng thời khai thác tiềm năng của các Học viện,
các Trường đại học kỹ thuật trong hoạt động nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công
nghệ vào thực tiễn sản xuất cho các vùng miền trong cả nước, đóng góp tích cực cho sự
phát triển bền vững của đất nước.
Tháng 11 năm 2016, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Chủ tịch luân
phiên CLB phối hợp cùng UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề
“Các trường Đại học kỹ thuật với sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc
phòng tỉnh Hà Giang” nhằm tạo sự gắn kết và tăng cường sự hợp tác chặt chẽ trong
đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa các Học viên, các Trường đại học kỹ thuật trong
Câu lạc bộ với tỉnh Hà Giang, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xác
định và từng bước giải quyết được các vấn đề ưu tiên trong nghiên cứu khoa học và
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng
tỉnh Hà Giang.
Cuốn Kỷ yếu Hội thảo Câu lạc bộ KHCN các trường đại học kỹ thuật lần thứ 49
gồm 49 bài báo khoa học và 09 thông tin giới thiệu về quy trình khoa học công nghệ
trên cơ sở đặt vấn đề của UBND tỉnh Hà Giang và từ những đề xuất của các nhà khoa
học của CLB nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn của địa phương. Các bài tham luận
tập trung vào các lĩnh vực: (1) Công nghệ và Công nghệ thông tin; (2) Nông nghiệp và
Thủy sản; (3) Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên; (4) Kinh tế - Chính trị - Xã hội;
(5) Thông tin giới thiệu về các quy trình hoặc sản phẩm khoa học công nghệ.
Ban Tổ chức xin trân trọng cảm ơn UBND tỉnh Hà Giang và các Sở, Ban, Ngành
liên quan của tỉnh Hà Giang đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi; cảm ơn Bộ Giáo
dục và Đào tạo luôn quan tâm và chỉ đạo; cảm ơn Ban Sáng lập viên của CLB luôn
đồng hành với hoạt động của CLB; cảm ơn sự hợp tác chặt chẽ và tham gia nhiệt tình
của các Học viện, Trường đại học thành viên trong CLB đã góp phần tổ chức thành
công Hội thảo.
BAN TỔ CHỨC

CÂU LẠC BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT LẦN THỨ 49

MỤC LỤC
ỨNG DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GẮN
VỚI ĐẢM BẢO AN NINH – QUỐC PHÕNG TRÊN VÙNG CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT
TOÀN CẦU CAO NGYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN........................................................................................ 1
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Giang
CÔNG NGHỆ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CHẤT LỢP MÁI NHÀ THAY THẾ TẤM LỢP CÓ
CHỨA AMIĂNG CHO ĐỒNG BÀO VÙNG CAO ........................................................... 5
Nguyễn Thanh Liêm, Bạch Trọng Phúc
2. GIẢI PHÁP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TƢỚI CHO CÂY TRỒNG TRONG ĐIỀU
KIỆN CANH TÁC TRÊN ĐẤT DỐC, SƢỜN ĐỒI NÖI ................................................. 11
Bùi Đăng Thảnh, Nguyễn Hoàng Nam, Lại Văn Song
3. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ TIÊU HỦY CHẤT DIỆT CỎ TRUNG QUỐC XUẤT
LẬU SANG CÁC XÃ GIÁP BIÊN CỦA VIỆT NAM ..................................................... 20
Vũ Đức Thảo
4. THU HỒI NHIỆT THẢI TỪ LÕ ĐỐT CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CHUYỂN
HÓA THÀNH ĐIỆN NĂNG ............................................................................................. 30
Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Lê Văn Sơn, Kwak Tae Hun
5. GIẢI PHÁP MỚI ĐỂ PHÕNG CHỐNG MẤT ỔN ĐỊNH BỜ DỐC ĐÁ TRONG
XÂY DỰNG GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM .................................................................... 37
Nguyễn Đức Mạnh
6. GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TRƢỢT LỞ ĐẤT ĐÁ TRÊN ĐƢỜNG GIAO THÔNG
VÙNG NÚI THEO QUAN ĐIỂM COI TRỌNG MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN ......... 45
Nguyễn Đức Mạnh, Vi Văn Giang
7. NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THANH NEO FRP ĐỂ GIA CƢỜNG MÁI DỐC
ĐẤT CÔNG TRÌNH .......................................................................................................... 55
TS. Trần Long Giang - Viện NCPT - Trường ĐH Hàng Hải Việt Nam
8. NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HÓA CỨNG ĐẤT BẰNG PHỤ
GIA HÓA HỌC ĐỂ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
HÀ GIANG ........................................................................................................................ 66
TS. Trần Long Giang - Viện NCPT
9. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ GIS HỖ TRỢ QUẢN LÝ QUY
HOẠCH XÂY DỰNG TỈNH HÀ GIANG ........................................................................ 74
ThS. Nguyễn Thị Thúy Hiên, ThS. Đỗ Mạnh Cường
10. APPLICATION GEOGRAPHIC INFORMATION SYSTEM - GIS TECHNOLOGY ON
CONSTRUCTION PLANNING MANAGEMENT IN HÀ GIANG PROVINCE ..................... 82
Nguyen Thi Thuy Hien, Do Manh Cuong
11. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ, CƠ HỌC CỦA GỖ TỐNG QUÁ
SỦ (Alnus nepalensis) VÀ ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ................................................... 83
GS.TS. Phạm Văn Chương, TS. Vũ Mạnh Tường
i

nguon tai.lieu . vn