Xem mẫu

  1. Kinh Tế Học Cổ Điển và Chủ Nghĩa Tư Bản Harry M. Cleaver, Jr. Dịch Viên: Nhân Thụy Adam Smith và Sự khai sáng người Scotland Adam Smith là một trong các nhà trí thức có một nền tảng giáo dục tốt (trong ngành luật) mà có  liên quan đến phong trào ngày nay như một "sự khai sáng người Scotland". Ngoài Adam Smith ra  còn  có  thể kể đến David Hume.  Hai vị này đều là người Scotland vùng Glasgow  hoặc  vùng  Edinburg và họ đã cùng làm việc và viết những bài chống lại sự kiểm soát ngày càng mở rộng  của nước Anh và những cuộc nổi dậy chống lại nó. Thậm chí trước cuộc cách mạng mà Mỹ chống  lại luật lệ của Anh, vùng cao nguyên Scotland đã có những cuộc nổi dậy liên tục vào thế kỷ 18,  tràn vào những thung lũng nhỏ hẹp, ở các vùng đất thấp Scotland thì dùng gươm giáo chống lại  súng ống của Anh, thậm chí chiếm luôn cả phần đất của Anh. Trong khi đó phản ứng đầu tiên  của Anh chính là dùng quân đội (đã đánh bại quân phiến loạn Jacobite và tàn sát cả những thị  tộc mà họ gặp phải) trong một thời kỳ lâu dài, với sự trợ giúp của giới trí thức "khai sáng người  Scotland", họ đã tiến hành những gì mà ngày nay chúng ta gọi là chống chiến tranh du kích bao  quanh, tiêu diệt và xoá sạch văn hoá những thị tộc ở vùng cao nguyên Scotland ­ có thể gọi đây  là nạn diệt chủng văn hoá, nó đựơc lập ra để xoá sạch những con người đó và gom những người  còn sót lại theo chế độ chủ nghĩa tư bản Anh. (Lưu ý: tham khảo thêm dòng lịch sử của Scotland  và những đường dẫn khác để biết rõ thêm chi tiết, đặc biệt là phần xoá sổ vùng đất cao nguyên.  Xem thêm phim Bravehearts và Rob Roy để thấy được Hollywood đã dựng lại những con người  vùng cao nguyên đó và cả những tình hình chính trị lúc bấy giờ. Đọc tiểu thuyết  Rob Roy  của  ngài Walter Scott để biết thêm một số hư cấu về một vị anh hùng có thật của Scotland.) Smith với Thuyết Trọng Thương
  2. Chúng ta hãy bắt đầu với việc khảo sát lại mối liên hệ giữa Smith và những người theo thuyết  trọng thương trước thời của ông và ông đã cố gắng tìm tòi để có những nghiên cứu sâu xa hơn  những tư tưởng của họ. Đề phục vụ cho mục đích của chúng ta, chưong đầu tiên trong tác phẩm  của ông Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân làm giàu cho quốc gia ­ gồm bốn tập ­ có cung  cấp một tóm tắt ngắn gọn về những quan niệm của ông ta ­ chủ yếu tập trung vào tiền tệ, ông  cho rằng tiền như một hình thức chủ đạo để làm giàu và cũng cần thiết cho "thặng dư" xuất khẩu  nhằm mở rộng mức cung tiền. Đầu tiên, Smith lập luận rằng trong những thời điểm thuận lợi thậm chí những người theo thuyết  trọng thương cũng biết rằng tài sản thật sự của một quốc gia là "đất đai, nhà cửa, và những loại  hàng hoá có thể tiêu thụ được" của nó hơn là tiền bạc. Thứ hai, ông cho là lợi nhuận đầu tiên thu  được từ mậu dịch chính là mở rộng thị trường cho sản xuất trong nước, có thể bán đi bất kỳ hàng  hoá sản xuất thừa trong nước và khuyến khích các ngành trong nước phát triển. Ông cũng chỉ  trích đến việc người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã phá huỷ đế chế Mexico và Peru, do đó làm  hạn chế mậu dịch với hai nước này. Ông cũng công kích cả sự độc quyền mậu dịch của những  nước đế quốc ở Châu Âu như cho phép công ty Đông Ấn của Mun giữ thế độc quyền trong khi đó  kiềm chế mậu dịch và tài sản của những nước thuộc địa. Ông đồng tình với chính sách mậu dịch  tự do hơn với những vùng thuộc địa Bắc Mỹ. (Còn đối với người bản xứ của Bắc Mỹ, ông không  quan tâm đến họ vì cho rằng họ "chỉ là những người không văn minh", do đó ông không dùng đến  họ trong giao dich buôn bán hoặc giả không cần kiểm soát đến họ.) Ông cho rằng những bài viết  của những người theo thuyết trọng thương chỉ là những lời ngụy biện cho chính những lợi nhuận  mà họ đạt được. Smith với Nhu Cầu Áp Đặt Công Việc Trong khi Smith coi thường những bài viết về mậu dịch chỉ mang tính tư lợi của những người theo  thuyết trọng thương thì chính những quan điểm của ông về nhu cầu áp đặt công việc đối với  những người nhàn rỗi cũng giống như những quan điểm của những người đi trước ông. Trong  quyển 2 chương thứ ba của tác phẩm Tài sản quốc gia của ông, ông có đề cập đến những lợi thế  to lớn của lương trả cho công nhân, ông xem đó như là "nguồn vốn", tức là xem nó như những 
  3. phương tiện dùng để kích thích con người làm việc, đó cũng có nghĩa là thu nhập, hay gọi là phần  xứng đáng được hưởng của mỗi cá nhân. Những lời ông ta đưa ra phần lớn nhằm mục đích hướng  đến cái cách mà những người có tiền sử dụng đồng tiền của họ vào mục đích tiêu thụ, cũng chính  điều này làm cho con người ta trở nên lười biếng và không muốn làm việc, nhưng thật ra ông cũng  rất ghét sự lười biếng ấy. Ông viết: "Tổ tiên của chúng ta đã quá an nhàn bởi vì họ cho rằng  ngành công nghiệp bấy giờ phát triển như thế đã đủ. Như người ta vẫn thường nói rằng thà chơi  hơn là làm việc mà chẳng được gì cả". Giống như Mun trước đây, ông cũng đưa ra Hà Lan như  một ví dụ tham khảo. "Trong những tỉnh thành chuyên về sản xuất và buôn bán, những người  thuộc tầng lớp thấp phần lớn sống nhờ vào tiền lương, họ là những con người chăm chỉ, khoẻ  mạnh, không say xỉn, và hầu như ở các tỉnh khác của Anh và Hà Lan cũng như thế". Đối với thái độ chán ghét "thói lười biếng" và khuyến khích "tính chăm chỉ" thì Smith được xem  như một điển hình cho những tác giả viết về kinh tế cùng thời với ông (cũng như đối với cả những  người sau này) ­­ họ đều đưa ra những lý lẽ biện minh cho những người khác trong việc chuyển  hầu hết nhân loại trở thành "người lao động". Không xét đến những nhà thần học hay sự chống  đối nổi tiếng (như Calvin) và quan tâm đến những tác giả quen thuộc với lịch sử kinh tế, thì thật dễ  dàng nhận thấy sự tiếp nối giữa mối quan tâm của John Locke về vấn đề "thay thế bất kỳ khuynh   hướng lười biếng nào của trẻ em bằng những thói quen làm việc chăm chỉ," và sự chỉ trích của  Smith về "những thói quen lười biếng" của những người công nhân khác nhau. Thật vậy, về mặt  ngôn ngữ ta cũng thấy có nhiều nét tương đồng. Hãy so sánh những nghiên cứu của Locke về  những mối nguy hiểm của "thái độ thờ ơ" của trẻ với những lời phê bình của Smith về "thái độ thờ  ơ" của các công nhân của một nước trong chương mở đầu của quyển Tài sản quốc gia: "Thói quen thờ ơ và lười nhác vô tình trở thành những tính cách của những người công nhân mà  do tự nhiên hay do người công nhân muốn vậy cũng bắt nguồn từ sự ép buộc họ cứ nửa tiếng lại  phải thay đổi công việc thay đổi công cụ làm việc, và bàn tay họ cứ phải làm cả 20 cách khác  nhau một ngày; điều này làm họ hầu như luôn có thái độ thờ ơ và lười biếng, và không thể chuyên  tâm vào những công việc thậm chí cấp thiết"
  4. Hãy so sánh hai quan điểm về "đạo đức trong công việc" ở trên với hai quan điểm trái ngược khác  về niềm hân hoan của thái độ thờ ơ và lười biếng. Quan điểm đầu là của David Thoreau trong  "Bài Luận Về Những Đặc Tính Tốt Của Việc Bộ Hành", quan điểm thứ hai là của Bertrand Rusell  trong bài luận về Tán Dương Thái Độ Nhàn Hạ Thoreau: "Trong cuộc đời tôi, tôi mới chỉ biết qua một, hai người hiểu được nghệ thuật bộ hành,  người mà có biệt tài đi thơ thẩn; từ này bắt nguồn từ "những người nhàn rỗi ở độ tuổi trung niên cứ  đi lang đây đó và xin của bố thí. Họ chằng bao giờ đặt bước chân lên vùng đất thánh như họ nói,  thật ra đơn thuần họ là những người nhàn rỗi. Tuy nhiên, một số thì bắt nguồn từ  sans terre  nghĩa là vô gia cư, do đo đương nhiên là không có nhà cửa gì cả nhưng đều có mặt khắp mọi nơi.  Đây chính là bí quyết thành công của những người đi lang thang. Suốt ngày anh ta cứ ngồi trong  nhà, nhưng anh ta có thể là một gã lang thang vĩ đại, nhưng người đi thẩn thờ thì chẳng vẫn vơ  khác gì dòng sông đang tìm đường ra biển lớn." Russell: "Trong một thế giới nơi mà không có ai bị ép buộc làm việc hơn 4 giờ một ngày, thì ai có  những đam mê khoa học riêng thì có thể theo đuổi đam mê ấy của mình, và người hoạ sĩ có thể  vẽ tranh mà không sợ bị chết đói, tuy nhiên tranh của anh ta phải có nét gì đặc sắc. Những nhà  văn trẻ sẽ không bị ràng buộc phải thu hút sự chú ý của mọi người qua những tác phẩm kiếm cơm  của họ, với quan điểm độc lập về kinh tế là cần thiết cho những tác phẩm mang tầm vóc vĩ đại,  đối với điều này, khi thời điểm đó đến, thì họ lại mất đi niềm đam mê và khả năng thực hiện nó.  […] Trên hết, cuộc sống sẽ đầy ấp hạnh phúc và vui thú thay vì những cơn căng thẳng thần kinh,  trạng thái mệt mỏi, và chứng khó tiêu. Công việc phải tạo ra sự say mê chứ không chỉ làm cho  con người kiệt sức. Bởi vì con người bị mệt mỏi trong giờ nghĩ ngơi của họ, nên họ sẽ không đòi  hỏi những thú giải trí thụ động và nhạt nhẽo. Ít nhất có một phần trăm sẽ không chịu dành thời  gian của mình vào những nghề nghiệp của mình nhằm phục vụ cho vấn đề của cộng đồng, và do  họ không lệ thuộc vào những mục đích này nên cái tính độc đáo của họ sẽ không gây trở ngại gì,  và họ cũng không cần phải tuân theo các tiêu chuẩn do những nhà phê bình lớn tuổi định ra.  Nhưng điều này không chỉ đối với các trường hợp có thể được chấp nhận như thế này mà do có  lợi thế về sự an nhàn rãnh rỗi. Đối với những người đàn ông và phụ nữ bình thường, thì họ sẽ  càng trở nên cởi mở hơn, ít bị ngược đãi hơn, và ít có cái nhìn nghi ngờ hơn đối với người khác. 
  5. Mưu đồ tiến hành chiến tranh cũng trở nên lụi tàn, một phần vì lý do này, và một phần do nó liên  quan đến những công việc đòi hỏi tính dài lâu và nghiêm khắc cho tất cả mọi người. Về mặt đạo  đức, sự đôn hậu là một đức tính cần thiết nhất, và nó chính là kết quả của sự nhàn hạ và an toàn,  chứ không phải của một cuộc sống đầy ấp cạnh tranh gay gắt. Những phương pháp sản xuất hiện  đại đã có thể cho tất cả mọi người sự nhàn hạ và an toàn; thay vì thế chúng ta lại lựa chọn cách  làm việc quá sức vì một mục đích nào đó và cả sự nghèo đói. Cho đến bây giờ, chúng ta vẫn cứ  giữ thái độ năng động như thời chúng ta chưa có máy móc, trong trường thế này chúng ta đã quá  dại dột nhưng không có bất kỳ lý do nào bắt chúng ta dại dột mãi như thế." Quan điểm khác nhau giữa Smith và những người theo thuyết trọng thương chính là ông nhấn  mạnh đến nhân tố sản xuất, xem đây là một địa thế thực tế nhằm thúc đấy người ta làm việc chứ  không do nhân tố mậu dịch mà nhân tố này chỉ được xem là thứ yếu mà thôi. Rõ ràng rất nhiều  người đã bị thúc ép làm việc trên những chuyến tàu ngoại thương ­ và những người này cũng như  những cuộc đấu tranh của họ (như chiếm tàu, làm cướp biển…) là nguyên nhân chính dẫn đến  những cuộc kháng cự rộng lớn đối với tư sản ­ nhưng mặt số lượng thì họ đã kiến tạo ra một phần  nhỏ của tầng lớp lao động. Khi xét đến khía cạnh phân chia lao động quốc tế đang phát triển (như  là những người nô lệ tại Mỹ có nhiệm vụ sản xuất ra sợi cotton và sau đó chúng được chuyển  sang các nhà máy tại Anh) thì những người đi biển như vậy (là những người có nhiệm vu khuân  vác, vận chuyển và phân phát mặt hàng sợi đó qua Đại Tây Dương) về mặt nào đó thì được xem  là "bản chất" của "nhân tố toàn cầu" đang nổi bật như một dây chuyền sản xuất mang từng bộ  phận đến cho người công nhân trong cùng một tổ chức, điều này dễ hiểu và kiên định hơn quan  điểm mà Smith muốn nhấn mạnh. Tuy nhiên, Adam Smith chỉ nổi tiếng nhờ ông đã giải thích rõ hơn những người khác đã từng làm  rằng nguồn gốc mới và quan trọng của số tài sản đang gia tăng kia thực chất là do những công  việc làm mang lại, và phải làm những công việc bị bó buộc trong các nhà máy này của các nhà tư  bản công nghiệp. Đó chính là lý do giải thích nguyên nhân tại sao Smith lại bắt đầu quyển Tài   Sản Quốc Gia của ông với những phân tích về sự phân chia lao động trong nhà máy và những tác  động của nó đến sản xuất và năng xuất lao động. Đây cũng chính là một khía cạnh mang tính  bao   quát   mà   hầu  hết   các  phần   đều  liên   quan   đến   phân   tích   những   người  theo   thuyết   trọng 
  6. thương. (Và có một điểm mà người ta để ý thấy rằng vào thế kỷ 20 nó đã không được những nhà  kinh tế học quan tâm nhưng lại gây được sự chú ý của những nhà kỹ sư công nghiệp, những nhà  xã hội học, những nhà tâm lý học.) Smith với Trường Phái Trọng Nông Trước khi chuyển những phân tích của Smith về những vấn đề cơ bản của xã hội hiện đại, đầu  tiên chúng ta hãy chú ý đến những quan niệm của ông về một trường phái tư duy kinh tế khác đối  lập với thuyết trọng thương: trường phái trọng nông. Như chúng ta đã biết, những người theo  thuyết trọng nông đã thay đổi những quan điểm của mình từ mậu dịch sang hiệu suất của đất đai  và   nông   nghiệp.   Trong   suốt   thời   gian   sống   tại   Paris,   Smith   đã   có   dịp   gặp   gỡ   thảo   luận   với  Francois Quesnay và Smith rất ngưỡng mộ con người cũng như những quan điểm của ông ta.  Mặc dù ông dành nhiều thời gian lắm cho việc thảo luận những quan điểm của họ trong quyển  Tài sản quốc gia, nhưng nói nhiều về trường phái trọng thương, cũng bởi tư duy trọng thương có  sức ảnh hưởng mạnh hơn của trọng nông và theo quan điểm của Smith thì quan điểm đó mang  nhiều tính chất sai lầm hơn thuyết trọng nông. Thật vậy, trong chương 9 và chương cuối của  quyển Tài Sản Quốc Gia, khi ông kết tội những người trọng thương, cho rằng những lý lẽ của họ  là ngụy biện và chỉ phụ vụ cho chính bản thân họ mà thôi, trong khi đó ông lại liên tục tỏ lòng trân  trọng đối với những lời lẽ văn hoa và những lời công kích của những người trọng nông. Về cơ bản thì cả hai sự công kích lẫn nhau giữa hai trường phái này đối với ông đều mang tính  quan trọng cả. Đầu tiên, rõ ràng rằng tác phẩm  Tableau Économique  của Quesnay cũng như  những nổ lực của nó trong việc cố đạt được tình thế tái sản xuất mở rộng của xã hội đã cuốn hút  ông và có những ảnh hưởng đối với ông. Trong khi Smith phê bình Quesnay và những người theo  ông khi họ nghĩ rằng trong nông nghiệp để đạt được năng suất thì chỉ cần mở rộng nhân tố lao  động và cuối cùng lại tranh cãi đến tính năng suất của lao động trong ngành công nghiệp, thì  dường như chính ông lại kế thừa những quan điểm được thể hiện trong quyển Tableau về sản  xuất và tái sản xuất xã hội của nhân công nói chung và áp dụng chúng vào tác phẩm của ông.  Ông ta không áp dụng hết quyển Tableau cho tác phẩm của mình nhưng nó cung cấp cho ông  một điểm khởi đầu để ông có thể mường tượng ra và phân tích về một xã hội mà tự chính nó tái 
  7. sản xuất. Tôi thiết nghĩ, đây chính là lý do giải thích tại sao ông lại viết rằng: "Tuy nhiên, hệ thống  này cùng với những gì nó còn đang dỡ dang có lẽ cũng đã gần đúng nhất với một chân lý mà  chưa được biết đến trong vấn đề kinh tế chính trị […]" Thứ hai, ngoài việc nhân tố lao động đóng một vai trò cơ bản (hơn là đất đai), Smith còn cho rằng  đối với thuyết trọng nông nó cũng cần thiết cho một nhành "mậu dịch mở và tự do", trong cũng  như ngoài nước, xem nó như một nhân tố quan trọng để mở rộng công nghiệp. Thật ra, mậu dịch  tự do có nghĩa là thị trường tự do và đối với Smith những điều chỉnh tự động của thị trường tự do  không chỉ là phương tiện tái sản xuất của xã hội mà còn tối đa hoá sự thịnh vượng của xã hội.  Viễn cảnh chung về những thị trường tự thân điều hoà cũng giống như sự tổng hợp cả hai quan  điểm của Cantillon và Hume về những động lực tự điều hoà của cơ chế về dòng luân chuyển và  trở thành một thực thể của "bàn tay vô hình" nổi tiếng của Smith. [Lưu ý: sau Smith còn có một người phát ngôn cho quan điểm về mậu dịch tự do của ông, đó là  Frédéric Bastiat (1801­1850) ­ là một nhà kinh tế học người Pháp. Mặc dù không phải là một lý  luận vĩ đại nhưng Bastiat mang bản chất thông minh và đã công kích đến những chính sách bảo  hộ mậu dịch thậm chí còn mạnh mẽ hơn cả Smith. Không còn nghi ngờ gì nửa, tác phẩm của ông  ta ­ quyển Kiến Nghị (Petition) ­ là một quyển được nhiều người biết đến nhất về những công kích  mang tính trào phúng của ông đối với vấn đề bảo hộ bởi vì ông đứng về phía ủng hộ cho mậu  dịch tự do.] Smith với Vấn Đề Giá Trị Phần đầu đề của quyển đầu tiên trong tác phẩm Tài Sản Quốc Gia bắt đầu với câu: "những động  cơ nâng cao năng lực của nhân tố lao động". Vấn đề đầu tiên nhất của chưong mở đầu là "những  động cơ" (tức là sự phân chia lao động) nhưng hiện tượng về vấn đề nâng cao mà ông ta quan  tâm hàng đầu là "lao động". Nói cách khác, Smith bắt đầu tâp trung vào phân tích công việc làm,  việc làm của con người, những việc làm của con người do những nhà tư bản tạo ra. Những nhà tư  bản này không "sử dụng đồng tiền vào công việc" mà là sử dụng nó để thúc ép người ta làm việc.  Quan điểm chính của ông về "lao động" hay "việc làm dưới chế độ tư bản" là những gì mà cuối  cùng Smith tự phân biệt "trường phái kinh tế học cổ điển" nói chung với quan điểm về vấn đề tiền 
  8. và mậu dịch của thuyết trọng thương và vấn đề đất đai của thuyết trọng nông. Smith đặc biết đã  tạo ra "lý thuyết về giá trị lao động" (Labor Theory of Value). Cũng đã có nhiều "lý thuyết lao động" về mặt giá trị trước và sau Smith, nhưng những lý thuyết  trước thời Smith có những thể hiện mang tính triết lý hơn về vấn đề trọng tâm chính của việc làm  ngày đang gia tăng là do sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, ví dụ như những quan điểm của  John Locke về vai trò cơ bản của người lao động trong sự kiến lập "tài sản" , còn những thuyết  sau Smith lại ủng hộ cho tầng lớp lao động hoặc phê phán chủ nghĩa tư bản vì cách mà họ áp đặt  công việc cho người khác đang làm huỷ hoại con người. Mặt khác, quan điểm cuả Smith cũng  dựa vào quan điểm của Locke, tập trung vào mối quan tâm của thế giới về thay đổi cơ bản trong  đời sống xã hội do tầng lớp tư bản đang phát triển tạo ra: con người bây giờ không làm việc để  sống, mà là sống để làm việc. Trong quyển Tài Sản Quốc Gia, Smith đã mang đến cho độc giả thuyết lao động về mặt giá trị  của ông qua những lý luận về tiền tệ và những thay đổi của giá trị tiền tệ (tiền kim loại truyền  thống) và cả những thay đổi của giá trị hàng hoá được đo bằng tiền. Những thay đổi liên tục này  khiến cho ông phải tìm kiếm một cái gì đó cố định hơn ẩn sau giá trị của đồng tiền. Những gì ông  đưa ra như một điều­bí­mật­không­thể­che­dấu của giá trị đích thực chính là lao động (nhớ rằng  ông bị ảnh hưởng những quan điểm căn bản từ Locke và những người trước thời ông). Một mặt, Smith đã nêu rõ quan điểm của mình về vấn đề trọng tâm chính của lao động ngay  trong câu đầu tiên của quyển Tài Sản Quốc Gia: "Lực lượng lao động hàng năm của mỗi quốc gia  chính là quỹ cung cấp cho quốc gia đó những thứ tiện nghi và cần thiết cho cuộc sống mà quốc  gia đó hàng năm cần dùng đến […]." Nhưng ở cuối chương 4 trong tác phẩm "Nguồn Gốc Và  Cách Sử Dụng Tiền Tệ" ­ quyển 1­ ông đi vào thảo luận sâu hơn về "mặt giá trị", ông viết "Giá trị  mang hai ý nghĩa khác nhau, và đôi khi nó thể hiện tính hữu dụng của một vật đặc biệt gì đó, đôi  khi nó lại thể hiện năng lực mua quyền sở hữu một loại hàng hoá nào đó. Nó có thể được gọi là  'giá trị sử dụng' hay 'giá trị trao đổi'. Dĩ nhiên "giá trị trao đổi" được ưu tiên chú ý nhiều hơn, và  ông dành cả chương kế tiếp (5) để giải thích "tiêu thức đo lường thực sự của giá trị trao đổi"
  9. Ông giải thích "tiêu thức đo lường thực sự của giá trị trao đổi đối với tất cả các loại hàng hoá chính  là lao động" "Giá trị thực của mọi thứ­ mức giá mà con người phải trả để có được những thứ đó ­ là công sức  mà người lao động đã bỏ ra để tạo ra nó. Giá trị mà một người thật sự phải trả để sở hữu một loại  hàng hoá hoặc tuỳ ý sử dụng hay trao đổi nó lấy một thứ khác, chính là công sức để làm ra thứ  hàng hoá đó mà anh ta tiết kiệm được và người lao động phải gánh lấy trách nhiệm đó. Những gì  người lao động dùng tiền hay hàng hoá mua về mang một giá trị như công sức cần thiết để làm ra  chúng. […] Sức lao động chính là giá trị đầu tiên, là vật dụng mang giá trị gốc, và tiền dùng để chi  trả cho mọi thứ" Ông ta tiếp tục thảo luận về những vấn đề khó khăn khi đo lường số lượng tương đối sức lao động  đến ước tính "giá trị" đầu tiên là bằng hàng hoá (trao đổi) và sau đó là bằng tiền (một hệ thống  trao đổi được phát triển đầy đủ hơn). Nhưng ông ta nhấn mạnh rằng mức giá tiền chưa phản ánh  hết toàn bộ sức lao động phải bỏ ra để có được loại hàng hoá đó. Nếu "ở nơi nào cũng chỉ luôn dùng duy nhất sức lao động làm tiêu chí chuẩn thực để đánh giá và  so sánh giá trị của tất cả các loại hàng hoá, thì như thuật ngữ của Smith, nó sẽ tạo ra "mức giá  thực" và tiền chỉ là "giá trị danh nghĩa". Trong chương tiếp theo (6), Smith đưa ra hai tình huống kề nhau, một tình huống mà trong đó  những người lao động làm việc vì chính bản thân họ, tận hưởng những của cải và thành quả do  mình tạo ra, và một tình huống có sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản mà trong đó những nhà tư bản  chiếm đoạt một phần giá trị được tạo ra bởi những người mà họ bỏ tiền ra thuê, phần giá trị này  được xem như là lợi nhuận. [Lưu ý: việc mô tả một xã hội "nguyên thuỷ" trong đó những cá nhân  làm việc độc lập và cho chính bản thân họ thật ra chỉ là trong tư tưởng mà thôi, chứ trong thực tế,  mọi người đều có một sự nối kết và làm việc cùng nhau.] Smith cũng chỉ ra rằng đối với những  người có ruộng đất mà có thể "hưởng được những gì mà họ không bỏ công sức ra gieo trồng" thì  những gì họ hưởng được do lấy từ thành quả lao động của người khác được xem là tiền tô (rent). Smith với vấn đề Chủ Nghĩa Tư Bản
  10. Nhưng trong khi Smith không đồng tình với những tay địa chủ và "những đòi hỏi tiền tô bất hợp lý"   của họ, thì ông lại đồng tình với những nhà tư bản, ông cho rằng, họ sẽ không bỏ "vốn" của họ ra  ("vốn" được hiểu là số vốn đầu tư cũng như để mua dụng cụ, nguyên liệu hay thuê công nhân) trừ  phi họ kiếm được lợi nhuận từ nó. Xin chú ý rằng: trong khi giữa "mong muốn" và "hành vi" của   những nhà doanh nghiệp và địa chủ có một sự nối kết trùng khớp với nhau, thì trong thực tế  chẳng có một lý thuyết nào có thể giải thích những phần thành quả lao động nào mà họ có thể  chiếm đoạt từ người lao động. Thật ra Smith xem những tay địa chủ như những người sống bám, và biện minh cho những nhà tư  bản là họ làm vì họ muốn tạo ra lợi nhuận, tuy nhiên chẳng có cách nào làm cho Smith thay đổi  quan điểm đó về các nhà tư bản. Trong Tài Sản Quốc Gia cũng có một số đoạn Smith viết với  giọng gièm pha những nhà tư bản cũng như sự đối lập thường xuyên giữa lợi ích của họ và lợi ích  xã hội nói chung. Ví dụ như trong phần cuối của quyển 1, ông đưa ra lời cảnh báo nghe như ông  muốn chỉ trích những nhà trọng thương tư lợi cá nhân: "Việc đề xuất ra bất kỳ luật thương mại mới nào (do tầng lớp tư bản đề xuất) đều phải luôn được  chấp thuận của phần đông, và không được chấp nhận nếu không trãi qua thời gian chờ đợi và  kiểm tra kỹ lưỡng, không những cực kỳ thận trọng mà còn phải có những mối nghi ngờ về nó nữa.  Dó con người đề xuất ra, đó là những người mà quyền lợi của họ chẳng bao giờ tương đồng với  quyền lợi của công chúng, những người mà quyền lợi của họ gây tổn hại và đè nặng lên xã hội, cả  những người mà có được nhiều cơ hội nhờ lừa đảo và chất gánh nặng lên xã hội." Cũng giống như câu cách ngôn của giới kinh doanh: "Những gì tốt cho các công ty ô tô thì cũng  tốt cho đất nước" (Có lẽ cũng như "những gì tốt cho các công ty dầu hoả thì cũng tốt cho đất  nước") Mặc dù rõ ràng là Smith tin rằng chủ nghĩa tư bản được hình thành từ sự tích luỹ tài sản thông  qua đầu tư và những động lực của thị trường, nhưng ông cũng thấy được cấu trúc giai cấp của xã  hội tư bản và sự đối lập của những giai cấp này.
  11. Trong chương nói về tiền lương lao động, Smith đã nói thẳng ra rằng những nhà tư bản kết hợp lại  tạo thành một giai cấp bóc lột công nhân và họ sử dụng luật pháp nhằm ngăn ngừa những người  công nhân đoàn kết chống lại họ: Những người có quyền thế, mang tính thiểu số, có thể dễ dàng liên kết lại với nhau; và bên cạnh  đó luật pháp cũng cho họ có được quyền kết hợp đó hay ít nhất cũng không ngăn cản việc làm  này của họ, trong khi đó luật pháp lại ngăn cản sự liên kết của công nhân. Nghị viện của chúng ta  cũng không có hành động nào chống lại việc sự liên kết nhằm hạ thấp mức giá của người lao  động, ngược lại nghị viện lại có nhiều hành động chống lại sự liên kết nhằm làm gia tăng giá trị  lao động. […] Tuy mối liên kết giữa các nhà tư bản chỉ là mối liên kết ngầm nhưng nó bền vững và  đồng nhất, mối liên kết này nhằm ngăn chặn sự gia tăng mức lương của người lao động vượt quá  giá trị thực mà họ đáng được nhận […] Tuy nhiên những người công nhân lại thường xuyên liên  hiệp lại với nhau để chống lại sự liên kết này của các nhà tư bản cũng như đòi tăng giá trị sức lao  động của họ." Trong phần 2 chương 1 của quyển 5, Smith đã giải thích rằng cũng chỉ có những nhà tư bản mới  có khả năng kêu gọi quyền lực cảnh sát của chính phủ nhằm bảo vệ tài sản nguồn vốn tư bản  của họ và chống lại những cái nghèo nàn và các hành vi thù địch mà họ gây ra. "Nhưng chính những lòng ham muốn và tham vọng giàu có, sự căm ghét cái nghèo, và cả sự yêu  thích niềm hân hoan hưởng thụ lại là những động lực thúc đẩy họ chiếm đoạt lấy tài sản, những  động lực làm cho những hành động của họ kiên định hơn và gây mức ảnh hưởng của họ bao quát  đến mọi người. Bất cứ nơi nào càng có nhiều tài sản thì nơi đó càng có nhiều bất công. Một người  cực kỳ giàu có thì có ít nhất 500 người nghèo khó, sự sung túc giàu có của một số ít người lại làm  cho nhiều người trở nên đói nghèo.[…] Chỉ có núp bóng dưới sự che chở của chính quyền địa  phương thì những nhà tư bản ­ những người đang sở hữu một số lượng tài sản quý giá mà do công  sức nhiều năm trời và có lẽ của nhiều thế hệ liên tiếp tạo ra nó ­ mới có được một đêm an giấc." Hơn nữa, Smith cũng biết rõ rằng thái độ bất mãn đối với công việc bị ép buộc làm ở hiện tại của  "những   người  tầng   lớp  thấp   kém"   một   phần   cũng  do  những   tính   cách   bảo  thủ   mà   ra.   Trong  chương đầu tiên của quyển 5 ­ phần thảo luận về giáo dục ­ ông đem so sánh hai trường hợp, 
  12. trường hợp đầu là những ảnh hưởng bất lợi của việc chuyên môn hoá liên quan đến sự phân công  lao động của những nhà tư bản, trường hợp thứ hai là những kết quả có lợi ích nhiều hơn trong  những xã hội trước đó, thời kỳ mà những binh lính cũng được xem như công nhân. Dường như  "những người binh lính" mà Smith đề cập đến đều là những người thuộc vùng Highland những  người đã đi xâm chiếm một phần đất vùng Scotland của ông vào thế kỷ 18. Tất nhiên những lối tư  duy như thế đã được thể hiện bởi người bạn thân của Smith ­ ngài David Hume ­ sau cuộc nổi  loạn của Jacobite năm 1745 và sự chiếm đóng của Edinburgh: "Khi con người ngày càng trở nên văn minh hơn và tự cho phép mình say mê những thứ nghệ  thuật và sản xuất, thì lối suy nghĩ của họ sớm muộn cũng khiến họ làm những điều không phù  hợp với mình và làm cho họ có một tham vọng khác thường, điều này do lối suy nghĩ hơn là do  bản thân họ muốn như thế… Nhưng đối với người có tính cách hung tàn thuộc vùng Highland ­  những người mà phần lớn đang sống tại Pasturage ­ lại có thời gian riêng của mình để tự cho  phép mình say mê những lý tưởng quân sự… tất cả những lý tưởng đó cứ ấp ủ trong tâm trí chiến  đấu của họ và làm cho họ từ một đứa bé nằm trong nôi trở thành một chiến binh hoàn hảo mọi  mặt nhưng lại không có tri thức." Dù sao đi nữa những gì Smith nói về sự chuyên môn hoá và làm việc quá sức khiến cho người  công nhân trở nên tồi tệ thêm cũng đã gây tiếng vang đối với thế hệ của những người­gây­kích­ động­chống­đối­tư­bản , mặc dù họ cũng biết rằng việc chống đối lại những khuynh hướng như  thế càng làm cho người công nhân suy nghĩ và hành động nhiều hơn cả những gì Smith nói. "Đối với những người mà cả đời họ chỉ làm một số ít việc cho những mục đích có thể nói là giống  nhau hoặc giả là gần như nhau thì họ chẳng thể có được những cơ hội sử dụng đến cái vốn hiểu  biết của họ cũng như không thể tự mình khám phá ra các giải pháp cho những vấn đề nan giải  mà chưa bao giờ xảy ra. Do đó đương nhiên là anh ta thất bại, với thói quen như thế nhìn chung  làm cho họ cũng như con người càng trở nên ngu ngốc và ngờ nghệch. Với một trạng thái tinh  thần uể oải thì không chỉ không thể đối thoại một cách có lý trí, mà còn không thể bộc lộ được  những cảm xúc nhẹ nhàng, lòng bao dung hay cao thượng của mình cũng như không thể có được  những cái nhìn đúng đắn đối với cả các bổn phận thậm chí là bình thường của chính cuộc sống 
  13. riêng của mình […] Đời sống cứ tiếp diễn như thế cũng sẽ làm huỷ hoại đi lòng dũng cảm của con  người […] Thậm chí nó làm huỷ hoại cả những hoạt động thân thể của con người, làm cho anh ta  không thể sử dụng đến sức mạnh bản thân hay sự kiên trì của anh ta vào công việc." Nhận thức được điều đó, Smith kêu gọi chính phủ ít nhất cũng phải nổ lực tránh đi những sự thiếu  hiểu biết như thế bằng cách cung cấp cho thế hệ con cái của những công nhân một nền tảng giáo  dục cơ bản trước khi chúng bước chân vào làm việc. Ông cho rằng một nền giáo dục như thế có  thể làm cho người công nhân có được một "tinh thần hăng hái" hơn và "ít lầm đường lạc lối mà có  những chống đối ương ngạnh và vô ích đối với các biện pháp của chính phủ." [Lưu ý: ông không  cung cấp phương pháp nào làm tổn hại đến tổ chức tư bản mà chỉ đưa ra cách có thể khiến cho  người công nhân chấp nhận nó một cách dễ dàng hơn.] Nhưng trong khi Smith nhận ra được ích lợi của nền giáo dục mà chính phủ cung cấp trong việc  góp phần ngăn ngừa nổi loạn, thì nhìn chung ông lại nghĩ rằng những cuộc nổi loạn như thế rốt  cuộc gì rồi cũng sẽ bị dập tắt, đặc biệt là những cuộc đấu tranh đòi tăng lương. Không chỉ có  những sự phối hợp của các đạo luật chống lại họ mà cả thị trường lao động cũng thế. Ông thấy rằng bất cứ có sự gia tăng về đồng lương đều cũng dẫn đến tình hình người công nhân  kết hôn nhiều hơn và chu cấp cho con cái họ nhiều hơn chứ không phải là tình trạng mà nguồn  cung lao động gia tăng và giảm đi mức lương của họ. Trong chương nói về "Tiền lương lao động"  ông viết rằng "mức thưởng hào phóng cho người công nhân […] chính là nguyên nhân làm gia  tăng dân số" và "sự thưởng quá mức" như thế sớm muộn gì cũng làm giảm lại mức lương của họ  và dừng lại ở mức vừa đủ sống. Những quan điểm này được Linh Mục Thomas Malthus tiếp thu  và phát triển thêm trong quyển Luận Về Quy Luật Dân Số (xem phần sau) của ông ­ tác phẩm  này trở thành một vũ khí hữu dụng của những nhà tư bản nhằm chống lại những cuộc đấu tranh  đòi cải thiện điều kiện việc làm cho người nghèo ­ tăng lương và trợ cấp xã hội. Do vậy, quan điểm của Adam Smith đã dẫn dắt chúng ta đi từ quan điểm trọng thương về tiền và  mậu dịch đến nhận thức của phái trọng nông về những mối quan hệ thực tiễn giữa những loại tiền  nào được thể hiện, rồi đến cuộc đấu tranh giai cấp một cách gay gắt và hỗn loạn.
  14. Smith với Vấn Đề Tiền Tệ Như chúng ta thấy song song đó, Smith chẳng bao giờ mất đi quan điểm của mình về vấn đề tiền  hay mậu dịch và những vai trò quan trọng của chúng nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động của  tư bản được diễn ra suôn sẽ. Thật vậy, khi trong chương 2 tập 2 của quyển Tài Sản Quốc Gia,  ông đã có bài phân tích về vấn đề tiền tệ và trực tiếp nêu ra vai trò của chúng. Trong đó, ông có  lặp lại những quan điểm mà John Law nhấn mạnh, đầu tiên là phương cách mà tiền giấy và tín  dụng đang dần thay thế sự lưu thông bằng tiền vàng và bạc (và làm giảm chi phí của vòng quay  lưu thông đó) và thứ hai là dù rằng sự thay thế đó vẫn phải do những yếu tố nội tại của mậu dịch  quyết định. Ở đây Smith cũng đưa "học thuyết về tiền thật" (Real Bills Doctrine) lập luận rằng bất kỳ một  lượng tiền thừa nào trong vòng luân chuyển cũng sẽ được rút ra. Nếu số lượng thừa là vàng hay  bạc thì chúng sẽ được rút ra và chuyển ra nước ngoài nhằm tránh để sinh lợi. Nếu số dư là tiền  giấy thì chúng cũng được rút ra nhưng do đây là tiền trong nước không được sử dụng ở nước khác  nên chúng sẽ được chuyển thành vàng và bạc trước khi được chuyển ra nước ngoài. Đối với điều  này, Smith cho rằng "tất cả các loại tiền có thể dễ dàng lưu thông tại bất kỳ quốc gia nào nhưng  vẫn không thể vượt qua giá trị của vàng bạc, của những gì mà chúng cung cấp cho nơi đó[…]"  cũng như giá trị của đồng tiền trong vòng luân chuyển không thể vượt qua giá trị mà vòng luân  chuyển của cơ chế mậu dịch đang hiện hữu cần đến. Copyright (c) 2006 by kinhtehoc.com
nguon tai.lieu . vn