Xem mẫu

  1. UBND TỈNH ĐỒNG THÁP KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ ĐỂ THÖC ĐẦY LIÊN KẾT SẢN XUẤT GẮN VỚI TIÊU THỤ SẢN PHẨM Thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, để đảm bảo thực hiện thành công tiêu chí 13 về Tổ chức sản xuất, cần phải tập trung xây dựng và phát triển kinh tế tập thể (mà trọng tâm là việc hình thành các HTX) đồng thời tăng cường liên kết sản xuất nông nghiệp, với mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị gia tăng của nông sản, chuyển dịch một phần lao động nông nghiệp sang ngành nghề khác, nâng cao thu nhập người dân nông. Đó cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà tỉnh Đồng Tháp đã xác định trong quá trình thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Những năm gần đây, kinh tế tập thể nói chung và HTX NN của tỉnh nói riêng đã có nhiều cố gắng trong việc điều hành sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên và nông dân, ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường. Về lúa gạo: Đến vụ hè thu năm 2019, tổng diện tích liên kết là 12.350 ha, tổng sản lượng 47.224 tấn. Trong đó, có hơn 40 công ty doanh nghiệp, 26 Hợp tác xã, 34 THT cùng hộ nông dân tham gia liên kết (Công ty TNHH MTV Hiếu Nhân, Công ty TNHH MTV SaTra, Công ty Lương thực Đồng Tháp, Tập đoàn Lộc Trời,...). Về thủy sản: Diện tích liên kết là 470ha, tổng sản lượng 165 ngàn tấn với 20 Doanh nghiệp, HTX và nông dân tham gia. Tương tự lĩnh vực trái cây (xoài, nhãn, cây có múi,…) cũng thực hiện hiệu quả việc liên kết với các Doanh nghiệp (VinEco, Công ty TNHH XNK Chánh Thu, Công ty Cổ phần Đầu tư VIS, Công ty TNHH MTV VietFarm Goods,...), đặc biệt chanh, quýt, cam, mận, ổi,…của các HTX đã liên kết bền vững với Tập đoàn VinEco để cung cấp vào hệ thống siêu thị VinMax,…Qua đó đã xây dựng được một số thương hiệu như: Gạo “Ruộng nhà mình”, “Ngọc đỏ Hương dứa”; “Xoài Cao Lãnh”; “Quýt Hồng Lai Vung”,”Sen Tháp Mười”… Từ việc tham gia vào các HTX, THT, Hội quán…., đã giúp các hộ thành viên giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng nông sản, từ đó giúp tiêu thụ sản phẩm với giá ổn định. Qua đó giúp thành viên thay đổi phương thức sản xuất, từng bước thực hiện sản xuất gắn với truy suất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu thị trường, giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh, nâng cao thu nhập cho hộ thành viên, đồng thời kích thích tính sáng tạo, tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các hộ thành viên. Ngoài ra, thông qua HTX là cầu nối giữa các thành viên để tiếp cận với các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nước; đồng thời là nơi tổ chức, giúp đỡ, tư vấn, hướng dẫn và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giúpthành viên yên tâm sản xuất, từng bước cải thiện đời sống. Tuy nhiên, Bên cạnh những kết quả mang lại, việc thực hiện mô hình HTX thúc đẩy liên kết tiêu thụ còn gặp một số khó khăn,tồn tại cụ thể như sau: + Một số HTX chưa liên kết được với các doanh nghiệp lâu dài do tính liên kết trong nông dân chưa cao, việc ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng giữa HTX và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, khi có tranh chấp thì các bên ngại giải quyết bằng 121
  2. pháp lý,… nên đa số sản phẩm của thành viên phải tiêu thụ qua thương lái, giá cả bấp bênh, không ổn định và lợi nhuận không cao. + Công tác vận động nông dân tham gia liên kết tiêu thụ một số HTX, THT… còn hạn chế. Một bộ phận nông dân còn tập quán thích bán lúa tươi qua thương lái (trả tiền tại ruộng, không hợp đồng, không chuyển khoản) nên chưa quen với hình thức liên kết cùng công ty. HTX đa phần thiếu cơ sở vật chất, phương tiện nên chưa đáp ứng được yêu cầu vận chuyển lúa đến nhà máy theo yêu cầu của các doanh nghiệp quy mô lớn. + Chính sách của một số công ty, doanh nghiệp chưa phù hợp nhu cầu của nông dân khi tham gia liên kết, như giá bán vật tư của công ty còn cao hơn so với giá thị trường, vật tư do các công ty cung ứng đôi lúc không phù hợp với yêu cầu sử dụng của nông dân..., một số công ty, doanh nghiệp không đầu tư vật tư đầu vào (giống, phân, thuốc BVTV) hoặc hỗ trợ vốn trong sản xuất mà chỉ thu mua lúa của nông dân vào thời điểm thu hoạch. Trước thực trạng trên, để phát triển hợp tác xã nhằm thúc đẩy quá trình Sản xuất và tiêu thụ vận hành tốt theo cơ chế thị trường đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới và Tái cơ cấu ngành nông nghiệp,tỉnh Đồng Tháp đã đút kết một số bài học kinh nghiệm vàthời gian tới sẽ triển khai thực hiệncác nội dung sau: Thứ nhất: Nâng cao nhận thức và trình độ của người nông dân - Tuyên truyền cho nông dân hiểu và biết được tầm quan trọng và lợi ích khi tham gia HTX, cũng như việc hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp ngày nay. - Thay đổi tư duy, cách nghĩ từ ”sản xuất nông nghiệp” sang ”kinh tế nông nghiệp”. Tổ chức các lớp tập huấn để trang bị cho nông dân những kiến thức cơ bản về kỹ thuật sản xuất, các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, chất lượngtheo các tiêu chuẩn như SRP, VietGap, LocalGap, LobalGap, sản xuất gắn truy suất nguồn gốc...Những kiến thức trong kinh doanh như kiến thức về tiếp cận thị trường, maketing, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu,... - Phát huy hiệu quả của mô hình ”Hội quán nông dân”, xây dựng tinh thần tự lực, tự chủ, tự quản của người dân, cùng hợp tác với nhau trong cuộc sống hằng ngày tiến tới hợp tác với nhau trong sản xuất, kinh doanh, thông tin thị trường, hình thành chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ. Thứ hai: Nâng cao chất lượng của đội ngũ quản lý HTX Tổ chức các khóa đào tạo các cán bộ trẻ về làm việc ở các HTX; triển khai kế hoạch đào tạo cán bộ nguồn tại địa phương chuẩn bị làm HĐQT, Ban Giám đốc HTX; thành lập Tổ chuyên gia để chuyên tư vấn hỗ trợ các HTX trên địa bàn; xây dựng lộ trình phát triển HTX kiểu mẫu để nhân rộng,.... Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực quản trị của HTX, tập trung vào các nội dung như định hướng phát triển HT; kiến thức, kỹ năng về lập phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh; kỹ năng về quản trị doanh nghiệp, quản trị HTX; thông tin về thị trường, kinh nghiệm về xây dựng các phương án, hợp đồng liên kết theo chuỗi giá trị. Thứ ba: Đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa HTX với các Doanh nghiệp 122
  3. Từng bước xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị ngành hàng trên các lĩnh vực: lúa gạo, cây ăn trái, thủy sản,... Trong đó, chú ý phối hợp với Doanh nghiệp xây dựng chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm nông sản, góp phần hướng đến việc sản xuất an toàn và quảng bá sản phẩm. Thứtư: Thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ HTX - Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị (thực hiện theo sổ tay nông thôn mới). Các chính sách đặc thù của tỉnh như Nghị quyết số 138/2017/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Trong đó, hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai được thí điểm áp dụng trong lĩnh vực trồng lúa, trồng cây ăn trái, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; nghị quyết 199/2018/NQ-HĐND về phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng tháp; Nghị quyết 176/2018/NQ- HĐND quy định chính sách hỗ trợ lao động trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng làm việc có thời hạn ở hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng tháp giai đoạn 2018 – 2020,… - Triển khai các chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp có tham gia chuỗi liên kết đối với từng ngành hàng liên quan lĩnh vực nông nghiệp.Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp có đủ năng lực tham gia vào mô hình sản xuất - tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Thứ năm: Chính quyền là đầu mối thúc đẩy, hỗ trợ liên kết giữa nông dân (HTX) và doanh nghiệp Để thúc đẩy, hỗ trợchuỗi liên kết tiêu thụ giữa HTX và doanh nghiệp một cách bền vững, hiệu quả hơn, sự hỗ trợ của các cấp chính quyền là cực kỳ quan trọng. Vì thế, Tỉnh chỉ đạo các Sở ngành chuyên môn thường xuyên Tổ chức các buổi Tọa đàm kết nối cung - cầu giữa HTX với doanh nghiệp, đồng thời tham gia có chọn lọc các hoạt động xúc tiến thương mại ngoài tỉnh để giới thiệu các mặt hàng lúa gạo, thủy sản, trái cây kết nối giữa vùng sản xuất với các hệ thống phân phối. Thu thập thông tin cụ thể từ các HTX (về loại giống, thời gian xuống giống diện tích, sản lượng, quy trình sản xuất, phương thức vận chuyển...) và các Doanh nghiệp tiêu thụ lúa gạo (nhu cầu, phương thức liên kết,...). Trên cơ sở đó, Sở Nông nghiệp & PTNT phối hợp với các Sở, ngành liên quan, chính quyền địa phương làm trung gian, cầu nối để kết nối cung - cầu giữa hợp tác xã và doanh nghiệp. Thứ sáu:Thúc đẩy phát triển hợp tác xã kiểu mới, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hiện đại: Tỉnh tiếp tục chỉ đạo ngành nông nghiệp xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức tập huấn nhằm thực hiện chủ trương tri thức hoá nông dân, thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy làm kinh tế nông nghiệp. Đây được xem là giải pháp căn cơ để đưa nông nghiệp tỉnh nhà phát triển bền vững, nông sản đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Tóm lại với những việc làm cụ thể ban đầu, Tỉnh Đồng Tháp xin chia sẽ cùng Hội nghị với tinh thần học hỏi trao đổi. Tin tưởng rằng, tại Hội nghị hôm nay sẽ có nhiều kinh nghiệm được trình bày chia sẽ hữu ích giúp cho HTX ngày càng phát triển, thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ ngày càng được hoàn thiện và phát triển bền vững tại các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long góp phần thực hiện thành công Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn sau năm 2020. 123
nguon tai.lieu . vn