Xem mẫu

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS CỦA CÁC THÀNH PHỐ LỚN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH EXPERIENCE FOR DEVELOPING LOGISTICS SYSTEMS OF LARGEST CITYES IN THE WORLD AND LESSONS LEARNED FOR HO CHI MINH CITY Nguyễn Vĩnh Phước Trường Cao đẳng kinh tế Tp. Hồ Chí Minh Email: phuocnv@kthcm.edu.vn Tóm tắt Hoạt động phân phối sản phẩm ở Thành phố Hồ Chí Minh đang gặp rất nhiều khó khăn trong các khâu vận chuyển các yếu tố sản xuất đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra. Chính điều đó đã dẫn đến giá thành sản phẩm làm ra có chi phí cao, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đâu là giải pháp để giúp người sản xuất giải quyết khâu vận chuyển trong sản xuất. Bài viết sẽ đưa ra những kinh nghiệm phát triển hệ thế logistics của Hongkong và Singapore để từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho Thành phố Hồ Chí Minh. Từ khóa: hệ thống, logistics, hệ thống logistics Abstract Product distribution activities in Ho Chi Minh City are facing a lot of difficulties in the transportation of input production factors to output products. That has led to the cost of products with high costs, reducing competitiveness in the market. What is the solution to help producers solve the transportation in production? The article will give experience on developing logistics generation of Hong Kong and Singapore from which to give lessons for Ho Chi Minh City. Keywords: system, logistics, logistics system 1. Đặt vấn đề Logisitics đóng tầm vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và trên cả nước nói chung. Ngày 7/09/2019 đã diễn ra hội thảo đầu kỳ "Đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", do Sở Công thương phối hợp với Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam – VLI tổ chức. Đề án tập tập trung vào 3 vấn đề lớn: Thứ nhất: Đánh giá thực trạng ngành logistics Thành Phố. Thứ hai: Đề xuất các giải pháp xây dựng TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm dịch vụ logistics phía Nam và kết nối với các khu vực khác. Thứ 3: Giảm chi phí logistics/GDP còn 16% đến năm 2025. Trước thực trạng cơ sở hạ tầng Logistics tại Thành phố Hồ Chí Minh đang gặp rất nhiều khó khăn thì việc đề ra giải pháp để xây dựng Thành phố trở thành một trung tâm dịch vụ Logistics, đòi hỏi Thành phố phải tham khảo kinh nghiệm phát triển hạ tầng Logistics của các nước có cơ sở hạ tầng logistics phát triển. Trong bài viết này tác giả sẽ đưa ra những kinh nghiệm phát triển hệ thống logistics của các quốc gia, từ đó tác giả sẽ đưa ra những giải pháp để phát triển hạ tầng Logistics tại Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan - Tác giả Kent Goudrin (2006) trong tác phẩm "Quản lý logistics toàn cầu - Lợi thế cạnh tranh trong thế kỷ 21" đề cập đến các phân khúc thị trường của logistics và đặc điểm của từng phân khúc thị trường, đưa ra các phương pháp phù hợp để quản lý tốt các hoạt động hậu cần, từ đó cải thiện hiệu quả 240
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 quản lý kinh doanh của doanh nghiệp nhờ sự kiểm soát hoạt động của chuỗi cung ứng để tiết kiệm thời gian phục vụ khách hàng tối ưu, từ đó thỏa mãn nhu cầu khách hàng. - Đặng Thị Thúy Hồng (2015) “Phát triển hệ thống Logistics trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã nghiên cứu cơ sở hạ tầng đường thủy, đường sắt, đường bộ, đường hàng không đối với sự phát triển Logistics của Thành phố Hà Nội, đồng thời tác giả đã đưa ra được các yếu tố tác động đến sự phát triển hệ thống Logistics của Thành phố. - Nguyễn Quốc Lư và Nguyễn Thị Bích Ngọc (2013) đã tập trung phân tích tiềm năng của thị trường hậu cần gần đây ở nước ta, coi logictics là một công cụ sắc bén trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp; Tuy nhiên, hoạt động logistics vẫn bị xem nhẹ, do đó doanh nghiệp không có sự chuẩn bị tốt về nhân lực, tài chính và vật chất để khai thác tối ưu các hoạt động này trong doanh nghiệp, khiến chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là cho các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa, bị đẩy lên quá cao, trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Tác giả Đặng Đình Đạo (2009) "Giải pháp phát triển dịch vụ hậu cần của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại Hà Nội" đã nghiên cứu thông tin khá chi tiết về dịch vụ logistics của các doanh nghiệp, chủ yếu là dịch vụ hậu cần và dịch vụ hậu cần đến để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả cho các doanh nghiệp. 2.2. Cơ sở lý thuyết 2.2.1. Hệ thống Hệ thống là tập hợp các phần tử (vật chất và phi vật chất như con người, máy móc, thông tin, cơ sở dữ liệu, các phương thức xử lý, quy tắc,…) có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định nhằm thực hiện một mục tiêu chung. 2.2.2. Logistics Theo quan điểm của Ủy ban Kinh tế và Xã hội ở Châu Á và Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc – UNESCAP: “Logistics là việc quản lý dòng chu chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan… từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng”. Theo Hội đồng quản trị Logistics Hoa Kỳ năm 1988: “ Logistics là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và giữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho, thành phẩm,...”. Theo World Marintime University – Đại học Hàng Hải thế giới, D. Lambert 1998, Logistics là quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp, quản lý việc chu chuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hóa, dịch vụ và các thông tin liên quan từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu khách hàng. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233) quy định: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hạng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Nhưng theo quan điểm của tác giả thì: “Logistics là quán trình quản lý hoạt động chu chuyển từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra của sản phẩm nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường”. 2.2.3. Hệ thống logistics Hệ thống logistics tập hợp các nhân tố về cơ chế pháp lý, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, doanh nghiệp cung ứng và sử dụng dịch vụ logistics cũng như mối quan hệ tương hỗ giữa chúng, tham gia vào việc lập kế hoạch, thực hiện và giám sát hiệu quả quá trình lưu chuyển con người, hàng hóa và các thông tin có liên quan. 241
  3. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 2.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê: Các tài liệu thống kê đảm bảo giá trị pháp lí được khai thác triệt để phục vụ cho việc nghiên cứu. Số liệu được thu thập, tổng hợp, xử lý trên cơ sở dữ liệu và kết quả thống kê của Tổng cục thống kê, World shipping council, World Bank,… để làm sáng tỏ thực trạng về hiệu quả hoạt động logistics của Việt Nam. - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Trong suốt quá trình nghiên cứu, tác giả đã phân tích, so sánh, tổng hợp về thực trạng về hiệu quả hoạt động logistics của Việt Nam với các nước trên thế giới. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Kinh nghiệm phát triển hệ thống logistics ở các thành phố lớn trên thế giới 3.1.1. Kinh nghiệm phát triển hệ thống logistics thành phố ở đặc khu kinh tế Hongkong – Trung Quốc Logistics được biết đến là một trong những lĩnh vực nổi bật của Hongkong với sự đóng góp hơn 25% tổng GDP của Thành phố với số doanh nghiệp tham gia là 3.000 doanh nghiệp với sự tham gia một của lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao. Cùng với đó là cơ sở hạ tầng phát triển bậc nhất thế giới mà ít có thành phố nào có thể sánh bằng. + Đường bộ: Hệ thống giao thông đường bộ của Hongkong phát triển mạnh, nguyên nhân chính là chính phủ cho phép các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào việc phát triển hệ thống giao thông của quốc gia. Khi các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào hệ thống giao thông, họ sẽ được Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để khai thác các dịch vụ giao thông công cộng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp tư nhân thường xuyên nâng cấp và đầu tư hệ thống thông tin tiên tiến để khai thác tốt các dịch vụ. Trong đó có việc sử dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và các công nghệ không dây đã giúp cho các tài xế có thể liên lạc được các bên có liên quan trong chuỗi cung ứng nhằm thông tin kịp thời, chính xác tình trạng vận chuyển của hàng hóa. Đặc biệt Hongkong phát triển hệ thống tàu điện ngầm để kết nối giữa các quận huyện của thành phố lại với nhau và giữa thành phố Hongkong với Trung Quốc. Chính điều này đã góp phần rất lớn trong việc vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng được nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và góp phần bảo vệ môi trường thành phố. + Đường biển: Hongkong với lợi thế các cảng nước sâu tự nhiên, từ năm 2014 đến 2018 Hongkong là cảng biển đứng thứ 7 thế giới (Bảng 1). Với ưu thế là cảng nước sâu, Hongkong hiện đang phục vụ khoảng 100 hãng tàu trên thế giới với gần 600 điểm đến trên toàn cầu. Bảng 1. Thứ hạng các cảng container hàng đầu thứ giới từ năm 2014 đến năm 2018 Volume Volume Volume Volume Volume 2018 2017 2016 2015 2014 Rank Port Website (Million (Million (Million (Million (Million TEU) TEU) TEU) TEU) TEU) English 1 Shanghai, China 42.01 40.23 37.13 36.54 35.29 Chinese 2 Singapore 36.60 33.67 30.90 30.92 33.87 English 3 Shenzhen, China 27.74 25.21 23.97 24.20 24.03 Chinese English 4 Ningbo-Zhoushan, China 26.35 24.61 21.60 20.63 19.45 Chinese English 5 Guangzhou Harbor, China 21.87 20.37 18.85 17.22 16.16 Chinese English Korean 6 Busan, South Korea 21.66 20.49 19.85 19.45 18.65 Chinese Japanese 242
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 English 7 Hong Kong, S.A.R, China 19.60 20.76 19.81 20.07 22.23 Chinese English 8 Qingdao, China 18.26 18.30 18.01 17.47 16.62 Chinese English 9 Tianjin, China 16.00 15.07 14.49 14.11 14.05 China Jebel Ali, Dubai, United English 10 14.95 15.37 15.73 15.60 15.25 Arab Emirates Arabic English 11 Ho Chi Minh City, Vietnam 6.33 6.16 5.99 5.31 6.39 Vietnamese Nguồn: World Shipping Council, top 50 world container sport + Đường hàng không: Bên cạnh sự phát triển của đường bộ và đường biển thì Hongkong cũng rất quan tâm việc phát triển đường hàng không, hiện nay sân bay quốc tế hàng không là một trong những sân bay nhộn nhịp nhất thế giới với hơn 100 hãng hàng không hoạt động, khoảng 7.000 chuyến bay mỗi tuần giữa Hongkong với 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. 3.1.2. Kinh nghiệm phát triển hệ thống logistics của Singapore Singapore được biết đến là đảo quốc, chính lợi thế về biển nên Singapore rất chú trọng việc phát triển cảng biển. Bên cạnh đó Singapore còn đưa ra rất nhiều chính sách thu hút vốn đầu đâu tư ngoài cũng như chính sách thu hút nhân tài từ khắp thế giới đến làm việc. Với vị trí chiến lược của tuyến hàng hải lớn thế giới, Singapore trở thành trung tâm logistics toàn cầu đóng vai trò là ống dẫn của thương mại toàn cầu. Theo đánh giá của ngân hàng thế giới về chỉ số năng lực logistics quốc gia thì Singapore luôn đứng ở top đầu về chỉ số LPI. Bảng 2. Top 7 quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực dịch vụ logistics 2018 LPI International Logistics Tracking & LPI Customs Infrastructure Timeliness Country Year Score shipments competence Rank tracing Germany 2018 1 4.20 4.09 4.37 3.86 4.31 4.24 4.39 Sweden 2018 2 4.05 4.05 4.24 3.92 3.98 3.88 4.28 Belgium 2018 3 4.04 3.66 3.98 3.99 4.13 4.05 4.41 Austria 2018 4 4.03 3.71 4.18 3.88 4.08 4.09 4.25 Japan 2018 5 4.03 3.99 4.25 3.59 4.09 4.05 4.25 Netherlands 2018 6 4.02 3.92 4.21 3.68 4.09 4.02 4.25 Singapore 2018 7 4.00 3.89 4.06 3.58 4.10 4.08 4.32 Nguồn: World bank, global ranking 2018 Singapore có cảng nước sâu tới 16m cùng với vị trí thuận lợi nên cảng này kết nối được với 600 cảng của 120 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới thông qua 200 hãng tàu. Do đó, Singapore có khoảng 5.500 doanh nhiệp hàng hải với 120 doanh nghiệp logistics quốc tế với gần 200.000 lao động. Singapore với đường lối phát triển kinh tế theo hướng toàn cầu hóa logistics, tự do hóa thương mại, thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cũng như thu hút nhân tài trên khắp thế giới đến Singapore sinh sống và làm việc đã đưa đảo quốc này trở thành một trung tâm logistics hàng đầu thế giới. Chính những chính sách trên đã đưa Singapore phát triển vượt bậc trong thời gian vừa qua. 3.2. Bài học kinh nghiệm cho Thành phố Hồ Chí Minh - Xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ, đường biển, đường hàng không để hoạt động phân phối được diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Đồng thời, chính quyền Thành phố cần liên kết với các 243
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 nhà đầu tư để cùng xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng đường bộ, đường biển, đường hàng không. Khi hạ tầng đường bộ phát triển sẽ góp phần giảm tình ùn tắt giao thông trong nội thành, giảm tình trạng ô nhiễm. - Phát triển nguồn nhân lực Logistics, tạo điều kiện và hỗ trợ các trường cao đẳng, đại học trong thành phố đào tạo nguồn nhân lực logistics chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thực tế. Để làm được điều này thì Thành phố cần có chính sách đưa đội ngũ giảng dạy nguồn nhân lực Logistics đi đào tạo ở trong nước và khu vực để cập nhật kiến thức trong xu thế phát triển của ngành ở hiện tại và tương lai. - Ứng dụng công nghệ 4.0 vào trong hoạt động logistics của thành phố thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp mua các phần mềm chuyên về logistics để từ đó giúp các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng có thể liên kết lại với nhau nhằm giảm chi phí từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra của sản phẩm. - Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp logistics vừa và nhỏ tham gia vào Hiệp hội logistics. - Xây dựng được các trung tâm phân phối, kết nối được hệ thống đường thủy, đường hàng không, đường bộ theo hướng vận tải đa phương thức và thân thiện môi trường. - Rà soát lại các khâu thủ tục hải quan để từ có có kế hoạch hoàn thiện cũng như bỏ bớt những thủ tục hành chính không cần thiết. 4. Kết luận Thành phố Hồ Chí Minh có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa lớn bậc nhất cả nước nên việc học hỏi kinh nghiệm phát triển hệ thống Logistics của các nước có hệ thống logistics phát triển là điều cần thiết nhằm giúp Thành phố tránh được những sai lầm mà các nước đã gặp phải cũng như giúp Thành phố học hỏi được những kinh nghiệm quý giá đã giúp cho các nước có hệ thống logistics phát triển như hiện nay. . TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Thị Thúy Hồng (2015), Phát triển hệ thống logistics trên đại bàn Thành phố Hà Nội, luận án tiến sĩ, Viện nghiên cứu thương mại; 2. World bank (2018), logistics perfomance index, https://lpi.worldbank.org/international/global; 3. Fung Business intelligence centre (2015), China logistics industry update 2015; 4. Fung Business intelligence centre (2016), China logistics industry update 2016; 5. Honkong logistics development council, Hongkong maritime industry council and Hongkong port development council (2013), Hongkong: the hub, the gateway and services centre. 6. Christopher (2010), Logistics an supply chain management, 4th, Financial Time/Prentice Hall - ISBN9780273731122, Lodon. 7. Kent Gourdin (2006), Global Logistics Management: A Competitive Advantage for the 21st Century, Journal of Commerce. 8. Luật Thương mại Việt Nam (2005), NXB Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội. 9. Website: https://www.vla.com.vn/ 244
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 VAI TRÒ CỦA LOGISTICS TRONG HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI CỦA CHUỖI CUNG ỨNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ROLE OF LOGISTICS IN DISTRIBUTION ACTIVITIES OF SUPPLY CHAIN Nguyễn Vĩnh Phước Trường Cao đẳng kinh tế Tp.HCM Email: Phuocnv@kthcm.edu.vn Nguyễn Thị Hiền Lương Trường Cao đẳng kinh tế Tp.HCM Email: Luongnth@kthcm.edu.vn Tóm tắt Trong hoạt động phân phối của chuỗi cung ứng không thể nào không nhắc đến hoạt động của logistics. Logistics giúp cho hoạt động của chuỗi cung ứng được diễn ra một cách suôn sẻ từ đầu vào cho đến đầu ra của một sản phẩm, logistics giúp quá trình vận chuyển sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, từ đó giúp doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Chính vì vậy, logistics là hoạt động “cứu cánh” giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển khi đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Do đó tác giả bài viết mong muốn phân tích và đưa ra vai trò của logistics trong hoạt động phân phối của chuỗi cung ứng nhằm nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ khóa: Logistics, chuỗi cung ứng, phân phối Abstract In distribution activities of the supply chain, it is impossible not to mention logistics activities. Logistics helps smooth supply chain operations from input to output of a product, logistics helps the process of transporting products to consumers quickly, thereby helping businesses reduce product costs, improve product competitiveness in the market. Therefore, logistics is a "salvage" activity to help businesses survive and develop as the country increasingly integrates deeply into the global economy. Therefore, the author wishes to analyze and suggest the role of logistics in distribution activities of the supply chain in order to improve the competitiveness of enterprises. Key words: Logistics, supply chain, distribution 1. Đặt vấn đề Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra Đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn TP. HCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Sở Công Thương TP. HCM vừa được UBND TP. HCM phê duyệt đã hoạch định chiến lược phát triển logistics trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn không chỉ của thành phố, mà còn của cả khu vực. Với đề án này, TP. HCM kỳ vọng sẽ nâng tỷ lệ đóng góp của ngành dịch vụ logistics lên mức 8% - 10% GDP, tăng trưởng 15% - 20%. Đồng thời hình thành được dịch vụ logistics chuyên nghiệp, giúp nâng tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics lên mức 50% - 60%, góp phần giảm chi phí logistics của Việt Nam xuống còn 16% GDP vào năm 2025. Vậy thì ngành Logistics đóng vai trò gì trong hoạt động phân phối của chuỗi cung ứng sản phẩm của Thành phố để góp phần đưa Đề án đạt được mục tiêu đề ra. Trong bài viết này tác giả sẽ đưa ra thực trạng hoạt động phân phối chuỗi cung ứng tại Thành phố Hồ Chí Minh đề từ đó đưa ra vai trò của Logistics trong hoạt động phân phối của chuỗi cung ứng Thành phố. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan - Tác giả Kent Goudrin (2006) trong tác phẩm "Quản lý logistics toàn cầu - Lợi thế cạnh tranh 245
  7. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 trong thế kỷ 21" đề cập đến các phân khúc thị trường của logistics và đặc điểm của từng phân khúc thị trường, đưa ra các phương pháp phù hợp để quản lý tốt các hoạt động hậu cần, từ đó cải thiện hiệu quả quản lý kinh doanh của doanh nghiệp nhờ sự kiểm soát hoạt động của chuỗi cung ứng để tiết kiệm thời gian phục vụ khách hàng tối ưu, từ đó thỏa mãn nhu cầu khách hàng. - Đặng Thị Thúy Hồng (2015) “Phát triển hệ thống Logistics trên địa bàn Thành phố Hà Nội” đã nghiên cứu cơ sở hạ tầng đường thủy, đường sắt, đường bộ, đường hàng không đối với sự phát triển Logistics của Thành phố Hà Nội, đồng thời tác giả đã đưa ra được các yếu tố tác động đến sự phát triển hệ thống Logistics của Thành phố. - Nguyễn Quốc Lư và Nguyễn Thị Bích Ngọc (2013) đã tập trung phân tích tiềm năng của thị trường hậu cần gần đây ở nước ta, coi logictics là một công cụ sắc bén trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp; Tuy nhiên, hoạt động logistics vẫn bị xem nhẹ, do đó doanh nghiệp không có sự chuẩn bị tốt về nhân lực, tài chính và vật chất để khai thác tối ưu các hoạt động này trong doanh nghiệp, khiến chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là cho các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa, bị đẩy lên quá cao, trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Tác giả Đặng Đình Đạo (2009) "Giải pháp phát triển dịch vụ hậu cần của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại Hà Nội" đã nghiên cứu thông tin khá chi tiết về dịch vụ logistics của các doanh nghiệp, chủ yếu là dịch vụ hậu cần và dịch vụ hậu cần đến để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả cho các doanh nghiệp. 2.2. Cơ sở lý thuyết 2.2.1. Chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các tổ chức/ tác nhân có sự kết nối và phụ thuộc lẫn nhau để cùng hợp tác làm việc, kiểm soát, quản lý và cải thiện dòng chảy của vật liệu và thông tin từ nhà cung cấp cho đến khách hàng cuối cùng ( Christopher, 2010). Chuỗi cung ứng là sự kết nối của nhiều hoạt động, quá trình kinh doanh có liên quan với nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng như hoạt động mua sắm nguyên vật liệu; hoạt động thêm giá trị gia tăng bằng quá trình chuyển đổi nguyên vật liệu thành sản phẩm cuối cùng; hoạt động thêm giá trị gia tăng về thời gian và không gian qua hoạt động lưu trữ, vận chuyển; hoạt động tổ chức trao đổi thông tin giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng (Min và Zhou, 2002). Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các công ty chịu trách nhiệm mang sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường (Lambert,Stock và Ellram, 1989). Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và người phân phối mà còn có cả người vận chuyển, nhà xưởng, người bán lẻ và bản thân khách hàng (Chopra và Meindl, 2003). Theo quan điểm của tác giả thì chuỗi cung ứng là sự kết hợp của nhà cung cấp nguyên liệu, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, bán lẻ,… có cùng mục tiêu liên kết lại với nhau để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dụng với mức giá và chất lượng cạnh tranh. 2.2.2. Phân phối Phân phối là tiến trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua các thành viên trung gian bằng nhiều phương thức và hoạt động khác nhau. 2.2.3. Logistics Theo quan điểm của Ủy ban Kinh tế và Xã hội ở Châu Á và Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc – UNESCAP: “Logistics là việc quản lý dòng chu chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan… từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng”. 246
  8. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Theo Hội đồng quản trị Logistics Hoa Kỳ năm 1988: “ Logistics là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và giữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho, thành phẩm,...”. Theo World Marintime University – Đại học Hàng Hải thế giới, D. Lambert 1998, Logistics là quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp, quản lý việc chu chuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hóa, dịch vụ và các thông tin liên quan từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu khách hàng. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233) quy định: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hạng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Nhưng theo quan điểm cùa tác giả thì: “Logistics là quá trình quản lý hoạt động chu chuyển từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra của sản phẩm nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và bảo vể môi trường”. 2.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê: Các tài liệu thống kê đảm bảo giá trị pháp lí được khai thác triệt để phục vụ cho việc nghiên cứu. Số liệu được thu thập, tổng hợp, xử lí trên cơ sở dữ liệu và kết quả thống kê của Tổng cục thống kê, Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh… để làm sáng tỏ thực trạng hoạt động logistics trong chuỗi cung ứng tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Trong suốt quá trình nghiên cứu, tác giả đã phân tích, so sánh, tổng hợp về thực trạng về hoạt động logistics của chuỗi cung ứng tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra vai trò hoạt động logistics của chuỗi cung ứng tại Thành phố. - Phương pháp dự báo: dựa trên phân tích chuỗi số liệu thống kê để phân tích thực trạng hoạt động logistics của chuỗi cung ứng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Để từ đó đưa ra những vai trò quan trọng của hoạt động logistics trong chuỗi cung ứng tại Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Thực trạng hoạt động phân phối của chuỗi cung ứng tại Thành phố Hồ Chí Minh 3.1.1. Thực trạng cơ sở hạ tầng Theo Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA), khu vực cảng TP.HCM đứng đầu cả nước về sản lượng container thông qua, chiếm 58,81% thị phần. Trong đó, riêng Tân Cảng Cát Lái (quận 2) chiếm đến 48% thị phần cả nước và chiếm 80,89% thị phần khu vực cảng TP.HCM. Có được vị thế đó là nhờ Cát Lái nằm gần trung tâm TP.HCM, gần các khu công nghiệp, kho hàng của các DN Đồng Nai, Bình Dương; có đầy đủ các dịch vụ hậu cần gồm: kho bãi, giao nhận, vận chuyển và đặc biệt tại đây quy tụ rất nhiều hãng tàu quốc tế. Theo Cục Hàng không Việt Nam, sân bay Tân Sơn Nhất được thiết kế với năng lực tiếp đón 23 triệu hành khách vào năm 2020. Tuy nhiên, năm 2014, sân bay Tân Sơn Nhất đã đạt 22.140.348 lượt hành khách và 408.006 tấn hàng hóa. Đến năm 2015, Tân Sơn Nhất đã đón trên 25 triệu hành khách, vượt tải thiết kế. Mặc dù sẽ được mở rộng diện tích đất về phía Bắc hơn 8 ha nhưng sân bay Tân Sơn Nhất chỉ có thể nâng công suất thiết kế đến 25 triệu hành khách/năm. 3.1.2. Thực trạng cung cấp dịch vụ logistics Cả nước hiện nay có khoảng 3000 công ty tham gia cung cấp các loại hình dịch vụ logistics, trong số đó 70% có trụ sở ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và có khoảng 30 công ty logistics đa quốc gia. DN nước ngoài chiếm phần lớn thị phần vận tải viễn dương tại VN, gồm vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ cảng của VN ra nước ngoài. Nhìn chung, DN logistics trong nước có thế mạnh về hoạt động nội địa, cung cấp các dịch vụ logistics giản đơn 2PL: làm giao nhận, vận tải, lưu kho, đại lý thủ tục hải quan,... Phần lớn DN trong nước đóng vai trò như những nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh cho 247
  9. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 các công ty logistics nước ngoài. Thiếu vốn và nhân lực là 2 yếu tố cơ bản làm cho các DN logistics trong nước kém sức cạnh tranh so với DN logistics nước ngoài. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng còn nhiều hạn chế, phần lớn website DN logistics trong nước thiếu các tiện ích mà khách hàng cần như: công cụ theo dõi đơn hàng, theo dõi chứng từ, xem lịch tàu, e-booking,... Hiện nay, các DN trong nước đang phấn đấu nâng cấp độ cung cấp dịch vụ logistics lên 3PL; phát triển logistics điện tử (e-logistics) và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả. 4. Vai trò của Logistics trong hoạt động của chuỗi cung ứng Thành phố Hồ Chí Minh. Viện nghiên cứu logistics của Mỹ cho biết, chi phí cho hoạt động logistics chiếm tới khoảng 10-13% GDP ở các nước phát triển, con số này ở các nước đang phát triển thì cao hơn khoảng 15-20%. Từ số liệu thống kê của Viện nghiên cứu Logistics của Mỹ thì chúng ta thấy rằng chi phí cho hoạt động Logistics chiếm một tỷ trong rất lớn trong GDP của quốc gia. Thành phố Hồ Chí Mình có 70% công ty logistics đang hoạt động thì vai trò của Logistics là rất lớn trong việc giảm giá thành sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước thực trạng chi phí hoạt động Logistics ở Việt Nam đang rất cao so với các nước. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại lớn nhất nước - nơi tập trung các đầu mối xuất, nhập khẩu hàng hóa sầm uất nhất cả nước bằng đường biển và đường hàng không như cảng Sài Gòn, Tân Cảng, Cát Lái... và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Chính vì vậy, hoạt động logistics đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giao thương hàng hóa giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận với các nước trong khu vực và thế giới. Đối với Nhà sản xuất: + Hoạt động logistics sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ thông qua các ứng dụng phần mềm về Logistics như phần mềm quản lý kho sẽ giúp cho nhà quản lý biết chính xác số lượng hàng hóa đang tồn trong kho, phần mềm vận chuyển sẽ chuyển sẽ giúp cho nhà sản xuất biết được đường đi của hàng hóa. + Hoạt động logistics giúp cho hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất trong nước được xuất khẩu sang các nước trong khu vực và thế giới với chi phí vận chuyển thấp, từ đó giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đối với người mua: + Hoạt động logistics thuận lợi sẽ giúp cho người mua tiếp cận với hàng hóa dễ dàng hơn. Nếu trước đây người tiêu dùng phải mất hàng giờ để đi đến cửa hàng hoặc nơi sản xuất để mua sản phẩm thì hiện nay hoạt động logistics sẽ giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian mua hàng thông qua các ứng dụng mua hàng. + Hoạt động Logistics sẽ giúp cho người tiêu dùng tiếp cận được tất cả các mặt hàng trên thế giới mà không còn gặp những rào cản về khoảng cách địa lý như trước đây. Đối với Thành phố: + Hoạt động logistics giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn trong thành phố vì hoạt động logistics sẽ giúp gảm bớt lượng xe giao nhận hàng hóa lưu thông trong thành phố. + Hoạt động Logistics giúp Thành phố khai thác hiệu quả hơn sân bay Tân Sơn Nhất, Cảng Cát Lái, Tân Cảng Sài Gòn… 5. Kết luận Ngày nay, khi đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trường của khu vực và thế giới thì hoạt động xuất nhập khẩu đóng một vai trò rất lớn đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Thành phố Hồ Chí là thành phố có nền kinh tế lớn của cả nước thì việc tìm hiểu vai trò của hoạt động logistics trong chuỗi cung ứng của Thành phố sẽ giúp Thành phố hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của hoạt động 248
  10. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 logistics đối với sự phát triển kinh tế của thành phố, cũng như góp phần trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông, bảo vệ môi trường sống của Thành phố. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Otaviano Canuto, Vice President & Head of Network, Poverty Reduction & Economics Management - Forwards, WB Report 2010 - Connecting to Complete Trade Logistics in the Global Economy 2. Hoàng Anh Dũng, Chuyên gia cao cấp WB tại Việt Nam, Thách thức và cơ hội của Logistics Việt Nam (12.2012) 3. Đặng Thị Thúy Hồng (2015), phát triển hệ thống logistics trên đại bàn Thành phố Hà Nội, luận án tiến sĩ, Viện nghiên cứu thương mại; 4. World bank (2018), logistics perfomance index, https://lpi.worldbank.org/international/global; 5. Fung Business intelligence centre (2015), China logistics industry update 2015; 6. Fung Business intelligence centre (2016), China logistics industry update 2016; 7. Honkong logistics development council, Hongkong maritime industry council and Hongkong port development council (2013), Hongkong: the hub, the gateway and services centre. 8. Christopher (2010), Logistics an supply chain management, 4th, Financial Time/Prentice Hall - ISBN9780273731122, Lodon. 9. Đặng Đình Đào (2009), Giải pháp phát triển dịch vụ logistics của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội, Báo cáo đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội. 10. Kent Gourdin (2006), Global Logistics Management: A Competitive Advantage for the 21st Century, Journal of Commerce. 11. Luật Thương mại Việt Nam (2005), NXB Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội. 12. Website: - https://www.vla.com.vn/ http://logistics.gov.vn/doanh-nghiep/tong-quan-ve-tinh-hinh-doanh-nghiep-nho-va-vua-trong-linh-vuc- logistics. 249
nguon tai.lieu . vn