Xem mẫu

  1. Kinh doanh sáng tạo trong thời kinh tế khó Trong tình cảnh suy thoái đó, các chủ doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa. Nhưng trong cái khó ấy, một số doanh nghiệp đã biết đổi mới hình thức kinh doanh của mình để đứng vững, trong đó có 3 doanh nghiệp dưới đây. Lên kế hoạch, tìm đối tác Khi suy thoái đạt đến cao trào năm 2008, đội ngũ lãnh đạo của công ty lắp đặt hệ thống điều hòa và sưởi ấm Princeton Air Conditioning Inc. đã phải chứng kiến nhiều thay đổi trên thị trường cải tạo nhà ở. Không chỉ là kinh tế đi xuống mà ngay cả doanh thu của công ty cũng không đủ bù chi. Đội ngũ nhân viên công ty (40 người) bị cắt giảm tới 10%. Chủ tịch J. Scott Needham đã phải triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với các giám đốc đầu tàu để tìm cách duy trì hoạt động công ty. Sau khi xác định công ty đang gặp khó khăn về doanh số bán hàng, Needham và ban giám đốc đã thảo luận và đi đến quyết định là chuyển hướng sang cung cấp các dịch vụ tiết kiệm năng lượng như phun sơn cách nhiệt, lắp đặt các hệ thống nước nóng hiệu suất cao, các hệ thống điều hòa và sưởi ấm địa nhiệt…
  2. "Khi bắt đầu hiểu lĩnh vực sửa chữa, cải tạo nhà cửa, chúng tôi thấy rằng cơ hội thị trường đã chín muồi cho các dịch vụ tiết kiệm năng lượng” – Needham tâm sự. “Đặc thù dân cư, tuổi của các ngôi nhà và ý thức “bền vững” của các đối tượng khách hàng là những yếu tố thể hiện điều đó”. Nhưng làm thế nào để cung ứng một dịch vụ khác hẳn với lĩnh vực kinh doanh chính của mình? Giải pháp của Princeton Air là tìm kiếm một đối tác đã có kinh nghiệm. Năm 2008, công ty có trụ sở ở New Jersey này đã đăng ký trở thành đơn vị nhượng quyền của GreenHomes America – một thương hiệu với 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung ứng các dịch vụ tiết kiệm năng lượng. Sau đó Prince bỏ thêm 250.000 USD để bổ sung đội ngũ sản xuất vật liệu cách nhiệt, thiết lập một đại diện bán hàng và mua một chiếc xe tải thùng 7,5 tấn để chuyên chở máy phun và vật liệu. Mức giá dịch vụ của Princeton dao động trong khoảng từ 6.000 USD (phun, dán cách nhiệt) đến 40.000 USD (lắp đặt điều hòa, hệ thống nước nóng, hệ thống cách nhiệt, nồi hơi). Nhờ mô hình kinh doanh mới, năm 2009, doanh thu của Princeton Air đạt 6,9 triệu USD, tăng 17% so với năm trước. Năm ngoái, con số này tăng lên 8,5 triệu USD, 1/3 trong đó là do các dịch vụ mới đem lại. Từ thi công đến tư vấn Ngay từ năm 2006, Matt Vetter (31 tuổi, sống ở Hamburg, Michigan) đã bắt đầu thấy những dấu hiệu đi xuống trong công việc làm ăn của mình. Công ty cải tạo nhà Crossroads Custom Carpentry nằm cách Detroit một giờ chạy xe do anh làm chủ sở hữu đã bị sụt giảm tới 30% doanh thu trong năm đó.
  3. "Nơi chúng tôi cung ứng dịch vụ chủ yếu là dân làm việc trong ngành ô tô mà ngành này thì đang trong tình trạng rất khó khăn” – Vetter cho biết. “Chính vì thế họ đã bắt đầu quay lưng lại với các dòng dịch vụ cải tạo nhà cao cấp từ rất lâu trước khi chuyện làm ăn bê bối của ngành ô tô ô vỡ lở”. Biết đã đến lúc phải thay đổi, Vett quay sang các mối quen biết trong ngành ăn nhanh như Pizza Hut, Subway, Dunkin’ Donuts. Anh mở công ty tư vấn, hỗ trợ các nhà hàng đăng ký nhượng quyền xây mới và sửa chữa cửa hàng và đặt tên là công ty River's Edge Project Management. "Phải cần rất nhiều động lực và quyết tâm mới có thể chuyển đổi nhanh như thế” – Vetter thổ lộ. Anh mất thêm vài tháng để xây dựng kế hoạch kinh doanh và tìm kiếm khách hàng. Anh tranh thủ nhận làm thêm công việc cải tạo nhà để tiếp tục có vốn. Năm 2007, Vetter có khách hàng đầu tiên đến xin tư vấn. Giá mỗi hợp đồng tư vấn dao động trong khoảng 3000-7000 USD. Vetter tiết lộ, năm vừa rồi, doanh thu của công ty anh tăng 70% so với năm 2009. Tân trang lại dịch vụ sửa nhà Năm 1996, Rusty Meador chuyển đến thành phố cảng Wilmington thuộc New Carolina (Mỹ). Tại đây, với nghề mộc sẵn có của mình, anh nhận làm các công việc sửa chữa, cải tạo nhà và chuồng trại. Năm 2009, anh mở công ty Beach & Barn. Do ra đời đúng vào thời điểm suy thoái nên cho đến giữa năm, doanh thu hàng tháng của công ty cũng chỉ đạt khoảng 5,500 USD.
  4. “Lúc ấy tôi thật ngây thơ và không biết làm thế nào để biến những mối quan hệ mà mình đã gây dựng từ nhiều năm thành doanh thu” – Meador (36 tuổi) nói. “Tôi đã không biết tạo sự khác biệt khi quảng bá cho công ty của mình”. Tình hình khó khăn đã thôi thúc Meador và vợ, Erica, thiết kế một logo mới cho công ty. Trên logo có hình một con gà trống (biểu tượng của sự chăm chỉ) và một cái ván trượt (biểu tượng của niềm vui). Meador đưa logo này lên website của mình và in vào những chiếc áo phông anh mặc đi làm. Giây phút “ơ rê ka” đến khi nhiều khách hàng hỏi anh là mua áo phông đó ở đâu. Anh quyết định bán cả áo và mũ có hình logo đó để tạo thêm thu nhập. Anh và vợ cùng thiết kế những sản phẩm đó và sản xuất từng lô nhỏ rồi vừa bán trực tuyến vừa phân phối cho các cửa hàng bán lẻ ở khu vực. Mũ được bán với giá 24 USD còn áo phông 22 USD. “Bán lẻ hơi bị khó chơi” – Meador nhận định. “Thế nên chúng tôi thuê các công ty phân phối bán trực tiếp sản phẩm. Cách này cho phép chúng tôi đạt lợi nhuận 50% trên vốn đầu tư”. Mặc dù mảng kinh doanh mới này chỉ chiếm khoảng 10% doanh thu của Beach & Barn nhưng cũng là nguồn hỗ trợ tương đối trong những thời điểm khó khăn đồng thời thu hút sự chú ý của các khách hàng có nhu cầu sửa chữa nhà cửa. Doanh thu của Beach & Barn năm ngoái tăng 33% so với năm 2009 và năm nay tăng thêm 20% so với năm ngoái.
nguon tai.lieu . vn