Xem mẫu

  1. Kinh doanh dựa vào cộng đồng Một trong những cách thức mà các công ty thường sử dụng để quảng bá hình ảnh của mình là tài trợ cho các chương trình thuộc lĩnh vực giáo dục như trao học bổng, hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học, xây dựng trường học cho các địa phương khó khăn… Tuy nhiên, để duy trì chương trình thường xuyên và có hiệu quả không phải là chuyện đơn giản. Kinh nghiệm của Công ty Cargill Việt Nam cho thấy, nếu có phương pháp thực hiện hợp lý sẽ lôi kéo được đông đảo nhân viên tham gia và hiệu quả của chương trình tài trợ sẽ cao hơn.
  2. Ngày 28-3, Công ty TNHH Cargill Việt Nam phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đức Hòa, Long An, khởi công xây dựng trường Tiểu học Mỹ Hạnh Bắc. Trường có 12 phòng học, trang bị đầy đủ trang thiết bị dạy học và khu nhà nghỉ cho nhân viên, khu nhà vệ sinh với tổng giá trị hơn 60.000 đô-la Mỹ trích từ Quỹ Cargill Cares do tập thể cán bộ công nhân viên Cargill Việt Nam quyên góp để thực hiện các chương trình từ thiện. Trong tám năm qua (tập đoàn Cargill có mặt ở Việt Nam từ năm 1995), Công ty TNHH Cargill Việt Nam đã giúp nhiều địa phương (Tiền Giang, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Daklak, Hà Nam, Bắc Ninh, Long An…) xây dựng trường học, với tổng số tiền hơn 6 tỉ đồng. Và công trình trường Tiểu học Mỹ Hạnh Bắc là một phần trong kế hoạch hai năm 2004-2005, cũng là dự án thứ ba tại Long An, sau dự án trường Mẫu giáo Họa Mi ở thị xã Tân An và xây dựng bốn phòng học tại huyện Tân Hưng. Điều đáng nói ở đây là hình thức quyên góp để làm công tác xã hội của Quỹ Cargill Cares. Ông Chánh Trương, Trưởng đại diện tập đoàn Cargill tại Việt Nam, cho biết tháng 7 hàng năm, công ty liên hệ với một khu vui
  3. chơi giải trí như Saigon Water Park, khu du lịch Bình Quới… để thuê địa điểm trong vài ngày, và tự tổ chức các loại hình giải trí riêng của mình, như hội chợ chẳng hạn, rồi bán vé cho nhân viên, các đại lý và khách mời của công ty tham gia. “Dĩ nhiên giá vé sẽ cao hơn bình thường một chút. Phần dôi ra sau khi thanh toán tiền thuê địa điểm sẽ được sung hết vào Quỹ Cargill Cares”, ông Chánh Trương nói. Tuy không bắt buộc nhưng hầu như tất cả nhân viên thuộc bốn nhà máy của Cargill ở Việt Nam đều tự nguyện tham gia. Điều đó một phần nhờ chủ trương của công ty, xem đó cũng là cơ hội cho các thành viên gặp gỡ, trao đổi và rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm. Ông Chánh Trương cho biết thêm, mỗi lần tổ chức như vậy quỹ thu được bao nhiêu, Công ty Cargill Việt Nam sẽ hỗ trợ thêm số tiền tương đương. Ông nói: “Điều này cũng là chủ trương chung của tập đoàn Cargill trên toàn thế giới nên tập đoàn cũng sẽ ủng hộ số tiền bằng đúng với số tiền thu được hàng năm của quỹ”. Trong kế hoạch 2004-2005, công ty đã quyên góp được hơn 2 tỉ đồng cho Quỹ Cargill Cares. Theo ông, làm công tác xã hội theo kiểu này, cái được trước tiên là tạo cho nhân viên ý thức làm việc, kinh doanh vì cộng đồng. Một khi nhân viên ý thức được điều đó thì ngoài việc tận tâm tận lực cống
  4. hiến cho doanh nghiệp, họ sẽ không ngần ngại tham gia các chương trình như Cargill Cares và nhờ đó tinh thần đội, nhóm cũng sẽ được duy trì trong công ty. Mỗi năm bốn bộ phận thuộc bốn nhà máy ở các địa phương của Cargill Việt Nam sẽ chọn lọc và gửi về văn phòng chính ở TPHCM danh sách những địa phương cần hỗ trợ. Dựa trên danh sách tổng hợp, ban lãnh đạo công ty sẽ xem xét và quyết định ưu tiên tài trợ cho địa phương nào trước. “Danh sách này hầu hết do các đại lý ở các tỉnh cung cấp nên độ tin cậy ban đầu khá cao. Công ty sẽ liên hệ với chính quyền địa phương để thẩm định và phối hợp thực hiện”, ông Chánh Trương cho biết. Một trong những lý do Cargill Việt Nam chọn lĩnh vực giáo dục là vì công ty kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, và người dân nông thôn thì ít có điều kiện tiếp cận các hình thức quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. “Nông dân rất nghèo và ít có điều kiện tiếp cận khoa học kỹ thuật, giúp họ cái cần câu sẽ tốt hơn là cho họ con cá”, ông Chánh Trương nói. Theo ông, tài trợ cho giáo dục hiệu quả sẽ lâu dài và cụ thể hơn so với các
  5. hình thức khác vì đối tượng mà Cargill nhắm đến là nông dân. “Độ thấm” của hình thức quảng bá hình ảnh này so với quảng cáo rõ ràng vượt trội nếu đặt trong bối cảnh đối tượng nhắm đến là khu vực nông thôn. Không phải thực hiện xong một dự án tài trợ nào đó, bàn giao cho địa phương là xem như đã xong phần việc của nhà tài trợ. Ông Chánh Trương và các cộng sự thường xuyên viếng thăm, quan tâm xem những dự án đó có phát huy hiệu quả không và quan trọng là người dân nơi đó đánh giá thế nào về dự án để có biện pháp hỗ trợ, cải tiến chương trình theo hướng thích hợp hơn. Ông kể có những dự án sau vài năm ghé lại thăm, thấy học sinh được học trong ngôi trường khang trang, dụng cụ dạy và học đầy đủ, người dân vẫn nhớ tên đơn vị đã giúp xây dựng trường, ông cảm thấy thật hạnh phúc. Ông phát biểu: “Còn gì vui sướng hơn khi thấy tâm huyết của mình đã phát huy hiệu quả và người ta vẫn nhớ đến mình”. Ngoài các dự án xây dựng trường học, Quỹ Cargill Cares còn tổ chức Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học, chương trình liên kết với các trường đại học nhận sinh viên đến thực tập và thực hiện các khóa huấn
  6. luyện kỹ thuật canh tác tiên tiến cho nông dân. Ông Chánh Trương đánh giá rằng các chương trình này đều nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân - đối tượng khách hàng chính của công ty. “Chúng tôi không thể phát triển được nếu cộng đồng địa phương không khấm khá lên. Đây là mối quan hệ hỗ tương”, ông nói.
nguon tai.lieu . vn