Xem mẫu

  1. Kiến trúc đô thị – Từ nhận thức đến quản lý Trong hơn 20 năm đổi mới, các mặt kinh tế – xã hội ở nước ta thu được nhiều thành tựu to lớn, đời sống của các tầng lớp nhân dân ngày nâng cao. Vị thế của nước ta được khẳng định trên khu vực và quốc tế. Bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. 1. THỰC TRẠNG CHUNG Trong hơn 20 năm đổi mới, các mặt kinh tế – xã hội ở nước ta thu được nhiều thành tựu to lớn, đời sống của các tầng lớp nhân dân ngày nâng cao. Vị thế của nước ta được khẳng định trên khu vực và quốc tế. Bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Những thay đổi về chính sách kinh tế theo hướng mở cửa và hội nhập đã thu hút ngày càng nhiều dự án đầu tư trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại và dịch vụ. Vì vậy tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh, hệ thống đô thị phát triển cả về số lượng, chất lượng và quy mô. Cho đến 12/2008 cả nước ta đã có tới 743 đô thị lớn nhỏ (từ đô thị loại 5 đến đô thị loại đặc biệt) trong đó đã có hơn 40 thành phố. Tỷ lệ dân số đô thị đã đạt tới 30% so với dân số cả nước. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng công trình ngày càng lớn. Những công trình xây dựng mới ở các khu đô thị mới, công trình cải tạo chỉnh trang đô thị, các dự án đầu tư vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ đô thị của các chủ đầu tư trong nước và nước ngoài làm tăng số lượng công trình ở mỗi đô thị, đồng thời góp phần làm thay đổi hình ảnh đô thị theo cả hai hướng tích cực và cả tiêu cực.
  2. 2. LOẠI HÌNH CỤ THỂ Kiến trúc công cộng, trước đây chưa có điều kiện xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh thì nay đã được đầu tư xây dựng các công trình kiến trúc công cộng hoàn chỉnh hơn, nhất là các công trình văn phòng, trụ sở, khách sạn, tượng đài, công viên, vườn hoa, v.v. với ngôn ngữ, hình thức kiến trúc mới, phong phú góp phần làm đẹp hình ảnh đô thị. Kiến trúc công nghiệp, cho đến nay một số công trình công nghiệp vẫn tồn tại trong các đô thị, nặng nề hình thức; kết cấu, dây chuyền công nghệ sản xuất lạc hậu và giải pháp kiến trúc công nghệ chưa phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương, có ảnh hưởng xấu đến môi trường và cảnh quan đô thị. Các loại công trình khác, như công trình tiện ích đô thị, công trình phục vụ công cộng được hình thành trên cơ sở vì mục đích sử dụng thuần tuý. Về hình thức những công trình này ít được quan tâm. Vì vậy thường không hoà nhập với không gian kề cạnh và chưa tạo được vẻ đẹp trong tổng thể đô thị. Mấy năm gần đây các đô thị đang được mở rộng các công trình đô thị và tiện ích công cộng được xây dựng nhiều để đáp ứng các nhu cầu khác nhau như thương mại, du lịch, văn hoá, giải trí quảng cáo… Những loại công trình này khi xây dựng phần lớn đã có quản lí về giấy phép xây dựng,vị trí xây dựng, hình thức kiến trúc nhưng vẫn mang tính cục bộ. Vì thế tính đồng bộ chưa đảm bảo như các công trình về tượng đài, công trình quảng cáo tấm lớn chẳng hạn. 3. NHỮNG HỆ QUẢ Ở ĐÔ THỊ Dân số các đô thị tăng nhanh, mật độ dân số cao ở nhiều đô thị lớn. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị không đáp ứng yêu cầu thực tế sử dụng. Cảnh
  3. quan đô thị bị phá vỡ, trật tự đô thị không được giữ vững. Môi trường đô thị có nguy cơ suy giảm, chất lượng sống khó cải thiện. Thời gian đi lại trong đô thị tăng, chi phí cho giao thông cao và không an toàn. Hình ảnh các đô thị Việt nam không bản sắc, khả năng thu hút đầu tư và du lịch thấp. Những nguyên nhân dẫn đến các bất hợp lý nêu trên là: Phát triển đô thị chưa đồng bộ với tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng dân số đô thị. Công tác quản lý xây dựng đô thị và quản lý đô thị hiện có chưa kịp thời, nội dung các văn bản pháp quy chưa sát với tình hình thực tế. Một số văn bản pháp quy về xây dựng, quản lý đô thị và quy chuẩn, tiêu chuẩn đã lỗi thời. Hệ thống công trình hạ tầng, tiện ích phục vụ công cộng, cảnh quan đô thị chưa được xác định đúng về vai trò trong đô thị. Vì vậy, chưa xác lập được trách nhiệm của chính quyền đô thị, của các tổ chức, cá nhân trong công tác quản lí đô thị. Chính quyền đô thị chưa làm hết trách nhiệm của mình về quản lý đô thị. Vai trò của cơ quan quản lý kiến trúc đô thị tuy rất cần nhưng chưa được thiết lập. Trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến xây dựng và phát triển đô thị, tham gia vào quá trình xây dựng đô thị, chỉnh trang và bảo vệ đô thị chưa được pháp luật định rõ. Tổ chức, cá nhân tư vấn thiết kế, xây dựng, kiến trúc đô thị chưa được kiểm soát chặt chẽ. Quy trình thẩm định, xét duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị chưa tham gia vào việc tăng hiệu lực quản lý đô thị. 4. QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong lĩnh vực quản lý và phát triển kiến trúc đang xuất hiện những hiện tượng nhức nhối, đáng lo ngại có thể
  4. dẫn đến nguy cơ làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững của các đô thị. Dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, tốc độ và khối lượng xây dựng ở nước ta trong thời gian qua đã vượt xa nhiều lần so với thời kỳ bao cấp, kế hoạch hoá tập trung. Nhiều công trình, đường phố, khu đô thị và dân cư mới được hình thành làm cho bộ mặt kiến trúc đô thị có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó, trật tự kiến trúc vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Kiến trúc phát triển khá phong phú, đa dạng, nhưng lại thiếu sự thống nhất và nhìn chung chưa tạo lập được nét riêng cho mỗi đô thị, mỗi địa phương. Công tác quy hoạch xây dựng là cơ sở để quản lý phát triển các đô thị, tạo lập môi trường sống thích hợp cho dân cư và là tiền đề hình thành và phát triển kiến trúc, cảnh quan đảm bảo, môi trường bền vững. Do vị thế và tầm quan trọng của quy hoạch xây dựng, trong những năm qua công tác này đã được Nhà nước quan tâm đầu tư, chỉ đạo nên từng bước đạt kết quả tốt. Nhận thức của cộng đồng về quy họach xây dựng được nâng cao và đã trở thành ý thức trách nhiệm của mọi tầng lớp dân cư đô thị. Tuy vậy vẫn còn nhiều nơi trong các đô thị quá trình thực hiện quy hoạch còn gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng nên dự án phải kéo dài làm ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường đô thị. Về hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, Chính phủ, các bộ, ngành đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều nghị định, thông tư, chỉ thị về việc lập lại trật tự giao thông, quản lý nhà, đất đai, bảo vệ môi trường và xây dựng đô thị, nhờ vậy trật tự, kỷ cương trong quản lý và phát triển đô thị bước đầu đã được thiết lập. Nhiều đô thị đã trở nên trật tự văn minh, mang tính tiêu biểu trong lĩnh vực này.
  5. Tuy vậy, việc soạn thảo các định hướng phát triển, các chính sách và pháp luật để quản lý kiến trúc còn chưa bắt kịp với sự phát triển của kiến trúc đô thị. Công tác quản lý kiến trúc nhìn chung vẫn chưa làm chủ được tình hình và chưa phù hợp với yêu câù phát triển của kiến trúc đô thị. Tình trạng xây dựng lộn xộn không có quy hoạch, xây dựng không phép và trái phép còn khá phổ biến. Trong quản lý còn có những biểu hiện buông lỏng, né tránh; thiếu chỉ dẫn cho đô thị phát triển lâu dài, thiếu văn bản quy phạm pháp luật; các cơ chế, chính sách cho người tham gia xây dựng, chỉnh trang, phát triển và quản lí kiến trúc đô thị chưa được coi trọng.
nguon tai.lieu . vn