Xem mẫu

  1. Khởi nghiệp ở nước ngoài
  2. Ngày nay, khởi nghiệp ở nước ngoài, đặc biệt ở những nước tiên tiến và phát triển là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Ngoài những khó khăn khi không có người thân bên cạnh, các bạn trẻ thích phiêu lưu nên lưu ý những điều sau... Lưu ý khi khởi nghiệp ở nước ngoài Ngày nay, khởi nghiệp ở nước ngoài, đặc biệt ở những nước tiên tiến và phát triển là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Ngoài những khó khăn khi không có người thân bên cạnh, các bạn trẻ thích phiêu lưu nên lưu ý những điều sau khi khởi nghiệp ở nước ngoài: • Lưu ý đầu tiên khi khởi nghiệp ở nước ngoài là bạn nên tìm hiểu những luật lệ và quy tắc tuyển dụng của đất nước đó. Bạn cũng nên tìm hiểu kỹ thị trường lao động ở đó, mức lương bình quân, đặc điểm chung của các công ty, mối quan hệ chủ - người làm ở đất nước này,… Điều này giúp bạn khỏi bỡ ngỡ và không ảo tưởng quá nhiều. • Bạn định lập nghiệp ở Pháp nhưng lại chỉ thạo tiếng Anh? Tất nhiên, ban đầu thì cũng không quá tệ, bởi tiếng Anh thông dụng trên toàn thế giới, xong về lâu dài thì không ổn. Đặc biệt, nếu bạn muốn xin vào làm ở một tờ báo danh tiếng của nước bạn thì xin chia buồn. Vì vậy, tốt nhất nên thông thuộc ngôn ngữ nước sở tại, có như thế bạn mới mong phát triển sự nghiệp của mình khi khởi nghiệp ở nước ngoài. • Bạn đã có tiền chưa? Bạn có bao nhiêu để khởi nghiệp ở nước ngoài? Nếu bạn định đến một nước châu Âu, hãy nhớ rằng mọi chi phí ở nước bạn đều tính bằng đô la hoặc euro, vì vậy hãy dắt lưng thật nhiều tiền. Bạn cũng nên liên hệ người thân quen, bạn bè bên đó giúp đỡ trong thời gian tìm việc. Chẳng hạn như ăn ở nhờ, hỗ trợ thông tin,…
  3. • Tại sao bạn muốn khởi nghiệp ở nước ngoài? 90% người được hỏi đều trả lời rằng để tăng thu nhập. Rất ít người có ý định gắn bó lâu dài, phần lớn “kiếm đủ” là về nước. Nếu bạn cũng thế thì không nhất thiết phải chọn ngành nghề đúng sở thích. Hãy chọn một công việc phù hợp với điều kiện của bạn và cho phép bạn vận dụng tối đa những sở trường. • Chẳng hạn, sao bạn không xin vào làm ở một công ty dịch thuật, chuyên dịch các văn bản sang tiếng Việt chẳng hạn. Rõ ràng, tiếng Việt thì bạn quá giỏi rồi còn gì. • Bạn cũng có thể xin việc qua mạng để tiết kiệm bớt chi phí. Dạo một vòng trên mạng, vào các trang tuyển dụng nước bạn muốn đến, gửi hồ sơ qua mạng, nhớ là hãy gửi đi một bộ hồ sơ theo tiêu chuẩn quốc tế nhé. Biết đâu nhà tuyển dụng còn châm trước, cho phép bạn phỏng vấn qua mạng thì sao. Và bạn chỉ sang đó khi đã chắc chắn trúng tuyển. • Cuối cùng, nếu định khởi nghiệp ở nước ngoài, bạn cần tìm hiểu phong tục, tập quán, luật pháp của đất nước đó, hiểu khái quát về con người, xã hội để có sự điều chỉnh bản thân hợp lý, sao cho hòa nhập với môi trường làm việc mới nhưng không đánh mất tính cách của người Việt Nam. Có nhiều cách để lập nghiệp, bạn có chắc chắn mình muốn khởi nghiệp ở nước ngoài không? Nên biết rằng khi bạn buồn, khi bạn thất bại hay khi bạn trắng tay, sẽ không có người thân nào bên cạnh bạn. Bạn cũng có thể bị bắt nạt khi không phải là người bản xứ. Còn nữa, nếu bạn ra nước ngoài chỉ vì tiền thì ngay trong nước mình, nếu có năng lực, bạn cũng có thể kiếm được rất nhiều đấy.
  4. Hãy suy nghĩ cho thật kỹ trước khi quyết định khởi nghiệp ở nước ngoài nhé!    
nguon tai.lieu . vn