Xem mẫu

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

KHƠI DẬY Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP TRONG SINH VIÊN
Huỳnh Quốc Tuấn1 và Phạm Ánh Tuyết2
TÓM TẮT
Mục tiêu bài viết này tập trung vào việc trình bày các vấn đề liên quan đến khởi nghiệp và ý
tưởng khởi nghiệp trong sinh viên. Bên cạnh đó, các lý thuyết về tạo động lực cũng được đề cập
trong bài viết này. Kết quả quả nghiên cứu đã chỉ ra các giải pháp tác động trực tiếp và gián tiếp
đến việc thúc đẩy ý tưởng khởi nghiệp trong sinh viên. Những giải pháp này được đề xuất theo 03
giai đoạn: (1) giai đoạn thúc đẩy ý tưởng khởi nghiệp; (2) giai đoạn nuôi dưỡng và triển khai ý
tưởng khởi nghiệp và (3) giai đoạn chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp.

KCCESS TO CAPITAL OF REAL ESTATE START-UPS FIRMS
ASTRACT
This article’s object focuses on presenting issues related to start-up and entrepreneurial
thinking in students. In addition, motivational theories are discussed in this article. The results of
the study have shown direct and indirect solutions to the promotion of entrepreneurial thinking.
These solutions are proposed in three stages: (1) the promotion of the idea of starting a business;
(2) the stage of nurturing and developing the entrepreneurial mindset, and (3) the concept of
starting a business.
Từ Khóa: Khởi nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp
Key words: start-up, entrepreneurial thinking
1. MỞ ĐẦU
Sự phát triển thần kỳ của một quốc gia phụ thuộc vào sự sáng tạo không ngừng của con
người trong mọi lĩnh vực. Quốc gia khởi nghiệp chính là chìa khóa mang đến sự phát triển thần
kỳ của nền kinh tế. Chính vì vậy, nước ta đã xác định để có được sự phát triển thần kỳ như vậy
thì khởi nghiệp trong toàn dân là tất yếu. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã phê duyệt Đề án “Hỗ
trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến năm 2025” nhằm tạo cảm hứng, thúc đẩy phát
triển khởi nghiệp toàn quốc. Nhờ vậy, làn sóng khởi nghiệp đã lan rộng và nhận được sự ủng hộ
mạnh mẽ của cộng đồng. Cụm từ “khởi nghiệp” là cụm từ được nhắc đến thường xuyên ngay từ
khi chính phủ phát động năm quốc gia khởi nghiệp. Hàng loạt chính sách, chương trình tập trung
hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ra đời. Tuy nhiên các chính sách, chương trình hỗ trợ sinh viên
khởi nghiệp còn ít, chưa được chú trọng đầu tư trong khi nguồn lực tri thức có vai trò vô cùng
quan trọng trong sự phát triển của quốc gia. Theo trang www.khoinghieptre.vn cho biết 95% các
doanh nhân có ít nhất một bằng cử nhân. Điều đó cho thấy sinh viên là nguồn lực lớn nhất của
khởi nghiệp3. Do vậy, việc quan tâm, thúc đẩy khởi gợi ý tưởng khởi nghiệp từ nhóm này là vô
cùng cần thiết nhằm đạt được mục tiêu của Chính phủ là đến năm 2020 Việt Nam phải có ít nhất
1 triệu DN.4 Đó cũng chính là lý do nhóm nghiên cứu tiến hành tìm ra các giải pháp nhằm thúc
đẩy ý tưởng khởi nghiệp trong sinh viên.
1
2
3
4

Thạc sĩ, giảng viên Khoa Kinh tế & QTKD, Trường Đại học Đồng Tháp
Thạc sĩ, giảng viên Khoa Kinh tế & QTKD, Trường Đại học Đồng Tháp
https://khoinghieptre.vn/khoi-nghiep-5-thong-ke-quan-trong-can-biet/
Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ
76

Hội thảo Khoa học Quốc tế ...
2. NỘI DUNG
2.1 Khởi nghiệp và ý tưởng khởi nghiệp
2.1.1 Khởi nghiệp
Quan điểm về khởi nghiệp khá rộng, ban đầu thuật ngữ Startup thường được dùng với nghĩa
hẹp để chỉ các hoạt động khởi nghiệp hoặc công ty khởi nghiệp về công nghệ. Nguyên nhân của
điều này đến từ việc thành công của một ngành công nghiệp mới - công nghệ thông tin trong những
năm 1990 và bởi đây là những ngành mới phát triển gắn mật thiết với sự đổi mới và sáng tạo. Theo
thời gian khái niệm này đã “phẳng hóa” dần và hiện nay thuật ngữ Startup được dùng chung cho
các hoạt động khởi nghiệp trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.
“Khởi nghiệp” – tiếng Anh gọi là start-up, đây là thuật ngữ được dùng để chỉ các doanh nghiệp
đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung.
Từ điển Heritage của Mỹ nói rằng «startup» là “một doanh nghiệp hay công việc kinh doanh
vừa mới đi vào hoạt động”.
Theo CEO Warby Parker cho rằng startup là một tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp sản
phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất.
Như vậy các định nghĩa trên đều cho thấy: Khởi nghiệp là việc bắt đầu một công việc kinh
doanh bằng cách tạo ra tính đột phá trong sản phẩm/dịch vụ và tạo ra giá trị cho xã hội. Do đó, khởi
nghiệp là một hành trình chứ không phải điểm đến.
2.1.2 Ý tưởng khởi nghiệp
- Ý tưởng: là một trong những sản phẩm vô hình được tạo ra bởi trí tuệ con người, được hình
thành do sự tinh luyện của trí khôn trừu tượng.
- Ý tưởng khởi nghiệp: Là ý tưởng về một hoạt động kinh doanh.
- Ý tưởng khời nghiệp tốt: Là ý tưởng kinh doanh có tính khả thi và có thể dẫn tới thành công.
Muốn thành công thì ý tưởng đó phải tạo ra được lợi thể cạnh tranh không những lấp đầy nhu cầu
mới mà còn mang lại giá trị tốt hơn cho khách hàng.
- Ý tưởng khởi nghiệp độc đáo: Theo Dixon, có ba đặc điểm cho ý tưởng kinh doanh độc đáo:
Thứ nhất, ý tưởng kinh doanh đó sẽ bị bác bỏ bởi đa số những người được nghe bạn chia sẻ bởi
vì nó nghe có vẻ điên rồ hoặc sản phẩm, dịch vụ đó đã được những doanh nghiệp khác cung cấp
trong một gói sản phẩm dịch vụ lớn của họ.
Thứ hai, ý tưởng kinh doanh đó sẽ không được đánh giá cao vì nó được thực hiện bởi những
nhóm người có cùng đam mê chứ không phải là một doanh nghiệp nào đó.
Thứ ba, ý tưởng kinh doanh độc đáo vô tình bị đánh giá nhầm là một ý tưởng tồi chì vì nó đi
ngược lại với chuẩn mực xã hội.
2.2. Các lý thuyết về tạo động lực
Có nhiều học thuyết về động lực trong lao động cho thấy có nhiều cách tiếp cận khác nhau về
tạo động lực. Tuy nhiên, tất cả các học thuyết đều có một kết luận chung là: việc tăng cường động
lực đối với người lao động sẽ dẫn đến nâng cao thành tích lao động và các thắng lợi lớn hơn của tổ
chức. Sau đây là các học thuyết cơ bản về tạo động lực lao động:
2.2.1. Thuyết nhu cầu của Maslow
Maslow cho rằng con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau mà họ khao khát được thỏa mãn.
Maslow chia các nhu cầu đó thành năm loại và sắp xếp theo thứ bậc như sau:
Các nhu cầu sinh lý: là các đòi hỏi cơ bản về thức ăn, nước uống, chỗ ở và ngủ,...
77

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

Nhu cầu an toàn: là nhu cầu được ổn định, chắc chắn, được bảo vệ khỏi các điều bất trắc hoặc
nhu cầu tự bảo vệ.
Nhu cầu xã hội: nhu cầu được quan hệ với những người khác để thể hiện và chấp nhận tình
cảm, sự chăm sóc và sự hiệp tác. Hay nói cách khác là nhu cầu bạn bè, giao tiếp.
Nhu cầu được tôn trọng: là nhu cầu có địa vị, được người khác công nhận và tôn trọng, cũng
như nhu cầu tự tôn trọng mình.
Nhu cầu tự hoàn thiện: là nhu cầu được trưởng thành và phát triển, được biến các năng lực của
mình thành hiện thực, hoặc nhu cầu đạt được các thành tích mới và có ý nghĩa, nhu cầu sáng tạo.
Học thuyết cho rằng: khi mỗi một nhu cầu trong số các nhu cầu đó được thỏa mãn thì nhu cầu
tiếp theo trở nên quan trọng. Sự thỏa mãn nhu cầu của các cá nhân sẽ đi theo thứ bậc như trên và
mặc dù không có một nhu cầu nào có thể thỏa mãn hoàn toàn, nhưng một nhu cầu được thỏa mãn
về cơ bản thì không còn tạo ra động lực. Vì thể, theo Maslow, để tạo động lực cho nhân viên, người
quản lý cần phải hiểu nhân viên đó đang ở đâu trong hệ thống thứ bậc này và hướng vào sự thỏa
mãn các nhu cầu ở thứ bậc đó.
2.2.2. Học thuyết tăng cường tích cực
Học thuyết này dựa vào những công trình nghiên cứu của B. F. Skinner, hướng vào việc làm
thay đổi hành vi của con người thông qua các tác động tăng cường. Học thuyết cho rằng những
hành vi được thưởng sẽ có xu hướng được lặp lại, còn những hành vi không được thưởng (hoặc bị
phạt) sẽ có xu hướng không được lặp lại. Đồng thời, khoảng thời gian giữa thời điểm xảy ra hành
vi và thời điểm thưởng/phạt càng ngắn bao nhiêu thì càng có tác dụng thay đổi hành vi bấy nhiêu.
Học thuyết cũng quan niệm rằng phạt có tác dụng loại trừ những hành vi ngoài ý muốn của người
quản lý nhưng có thể gây ra những hậu quả tiêu cực, do đó đem lại ít hiệu quả hơn so với thưởng.
Để tạo động lực lao động, người quản lý cần quan niệm đến các thành tích tốt và thưởng cho các
thành tích đó. Sự nhấn mạnh các hình thức thưởng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn sự nhấn mạnh các
hình thức phạt.
2.2.3. Học thuyết kỳ vọng
Victor Vroom nhấn mạnh mối quan hệ nhận thức: con người mong đợi cái gì? Theo học thuyết
này, động lực là chức năng của sự kỳ vọng của cá nhân rằng: một sự nổ lực nhất định sẽ đem lại
một thành tích nhất định và thành tích đó sẽ dẫn đến những kết quả hoặc phần thưởng như mong
muốn. Học thuyết này gợi ý cho các nhà quản lý rằng cần phải làm cho người lao động hiểu được
mối quan hệ trực tiếp giữa nổ lực - thành tích; thành tích - kết quả/phần thưởng cũng như cần tạo
nên sự hấp dẫn của các kết quả/phần thưởng đối với người lao động.
2.2.4. Học thuyết đặt mục tiêu
Vào cuối những năm 1960, các nhà nghiên cứu của Edwin Locke chỉ ra rằng: các mục tiêu cụ
thể và thách thức sẽ dẫn đến sự thực hiện công việc tốt hơn. Edwin Locke cho rằng ý đồ làm việc
hướng tới mục tiêu là nguồn gốc chủ yếu của động lực lao động. Do đó, để tạo động lực lao động,
cần phải có mục tiêu cụ thể và mang tính thách thức cũng như cần phải thu hút người lao động vào
việc đặt mục tiêu.
2.3. Giải pháp thúc đẩy ý tưởng khởi nghiệp cho sinh viên
Ý tưởng thường bắt nguồn từ việc sáng tạo, trong khi đó sáng tạo là phẩm chất tuyệt vời và
đáng quý nhất của loài người, nhưng nó cũng là thứ của hiếm, khó kiếm nhất. Tuy nhiên, điều cốt
yếu lại là ở chỗ, năng lực sáng tạo của con người hầu như vô tận. Nó không cần tới gì cả, trừ ước
mơ sáng tạo. Tất nhiên chúng ta cần giả định là mỗi cá nhân khi làm việc ấy cần có một sức khỏe
vừa đủ, điều kiện sống vừa đủ và một tinh thần khát khao sáng tạo cháy bỏng. Vâng, chính tinh thần
78

Hội thảo Khoa học Quốc tế ...
khát khao, chứ không phải gì khác, sẽ quyết định. Vì thế, thách thức quan trọng nhất là làm thế nào
để thúc đẩy ý tưởng khởi nghiệp từ sinh viên, để giải quyết vấn đề này, nhóm nghiên cứu dựa trên
cơ sở lý thuyết về tạo động lực và đề ra các giải pháp sau đây:
Nhóm giải pháp hướng vào thúc đẩy ý tưởng khởi nghiệp
Trong giai đoạn này mục tiêu chính là thúc đẩy ý tưởng khởi nghiệp từ sinh viên. Để có thể thúc
đẩy ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên, những đề xuất sau đây có thể cân nhắc:
+ Nêu rõ các lợi ích khi bắt đầu khởi nghiệp làm tiền đề thúc đẩy sinh viên nghĩ đến ý tưởng,
bao gồm các nội dung sau:
- Một là, thoải mái về thời gian
Đi đúng hướng, mọi người đều có thể làm chủ được thời gian biểu của bản thân và hưởng sự tự
do của một doanh nhân, chủ động thởi gian dành cho các hoạt động cá nhân lẫn công việc.
- Hai là, tự chủ về tài chính – luôn an tâm
Khi làm công ăn lương, ở công sở bản thân chỉ được trả tiền khi làm việc và mỗi người cũng chỉ
nhận được một phần thu nhập trong tổng giá trị thực tế mà bản thân làm ra. Mức lợi nhuận thực tế
có thể lớn hơn rất nhiều so với khoản thu nhập nhận được. Ngược lại, khi tự làm chủ doanh nghiệp,
tất cả mọi thu nhập đều thuộc về mình.
Nỗi lo sợ bị sa thải là nỗi lo chung của những người làm công ăn lương. Ngược lại, khi khởi
nghiệp, tự làm chủ, chỉ có bản thân chi phối thu nhập của chính mình. Bản thân có thể quyết định
và tự điều chỉnh mức thu nhập theo mong muốn của mình, chỉ cần có cố gắng.
Muốn trở nên thật sự giàu có thì tự kinh doanh chính là cách phù hợp. “Hãy theo đuổi giấc mơ
và tiền sẽ đến sau đó” – đó là lời khuyên của các doanh nhân thành công.
- Ba là, thỏa mãn bản thân – xây dựng thương hiệu cá nhân.
Đến một ngưỡng nào đó của cuộc đời, ắt hẳn ai cũng muốn khẳng định bản thân, muốn được
công nhận. Từ trong sâu thẳm mỗi người đều bị thôi thúc bởi ý nghĩ khẳng định bản thân. Kinh
doanh là cách tuyệt vời để chứng minh những người khác sai và cảm thấy toại nguyện khi tự mình
gây dựng cơ nghiệp.
- Bốn là, tự quyết định mối quan hệ xã hội – quan hệ rộng
Khi làm chủ, bản thân có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều người. Và khi đã có vị thế xã hội, bản
thân hoàn toàn có thể quyết định và lựa chọn trong việc tạo mối quan hệ như gặp ai, không gặp ai,
ở đâu, làm gì, khi nào,... mà không cần phải làm theo bất kỳ sự chỉ đạo nào của cấp trên.
Trở thành một doanh nhân, mạng lưới bạn bè và người quen tức khắc sẽ mở rộng, bởi doanh
nhân nhiều khi rất cần dựa vào nhau để cùng tồn tại và chia sẻ thách thức trong nghề nghiệp. Bản
thân sẽ có nhiều cơ hội gặp gỡ, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của nhau. Việc mở rộng mối quan
hệ sẽ tạo nhiều thuận lợi khi giải quyết các vấn đề trong công việc lẫn cuộc sống.
- Năm là, cơ hội tạo ra mọi thứ
Bản thân sẽ cảm thấy cuộc sống vô cùng ý nghĩa khi có thể giúp đỡ bản thân, gia đình và những
người khác cùng phát triển. Ai cũng có thể làm việc tốt, nhưng một doanh nhân sẽ làm được điều
đó dễ dàng hơn.
Nếu đã có những suy nghĩ về việc kinh doanh len lỏi vào tâm trí thì đừng để nó ở đó như một
giấc mơ. Hãy làm vài nghiên cứu chuyên sâu, khám phá ý tưởng và sử dụng sức trẻ để dốc hết năng
lượng vào hoạt động kinh doanh.
+ Trực tiếp trao đổi, chia sẻ, tư vấn sinh viên về ý tưởng kinh doanh. Đây là cách tốt nhất giúp
khơi gợi ý tưởng khởi nghiệp cho sinh viên.
79

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

- Để hình thành ý tưởng khởi sự thì phải đi tìm kiếm và đề ra hướng giải quyết. Bắt đầu từ các
vấn đề của bản thân thường gặp phải hay các vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn gắn với nhu cầu
của chính mình mà chưa ai giải quyết.
Ý tưởng có thể giống nhau nhưng nó sẽ trở nên khác nhau và khác hẳn những người khác khi
được suy nghĩ theo cách khác. Theo Paul Graham cho rằng điều làm các ý tưởng trở nên khác nhau
trong quá trình thực thi chính là gốc rễ phát sinh ra nó1. Sau đó chọn lọc ý tưởng mà bạn thấy thú
vị và độc đáo nhất để thực thi.
- Chia sẻ các vấn đề với người khác để có thêm nhiều cách giải quyết vấn đề và hoàn thiện ý
tưởng của mình. Mô tả vấn đề một cách chính xác để chắc chắn rằng ngừời nghe hiểu rõ
- Tự đặt bản thân trong hoàn cảnh tương lai và luôn luôn đặt câu hỏi để giải quyết vấn đề. Đi
giải quyết vấn đề và tạo ra giá trị cho người khác.
+ Sẵn lòng tiếp nhận mọi ý tưởng khởi nghiệp từ sinh viên, mặc dù thoạt nghe có vẻ “điên rồ”.
+ Khuyến khích và động viên sinh viên có thái độ chấp nhận rủi ro
+ Tạo điều kiện cho sinh viên cọ xát thực tế. Vì cọ xát thực tế giúp sinh viên nhìn thấy, tìm
kiếm và từ đó hình thành ý tưởng để giải quyết vấn đề. Tổ chức các hoạt động thực tế, trải nghiệm
tại các doanh nghiệp.
+ Giao lưu và trao đổi học tập với các sinh viên, các câu lạc bộ khởi nghiệp trong và ngoài Tỉnh.
+ Thành lập các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp.
+ Biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn các bước hình thành ý tưởng kinh doanh như liệt kê ý tưởng,
đánh giá, lựa chọn ý tưởng khả thi, độc đáo.
+ Tổ chức đào tạo, tập huấn, giao lưu, tọa đàm chia sẽ các chủ đề về khởi nghiệp nhằm thúc
đẩy sinh viên hình thành ý tưởng.
+ Đưa chuyên đề khởi nghiệp vào chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc.
+ Thường xuyên phát động và tổ chức các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp trong sinh viên, đây là
nơi lắng nghe và tập hợp mọi ý tưởng khởi nghiệp từ sinh viên.
+ Công nhận thành quả sáng tạo và có hình thức khen thưởng mang tính khích lệ cao đối với
những ý tưởng khởi nghiệp tốt.

Nhóm giải pháp nuôi dưỡng và triển khai ý tưởng khởi nghiệp
Một ý tưởng khởi nghiệp được đánh giá là tốt không chỉ dừng lại ở ý tưởng hay kế hoạch mà nó
cần phải được nuôi dưỡng thông qua việc triển khai các công việc cụ thể. Điều này không những
giúp ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên tiếp cận dần đến thực tiễn mà còn quan trọng hơn là tạo
cho sinh viên đề xuất ý tưởng có sự tin tưởng tuyệt đối vào hỗ trợ đắc lực của Khoa, cũng như nhà
trường. Ngoài ra, chính nhờ vào sự quan tâm này sẽ tạo được một hiệu ứng tích cực đến toàn thể
sinh viên trong trường hưởng ứng tích cực hơn phong trào khởi nghiệp. Một số giải pháp có thể cân
nhắc tỏng giai đoạn này.
+ Một ý tưởng khởi nghiệp tốt từ sinh viên cần được nuôi dưỡng thông qua việc phân công
một cán bộ phụ trách chính kèm cập và kết hợp với sự hỗ trợ từ trung tâm hỗ trợ khởi nghiệm của
trường.
+ Hỗ trợ sinh viên có ý tưởng khởi nghiệp xây dựng mục tiêu và kế hoạch hành động.
+ Phát huy tối đa vai trò của trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp.
1
The way to get startup ideas is not to try to think of startup ideas. It’s to look for problems, preferably problems you have
yourself” – Paul Graham. Nguồn: http://paulgraham.com/startupideas.html

80

nguon tai.lieu . vn