Xem mẫu

  1. Khoa Xây dựng Nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG E-LEARNING TRONG VIỆC GIẢNG DẠY VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ HỌC PHẦN CƠ HỌC ThS. Dương Đình Hảo Bộ môn Cơ kỹ thuật – Khoa Xây dựng 1. Đặt vấn đề Tìm kiếm một phương pháp dạy học (PPDH) và đánh giá phù hợp áp dụng cho mỗi học phần là một trong những nhiệm vụ mà mỗi Giảng viên cần phải thực hiện. Hiện nay, đa số các học phần bị thu hẹp về số giờ nhưng nội dung không giảm là một trong những thách thức đối với giảng viên cũng như sinh viên. Đối với giảng viên là tìm cách truyền đạt sao cho dễ hiểu, còn với sinh viên là cách tự học, tự nghiên cứu, sắp xếp thời gian sao cho khoa học nhất [1]. Do vậy, mỗi Giảng viên cũng như Bộ môn phải đưa ra những Phương pháp giảng dạy cũng như đánh giá học phần sao cho tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng là một việc rất cần thiết. Trong bài báo cáo này, tác giả sẽ đánh giá những điểm tích cực cũng như những hạn chế trong việc ứng dụng E-Learning trong giảng dạy và đánh giá được áp dụng đối với một số học phần Cơ học. 2. Giải quyết vấn đề 2.1 Phương pháp dạy học truyền thống PPDH truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Về cơ bản, phương pháp này lấy hoạt động của người thầy là trung tâm, nó giống như là một "Hệ thống ban phát kiến thức", là quá trình chuyển tải thông tin từ đầu thầy sang đầu trò. Thực hiện lối dạy này, giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là "kho tri thức" sống, học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Với PPDH truyền thống, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo. Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống. Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương pháp truyền thống có tính hệ thống, tính logic cao. Tuy nhiên, do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của PPDH truyền thống là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng hành dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế [2]. Hình 1. Mô hình giảng dạy theo PP truyền thống [3] 2
  2. Khoa Xây dựng Nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học 2.2 Phương pháp dạy học theo E-Learning E-Learning (Electronic Learning) là một thuật ngữ mới. Hiểu theo nghĩa rộng, E- Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập và đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Là sự phân phát nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng máy tính, mạng vệ tinh, mạng internet,…trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio,…thông qua một máy tính hay TV; người dạy và học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video…[3]. E-Learning đem đến một môi trường đào tạo năng động hơn với chi phí thấp hơn, tiết kiệm thời gian, tài nguyên và mang lại kết quả tin cậy, nó mang lại kiến thức cho bất kỳ ai cần đến. Nó cũng được xem như một phương pháp lấy người học làm trung tâm. Hình 2. Mô hình giảng dạy theo E-Learning [3] 2.3 Đặc điểm của các học phần Cơ học Theo chương trình đào tạo theo tín chỉ hiện nay, các học phần cơ học đã bị cắt giảm rất nhiều về thời lượng và có một số thay đổi. Vấn đề đặt ra là bố trí nội dung giảng dạy, cách dạy như thế nào để phù hợp với những thay đổi trên mà vẫn đảm bảo yêu cầu đặt ra và đáp ứng tốt nhất chuẩn đầu ra của từng ngành. Theo chương trình đào tạo, các học phần cơ học (thuộc bộ môn Cơ kỹ thuật quản lý) trong các nhóm ngành thuộc khối Cơ khí và Xây dựng được phân bổ theo hai nhóm sau: - Nhóm A gồm nhóm ngành Kỹ thuật tàu thủy, Kỹ thuật ô tô, Kỹ thuật cơ khí, Chế tạo máy, Kỹ thuật xây dựng được phân 2 học phần: Cơ lý thuyết và Sức bền vật liệu. Riêng ngành Kỹ thuật tàu thủy có thêm Cơ lưu chất. - Nhóm B gồm nhóm ngành Cơ điện tử, Nhiệt lạnh, Kỹ thuật khai thác thủy sản và Khoa học hàng hải được phân một học phần Cơ học ứng dụng [4]. Theo chuẩn đầu ra của các ngành cơ khí trong trường Đại học Nha Trang, khi tốt nghiệp, sinh viên đều có kỹ năng vận hành, phân tích hoạt động, bảo trì, sửa chữa và cao nhất là thiết kế các thiết bị hoặc phụ tùng thay thế dùng trong sản xuất cũng như đời sống ở mức độ khác nhau. - Với nhóm A, việc thiết kế được đặt ra là kỹ năng hàng đầu của người kỹ sư trong công việc. - Với với nhóm B, chỉ yêu cầu thiết kế những phụ tùng đơn giản hoặc thiết kế hệ thống ở mức độ nguyên lý, sơ đồ để phục vụ cho việc lắp đặt, vận hành, bảo trì thiết bị. Để đạt được những kỹ năng này, trong hoàn cảnh hạn chế về thời gian cũng như điều kiện vật chất hiện tại của trường, chúng ta cần đưa ra những phương pháp thật sự hợp lý để nâng cao chất lượng đào tạo. 3
  3. Khoa Xây dựng Nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học 2.4 Ứng dụng E-Learning trong việc giảng dạy 2.4.1 Các công đoạn thực hiện trên E-Learning - Chuẩn bị cơ sở dữ liệu: Đây là bước làm rất quan trọng. Để cho trang web E-Learning được sinh động và có nhiều tài nguyên thì chúng ta cần chuẩn bị trước từ Bài giảng, bài tập, chương trình GDHP, các video liên quan… - Thiết lập các khóa học trước mỗi học kỳ. Hình 3. Xây dựng các khóa học [5] - Cho Sinh viên đăng ký lớp học trong tuần đầu tiên. Hình 4. Danh sách SV đăng ký [5] - Tổ chức các hoạt động sẽ diễn ra trên E-Learning như tham gia diễn đàn trao đổi, tạo bài kiểm tra, tính điểm… 4
  4. Khoa Xây dựng Nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học Hình 5. Một số hoạt động trên E-Learning [5] 5
  5. Khoa Xây dựng Nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học 2.4.2 Những ưu và nhược điểm của phương pháp này trong các học phần cơ học Qua 4 tuần thực hiện thử nghiệm E-Learning cho tất cả 7 lớp trong học kỳ này, tôi có một số nhận xét sau: a. Ưu điểm: - Việc chuyển tải tài liệu cho SV rất đơn giản, tất cả SV đều có thể truy cập và lấy tài liệu, không cần phải chuyển E-mail như trước đây. - Trao đổi bài thông qua diễn đàn rất thuận lợi. Tất cả các SV có thể tham gia và đặt những câu hỏi để giải quyết một số bài tập tại nhà. - Tổ chức cho thi trắc nghiệm trên E-Learning góp phần nâng cao khả năng SV học tại nhà. Số lượng bài tập mà SV làm cũng tăng lên. - Tiết kiệm được thời gian cho GV trong quá trình đánh giá. - Tạo được kênh liên lạc từ xa giữa GV và SV thông qua hộp thoại CHAT online. GV có thể hướng dẫn bài tập cho SV từ xa. - Tạo khả năng hoạt động nhóm cho SV. b. Nhược điểm: - Đây là lần đầu tiên Nhà trường sử dụng E-Learning nên nhiều SV còn bỡ ngỡ trong cách tiếp cận cách học này. - Có lẽ đây chỉ là những môn học Cơ sở ngành nên SV còn chưa quan tâm cũng như hứng thú trong quá trình tham gia. - Quá trình quản lý kiểm tra đánh giá còn khó khăn, SV có thể copy bài của nhau. - Khi áp dụng phương pháp này cho nhiều lớp thì việc xây dựng các hoạt động trên diễn đàn mất nhiều thời gian để xử lý. - Việc xây dựng một ngân hàng câu hỏi mất nhiều thời gian. - Mạng trường đôi khi bị chập chờn nên việc ngắt quãng trong quá trình SV thực hiện bài KT là không tránh khỏi. - Nếu cùng một thời điểm SV cùng truy cập sẽ xảy ra tình trạng nghẽn mạng. c. Một số biện pháp khắc phục tạm thời: - Hướng dẫn cho SV cách đăng nhập vào khóa học cũng như cách thức thực hiện bài KT ở đầu mỗi học kỳ. - Những SV đạt điểm cao sẽ tiến hành hậu kiểm lại nhằm tránh tình trạng copy, đặc biệt đối với những SV làm bài trong thời gian rất ngắn. - Phân chia thời gian KT để tránh tình trạng nghẽn mạng. - Đưa một số ứng dụng của môn học vào thực tế nhằm tăng hứng thú cho SV. 3. Kết luận và đề xuất 3.1 Kết luận Qua quá trình thực hiện cho thấy rằng: mặc dù gặp phải nhiều hạn chế nhưng việc sử dụng E-Learning sẽ giúp cho GV khá nhiều trong việc cung cấp tài liệu học tập, môi trường tự học cũng như tiết kiệm được thời gian trong quá trình đánh giá. 3.2 Đề xuất Với các môn học chuyên ngành, thiết nghĩ chúng ta cần tạo nhiều các vần đề trên diễn đàn để cho SV cùng giải quyết. Từ đó sẽ đánh giá khả năng của mỗi SV thông qua kênh này. 6
  6. Khoa Xây dựng Nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học Tài liệu tham khảo [1] Dương Đình Hảo, Đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá học phần “Cơ học lý thuyết” theo hình thức “Giải quyết vấn đề theo nhóm – thi vấn đáp”, Đại học Nha Trang, 2012. [2] http://thcshuongdiennamhuong.thachha.edu.vn/vi/news/Trao-doi-Chia-se/Uu-nhuoc-cua -PPDH-day-hoc-truyen-thong-PPDH-hien-dai-va-su-lua-chon-cho-phu-hop-voi-thuc-te- 678/ [3] Nguyễn Thị Lương, Nghiên cứu E-Learning và ứng dụng thiết kế bài giảng điện tử E- Learning, Luận văn thạc sĩ, Học viện công nghệ bưu chính viễn thông, 2012. [4] Nguyễn Văn Ba, tham luận “Dạy và học đối với các học phần cơ học cho phù hợp với hệ thống đào tạo theo tín chỉ và chương trình giáo dục đại học mới hoàn chỉnh”, Đại học Nha Trang, 2011. [5] http://elearning.ntu.edu.vn 7
nguon tai.lieu . vn